Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến. Ảnh: QHTừ đó, các cơ quan tố tụng đã kịp thời xử lý để sớm đưa vật chứng, tài sản trở lại lưu thông, phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tránh bị hư hỏng, thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện trưởng VKSND tối cao cũng nhìn nhận, thực tiễn công tác này còn nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân do pháp luật còn nhiều bất cập, vướng mắc. Nhiều vật chứng, tài sản tồn đọng trong các giai đoạn tố tụng khác nhau trong thời gian dài, gây tốn kém chi phí bảo quản.
Ngoài ra, còn nhiều đơn, thư, tụ tập đông người gây phức tạp về an ninh, trật tự, thậm chí trong nhiều trường hợp còn liên quan đến vấn đề ngoại giao khi vật chứng là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Vì vậy, cần có quy định để xử lý sớm hơn, chủ động, linh hoạt hơn đối với vật chứng, tài sản, không phải đợi đến khi có quyết định đình chỉ hoặc bản án, quyết định của tòa án. Việc này nhằm bảo đảm chống đóng băng tài sản, thất thoát, hao hụt giá trị của vật chứng, tài sản; bảo vệ người thứ ba ngay tình; kịp thời thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
Nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa
Từ thực tiễn này, dự thảo nghị quyết đưa ra 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để cơ quan điều tra, VKSND, tòa án đang thụ lý, giải quyết vụ việc, vụ án có thể xem xét, quyết định áp dụng ngay.
Cụ thể là liên quan đến việc xử lý vật chứng, tài sản là tiền theo quy định hiện hành, trong suốt quá trình giải quyết, vật chứng, tài sản là số tiền đã bị thu giữ, tạm giữ, phong tỏa không được lưu thông phục vụ các hoạt động kinh tế và chỉ được trả lại trong những trường hợp nhất định.
Còn theo quy định của dự thảo nghị quyết, nội dung này được xử lý linh hoạt hơn, khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, bị hại sẽ được trả lại tiền và được nhận lại tiền bồi thường sớm hơn mà không phải đợi đến khi có bản án, quyết định của tòa án.
Hoặc số tiền đã thu giữ, tạm giữ được chuyển vào tài khoản của cơ quan tiến hành tố tụng mở tại các Ngân hàng thương mại nhà nước. Hoặc cho chủ sở hữu tài khoản được chuyển đổi thành hình thức tiền gửi tiết kiệm có thời hạn đối với tiền trong tài khoản đang bị phong tỏa; sau đó, cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành phong tỏa tài khoản tiết kiệm này để chờ xử lý. Tiền lãi phát sinh được sử dụng để khắc phục hậu quả cho vụ án.
Quy định nói trên nhằm bảo đảm quyền lợi của bị can, bị cáo; tránh lãng phí và hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền tài sản của tổ chức, cá nhân.
Một biện pháp nữa được dự thảo nghị quyết quy định là việc nộp tiền bảo đảm để cơ quan tiến hành tố tụng hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa.
Theo đó, người bị buộc tội nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa khi có đủ điều kiện, từ đó đưa vật chứng, tài sản vào lưu thông trên thị trường, tiếp tục được khai thác, sử dụng, khơi thông nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, dự thảo nghị quyết cũng quy định cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản khi có đủ điều kiện. Sau khi tổ chức, cá nhân bên nhận chuyển tiền, cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định hủy các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa đã ban hành.
Biện pháp này nhằm tháo gỡ với các trường hợp vật chứng, tài sản là bất động sản, tài sản gắn liền với đất, giấy tờ có giá, chứng khoán nếu không tiếp tục được lưu thông trên thị trường, không tiếp tục được khai thác, sử dụng thì sẽ bị giảm hoặc mất giá trị.
Đặc biệt, đối với những vật chứng, tài sản là chứng khoán, theo thời gian, giá trị của chứng khoán có thể sẽ tăng lên, giảm xuống hoặc thậm chí không còn giá trị theo diễn biến thị trường. Điều này có thể gây thiệt hại cho chủ sở hữu, ảnh hưởng đến quyền tài sản của họ và các cổ đông khác.
Ngoài ra, dự thảo nghị quyết cũng đưa ra biện pháp cho thí điểm việc giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc người khác quản lý, khai thác, sử dụng theo đề nghị của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc theo chỉ định của cơ quan tiến hành tố tụng khi có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
Dự thảo cũng quy định cơ quan tiến hành tố tụng được tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản khi có sự đồng ý của những người có liên quan. Những biện pháp này để bảo đảm việc ngăn chặn, tẩu tán tài sản ngay từ ban đầu.
Trường hợp có phát sinh lợi tức trong việc xử lý vật chứng, tài sản sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự, sau khi đã trừ các chi phí tố tụng phát sinh và phần bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Nội dung này sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào ngày 14/10 trước khi trình ra Quốc hội vào kỳ họp 8 tới đây.
Viện trưởng Lê Minh Trí: Tăng phạt tiền, giảm phạt tù với tội phạm kinh tế
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho rằng, trong chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi theo hướng tăng chế tài phạt tiền, giảm phạt tù để xử lý hiệu quả hơn, vừa nghiêm trị, vừa nhân văn, thuyết phục." alt="Đề xuất được mua bán vật chứng, tài sản là bất động sản, chứng khoán" width="90" height="59"/>