Cách đây 3 năm, Rolls-Royce đã trình làng mẫu xe concept 103EX với hệ dẫn động điện. Mẫu xe này còn có tên gọi khác là Vision Next 100 đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập công ty mẹ BMW.
![]() |
Xe điện Rolls-Royce không có vô lăng gây sốt |
Sau khi chính thức ra mắt tại Roundhouse, London năm 2016, chiếc xe này sẽ tiếp tục được nghiên cứu tại nhà máy Goodwood, Anh trước khi bắt đầu xuất hiện tại các sự kiện truyền thông và khách hàng trên toàn thế giới.
![]() |
103EX sẽ là chiếc xe điện hoàn toàn tự động đầu tiên của Rolls-Royce. |
Siêu phẩm này dự kiến sẽ được trình diện trong năm 2035. Xe có khung gầm được chế tạo bằng tay. Đáng chú ý, 103EX sẽ là chiếc xe điện hoàn toàn tự động đầu tiên của Rolls-Royce.
![]() |
Xe không có vô lăng trong cabin điều khiển. |
Xe không có vô lăng trong cabin, vì nhiệm vụ lái xe được đảm nhiệm bởi bởi El Eloror, một trợ lý ảo và tài xế ảo tương tác với hành khách bằng một màn hình cảm ứng lớn được trang bị trong xe.
Xem video giới thiệu xe:
Chi Bảo (theo Carcoops)
Chiếc Rolls-Royce Wraith của đại gia Hà Nội lột xác về ngoại hình, với màu đỏ kéo dài từ nắp ca-pô đến đuôi xe, cách phối màu lạ lẫm đối với một chiếc Rolls-Royce.
" alt=""/>Xe điện RollsTheo nhà phân tích Mark Shmulik, hành động của Ấn Độ là ví dụ hữu ích vì Ấn Độ là thị trường lớn tương đương Mỹ. TikTok bị cấm khi đang trên đỉnh cao của sự nổi tiếng.
Các nhà phân tích cho rằng, điều Mỹ có thể học được từ Ấn Độ đó là cấm TikTok sẽ mang đến cơ hội lớn cho các đối thủ như Instagram, YouTube và Snapchat, song cũng gây phức tạp khi kinh doanh trên toàn cầu.
Điều gì xảy ra sau khi Ấn Độ cấm TikTok?
Mùa hè năm 2020, Ấn Độ cấm 59 ứng dụng Trung Quốc, trong đó có TikTok, WeChat, Weibo và QQ. Thời điểm đó, TikTok có gần 200 triệu người dùng tại Ấn Độ và được xem là thị trường quốc tế lớn nhất không kể Mỹ.
Việc cấm TikTok không làm chậm tốc độ tiếp cận nội dung video ngắn trên mạng xã hội, mà mang đến thị phần nhiều hơn cho các đối thủ. Nó cũng mở đường cho sự trỗi dậy của các ứng dụng “cây nhà lá vườn” của Ấn Độ.
Theo các nhà phân tích của hãng Bernstein, “Instagram là người hưởng lợi lớn nhất từ lệnh cấm”. Do Ấn Độ là thị trường lớn đối với các hãng Internet bởi tiềm năng kiếm tiền cao, Meta và Google đã tranh thủ lấp chỗ trống mà TikTok để lại.
Khi TikTok bị cấm, các chuyên gia cho biết những người thiệt hại là nhân viên đang làm cho các ứng dụng như kỹ sư, chăm sóc khách hàng, giám sát viên, nhân viên kinh doanh. Bên cạnh đó, quyết định ban hành lệnh cấm sâu rộng như vậy có thể khiến các doanh nghiệp nước ngoài e ngại khi đầu tư vào mảng công nghệ Ấn Độ. Amit Jangir, đồng sáng lập startup fintech Karbon Card, nhận xét lệnh cấm được thực hiện quá nhanh mà không cân nhắc đến các tác động có thể có.
Dù tình hình không giống nhau, Mỹ có thể cũng đối mặt với những câu hỏi này nếu cấm TikTok.
Mỹ có cấm TikTok hay không?
Chưa rõ TikTok có bao nhiêu người dùng tại Mỹ. Tháng 9/2021, TikTok tiết lộ có hơn 1 tỷ người dùng tích cực trên toàn cầu và không ngừng tăng trưởng từ đó.
Chính quyền các bang của Mỹ đã cấm TikTok trên các thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể truy cập thông tin nhạy cảm qua ứng dụng. Ủy viên Carr và những chính trị gia khác đang kêu gọi Mỹ cấm TikTok hoàn toàn. Theo Insider, Carr là chính trị gia Đảng Cộng hòa nên quan điểm của ông không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tổng thống Joe Biden hay chính phủ Mỹ.
Một số nhà phân tích tranh luận do TikTok đặc biệt phổ biến với những cử tri trẻ tuổi, chính quyền ông Biden có thể không muốn mất họ nếu cấm TikTok. Dù vậy, các nhà phân tích cũng tin rằng tình hình có thể thay đổi triệt để phụ thuộc vào mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu quan hệ tiếp tục xấu đi, khả năng TikTok bị cấm hoàn toàn có thể xảy ra.
(Theo BI)
Trước đó, tháng 12/2016, sau quá trình thanh tra toàn diện công ty này, Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra để tiếp tục làm rõ, xử lý ông Việt trong nhiều vụ sai phạm được phát hiện.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đọc lệnh bắt ông Trần Tuấn Việt
Theo thông tin ban đầu, trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2013, với cương vị là người đứng đầu Công ty CP Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Trần Tuấn Việt đã có nhiều sai phạm gây thiệt hại tài sản nhà nước với số tiền gần 11 tỉ đồng.
Trong đó, chi kinh phí chuyển nhượng tài sản, lợi thế quyền thuê đất giữa Công ty CP Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với Công ty CP Xây lắp và địa ốc Vũng Tàu không đúng quy định, gây thiệt hại hơn 3,26 tỉ đồng; nhận chuyển nhượng 70% cổ phần của Công ty TNHH Sammei Tranding Development và thương hiệu Sammy, gây thiệt hại tài sản nhà nước gần 7,3 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Trần Tuấn Việt đã ký duyệt cho một cá nhân tạm ứng tiền để xin cấp phép dịch vụ trò chơi có thưởng tại khách sạn Sammy Đà Lạt khi không có kế hoạch, phương án, khoản chi, đối tượng hợp tác gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 400 triệu đồng.
(Theo nld.com.vn)
" alt=""/>Bắt nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Du lịch tỉnh Bà Rịa