Vở diễn “Người mẹ trước vành móng ngựa” lấy bối cảnh ở nước Mỹ khoảng thập niên 70 của thế kỷ 20. Nội dung chính nói về cuộc đời bất hạnh của một phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân là nàng Holly, khi yêu và trở thành vợ của Clayton, một chàng trai thuộc dòng họ Aderson danh tiếng bậc nhất nước Mỹ. Sau khi thành hôn, Clayton đã nhanh chóng bỏ lại phía sau cuộc sống gia đình để theo đuổi danh vọng của một nhà ngoại giao, đặt sự nghiệp và con đường tiến thân lên trên hết…
![]() |
Ê kíp sản xuất "Người mẹ trước vành móng ngựa". |
Holly một mình sinh con và mòn mỏi đợi chờ nhiều năm trời, cô đơn trong tòa lâu đài tráng lệ của gia đình chồng ở “miền đất xanh”. Xuất thân không tương xứng của nàng Holly đã khiến mẹ của Clayton không chấp nhận. Nhân việc Holly vô tình gây ra cái chết của gã Phil muốn cưỡng bức nàng, người mẹ chồng đã ép buộc con dâu phải nghe lời sắp đặt để tránh vòng lao lý, tù tội. Với sự bố trí của mẹ chồng, Holly đã phải vờ như “chết giả” và bỏ đi biệt tích.
Bị cuộc đời vùi dập trong 20 năm trời biệt xứ, Holly rơi vào thân phận gái làng chơi ở thành New York với “cái tên giả” Miler tóc vàng, trong khi chồng cũ Clayton đã trở thành thống đốc bang và cậu con trai bé nhỏ đã trở thành luật sư. Sau đó, Holly bị tên du đãng Sullivan phát hiện nguồn gốc xuất thân và bắt phải đi tống tiền gia đình Clayton. Bị dồn đến đường cùng, Holly đã gây ra vụ án mạng giết chết Sullivan để hắn không làm ảnh hưởng đến danh tiếng cuộc sống của chồng cũ và con.
Bị bắt và khởi tố, Holly oái ăm thay lại được luật sư và cũng là con trai mình bào chữa. Một lần nữa, Holly lại tiếp tục chấp nhận hy sinh trở thành “người đàn bà không tên” dù phải đối mặt với án tử hình….
Vở diễn phản ánh những góc khuất của xã hội nước Mỹ, ở đó có không ít thân phận người phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân bị vùi dập. Nhưng, qua đó cũng sáng ngời phẩm chất vị tha, nhân hậu của người mẹ, người vợ sẵn sàng nhận về mình những hy sinh, mất mát.
Kịch bản vở diễn “Người mẹ trước vành móng ngựa” của NSND Doãn Hoàng Giang từng được chuyển thể và công diễn trên sân khấu ca bài chòi của Đoàn ca kịch bài chòi Bình Định và lần này được dàn dựng trên sân khấu kịch nói hứa hẹn sẽ mang lại những thành công mới, thu hút đông công chúng đến với Nhà hát kịch Việt Nam.
NSƯT Xuân Bắc, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết, việc lựa chọn vở kịch "Người mẹ trước vành móng ngựa" dàn dựng trong thời điểm này nằm trong nhiệm vụ của Nhà hát, đó là dàn dựng những tác phẩm kinh điển, những tác phẩm nổi tiếng thế giới phục vụ nghiên cứu, biểu diễn của Nhà hát Kịch Việt Nam. Tuy nhiên, Hội đồng nghệ thuật Nhà hát Kịch Việt Nam luôn hướng tới tiêu chí, tác phẩm đỉnh cao, kinh điển phải sống được trong lòng độc giả chứ không chỉ để "cất kho".
"Với những vở kịch liên quan đến đề tài hôn nhân, gia đình thời điểm nào dàn dựng cũng được, vì đó là đề tài muôn thuở. Bất kỳ ai cũng có quyền mong muốn cho mình một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc nên bên cạnh những đề tài chống tham nhũng, kêu gọi mọi người có thái độ sống tốt hơn đối với xã hội "Người mẹ trước vành móng ngựa" cũng là tác phẩm có ý nghĩa rộng hơn...", NSƯT Xuân Bắc cho hay.
![]() |
Dù đã nghỉ hưu nhưng NSND Lan Hương vẫn được Nhà hát Kịch Việt Nam tin tưởng mời vào vai bà Estelle trong vở kịch kinh điển "Người mẹ trước vành móng ngựa". |
Vở diễn có sự tham gia của NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Trung Anh, nghệ sĩ Hồ Liên, nghệ sĩ Phương Nga và đặc biệt là sự quay trở lại của NSND Lan Hương - người đã gắn bó nhiều năm với Nhà hát Kịch Việt Nam, ra mắt khán giả vào cuối tháng 8/2019.
Tình Lê
NSND Lan Hương, ca sĩ Tuấn Hưng tức giận vì bị lợi dụng hình ảnh quảng cáo tóc thuốc trị rụng tóc, tránh tóc bạc, sản phẩm chống ngủ ngáy.
" alt=""/>NSND Lan Hương trở lại Nhà hát Kịch Việt NamLâm, Bách và Nhân là những sinh viên mới tốt nghiệp, nhiệt tình bước vào đời với ước mơ phải làm được điều gì đó thật đặc biệt. Quyết tâm lớn, hoài bão lớn, thêm cả sự nhiệt tình của tuổi trẻ, mọi cánh cửa chắc chắn sẽ mở ra để họ cùng nhau bước vào. Nhưng éo le thay, cả 3 lại chẳng giỏi giang như họ vốn nghĩ, họ nhìn đời quá đơn giản, nghĩ mọi thứ ‘dễ như ăn oản’. Và kết quả tất yếu, việc khởi nghiệp bằng kinh doanh homestay không thuận lợi, 3 chàng trai ấy buộc phải gánh những khoản nợ chồng chất. Mọi khó khăn tiếp tục dồn dập rơi xuống, cùng lúc họ phải phải cưu mang thêm những người mới bước vào Nhà trọ Balanha cùng sinh sống.
![]() |
Trần Nghĩa và MC Vũ Thu Hoài trong một cảnh quay. |
Đó là Hân – một bà mẹ đơn thân không đồng xu dính túi và đứa bé mới vài tháng tuổi, là Nhi – cô người yêu cũ ‘xấu tính’ của Lâm mà trước đó chưa lâu vừa “đá đít” anh, là Nhiên – em gái ruột của Lâm, một sinh viên tốt nghiệp Đại học nhưng chưa tìm được việc.
Những biến cố liên tục diễn ra khiến Lâm, Bách, Nhân, Hân, Nhi và Nhiên không thể có cuộc sống bình yên tại nhà trọ. Nguyên nhân của mọi khó khăn đều hầu hết xuất phát từ chính sự nhiệt tình, thiếu hiểu biết và cả sự ngốc nghếch của chính họ. Tuy vậy, chưa bao giờ họ hết niềm tin vào tương lai, sau mỗi biến cố, lại kiên nhẫn dọn dẹp đống đổ nát, nghiêm túc rút kinh nghiệm và… tiếp tục thất bại. Bên cạnh đó, những mối tình tưởng như không thể nào có thật lại xảy ra khiến cả những người trong cuộc cũng không khỏi hoảng hốt và hoang mang. Một hành trình không ngừng xung đột, không ngừng gây chuyện và không ngừng yêu thương.
![]() |
Mr Cần trô trong bộ phim “Ngày ấy mình đã yêu” trở lại trong 'Nhà trọ Balanha'. |
Sự góp mặt của dàn diễn viên trẻ với các tính cách sinh động là một điểm nhấn thú vị của bộ phim “Nhà trọ Balanha”. Xuân Nghị tiếp tục chứng tỏ sự trưởng thành về diễn xuất. Từng để lại dấu ấn với vai Đức – Mr Cần trô trong bộ phim “Ngày ấy mình đã yêu”, Xuân Nghị với sự dí dỏm, duyên dáng của mình sẽ hóa thân thành một anh chàng diễn viên lăn lộn với nghề, một người anh tốt bụng nhưng cũng không ít mưu hèn kế bẩn.
Trần Nghĩa được khán giả biết đến qua vai Ngạn trong bộ phim điện ảnh “Mắt Biếc” sẽ đảm nhận vai Nhân – cậu em út, một biên kịch có tư duy cực đoan, ngốc nghếch nhưng vô cùng trong sáng, luôn phải đứng giữa phân xử cho hai ông anh Lâm và Bách. Gương mặt thứ 3 tạo nên nhóm bạn trẻ cọc cạch là diễn viên Công Dương trong vai Lâm, một anh chàng với đầy nhược điểm: nóng tính, trẻ con, cộc cằn… nhưng rất trọng tình nghĩa.
![]() |
Quỳnh Kool tiếp tục sắm 1 vai trong "Nhà trọ Balanha" sau "Đừng bắt em phải quên". |
"Nhà trọ Balanha" được sản xuất dựa trên format gốc ‘Welcome to Waikiki’ của JTBC – Hàn Quốc sẽ chính thức lên sóng VTV3 vào 21h30 các tối thứ 4,5,6 hàng tuần từ 19/03/2020.
Mỹ Anh
Đóng cảnh phải 'phục vụ' đại gia lớn tuổi trong 'Cô gái nhà người ta', diễn viên Kiều My (vai Trâm) tránh để bạn trai xem được.
" alt=""/>'Nhà trọ Balanha' thế sóng 'Cô gái nhà người ta'Tốc độ 5G (bên trái) không có nhiều khác biệt so với tốc độ 4G (bên phải) khi thử nghiệm tại cùng một địa điểm ở quận Thanh Xuân, Hà Nội (Ảnh chụp màn hình).
Thử nghiệm tại khu vực gần tòa nhà Viettel trên đường Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội, tốc độ tải xuống 5G đạt tới 509Mbps, tốc độ tải lên đạt 49,76Mbps và độ trễ ở mức 29ms.
Kết quả này không có nhiều sự thay đổi sau 3 lần thử. Tuy vậy, người dùng đôi khi có thể gặp phải tình trạng sóng 5G biến mất trong khoảng 2-3 phút và xuất hiện trở lại.
Tại khu vực Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội, tốc độ 5G chỉ còn 88Mbps tải lên và 42Mbps tải xuống. Tại đây, tốc độ 5G không có nhiều chênh lệch so với tốc độ 4G. Thử nghiệm trên cùng một thiết bị, cùng SIM và điện thoại, tốc độ 4G đạt mức 66Mbps tải lên và 27Mbps tải xuống.
Tốc độ 5G thiếu ổn định tại nhiều khu vực (Ảnh: Trung Nam).
Thử đo đạc tại đường 70, Thanh Trì, Hà Nội, tốc độ tải xuống 5G đạt mức 289Mbps, trong khi tốc độ tải lên đạt 32Mbps.
Sự chênh lệch này cũng được ghi nhận tại nhiều khu vực khác nhau ở TPHCM như quận 1, quận 5 hay quận Phú Nhuận.
Ghi nhận của PV tại Huế, tình trạng cũng diễn ra tương tự.
So sánh gói cước 5G và 4G
Đến nay, nhà mạng Viettel đã tung ra 19 gói cước 5G dành cho người dùng cá nhân, bao gồm 11 gói trả trước và 8 gói trả sau. Trong khi đó, hai nhà mạng VNPT và MobiFone vẫn chưa công bố thời gian triển khai công nghệ di động thế hệ mới.
Các gói cước được tính theo tháng, với mức phí dao động từ 135.000 đồng tới 480.000 đồng cho người dùng trả trước và từ 200.000 đồng tới 2 triệu đồng cho thuê bao trả sau. Mỗi gói cước đi kèm với các quyền lợi khác nhau về dung lượng Internet và một số dịch vụ cộng thêm.
So với các gói cước 4G, mức chi phí để sử dụng 5G hiện cao hơn gần gấp đôi. Đi kèm với đó, quyền lợi và các dịch vụ của những gói cước 5G đều cao hơn so với gói cước 4G.
Gói cước 5G hiện có chi phí khởi điểm cao gấp đôi so với gói cước 4G (Ảnh: Thế Anh).
Cụ thể, với gói 4G theo tháng của Viettel thấp nhất là ST70K, người dùng sẽ nhận được 15GB dữ liệu trong thời gian 30 ngày sử dụng. Trong khi đó với gói 5G135 mới, người dùng sẽ có 4GB truy cập mỗi ngày, tương đương 120GB mỗi tháng, cao gấp 8 lần.
Tuy nhiên, do 4G đã triển khai nhiều năm, nhà mạng cũng đưa ra ưu đãi riêng cho từng thuê bao. Đơn cử, gói 4G có tên SD135 cùng giá 135.000 đồng nhưng có dung lượng 5GB mỗi ngày và quyền truy cập TV360 Basic. Quyền lợi này cao hơn gói 5G135 mới ra, nhưng chỉ áp dụng cho một số người dùng nhất định.
Thời gian tới, khi hai nhà mạng lớn tiếp theo là Vinaphone và MobiFone tham gia cuộc đua 5G, giá cước được dự đoán sẽ có nhiều biến động và trở nên cạnh tranh hơn.
Hiện tại, Vinaphone cho biết đơn vị này đang triển khai chương trình trải nghiệm 5G miễn phí. Trong giai đoạn 13/10-15/11, các khách hàng VinaPhone đã có máy điện thoại 5G khi ở trong vùng phủ sóng 5G sẽ nhận được 50GB Data cùng thời gian sử dụng trong 30 ngày.
Trong khi đó, nhà mạng MobiFone đưa ra thông báo khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ 5G dự kiến từ tháng 11. Đơn vị này tiết lộ sẽ triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với các nhà mạng có băng tần 5G phù hợp.
" alt=""/>Sóng 5G chập chờn, thiếu ổn định tại nhiều khu vực