Dự luật An ninh mạng sửa quy định đặt máy chủ ở Việt Nam
Chiều 10/1,ựluậtAnninhmạngsửaquyđịnhđặtmáychủởViệlich.thi.dau.bong.da.hom.nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật An ninh mạng. Theo khoản 4 điều 27 của dự thảo, các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam; phải đặt trụ sở hoặc cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam khi có từ 10.000 người Việt Nam sử dụng trở lên hoặc khi có yêu cầu của Chính phủ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu người sử dụng Việt Nam và các dữ liệu quan trọng khác được thu thập, tạo ra từ hoạt động khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia của Việt Nam...
"Điểm c khoản 4 điều 27 đã được sửa lại. Trước đây quy định đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng có ý kiến nói rằng máy chủ còn hoạt động nhiều thứ, vì vậy dự luật không quan tâm đến máy chủ nữa mà chỉ quan tâm đến dữ liệu. Các nhà khoa học cũng đã hội thảo và đi đến kết luận đây là bản chất của vấn đề", Thượng tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm thông tin.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định tính quan trọng của dữ liệu người sử dụng trong dự Luật an ninh mạng. Ảnh: Q.H |
Kiểm soát thông tin từ Việt Nam
Theo Thứ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, trong nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng đã có yêu cầu đặt máy chủ, tuy nhiên "chuyện này chưa thành tiền lệ trên thế giới nên còn tranh cãi".
Ông Hưng cho rằng: "Thời buổi an ninh, an toàn thông tin mạng như hiện nay, phải lưu trữ thông tin trong thời gian nhất định để khi có vi phạm pháp luật thì cơ quan điều tra trích xuất dữ liệu để xử lý".
Đại diện Bộ Khoa học Công nghệ cũng đồng tình với Bộ Công an về nguyên tắc kiểm soát thông tin từ Việt Nam. Theo vị này, nếu ai đó tung thông tin từ Việt Nam nhưng máy chủ đặt ở nước ngoài sẽ khó kiểm soát. "Về nguyên lý, thông tin từ Việt Nam đi ra mình phải kiểm soát. Còn nếu đặt ở nước ngoài thì rất khó", ông nói.
Thiếu tướng Đinh Thế Cường - Cục trưởng Cục công nghệ Thông tin (Bộ Quốc phòng) phân tích, về kỹ thuật, thông tin đi vào hay đi ra một quốc gia đều có thể sao lưu, ghi lại. Việt Nam cần thông tin quốc tế vào và cũng cần chuyển tải thông tin chính thống ra nước ngoài. Tuy nhiên, để tránh tình trạng vi phạm an ninh thì cơ quan chức năng cần có chứng cứ để điều tra, kiểm soát khi cần thiết.
"Việc đặt máy chủ bắt buộc trong nước hay không không cần thiết mà phải làm sao kiểm soát được tất cả thông tin đi vào, đi ra. Vấn đề này Chính phủ có yêu cầu giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng tường lửa quốc gia, cùng Bộ Công an quản lý. Như vậy sau này hoàn toàn có thể kiểm soát được thông tin", ông Cường cho hay.Dữ liệu người dùng mạng xã hội là tài sản quốc gia
Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt cho hay, quy định về việc đặt cơ quan đại diện, lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu người sử dụng Việt Nam còn có ý kiến khác nhau. Các doanh nghiệp không muốn vì sợ rườm rà về thuế; còn cơ quan chức năng đặt vấn đề nếu không quản lý thì sẽ có hiểm hoạ về an ninh.
"Lo ngại của cơ quan an ninh và các doanh nghiệp đều chính đáng. Nhưng cơ sở pháp lý nào để công an đề xuất như vậy? Phải kiểm tra trước hay sau những thông tin quan trọng về an ninh quốc gia", ông Việt đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói, bản chất của việc đặt máy chủ là dữ liệu người sử dụng mạng và các dữ liệu quan trọng khác đưa ra trong quá trình sử dụng ở Việt Nam thì phải được để ở Việt Nam. Đây là tài sản quốc gia, vấn đề chủ quyền, liên quan đến an ninh quốc gia nên cơ quan chức năng phải quản lý.
"Máy chủ hay không máy chủ không quan trọng, mà thông tin phải ở Việt Nam và các cơ quan quản lý của Việt Nam phải quản lý, nghĩa là quản lý thông tin do người Việt Nam sử dụng ở Việt Nam", Bộ trưởng Công an nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ băn khoăn, "quy định lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam người sử dụng Việt Nam có khả thi không, khi kho dữ liệu ở không gian mạng. Nếu họ chuyển ra nước ngoài thì làm sao mình biết?"
Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay, về nguyên tắc, dữ liệu của Việt Nam thì phải ở Việt Nam, "đấy là yêu cầu, còn cách thức tổ chức như thế nào thì sau này sẽ bàn".
Trung tướng Hoàng Phước Thuận (Cục trưởng An ninh mạng, Bộ Công an) nói: "Cơ sở dữ liệu người dùng Việt Nam phải đặt tại Việt Nam và Cục an toàn thông tin mạng đủ khả năng kiểm soát".
Theo ông, nếu có luật thì các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới buộc phải thực hiện theo luật và cung cấp các hệ thống để Việt Nam kiểm soát được.
"Cơ sở dữ liệu người dùng Việt Nam là tài sản quốc gia rất lớn, nếu chúng ta không kiểm soát được thì nó có thể bị sử dụng để tấn công vào các mục tiêu khác, có thể sử dụng để chiếm đoạt bí mật, không những của cá nhân đó mà bắc cầu tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia. Vì vậy, việc bảo vệ hệ thống cơ sở dữ liệu người dùng rất cần thiết", ông Thuận nhấn mạnh.
Ông cho rằng, với hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý như hiện nay thì "chắc chắn chúng ta không đấu tranh được gì, không bảo vệ được bí mật của quốc gia".
Ông Võ Trọng Việt. Ảnh: QH |
Dự luật phải đồng nhất với cam kết thương mại quốc tế
Bộ trưởng Tô Lâm thông tin thêm, tháng 12/2016, Uỷ ban châu Âu đã buộc các công ty Facebook, Google, Twitter phải sửa đổi một số vấn đề liên quan đến bảo mật nhằm đảm bảo sự riêng tư của người dùng, loại bỏ nội dung bất hợp pháp, lừa đảo. Các Uỷ ban quản lý liên quan đến truyền thông của liên minh châu Âu vừa nhất trí sửa nhiều quy định để kiểm soát nội dung video trên các mạng xã hội, theo đó các video này sẽ bị kiểm soát nội dung như trên truyền hình.
28 cơ quan bảo vệ dữ liệu quốc gia châu Âu đã thống nhất không cho phép Facebook sử dụng ứng dụng WhatsApp để truyền dữ liệu 36 triệu người dùng WhatsApp lên Facebook...
Lãnh đạo Bộ Công an cũng khẳng định quy định nêu trên là để giúp truy tìm nguồn gốc, phương thức và tội phạm liên quan, chứ không phải luật này đưa ra thì "không có bí mật lọt ra nước ngoài hay thông tin xấu độc không tràn vào".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, nếu đặt vấn đề ban hành luật rồi không còn xảy ra các trường hợp thông tin xấu độc nữa thì "không khả thi". Tuy nhiên, bà đề nghị cơ quan soạn thảo phải nghiên cứu "làm sao để Việt Nam không bị quy vào danh sách các nước cấm đoán internet", và nội dung của Luật đồng nhất với các cam kết thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luật An ninh mạng được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2017, dự kiến sẽ tiếp tục được thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 tới.
Theo VNE
-
Nhận định, soi kèo Angers vs Marseille, 02h45 ngày 10/2: Chặn đà tiến chủ nhàTuyệt đỉnh song ca nhí: Huỳnh Lập tát MC trên sân khấuSoi kèo phạt góc St. Patrick's vs Shelbourne, 01h45 ngày 24/6Nhận định dự đoán vòng 16 V.League 2019: Hà Nội FC vs HAGLSiêu máy tính dự đoán Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2Cuộc chiến mỹ vị tập 18: Tường Vi ám ảnh vì tủ lạnh của Nhan Phúc Vinh có chuộtThan Quảng Ninh vs Viettel (18h 17/7): Đi tìm lời giải cho sự ổn địnhCuộc chiến mỹ vị tập 18: Tường Vi ám ảnh vì tủ lạnh của Nhan Phúc Vinh có chuộtNhận định, soi kèo Bình Định vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 8/2: Không thể buồn hơnChương trình đầu tiên của VTV xóa hình ảnh Phạm Anh Khoa
下一篇:Nhận định, soi kèo Venezia vs AS Roma, 18h30 ngày 9/2: Tiếp tục ‘hồi sinh’
- ·Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2: Bất phân thắng bại
- ·Phần 2 phim 18+ 'Bridgerton' liên tục hoãn quay vì Covid
- ·Màn dàn cảnh ăn cắp gây sốt trong Hương vị tình thân tập 65
- ·Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 17 V.League 2019: HAGL vs SLNA
- ·Kèo vàng bóng đá Real Sociedad vs Espanyol: 00h30 ngày 10/2: Khó thắng cách biệt
- ·Soi kèo phạt góc Mexico vs Honduras, 07h00 ngày 26/6
- ·Phim 'Nevertheless' bội thực cảnh ôm hôn
- ·Lịch phát sóng vòng 16 V.League 2019: Than Quảng Ninh vs Viettel
- ·Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Khách đáng tin
- ·Hương vị tình thân tập 63: Nam đánh Dũng vì sỉ nhục hai chị em
- ·Phương Oanh đánh đấm nhiệt tình ở hậu trường 'Hương vị tình thân'
- ·Kỷ lục gia Quốc Nghiệp bị vợ 'tố' có sở thích kỳ quái
- ·Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Pachuca, 10h05 ngày 9/2: Sân nhà phản chủ
- ·Cảnh Mạnh Trường lục áo bắn tim gây sốt trong Hương vị tình thân
- ·Hé lộ lý do Xuân Trường liên tục phải dự bị ở HAGL
- ·Hương vị tình thân tập 65: Nam thất vọng vì hành động của Long
- ·Soi kèo phạt góc RB Leipzig vs St Pauli, 23h30 ngày 9/2
- ·Than Quảng Ninh vs Viettel (18h 17/7): Đi tìm lời giải cho sự ổn định
- ·Nhận định Bình Dương vs Quảng Nam 17h00, 21/07 (V.League 2019)
- ·Soi kèo phạt góc Derry City vs Cork City, 01h45 ngày 24/6
- ·Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Melbourne Victory, 13h00 ngày 8/2: Chủ nhà chìm sâu
- ·Nam diễn viên khiến fan nữ phát cuồng trong 'Hương vị tình thân'
- ·Than Quảng Ninh vs Viettel (18h 17/7): Đi tìm lời giải cho sự ổn định
- ·Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 17 V.League 2019: HAGL vs SLNA
- ·Nhận định, soi kèo Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Áp lực ngàn cân
- ·SLNA vs Sài Gòn FC (17h 16/7): Phá dớp sân Vinh
- ·Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Montpellier, 23h15 ngày 9/2: Phong độ đang lên
- ·Soi kèo phạt góc HamKam vs Odd Grenland, 22h00 ngày 25/6
- ·'Hương vị tình thân' phần 2: Gia đình phản đối Long yêu Nam
- ·Nhận định Hà Nội vs HAGL 19h00, 17/07 (V.League 2019)
- ·Siêu máy tính dự đoán Sevilla vs Barcelona, 03h00 ngày 10/2
- ·Người sắt Robert Downey Jr. đóng phim do Kim Lý sản xuất
- ·Diễn viên 8 tuổi phủ sóng VTV từ 'Hương vị tình thân' đến 'Mùa hoa tìm lại'
- ·Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 17 V.League 2019: HAGL vs SLNA
- ·Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 10/2: 3 điểm nhọc nhằn
- ·Nhận định Nam Định vs Thanh Hóa, 17h00 ngày 17/7 (VĐQG Việt Nam)