-
Nhận định, soi kèo PSIS vs Dewa United, 19h00 ngày 3/2: Khó cho cửa dưới
-
Phượng cần phải “nở”
Màn khởi đầu của Công Phượng trong màu áo CLB TPHCM sau ngày trở về từ Bỉ làm người hâm mộ, giới chuyên môn khấp khởi mừng cho chân sút người xứ Nghệ.
Tuy nhiên, ngay khi LS V-League lăn bóng và đặc biệt là khoảng thời gian trở lại sau kỳ nghỉ dài vì dịch cúm Covid-19, chặng đường thăng hoa của Công Phượng đã không còn. Hình ảnh tiền đạo người xứ Nghệ thể hiện là phong độ rất thường.
|
Công Phượng cần trở lại |
Cả hiệp đấu ở cúp Quốc gia, lẫn trọn vẹn 90 phút trận derby Sài thành, Công Phượng không thể hiện được nhiều vì đối thủ bắt bài, và bản thân cũng chơi thiếu quyết tâm trong từng đường bóng.
Chẳng những thế, thói quen lười di chuyển của tiền đạo tuyển Việt Nam trở lại để vô tình kéo theo hệ thống thi đấu CLB TPHCM cũng vì thế mà gặp trục trặc. Hệ quả là đội bóng của Công Phương chỉ kiếm được 1/6 điểm từ khi V-League trở lại sau dịch Covid-19.
Nhìn Công Phượng ra sân và thi đấu sau khi đính hôn, có cảm giác tiền đạo con cưng của HLV Park Hang Seo đang thiếu đi động lực chơi bóng đỉnh cao dù năng lực là có thừa.
Hãy xứng đồng tiền bát gạo
Như chia sẻ của chân sút đang được HAGL cho CLB TPHCM mượn sau thất bại ở trận derby Sài thành, Công Phượng đang không có được phong độ cao nhất như mong muốn.
Trên thực tế, ở V-League những vòng đấu vừa qua không chỉ có mình Công Phượng chơi kém cỏi mà còn có hàng loạt tuyển thủ khác cũng đang loay hoay với dấu hỏi về phong độ.
|
nếu không ngày về HAGL sẽ rất sớm |
Tuy nhiên, trường hợp của Công Phượng rất khác bởi đến lúc này chân sút khoác áo CLB TPHCM đang thuộc diện nhận lương cao nhất V-League. Vì vậy một khi trình diễn phong độ lên xuống thất thường là khó có thể chấp nhận.
Không chỉ vậy, nếu Công Phượng không sớm tìm thấy phong độ tốt như chờ đợi, mong muốn nhận được sự phục vụ của tiền đạo người xứ Nghệ trong những mùa giải tới (dù là mượn) của CLB TPHCM thực sự khó mà lặp lại. Bởi hiệu quả của Công Phượng tạo ra ít tương xứng với những gì đội chủ sân Thống Nhất phải bỏ ra cho tiền đạo này.
CLB TPHCM không mặn mà, đồng nghĩa Công Phượng có thể phải trở về nơi bắt đầu. Đương nhiên, đặt vào hoàn cảnh hiện tại của Công Phương, đây không phải mong muốn của chân sút xứ Nghệ bởi tại HAGL nếu vẫn giữ nguyên hiện trạng chắc chắn rất khó để Công Phượng bay cao.
Ngoài ra, ở góc độ cá nhân, công việc kinh doanh, buôn bán và cả tình cảm đều cần tiền đạo này ưu tiên đến TPHCM, cho nên mong muốn trở về với bầu Đức của Công Phượng ít nhiều bị tác động, thậm chí đẩy ra xa.
Công Phượng có sự khởi đầu tốt, đặt dấu ấn lớn và bật lên những hi vọng có thể tìm được những danh hiệu đầu tiên ở V-League sau 5 năm chơi ở đấu trường này với CLB TPHCM. Thế cho nên, đừng bỏ lỡ cơ hội nếu như không muốn mất tất cả.
Nếu vậy, cần sớm ghi bàn và toả sáng trở lại thôi CP10!
Video bàn thắng giúp Sài Gòn đánh bại TPHCM:
Xuân Mơ
" alt="Công Phượng ghi bàn hay trở về HAGL"/>
Công Phượng ghi bàn hay trở về HAGL
-
Chia sẻ về kết quả của giáo dục trung học, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, năm học vừa qua, công tác phát triển đội ngũ nhà giáo tiếp tục được ngành giáo dục và các địa phương quan tâm thực hiện. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (GV/CBQLGD) trung học được nâng lên và chuẩn hóa.
Tính đến tháng 9/2020, toàn quốc có 579.533 GV/CBQLGD trung học, trong đó cấp THCS có 321.549, cấp THPT có 257.984.
Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo yêu cầu của Luật Giáo dục 2019 là 99,1% với THCS là 99,7% và THPT là 99,7%.
|
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) chia sẻ tại hội nghị. |
Ông Thành cho rằng, về cơ bản giáo dục trung học đã khắc phục được tình trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông nặng về hành chính, áp đặt theo phân phối chương trình cứng nhắc.
Nhận thức của các sở/phòng GD-ĐT về xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn đã thay đổi căn bản. Các nhà trường đã vận dụng nhiều hình thức tổ chức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, gắn kiến thức học trong nhà trường với thực tiễn, tăng cường kỹ năng sống như: giáo dục STEM; hoạt động trải nghiệm,…
Ngoài ra, các hoạt động về tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học đã đẩy lùi tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách, giảm áp lực cho giáo viên.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận giáo dục trung học năm vừa qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, còn xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng có khu công nghiệp và ở một số môn học đặc thù; việc triển khai quản lý hồ sơ, sổ điểm điện tử trong một số trường THCS còn hạn chế…
|
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ chia sẻ tại hội nghị. |
Năm học 2020 - 2021: Tập trung bồi dưỡng giáo viên lớp 6
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh năm học 2020-2021 là một năm đặc biệt quan trọng của giáo dục trung học khi chuẩn bị triển khai chương trình phổ thông mới với lớp 6 từ năm học 2021-2022. Đồng thời tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình phổ thông hiện hành theo định hướng tiếp cận giáo dục phẩm chất, năng lực cho người học.
Theo đó, việc chuẩn bị SGK, tài liệu giáo dục địa phương và chuẩn bị đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý cần được quan tâm thực hiện tốt. Các nhà trường phải lựa chọn, bố trí giáo viên dạy lớp 6 là người có năng lực, tinh thần trách nhiệm và được bồi dưỡng chu đáo.
“Đây là đối tượng phải đặc biệt ưu tiên bồi dưỡng năm nay. Đối với việc thiếu giáo viên, hiện nay đã có cơ chế cho phép tuyển hợp đồng chuyên môn, tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục chuẩn bị đủ về số lượng đội ngũ, đảm bảo thực hiện hiện quả chương trình giáo dục”, ông Độ nói.
Việc chuẩn hóa đội ngũ GV/CBQLGD trung học được Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh. Theo ông Độ, các địa phương cần xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên THCS. “GV/CBQLGD phải có nhu cầu đổi mới tự thân”, ông Độ cũng cho rằng cần tạo mọi điều kiện để nhà giáo tập trung cao nhất cho chuyên môn, tạo động lực cho đội ngũ.
“Cần phải tạo động lực để GV/CBQLGD có nhu cầu bồi dưỡng tự thân, động lực để làm việc tốt. Bộ GD-ĐT đã có các quy định về việc giảm áp lực sổ sách và nhiệm vụ hành chính cho giáo viên. Đề nghị các sở GD-ĐT thực hiện nghiêm túc chỉ đạo này để giáo viên được tập trung làm tốt nhiệm vụ chuyên môn”, ông Độ nói.
Theo ông Độ, để giáo viên được chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới dạy học thì việc quản lý của hiệu trưởng nhà trường cũng cần linh động, đổi mới. Nếu hiệu trưởng chuyển từ quản lý nhà trường theo kiểu mệnh lệnh sang tạo môi trường đổi mới, sáng tạo, quản lý theo chất lượng và hiệu quả công việc, thì sẽ là điều kiện thuận lợi để giáo viên làm tốt các nhiệm vụ.
Hải Nguyên
Sẽ cho phép người 'ngoại đạo' trở thành giáo viên tiểu học
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học.
" alt="Hơn 99% giáo viên trung học đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn"/>
Hơn 99% giáo viên trung học đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn
-
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Thanh Hải cho biết ngày 18/9, Ban Thường vụ Đảng ủy khối đại học, cao đẳng TP.HCM đã thi hành kỷ luật bằng hình thức “Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng” đối với ông Lê Vinh Danh, Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng do có nhiều thiếu sót, khuyết điểm…
Theo ông Hải, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tôn trọng quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối ĐH-CĐ TP.HCM. Theo quy định pháp luật, sau khi xử lý về Đảng thì sẽ tiếp tục xử lý về chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh.
Nhìn nhận về sự đóng góp của ông Lê Vinh Danh, ông Trần Thanh Hải, cho hay ông Lê Vinh Danh có công sẽ được ghi nhận ở phần công, nhưng hôm nay có những sai phạm khuyết điểm mà Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM đã công bố thì xử lý theo sai phạm khuyết điểm.
|
Ông Lê Vinh Danh vừa bị kỷ luật bằng hình thức cách hết chức vụ trong Đảng |
“Sự phát triển của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đến lúc này có sự đóng góp của nhiều thế hệ. Đó là sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền của nhiều địa phương, trong đó có TP.HCM. Trong những đóng góp của các cá nhân có vai trò của đồng chí hiệu trưởng Lê Vinh Danh”- ông Hải nói.
Liên quan tới nhân sự hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng sắp tới và chuyện ký bằng tốt nghiệp cho sinh viên, ông Hải cho rằng phải chờ kết quả xử lý ông Lê Vinh Danh ở mức độ nào.
“Thẩm quyền của người ký bằng cho sinh viên phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Văn bằng ghi nhận trình độ học tập sinh viên ảnh hưởng tới cuộc đời các em nên phải tuân thủ và có phương án tốt nhất cho các em”- ông Hải khẳng định.
Ông Lê Vinh Danh, sinh năm 1963, Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Đầu tháng 8 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM đã công bố quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng ủy đối với ông Lê Vinh Danh do một số sai phạm trong công việc.
Ngày 25/8/2020, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố quyết định tạm đình chỉ công tác 90 ngày đối với ông Lê Vinh Danh.
Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng TP.HCM đã công bố quyết định kỷ luật và thông báo kết luận của Ban Thường vụ Đảng ủy khối về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với tập thể Đảng ủy Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cá nhân ông Lê Vinh Danh và các đảng ủy viên có liên quan.
Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng TP.HCM thành phố đã thi hành kỷ luật bằng hình thức “Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng” đối với ông Lê Vinh Danh, Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Lý do ông Danh bị cách hết chức vụ trong Đảng là với vai trò hiệu trưởng, ông Lê Vinh Danh đã có những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm như việc chỉ đạo xây dựng, ban hành quy chế làm việc và các quy chế, quy định của trường có nội dung không đầy đủ, không bám sát quy định của Đảng và quy định pháp luật.
Trong công tác tổ chức, cán bộ, thực hiện chưa đúng quy định của Đảng, quy định pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trực tiếp ký các văn bản thể hiện việc không chấp hành các chỉ đạo của Đảng, Đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (cơ quan chủ quản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng) liên quan đến thực hiện công tác tổ chức, cán bộ của trường.
Ông Danh trực tiếp biên tập nội dung biên bản cuộc họp phản ánh không đúng ý kiến của các đồng chí trong cuộc họp. Nội dung chỉnh sửa theo hướng thêm những phát biểu phản đối nhằm làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Tổng Liên đoàn. Chỉ đạo ban hành văn bản khẳng định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vi phạm chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Trong công tác quản lý tài chính, tài sản, ông Lê Vinh Danh đã duyệt chi nhiều khoản tiền lớn để thực hiện công tác đối ngoại của trường không đúng quy định.
Việc chi trả lương, thu nhập cho cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường chưa đảm bảo sự công khai, minh bạch theo quy định, có sự chênh lệch lớn trong việc phân phối thu nhập giữa một số ít cán bộ lãnh đạo với giảng viên, nhân viên.
Thực hiện mua sắm, quản lý tài sản của trường có một số nội dung chưa đúng quy định về quản lý tài sản công. Đối với việc ban hành hướng dẫn, thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, đấu thầu, chỉ định thầu, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng không đảm bảo theo quy định pháp luật.
Ông Lê Vinh Danh ban hành hướng dẫn, thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, đấu thầu, chỉ định thầu, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng không đảm bảo theo quy định pháp luật.
Trong đ,ó có một số vi phạm nghiêm trọng cụ thể như xây dựng công trình không phù hợp chức năng theo quy hoạch và giấy phép xây dựng được cấp, làm ảnh hưởng đến việc quản lý Nhà nước về quy hoạch tại Khu Nam của thành phố...
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đại học, cao đẳng TP.HCM đã thi hành kỷ luật bằng hình thức “Cảnh cáo” đối với tập thể Đảng ủy Trường Đại học Tôn Đức Thắng, nhiệm kỳ 2015-2020.
Kỷ luật bằng hình thức “Khiển trách” đối với các đồng chí Đảng ủy viên, gồm có ông Võ Hoàng Duy, Phó Bí thư Đảng ủy; bà Phạm Thị Minh Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; ông Nguyễn Văn Bắc, Đảng ủy viên (nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Trường giai đoạn 2015-2018); ông Nguyễn Minh Quang, Đảng ủy viên…
Lê Huyền
Vì sao ông Lê Vinh Danh bị cách hết chức vụ trong Đảng?
Ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng duyệt chi nhiều khoản tiền lớn để thực hiện công tác đối ngoại không đúng quy định. Việc chi trả lương, thu nhập có sự chênh lệch lớn giữa một số ít cán bộ lãnh đạo với giảng viên.
" alt="Sẽ xử lý về mặt chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh"/>
Sẽ xử lý về mặt chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh
-
Nhận định, soi kèo Kocaelispor vs Sivasspor, 17h00 ngày 4/2: Không hề ngon ăn
-
Mới đây, đại diện báo VietNamNet đã đến thăm gia đình em Lê Thị Mai Linh và gia đình em Nguyễn Thị Hiền Thái, trao số tiền hơn 120 triệu đồng do bạn đọc VietNamNet ủng hộ hai em.
Theo đó, đại diện báo VietNamNet phối hợp với lãnh đạo UBND huyện Lộc Hà và lãnh đạo UBND xã Thạch Châu đến nhà em Lê Thị Mai Linh, trao cho em số tiền 88.326.000 đồng.
|
Đại diện báo VietNamNet trao tặng số tiền hơn 88 triệu đồng cho cháu Mai Linh trước sự chứng kiến của lãnh đạo UBND huyện Lộc Hà. |
Số tiền này ngay sau đó được gia đình gửi vào một chi nhánh ngân hàng đóng tại xã Thạch Châu để phục vụ việc ăn học cho cháu Mai Linh.
Cháu Lê Thị Mai Linh (9 tuổi) mồ côi cả cha lẫn mẹ. Suốt 5 năm nay cháu được vợ chồng người bác ruột là Lê Văn Tạo (thôn Tiến Châu, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) cưu mang. Song, hoàn cảnh của gia đình ông Tạo cũng rất éo le khi ông và 2 người con đều bị tâm thần. Còn vợ ông sao một lần bị tai biến sức khỏe yếu, bệnh tật thường xuyên.
Trước đây gia đình ông Tạo làm ruộng để sinh sống, từ ngày vợ ông đau bệnh không thể cày cuốc nữa, cả gia đình sống dựa vào khoản tiền trợ cấp xã hội hàng tháng. Những tháng vợ ông Tạo đau ốm phải lấy thuốc, số tiền trợ cấp xã hội không đủ sinh sống nên phải vay mượn hoặc nhờ sự hỗ trợ của người thân, hàng xóm.
Do cuộc sống của gia đình ông Tạo rất khó khăn nên ảnh hưởng không ít đến cuộc sống, học tập cũng như tương lai của cháu Mai Linh những tháng ngày về sau.
Ngoài số tiền bạn đọc báo VietNamNet trao tặng, một số tấm lòng hảo tâm sau khi đọc bài viết về hoàn cảnh của cháu Mai Linh cũng đã chung tay ủng hộ giúp đỡ cháu, trong đó phải kể đến một nhà hảo tâm ủng hộ gia đình ông Tạo 70 triệu đồng để xây dựng lại một căn nhà cấp 4 kiên cố hơn.
Ông Lê Văn Thông – Chủ tịch UBND xã Thạch Châu thay mặt chính quyền và gia đình cháu Mai Linh gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những tấm lòng hảo tâm và báo VietNamNet đã kết nối, chia sẻ, giúp cháu có một khoản tiền để hỗ trợ cháu ăn học.
“Chính quyền luôn quan tâm, thăm hỏi, hỗ trợ và động viên gia đình vượt lên nghịch cảnh để chăm lo cuộc sống cho cháu Mai Linh được đầy đủ hơn. Khoản tiền bạn đọc báo VietNamNet trao hôm nay là nguồn động viên rất lớn cho cháu và gia đình. Qua đó, cháu có thêm nguồn kinh phí để học tập và trang trải cho những năm tháng tiếp theo”, ông Thông nói.
|
Gia đình em Nguyễn Thị Hiền Thái nhận số tiền hơn 32 triệu đồng từ đại diện báo VietNamNet. |
Tại TP Hà Tĩnh, đại diện báo VietNamNet phối hợp với lãnh đạo UBND phường Đại Nài trao số tiền cho 32.485.000 đồng cho bố mẹ em Nguyễn Thị Hiền Thái. Em Hiền Thái lâm bệnh ung thư tủy, sau một thời gian dài điều trị do bệnh quá nặng đã mất cách đây vài ngày.
Em Hiền Thái năm nay mới tròn 19 tuổi. Do gia đình đông anh em, bố em sức khỏe yếu nên Thái sớm rời ghế phổ thông, gác lại giấc mơ đại học, vào Nam mưu sinh kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
Tai hoạ ập đến khi em phát hiện mình mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Gia đình khó khăn, bố mẹ em bán đi những tài sản giá trị nhất để chữa chạy nhưng không thể chống lại căn bệnh chết người.
Cầm số tiền bạn đọc báo VietNamNet ủng hộ, chị Nguyễn Thị Thảo (mẹ em Hiền Thái) nghẹn ngào không nói nên lời, mắt chị đỏ hoe, những giọt nước lăn dài trên gò má: “Cháu ra đi còn trẻ quá, giờ đây không thể nói hết nỗi lòng của người làm cha, làm mẹ, thương cháu lắm”.
Lê Minh
Cuộc đời bi thảm của nữ sinh bị bỏ rơi từ khi mới chào đời
Ngày cất tiếng khóc chào đời, Tú Anh bị chính người mẹ đẻ bỏ lại gốc cây trong tình trạng vẫn còn nguyên dây rốn.
" alt="VietnamNet trao hơn 120 triệu đồng tới 2 hoàn cảnh ở Hà Tĩnh"/>
VietnamNet trao hơn 120 triệu đồng tới 2 hoàn cảnh ở Hà Tĩnh
-
Tìm về gia đình ông Nguyễn Ân (66 tuổi), bà Võ Thị Thủy (58 tuổi), trú xóm 2, xã Hương Giang, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), từ đầu ngõ, người đàn ông có dáng người nhỏ thó, đen nhẻm, chít trên đầu chiếc khăn trắng cứ liên tục òa khóc khi nghe có người hỏi thăm.
Vợ chồng ông Ân đang trải qua những ngày tháng quá đỗi thương tâm. Con gái ông bà vừa qua đời do bạo bệnh, để lại một khoản nợ lớn. Cậu con trai bị tai nạn cách đây 4 năm chưa có tiền lắp vỏ não, nay lại mắc u phổi.
|
Ông Ân kiệt sức lực khi các con lần lượt bạo bệnh rồi qua đời |
“Tang thương quá các cháu ơi! Sáu người con của ông đều mất vì bệnh tật. Hai năm gần đây, hai đứa con gái của ông lần lượt mắc bệnh rồi bỏ ông mà đi. Tiền chạy chữa cho con hết nhiều, ông vay nợ khắp nơi giờ không biết lấy đâu để trả", ông Ân bật khóc nức nở.
|
Hai người con gái của ông bà lần lượt qua đời chỉ trong 2 năm ngắn ngủi |
|
Vợ chồng nghèo chết lặng trước bàn thờ các con |
Người trong xóm gọi ông Ân là người đàn ông đau khổ, bởi dường như mọi bất hạnh đều ập đến với vợ chồng ông. Con gái Nguyễn Thị Kiều (SN 1983) mất khi mới 1 ngày tuổi. Các con Nguyễn Văn Cần (14 tuổi mất), Nguyễn Thị Liêm (SN 1989, mất ở tuổi 13), Nguyễn Văn Chính (22 ngày tuổi mất do tắc mật bẩm sinh) đều để lại cho ông bà những nỗi đau đớn tận cùng.
Năm 2019, con gái Nguyễn Thị Thắm (SN 1997) phát hiện bệnh tiểu đường. Ông bà chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền đưa con đi chữa bệnh, nợ nần chồng chất nhưng tình trạng không thuyên giảm. Em Thắm qua đời khi mới ở độ tuổi 22.
|
Bà Thủy bị bệnh tim và nhiễm trùng máu |
|
Giấy chứng nhận khuyết tật nặng của bà Thủy |
Thắm mất chưa được 2 năm thì đến lượt em Nguyễn Thị Ngọc (SN 2003) bất ngờ đổ bệnh lupus ban đỏ. Một lần nữa, vợ chồng ông Ân lại đi gõ cửa từng nhà người quen, cạy cục vay số tiền hơn 100 triệu đồng đưa con đi chữa bệnh. Thế nhưng hết vào Nam ra Bắc, cách đây gần 1 tháng, khi những đồng tiền vay mượn cuối cùng cạn kiệt thì cũng là lúc em Ngọc trút hơi thở cuối cùng.
“Hai năm mà ông trời cướp mất của tôi hai người con gái, không còn nỗi đau nào hơn như thế nữa. Tôi không muốn bi quan nhưng ước gì có thể chết thay được các con. Giờ con mất, tiền vay mượn chữa bệnh cho con cũng nhiều. Vợ tôi sức khỏe yếu lại khuyết tật, tôi bất lực không tả hết”, ông Ân bế tắc.
|
Căn nhà xơ xác, trống hoác của gia đình nghèo |
Giờ ông bà vẫn còn một gánh nặng đè lên vai. Đó là cậu con trai Nguyễn Văn Chuyên (SN 1991) bị tai nạn dẫn đến chấn thương sọ não cách đây 4 năm, vỏ não vẫn đang gửi nuôi tại bệnh viện.
“Thận của Chuyên bị cắt một quả sau tai nạn, lách bị dập cũng phải cắt bỏ một phần. Giờ vỏ não đang nuôi tại bệnh viện nhưng tôi không thể nào xoay nổi tiền cho con lắp lại.
Sau đợt ấy tính khí nó cũng thất thường, lúc tỉnh táo lúc nổi điên, nhưng đau lòng hơn là mới đây con đau tức ngực, đi khám bác sĩ kết luận con bị u phổi, lao phổi", ông cho biết.
|
Nguyện vọng của ông là có tiền lắp vỏ não và chữa bệnh phổi cho con trai |
Những khó khăn bủa vây khiến đôi vợ chồng già bất lực. Bà Võ Thị Thủy cho hay, bản thân bà bị bệnh tim, nhiễm trùng máu, cứ 3 tháng/lần, bà phải đi lên viện huyết học, mỗi lần cũng tốn 3-5 triệu đồng.
"Tôi thì thế nào cũng được, không chữa cũng không sao, nhưng chỉ ước sao trước khi nhắm mắt xuôi tay có ít tiền chữa bệnh phổi cho Chuyên, thay vỏ não cho nó được lành lặn bình thường", người mẹ khốn khổ nghẹn ngào. Dù còn 3 người con trai nữa nhưng các con của ông bà có cuộc sống chật vật, không giúp được nhiều cho cha mẹ.
Ông Trần Quốc Hoàn, Chủ tịch UBND xã Hương Giang cũng đồng cảm với hoàn cảnh gia đình ông Ân: "Các con lần lượt mắc bệnh qua đời, bản thân ông bà cũng ốm yếu, hết độ tuổi lao động. Mong các nhà hảo tâm thương xót, giúp đỡ họ vượt qua cơn hoạn nạn".
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Ân/ bà Võ Thị Thủy, xóm 2, xã Hương Giang, Hương Khê, Hà Tĩnh. SĐT: 035 6877835 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.014 (gia đình ông Ân) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |
Bị khối u chèn dây thần kinh, bé gái có nguy cơ mù lòa, bại liệt
Từng 1 lần thoát "án tử", không ngờ lần này, căn bệnh ung thư lại tái phát với diễn tiến trầm trọng hơn. Nhìn con gái co quắp người, lăn lộn dưới đất gào khóc vì quá đau đớn, chị Độ cũng không kìm chế được mà òa lên nức nở.
" alt="Cha già tha thiết xin giúp con trai được lắp vỏ não"/>
Cha già tha thiết xin giúp con trai được lắp vỏ não
-
|
Bà Lê Thị Hạnh –Thư ký tòa soạn báo VietNamNet đã trực tiếp vào Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác để trao số tiền 83.079.702 đồng tấm lòng của bạn đọc hảo tâm đến tận tay gia đình em Trần Văn Trường |
Lần thứ 2 trở lại Viện bỏng Quốc gia thăm em Trần Văn Trường, nhân vật trong bài viết: "Mẹ mất sớm, bố tâm thần, nam thanh niên bỏng nặng nguy kịch" đăng trên báo VietNamNet ngày 22/11, chúng tôi vui mừng khi nghe bác sĩ thông báo, tính mạng em đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe đang dần phục hồi. Sắp tới, em Trường sẽ làm phẫu thuật lần 2 và được chuyển khoa tiếp tục điều trị. Đây là điều mà không chỉ những người làm báo mà còn nhiều bạn đọc trong và ngoài nước mong chờ.
Như báo đã chia sẻ, tuổi thơ của Trường không được may mắn như nhiều đứa trẻ khác. Tròn 2 tuổi, mẹ em đột ngột qua đời, em và người anh trai chỉ còn bố để nương tựa.
Éo le thay, đến năm Trường học tiểu học thì bố đột ngột phát bệnh tâm thần. Cha mẹ lần lượt gặp chuyện khiến cuộc sống hai anh em càng khó khăn hơn
Nghèo khó khiến Trường và anh trai phải nghỉ học giữa chừng, dắt díu nhau ra Hà Nội làm phục vụ cho quán phở, kiếm tiền sinh sống qua ngày và lo thuốc men cho bố.
Số phận trớ trêu khi vào ngày 8/11/2020, trong lúc đang phụ bếp, bình khí gas bỗng dưng phát nổ. Do đứng quá gần, Trường bị thương nặng, phải đưa đi cấp cứu gấp. Em nhập viện trong tình trạng bỏng đến 81%, trong đó bỏng sâu 61% ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp.
|
Em Trần Văn Trường bị bỏng nổ bình ga 81% cơ thể |
Tai nạn xảy đến bất ngờ, anh Chỉnh phải nhờ họ hàng hỗ trợ viện phí. Bởi tiền hai anh em đi làm thuê trên Hà Nội kiếm được chỉ đủ trang trải cuộc sống và mua thuốc cho bố, không dành được đồng nào.
Họ hàng cũng không khá giả, số tiền nhờ vả dần cạn kiệt. Trong khi đó, trung bình mỗi ngày, em Trường cần 7-8 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm. Tiền sinh hoạt hằng ngày ở bệnh viện cũng vô cùng tốn kém.
Sau khi được đăng tải trên báo VietNamNet, hoàn cảnh của em Trường đã nhận sự quan tâm của được đông đảo bạn đọc. Qua tài khoản của báo, các nhà hảo tâm gửi ủng hộ cho gia đinh số tiền 83.079.702 đồng. Ngoài ra, gần 1 tháng qua, nhiều mạnh thường quân cũng đến tận bệnh viện đóng viện phí giúp em Trường.
|
Sau khi nhận số tiền 83.709.702 đồng tấm lòng bạn đọc ủng hộ đến em Trường, gia đình đã chia sẻ giúp đỡ cho 2 hoàn cảnh bị bỏng nặng ở Khoa hồi sức cấp cứu, Viện bỏng Quốc gia |
Nhận số tiền lớn của bạn đọc giúp đỡ, với tinh thần tương thân tương ái, anh Chỉnh xin trích ra tổng 30.000.000 đồng cho 2 trường hợp bỏng nặng có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Khoa hồi sức cấp cứu. Cụ thể, 2 bệnh nhận được số tiền đó là: Chị Chu Thị Oanh (37 tuổi) 15.000.000 đồng và bé Vàng Sèo Sình (16 tuổi) 15.000.000 đồng. Còn lại số tiền hơn 50 triệu, gia đình đã đóng vào viện phí cho em Trường.
“Khi em tôi gặp khó khăn nhất đã được mọi người chung tay giúp đỡ. Giờ em đã qua cơn nguy kịch, gia đình nhận được số tiền lớn như này nên chia sẻ giúp đỡ những người khó khăn là việc lên làm", anh Chỉnh (anh trai Trường) chia sẻ.
Phạm Bắc
Trao hơn 60 triệu đồng đến các nạn nhân vụ sạt lở ở Quảng Nam
Chiều 16/12, PV báo VietNamNet đã vượt núi băng rừng, về thăm 2 xã miền núi Trà Leng và Trà Vân, trao hơn 60 triệu bạn đọc hỗ trợ cho các gia đình bị sập nhà, có người thân chết và mất tích trong các vụ sạt lở.
" alt="Trao hơn 83 triệu đồng đến em Trần Văn Trường bị bỏng nổ bình ga"/>
Trao hơn 83 triệu đồng đến em Trần Văn Trường bị bỏng nổ bình ga