当前位置:首页 > Thế giới > Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 3/2: Khó cho ‘lính mới’
Thầy Hà Huy Phương, Hiệu trưởng, cho biết trường từng có thủ khoa, á khoa khối C00 các năm 2022 và 2023 nhưng đây là lần đầu tiên có nhiều thủ khoa như vậy, lại cùng khối thi.
Bốn trong 5 em là học sinh lớp chuyên Sử, phần lớn từng giành giải quốc gia, gồm Nguyễn Thị Ngọc Thảo; Nguyễn Thị Phương Uyên; Nguyễn Thanh Xuân; Đỗ Viết Trung. Em còn lại là Nguyễn Thu Ngân, lớp chuyên Anh.
"Kết quả phản ánh đúng năng lực của giáo viên và học sinh. Nhờ nỗ lực của thầy và trò, thành tích này đạt được không quá khó khăn", thầy Phương nói.
Ông Phương khẳng định khối C00 là thế mạnh của trường và cả tỉnh Bắc Ninh. Từ lớp 10, nhiều học sinh đã xác định học các khối truyền thống, trong đó có C00. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay, trường có 26 giải ở ba môn Ngữ văn, Sử, Địa.
"Đây là động lực giúp em tự tin trong những năm tới ở đại học", nam sinh nói.
So với điểm chuẩn ngành Y khoa (26,17), Minh thừa hơn ba điểm nhưng vẫn tiếc nuối vì lỡ điểm 10 môn Hóa.
Minh kể hoàn thành bài thi trong 1/3 thời gian, sau đó xem lại 3-4 lượt song không phát hiện lỗi. Mãi tới khi có điểm, em làm lại đề và phát hiện chọn sai ngay câu đầu tiên.
"Đó là bài học cho em", Minh chia sẻ.
Trong số rất nhiều “gạch đầu dòng” Thuyên kể về mẹ chồng, tình huống gây ấn tượng hơn cả là “con nói thích ăn vú sữa, mẹ mua luôn cây giống về trồng sau vườn”. Nhiều dân mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu tốt đẹp.
Nguyễn Thụy Thái Thuyên (SN 1998, quê Vĩnh Long) là “nàng dâu số hưởng” trong clip. Thuyên nói, những gì cô liệt kê chỉ là một phần rất nhỏ. Tình yêu thương, sự nuông chiều mẹ chồng dành cho cô nhiều năm qua là không thể đong đếm.
Thái Thuyên và Trần Thanh Liêm (SN 1997, quê Vĩnh Long) quen nhau từ khi đang là học sinh cấp ba. Thuyên lần đầu gặp mẹ chồng - bà Nguyễn Thị Chúc (SN 1974) tại một buổi văn nghệ của trường và tạo được thiện cảm bởi sự ngoan hiền, lễ phép.
Năm 2017, Thuyên theo bạn trai về ra mắt. Mẹ chồng tương lai nói một câu khiến cô nhớ đến giờ: “Cô có 3 người con trai. Từ nay, cô xem con như con gái ruột”. Từ đó, đôi bên gắn kết như ruột thịt dù Thuyên chưa phải con dâu chính thức.
Thanh Liêm học ngành công nghệ thông tin ở một trường đại học tại TPHCM, còn Thái Thuyên đỗ ngành sư phạm mầm non nhưng quyết định bỏ dở việc học, chuyển sang nghề bán hàng.
“Sống ở TPHCM, tụi mình chỉ biết nương tựa vào nhau, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Thế nhưng, hai đứa chưa bao giờ gắt gỏng hay lạnh nhạt với nhau, chỉ tâm niệm một điều là cùng nhau cố gắng.
Sự ủng hộ, hỗ trợ của ba mẹ chồng là nguồn khích lệ vô cùng lớn với tụi mình. Chưa cưới nhưng mẹ đã coi mình là dâu con trong nhà, luôn dặn dò anh Liêm chăm sóc mình chu đáo”, Thuyên chia sẻ.
Bà Chúc gọi điện hỏi thăm Thuyên mỗi ngày. Mỗi cuối tuần, bà lại gói ghém thịt cá, rau củ quả,... gửi lên thành phố cho các con. Những món Thuyên thích, chỉ nói một lần là bà ghi nhớ và luôn chuẩn bị sẵn mỗi khi cô về thăm nhà.
Năm 2022, trải qua bao thăng trầm, Thái Thuyên và Thanh Liêm cũng có một đám cưới trọn vẹn. Ba mẹ chồng cô tôn trọng tuyệt đối mong muốn của các con trong ngày vui.
“Mình nhớ, mình cực thích chiếc váy cưới ấy nhưng giá hơi cao nên đắn đo. Mẹ chồng mình bảo ‘đời người chỉ có một lần cưới, con thích cái nào thì cứ thuê đi, mẹ cho thêm tiền’.
Nhiều lần mình hỏi mẹ ‘sao mẹ thương con dữ vậy?’. Mẹ chồng mình đáp ‘vì con là con của mẹ. Con gái người ta nuôi lớn bằng này, về ở với mẹ thì mẹ phải thương như con ruột, thậm chí còn hơn’”, Thuyên kể.
Con dâu là “công chúa của cả nhà”
Sau đám cưới, vợ chồng Thuyên vẫn sống và làm việc tại TPHCM, mỗi cuối tuần đều dành thời gian về Vĩnh Long thăm bố mẹ hai bên.
Thuyên chưa một lần phải dậy sớm quét nhà, đi chợ, nấu đồ ăn sáng cho nhà chồng. Ngược lại, mỗi khi cô tỉnh giấc vào lúc 10-11h, luôn có một bàn đầy ắp thức ăn đợi sẵn, đồ ăn đều là những món hợp khẩu vị.
Thuyên có 2 người em trai chồng, mọi việc nhà đều do hai em đảm nhiệm.
Mẹ chồng biết Thuyên thích ăn tôm, cá đồng thường đi bắt nấu cho cô ăn. Thuyên thích ăn chôm chôm, vú sữa, măng cụt,... mẹ chồng mua luôn giống cây về trồng sau vườn. Đến nay, cây đã đơm qua kết trái, Thuyên tha hồ được ăn hoa quả sạch.
“Biết mình về, mẹ thường mua đồ ăn vặt để sẵn ở nhà. Mẹ chèo xuồng đưa mình đi chợ, chặt cây chuối làm phao dạy mình bơi sông,... Biết bao kỷ niệm về mẹ, mình luôn ghi nhớ.
Tình thương mẹ dành cho mình 10 năm vẫn vậy, thậm chí còn nhiều hơn. Đến giờ, mẹ vẫn luôn gọi mình là ‘công chúa của cả nhà’”, Thuyên tâm sự.
Thuyên hiểu, niềm vui của vợ chồng cô chính là niềm vui của mẹ nên luôn cố gắng xây dựng tổ ấm nhỏ của mình thật hạnh phúc. Đó là cách cô báo đáp công ơn và tình yêu thương của mẹ chồng.
Ảnh: NVCC
Giữa đám cưới, mẹ chồng hỏi một câu khiến con dâu ghi nhớ suốt 4 nămBốn năm làm dâu, Thu Hằng có nhiều kỷ niệm đẹp về mẹ chồng, trong đó, kỷ niệm khiến chị nhớ nhất là vào ngày tổ chức đám cưới." alt="Nàng dâu Vĩnh Long thích ăn vú sữa, mẹ chồng mua luôn cây giống về trồng"/>Nàng dâu Vĩnh Long thích ăn vú sữa, mẹ chồng mua luôn cây giống về trồng
Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế
Sau một thời gian kết hôn, Bec càng hạnh phúc hơn khi được làm mẹ của một đứa trẻ tinh nghịch. Cậu bé chính là động lực để cô cùng chồng hoàn thiện khu vườn như một món quà đặc biệt dành tặng con. |
Cả hai đều ủng hộ cắt giảm việc vận chuyển thực phẩm bởi những tác động xấu đến môi trường và mong muốn tạo một lối sống bền vững hơn. Vì vậy, họ tự trồng trái cây và rau sạch trong khu vườn nhà mình, đồng thời giữ lại chất thải sinh hoạt để làm phân bón. |
Bec rất thích quan điểm "trồng rau chính là đang kiếm tiền". Bởi khi trồng trọt, cô ít mua rau ở cửa hàng hơn. Bà mẹ trẻ chủ yếu dành thời gian ấy để chăm sóc những loại rau mình trồng được. Cô lên kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày khi dạo quanh khu vườn xem những loại rau quả nào có thể thu hoạch được. |
Bec mong muốn được chia sẻ tình yêu trồng trọt, làm vườn với con trai khi cậu bé lớn lên. Hiện tại, bé mới được 3 tháng tuổi nên ngoài thời gian làm vườn, cô thường đưa con ra ngoài ngắm nhìn không gian xanh tươi, đẹp mắt mà cô cùng chồng đã dành thời gian chăm chút. Cả hai hy vọng sau này khi trưởng thành, con có thể hiểu và trân trọng những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày cũng như công sức những người làm vườn đã bỏ ra để trồng nên những loại thực phẩm đó. |
Bec cho rằng cô vô cùng may mắn khi thời tiết nơi mình sống khá thuận lợi để cô làm vườn quanh năm. Cô trồng tổng cộng 32 hộp gỗ rau và cây trái. Không gian sân vườn được tận dụng nguyên phần sân sau. |
3 năm trước, khu vực này chỉ là bãi đất trống đầy cỏ dại và những cây cọ thường xuyên phải cắt tỉa, bón phân nhưng lại chẳng mang lại kết quả gì. Vì thế, Bec cùng chồng đã tạo các hộp gỗ để trồng những loại rau quả mà mình thích. Khu vườn thực phẩm dần dần được mở rộng và quy hoạch một cách khoa học. |
Hiện tại, Bec đang trồng cà chua, dưa chuột, khoai tây, bí ngòi, cà rốt, củ cải đường, cà tím, ớt chuông, đậu, ngô, thảo mộc… và rất nhiều loại hoa để thu hút ong bướm. Cô cũng trồng cây ăn trái lùn hoặc cây bụi nhỏ ở sân sau như việt quất, dâu tằm… |
Bec tận dụng chính phân giun đất và phân trộn tự chế để cải thiện cấu trúc đất một cách tự nhiên. Cô còn phủ thêm một lớp mùn mía để giữ ẩm cho đất và kích thích sự phát triển của vi sinh vật. Bec kiểm tra khu vườn của mình hàng ngày để nhanh chóng phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của sâu bệnh, sau đó loại bỏ bằng tay hoặc sử dụng tinh dầu sinh thái hữu cơ. |
Bec tiết kiệm và sưu tầm hạt giống trong nhiều năm qua để tạo nên kho hạt giống trồng quanh năm. Cô cũng không ngừng trao đổi hạt giống của mình với những người có chung sở thích để đa dạng hơn cây trồng. |
Rào cản lớn nhất mà cô gái trẻ gặp phải chính là việc tưới nước. Khu vườn có nắng cả ngày nhưng cô vẫn áp dụng cách tưới thủ công. Hiện Bec đang cố gắng hoàn thiện hệ thống tưới tự động. |
Một trong những phần thưởng lớn nhất công việc làm vườn đem lại cho Bec chính là cơ hội để nuôi dưỡng tâm hồn và làm những việc mà mình yêu thích. Dù ngày mưa hay nắng, dù vui hay buồn, gặp bất kỳ khó khăn gì, khi bước vào khu vườn là cô lại thấy lòng bình yên đến lạ khi được ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của cây cối. |
"Nếu bạn đang bắt đầu tự mình trồng rau, chỉ cần nhớ rằng hãy tận hưởng cuộc hành trình mà khu vườn mới mang đến cho bạn. Ăn mừng những chiến thắng và trưởng thành từ những thất bại. Cứ mạnh dạn ấp ủ những ước mơ lớn lao nhưng hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất", cô chia sẻ. |
Theo Dân Trí
Từ khu đất chỉ có 5 cây xanh, cỏ dại mọc um tùm, chị Luyến Morrison đã cải tạo để trồng các loại hoa. Sau 4 năm, khu vườn của vợ chồng chị quanh năm muôn hoa khoe sắc.
" alt="Khu vườn nhỏ đủ loại cây trái của cặp đôi yêu nhau 16 năm"/>Trong buổi giao lưu với người dân TP Huế tại bến thuyền Tòa Khâm, đoàn thiện nguyện của ông Hải nhận được hơn 106 triệu đồng tiền ủng hộ. |
Trên trang Facebook cá nhân, ông Hải cho biết, trong sáng nay, ông có buổi giao lưu với người dân tại bến thuyền du lịch Tòa Khâm (49 Lê Lợi, TP Huế) và trực tiếp làm nhân viên bưng bê, chạy bàn tại quán cơm phục vụ người nghèo trên đường Hồ Đắc Di.
“Vì đang còn khoảng 30.000 hộp sữa của các nhà hảo tâm nên nếu các bạn đến giao lưu lần này thì xin đừng mua sữa đặc nữa, thay vào đó mỗi bạn ủng hộ 50 nghìn đồng, bỏ vào thùng. Cô Thùy Dương (một công dân trú tại TP Huế) và các bảo vệ sẽ kiểm đếm, công khai số tiền và cùng tôi đưa tiền quyên góp đến ngân hàng.
Một nửa số tiền chúng tôi sẽ chuyển thẳng đến Ủy ban MTTQ huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), nửa còn lại sẽ chuyển cho huyện A Lưới để 2 huyện xây dựng những căn nhà tình thương (60 triệu đồng/căn) cho bà con nghèo người dân tộc H’ Mông, Pa Kô…”, ông Hải chia sẻ.
30 phút phục vụ tại quán cơm 5.000 đồng, ông Hải nhận tiền công 60 triệu đồng để xây nhà cho người nghèo.
|
Tại bến thuyền du lịch Tòa Khâm, ngay từ sáng sớm nay, có hàng trăm lượt người dân đã đến giao lưu với ông Đoàn Ngọc Hải và đoàn.
Đến 10h15, kết thúc buổi giao lưu, đoàn thiện nguyện của ông Hải mở thùng kiểm tiền ủng hộ. Tổng số tiền quyên góp thu được là hơn 106 triệu đồng.
30 phút phục vụ quán cơm nhận 60 triệu đồng
Gần 11h cùng ngày, ông Đoàn Ngọc Hải cùng đoàn thiện nguyện có mặt tại “Quán cơm 5.000” (101 Hồ Đắc Di, TP Huế) để làm nhân viên bưng bê, phục vụ quán cơm.
Những đĩa cơm đầy đủ dưỡng chất cho người nghèo.
|
“Quán cơm 5.000” do anh Nguyễn Đăng Hậu (trú TP Huế) và nhóm thiện nguyện "ATM Gạo Huế" gây dựng, đưa vào hoạt động trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Mục đích của đoàn thiện nguyện nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp chung tay ủng hộ tinh thần và vật chất, giúp những sinh viên nghèo, người lao động hoàn cảnh khó khăn có bữa ăn đảm bảo chất lượng.
“Ngay khi tiếp nhận thông tin ông Đoàn Ngọc Hải có ý nguyện làm nhân viên phục vụ để quyên góp tiền công xây dựng nhà cho người nghèo, thông qua quán cơm 5.000, các mạnh thường quân đã ủng hộ 60 triệu đồng để giúp ông thực hiện ý nguyện với yêu cầu ông Hải phục vụ tại quán cơm 30 phút”, anh Nguyễn Đăng Hậu cho biết.
Người đàn ông đạp xích lô cảm kích khi lần đầu đến quán ăn. |
Tại “Quán cơm 5.000”, sau khi bắt tay thăm hỏi những sinh viên nghèo, những người lao động khổ cực, ông Hải nhanh chóng bắt tay vào làm công việc phục vụ của mình.
Những đĩa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng được ông Hải bưng bê, đưa đến tận bàn ăn của những người nghèo. Hành động nhanh gọn, dứt khoát và mang tính “chuyên nghiệp” của người nhân viên “đặc biệt” khiến nhiều người có mặt ngỡ ngàng, thán phục.
“Em từ nước Lào đến TP Huế để theo học Luật tại Trường Đại học Luật. Em cũng biết ông Hải qua các trang mạng xã hội nhưng không nghĩ rằng hôm nay được chính ông phục vụ tại quán cơm”, một sinh viên người Lào chia sẻ.
Mỗi người đến quán ăn được ông Hải tặng 2 hộp sữa đặc.
|
Cùng với việc phục vụ quán cơm, ông Hải cùng đoàn thiện nguyện đã trao tặng mỗi người dân đến ăn tại quán cơm 2 hộp sữa đặc. Đây là nguồn thực phẩm ông Đoàn Ngọc Hải được các nhà hảo tâm gửi tặng trên chuyến hành trình của mình.
“Những người dân ở Huế rất tuyệt. Nhìn những tình cảm của các bạn dành cho đoàn, tôi chỉ muốn ôm các bạn vào lòng và nói lời cảm ơn”, ông Đoàn Ngọc Hải cảm nhận.
Theo chị Thùy Dương (người đi cùng đoàn thiện nguyện), sau khi kết thúc công việc 30 phút phục vụ tại quán ăn, các nhà hảo tâm sẽ chuyển 60 triệu đồng tiền công vào tài khoản công khai của ông Đoàn Ngọc Hải.
Đoàn chụp hình lưu niệm với anh Hậu cùng các nhân viên quán trước khi lên đường đi Tây Bắc. |
“Cùng với số tiền giao lưu sáng nay là được hơn 160 triệu đồng, chúng tôi sẽ chia đôi và gửi cho 2 huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) và Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) để xây nhà cho người nghèo.
Hoạt động thu - chi này sẽ được công bố công khai trên trang Facebook cá nhân của anh Hải”, chị Dương cho biết.
Được biết, sau khi kết thúc công việc tại “Quán cơm 5.000”, ông Hải cùng đoàn sẽ di chuyển ra các tỉnh Tây Bắc để tiếp tục hành trình thiện nguyện.
Quang Thành
Có những người dân thủ đô sẵn sàng đóng cửa điểm kinh doanh của mình để lấy chỗ phục vụ việc tiêu thụ hàng chục tấn nông sản giúp bà con nông dân Hải Dương.
" alt="Mức lương 'khủng' của ông Đoàn Ngọc Hải sau 30 phút bưng cơm ở Huế"/>Mức lương 'khủng' của ông Đoàn Ngọc Hải sau 30 phút bưng cơm ở Huế
Kể từ đó, tôi buộc phải học cách chi tiêu tằn tiện hơn. Mặc dù bản thân nhận thấy tính tiết kiệm và quản lý gia đình của tôi ngày càng tốt lên nhưng tôi vẫn không hài lòng với cách làm của mẹ chồng, cảm thấy bà không nên can thiệp vào cuộc sống của vợ chồng tôi. Có đúng là giữ thẻ lương để giúp vợ chồng tôi tiết kiệm hay không hay lại cấu véo vào thì chết dở?
Tôi thường nghi ngại mẹ chồng như vậy nên mỗi lần đối mặt với bà, dù bà đối xử rất tốt với tôi, tôi vẫn cảm thấy khó chịu, đôi khi còn tỏ thái độ không tốt với bà. Mỗi lần cãi nhau với chồng vì chuyện vặt vãnh, tôi lại nhắc đến chuyện mẹ chồng lấy đi thẻ lương để cằn nhằn. Tuy nhiên vì đã hứa với mẹ nên chồng tôi cũng nhất quyết không động đến số tiền đó khi chưa thực sự cần khiến tôi rất ấm ức.
Gần đây, vợ chồng tôi tìm hiểu và rất thích một căn chung cư trong nội thành đang xây dựng theo tiến độ. Nếu mua chúng tôi chỉ cần đặt cọc một khoản trị giá khoảng 1/3 căn nhà, sau đó sẽ làm thủ tục để ngân hàng hỗ trợ cho vay số còn lại và trả dần trong nhiều năm.
Sau khi bàn bạc rất kỹ, vợ chồng tôi quyết định mua căn hộ đó, dự định huy động tất cả nguồn tiền hiện có, bao gồm cả thẻ lương của chồng và vay mượn thêm người thân nếu cần. Khi mẹ chồng biết tin, bà đã gọi 2 vợ chồng tôi về nói chuyện. Tôi nghĩ ngay đến việc thể nào bà cũng ngăn cản hay làm khó vợ chồng tôi để không trả thẻ lương, nhưng sự thật hoàn toàn khác.
Bà chỉ đưa thẻ lương và ôn tồn bảo: “Hai năm qua các con cũng vất vả rồi, mẹ trả lại 2 đứa. Mong là sẽ đủ cho các con đặt cọc tiền nhà”.
Thẻ lương đó chồng tôi không dùng internet baking nên cũng không biết số tiền đến tiền đi thế nào kể từ ngày đưa cho mẹ giữ. Trên đường đi ra ngân hàng tôi nghĩ thầm không biết có bị mẹ chồng tiêu lẹm vào không, lương chồng tôi được 17 triệu, tức là còn 17 triệu x 24 tháng, được khoảng hơn 400 triệu mới là đủ.
Nhưng khi đến ngân hàng và nhìn thấy số dư trong thẻ lương của chồng, chúng tôi ngạc nhiên nhìn nhau không tin nổi bởi số tiền là 850 triệu, còn dư một ít so với số tiền chúng tôi cần đặt cọc ban đầu. Chồng quả quyết anh không hề được tăng lương, mọi khoản thu nhập khác hay ai chuyển tiền thì anh có thẻ ATM khác chứ không hề chuyển vào thẻ lương mẹ cầm.
Lúc này, tôi xúc động đến rơi nước mắt, hóa ra mẹ chồng đã chuyển thêm vào đó số tiền 2 ông bà tiết kiệm được trong bao năm qua để giúp đỡ vợ chồng tôi, bà không nói trước là để 2 vợ chồng tôi có động lực cố gắng mà không ỉ lại. Vậy mà ngay từ đầu tôi cứ nghĩ luôn nghĩ xấu cho bà, tôi thật đáng trách…
Độc giả Huỳnh Trân
Vợ chồng tôi sắp đón đứa con thứ hai. Hồi sinh con đầu lòng, tôi xin về ngoại ở cữ nhưng mẹ chồng và chồng tôi đều không đồng ý.
" alt="Mẹ chồng đòi giữ thẻ lương khiến con dâu ấm ức và cái kết bất ngờ"/>Mẹ chồng đòi giữ thẻ lương khiến con dâu ấm ức và cái kết bất ngờ