- Lễ Kỷ niệm 5 năm hoạt động của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 – 2020 và thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VNCCCT) diễn ra ngày 20/12. Thông điệp của Lễ kỷ niệm được gửi đến những người nghiên cứu toán và những người yêu thích toán là “Toán học luôn ở xung quanh ta và gần gũi với tất cả mọi người. Hãy phấn đấu vì một nền Toán học Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới”. GS Trần Văn Nhung,ôBảoChâugửithôngđiệpvềtoánhọbd 24h Phó trưởng Ban điều hành Chương trình cho biết, qua 5 năm hoạt động, Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên ngành về Toán, như xét chọn học bổng cho học sinh, sinh viên, công trình công bố quốc tế, tổ chức tập huấn giáo viên chuyên toán, các hội thảo chuyên đề về Toán học... Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cũng tạo dựng được môi trường học thuật và làm việc tiên tiến, được cộng đồng toán học trong nước và quốc tế đánh giá cao; quy tụ được một lượng đông đảo các nhà Toán học hàng đầu thế giới cũng như Việt Nam tới làm việc và tham gia các hoạt động học thuật. Trong lễ tổng kết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ôn lại những ngày đầu triển khai Chương trình và thành lập VNCCCT. Theo ông Luận, VNCCCT là một mô hình hoàn toàn mới lạ, khi triển khai thành lập các bên đã thống nhất cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp sâu về chuyên môn mà chỉ đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ; Chuyển mô hình từ kiểm soát, can thiệp và sự phát triển sang mô hình tạo điều kiện thống nhất, hỗ trợ cho sự phát triển. Ông Luận đánh giá sự ra đời của Chương trình trọng điểm và VNCCCT đã là luồng gió mới không chỉ trong lĩnh vực toán học mà còn lan tỏa sang các lĩnh vực khoa học khác, có tác động bước đầu khá mạnh mẽ đến việc dạy, học, đến tình yêu với môn toán và các môn khoa học cơ bản...
GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học của VNCCCT, chia sẻ “Ở nửa chặng đường của chương trình trọng điểm, VNCCCT đã có một số thành tựu, đã hiện thực được một phần kỳ vọng lớn mà Chính phủ và Cộng đồng toán học vào vai trò của nó”. GS Châu cho biết, trong giai đoạn hai của chương trình trọng điểm, một mục tiêu lớn của VNCCCT là xây dựng một chương trình đào tạo tiến sĩ xuất sắc, dựa vào sự phối hợp với các trường đại học lớn ở Hà Nội, và các trường ĐH nước ngoài đặc biệt là ở châu Âu. “Có chương trình đào tạo tiến sĩ với chất lượng được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận cần được coi là ưu tiên số một, nếu ĐH Việt Nam muốn cải thiện đẳng cấp của mình. Đối với VNCCCT, đây sẽ là một mục tiêu quan trọng hàng đầu” – GS Châu khẳng định. Bên cạnh đó, theo GS Châu, một trong những điểm rất bất lợi của khoa học Việt Nam là không có tạp chí được xếp loại ISI. Ông cho biết VNCCCT không có chủ trương xây dựng một tạp chí mới, vì việc này đòi hỏi mức độ đầu tư cả về kinh phí và công sức quá lớn, mà chia nguồn lực của mình vào hai hướng thực tế hơn: một là khai thác các bài viết chất lượng cao của Hội thảo thương niên để nâng cấp và ủng hộ cho Acta được xếp loại ISI, hai là xây dựng chuỗi bài bài giảng VIASM như một subseries trong một series đã có tên tuổi và tất nhiên đã được công nhận ISI từ lâu. VNCCCT sẽ tiếp tục tổ chức và hỗ trợ tổ chức các hội nghị quốc tế qui mô; trong đó có Hội nghị mật mã châu Á cuối 2016, dự kiến có Hội nghị toán học châu Á 2017, và Hội nghị toán học Việt Mỹ 2019… Lễ kỷ niệm còn bao gồm các hoạt động như tọa đàm, các bài giảng chuyên đề về Toán học, như: “Chuyên Toán- đi đâu về đâu?”, “Ích gì, toán học”, “Từ trường chuyên đến đỉnh cao toán học”... triển lãm các mô hình toán học khổng lồ. Một số hình ảnh trong Ngày hội Toán học mở dành cho mọi đối tượng người lớn, trẻ em đang quan tâm và chưa quan tâm đến Toán học với chủ đề “Toán học trong vỏ hạt dẻ”.
Ngân Anh |