Nỗi trăn trở của đôi vợ chồng mù 10 năm chưa thoát cảnh nghèo
Vợ chồng anh Lô Văn Cường (57 tuổi) và chị Ngôn Thị Hường (45 tuổi) là người dân tộc Tày,ỗitrăntrởcủađôivợchồngmùnămchưathoátcảnhnghèbd duc quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Số phận run rủi khiến hai mảnh đời bất hạnh này dù mù lòa nhưng phải lưu lạc nhiều nơi để mưu sinh.
![]() |
Gia đình có hai vợ chồng đều bị mù, cuộc sống gặp nhiều khó khăn |
Lóng ngóng rót nước mời khách, anh Cường chậm chạp lục lọi trong trí nhớ của mình về những tháng ngày hai vợ chồng từng trải qua. Anh vốn bị mù bẩm sinh, còn chị Hường hỏng mắt do mắc bệnh hiểm nghèo từ năm 4 tuổi.
Gặp gỡ rồi nên duyên từ năm 2005, anh chị dựa vào nhau mà sống, cố gắng làm lụng hy vọng tương lai sẽ tốt đẹp hơn. Cô con gái tên Lệ ra đời như một nguồn sáng len lỏi trong họ. Thế nhưng lớn lên, dù Lệ xinh xắn nhưng lại có phần chậm chạp hơn so với chúng bạn. Đến giờ em chỉ trợ giúp đưa bố mẹ ra phố mỗi khi cần thiết, ngoài ra không phụ thêm được gì.
"Sinh cháu được 2 năm, chúng tôi phải gửi con vào trại trẻ mồ côi, còn hai vợ chồng đi làm thuê trang trải cuộc sống. Lúc đầu làm đan lát, mỗi ngày chỉ kiếm được 50 ngàn đồng", anh Cường nhớ lại.
Đến năm 2012, anh chị được Hội người mù tỉnh Cao Bằng cho đi học tẩm quất, một nghề phù hợp với những người có hoàn cảnh đặc biệt như vợ chồng anh, thu nhập được cải thiện hơn chút ít.
![]() |
Mắt không nhìn thấy nhưng anh lại từng trải qua nhiều nghề, đi nhiều nơi để mưu sinh |
Có nghề tẩm quất, anh chị mang đứa con 7 tuổi đi khắp nơi, đến các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa... làm thuê cho các trung tâm của người mù. Năm 2014, anh chị đến Hòa Lạc (Hà Nội). Tại đây, thấy môi trường sống phù hợp, anh bàn với vợ mở một tiệm riêng nằm ngay gần ngã tư Hòa Lạc.
“Ban đầu cũng lo lắm, vì vốn liếng trong tay chỉ đủ cầm cự cuộc sống. Nhưng nhờ mọi người động viên, giúp đỡ, chúng tôi cũng mày mò rồi thuê nhà, mở tiệm. Từ cái giường cho khách đến máy giặt cũng nhờ bà con ủng hộ", anh tâm sự.
Đếm khách qua ngày
So với nhiều năm trước, cuộc sống của vợ chồng anh Cường vẫn không khấm khá hơn là mấy. Năm 2018, anh chị sinh thêm một bé trai. Con cái lớn lên, chi phí phát sinh càng nhiều, kinh tế gia đình lại càng trở nên chật vật.
“Cháu Lệ tuy đã lớn nhưng không được khôn ngoan lanh lợi như những bạn cùng trang lứa, cũng sợ sau này chúng tôi lại thêm một gánh nặng, nên vợ chồng quyết định sinh thêm, mong rằng cháu sẽ khôn hơn chị, đó là niềm hy vọng cuối cùng”, chị Hường tâm sự.
Chị cho biết, vì nhu cầu tẩm quất của mọi người không nhiều, nên lượng khách đến những chỗ như chị ngày một ít đi. Ngày cao điểm cũng chỉ có 3 khách, giá mỗi lần chỉ 70.000 đồng. Số tiền này chắt chiu lắm mới đủ phí sinh hoạt.
![]() |
Gia đình chắt bóp, tằn tiện từng bữa chỉ mong con cái có tương lai tốt đẹp hơn |
“Buổi sáng có một khách là đã ấm lắm rồi, giải quyết được tiền thuê nhà 2 triệu đồng/tháng, còn thêm một khách nữa là lo được bữa cơm trong ngày, nếu may mắn có thêm một khách thứ 3 thì để tiết kiệm phòng khi có ngày ế ẩm, không có khách”, anh Cường chia sẻ.
Ông Phạm Văn Khánh, hàng xóm gia đình anh Cường cho hay, cuộc sống của gia đình mù này vô cùng chật vật. "Hai vợ chồng không nhìn thấy gì, làm nghề này ngày có ngày không. Con gái lớn lại không nhanh nhẹn, giúp đỡ được gì cho cha mẹ. Đứa nhỏ 2 tuổi còi cọc, không biết có được ăn uống đủ đầy không.
Thậm chí, có lần đứa bé chạy ra giữa đường, xe cộ đi qua tấp nập mà cha mẹ không hề hay biết. May có hàng xóm xung quanh hô hào, lao ra đường chặn xe, báo hiệu dừng lại, nếu không thì không biết hậu quả thế nào”, ông kể.
Hơn 1 năm trải qua dịch Covid-19, người lao động nghèo là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Cửa tiệm của anh Cường dừng hoạt động, khi mở cửa trở lại thì không có khách. Nhà luôn trong tình trạng hết gạo, thiếu ăn. May mắn bà con xung quanh hỗ trợ nhưng cũng không được bao nhiêu.
"Như dịp Tết vừa qua, người cho gạo, người gói cả bánh chưng sang cho, chứ không thì lấy gì ăn Tết", anh thở dài.
![]() |
Điều anh chị trăn trở chính là tương lai của hai đứa nhỏ khi cha mẹ ngày càng nhiều tuổi, sức khỏe yếu đi |
Không những thế, do bởi mù lòa, nhiều lần vợ chồng anh gặp phải khách không tốt, đến tẩm quất đưa tiền mệnh giá thấp nhưng lại nói dối, khiến anh chị phải bù tiền trả họ, khó khăn chồng chất khó khăn.
"Họ đưa tôi 50 ngàn đồng mà nói là 100 ngàn, tôi thật thà trả lại 30 ngàn cho họ. Những trường hợp như thế, thỉnh thoảng lại xảy ra", chị Hường kể.
Điều an ủi duy nhất của gia đình bất hạnh này là những tờ giấy khen của các con, hay tiếng cười giòn giã của hai đứa trẻ mỗi lần được cha mẹ dắt đi chơi. Tủi thân cảnh mù lòa nhưng anh Cường, chị Hường chưa khi nào hết niềm tin, chỉ mong việc làm ăn tốt hơn, dành dụm được chút tiền cho con ăn học hoặc lỡ may ốm đau, bệnh tật.
Mong ước giản dị của họ đã kéo dài 10 năm nay vẫn chưa thành sự thật khi mà hàng ngày, họ vẫn phải đối diện với gánh nặng cơm áo, gạo tiền. Mong sao những tấm lòng vàng có thể giúp đôi vợ chồng mù lòa cùng hai đứa nhỏ được động viên, tiếp tục phấn đấu trong cuộc sống.
Ngọc Cương - Thu Hiền
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Anh Lô Văn Cường, số nhà 276, đường 21, Thôn 4, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, Hà Nội. SĐT 0966642032 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.099(anh Lô Văn Cường) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản:0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |

Xót xa bé trai 17 tháng tuổi bị suy thận và bệnh tim
Mới 7 tháng tuổi, bé Thiệu đã mắc bệnh tim lẫn suy thận. Đến nay, tính mạng con vẫn đang bị đe doạ nghiêm trọng dù bố mẹ dốc lòng chạy chữa.
(责任编辑:Kinh doanh)
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2: Rút ngắn khoảng cách
- U23 Việt Nam: Điều bất ngờ ở lớp học của con tôi
- Học trò nghĩ gì về tình dục học đường?
- Lò võ Thiếu Lâm, nơi những chú tiểu mơ ước làm ngôi sao võ thuật
- Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2
- Vụ thầy giáo bị tố đánh vẹo cột sống nữ sinh: Đề nghị cảnh cáo thầy giáo, khiển trách hiệu trưởng
- Hà Tĩnh phải rạng danh bằng nền kinh tế công nghệ cao
- Bí mật của ông chủ 60 tuổi và osin bị phơi bày vì tiếng khóc lúc nửa đêm
- Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs Gloria Buzau, 22h00 ngày 21/2: Tiếp tục trắng tay
- PTIT sẽ xin cấp phép đào tạo thí điểm ngành công nghệ game trong năm nay
- 9 câu tối kỵ nói với sếp
- Học viện Báo chí & Tuyên truyền được cấp chứng chỉ Tiếng Anh 6 bậc
- Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2
- Khách hàng vừa mở app MoMo chúng tôi đã đoán được khách hàng định làm gì
- Soi kèo phạt góc Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2
- Những chân lí nhỏ trong cuộc sống to
- Bí mật về xác ướp 'công chúa la hét' trong ngôi mộ cổ
- Thế hệ Y khiếm khuyết kỹ năng mềm
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Toulouse, 23h15 ngày 23/2: Sân nhà mất thiêng
- Di dời toàn bộ học sinh Trường THPT Trần Nhân Tông sau vụ vữa trần rơi khiến 3 em nhập viện