GS Trần Ngọc Vương: 'Vẫn còn sự chiếm đoạt chức danh GS, PGS'
GS Trần Ngọc Vương – Giảng viên khoa Văn học – Trường Đại học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội,ầnNgọcVươngVẫncònsựchiếmđoạtchứbóng đá lu 9 chia sẻ cảm nhận của mình về quy trình phong chức danh hiện nay của nước ta.
GS đánh giá thế nào về chất lượng PGS, GS ở nước ta hiện nay?
- Từ năm 1980, thời điểm bắt đầu “phong” giáo sư trở lại sau mấy chục năm không thực hiện, cho tới nay, ta có hơn 1.500 GS, khoảng hơn 8300 PGS, nhưng số lượng GS, PGS đã mất, hoặc không giảng dạy, không còn làm nghề thì chúng ta chưa thống kê được.
Rất nhiều người được phong nhưng điều đáng buồn là, theo con số của chính Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ hơn 30% người có học vị từ tiến sĩ trở lên làm việc ở các trường đại học. Còn khoảng 70% GS, PGS không làm công tác giảng dạy.
![]() |
Theo tôi con số này rất phí, nên coi đó là sự “chiếm đoạt” danh hiệu. Tất nhiên, việc phong hàm vị có liên quan đến nhiều thứ như tiếng tăm, quyền lợi, lương bổng, thu nhập…
Ở ta có một câu chuyện khác nữa là coi phong hàm vị như là một sự ghi công, sự khen thưởng… Đúng ra, phải hiểu rằng việc phong hàm vị là chức danh công tác, mà trách nhiệm là chính chứ không phải nhắm tới sự đãi ngộ, cũng không phải là sự ghi nhận thành tích. Vì vậy, việc phong hàm vị GS, PGS mà không làm công tác giảng dạy thì theo tôi sẽ mất ý nghĩa, mà chỉ là một sự an ủi, một cách vinh danh nào đó thôi!
Theo tôi, chất lượng GS, PGS hiện nay ở nước ta chưa được như ý. Như giáo sư Hoàng Tụy có lần nhận xét ước lượng thì ở nước ta có tới 70% số GS, PGS không đạt chuẩn, tôi không dám khẳng định con số này. Nhưng tôi nghĩ rằng, một GS có uy tín lớn như Hoàng Tụy, hiểu biết giới Đại học quốc tế, nói ra như vậy thì chúng ta phải suy nghĩ.
Trong khoa học tự nhiên tôi không biết, nhưng trong khoa học xã hội thì chất lượng PGS, GS hiện nay kém hơn các thế hệ trước. Vì GS ngày xưa có ít, không “đại trà” như hiện nay, các cụ tự định hướng, tự “trở thành”, nhiều chỗ phải tự mày mò học hỏi, về ngoại ngữ tuyệt đại đa số các cụ ít nhất là thành thạo, dùng được từ một nhiều ngôn ngữ… nên theo tôi chất lượng GS, PGS ngày xưa vẫn tốt hơn.
Mà trước đây ai được phong thì là GS, hầu như trước năm 1980 chưa có PGS. Các GS thế hệ “khai sơn phá thạch” có nhiệm vụ rất rõ ràng, được ủy thác của cộng đồng, của nhà nước, rồi từ đó tính tự nhiệm rất cao.
Theo GS, việc phong hàm vị PGS, GS hiện nay đã chặt chẽ chưa? Có hiện tượng “chạy” học hàm học vị không?
- Hiện nay, bộ tiêu chí chuẩn để phong hàm GS, PGS theo tôi, chủ yếu lấy theo tiêu chí của Khoa học tự nhiên. Còn Khoa học xã hội tôi nghĩ còn nhiều điều chưa chuẩn lắm! Cách tính điểm công trình chưa ổn. Việc thẩm định phong hàm vị PGS, GS hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp “nể nhau” thì giúp nhau để được phong tặng. Có người viết chuyên luận hoặc bài báo nhạt nhẽo, rất ít thông tin, nhưng vì áp lực này, áp lực kia, người tham gia thẩm định trong các Hội đồng vẫn ủng hộ, vẫn tính điểm “kha khá” nếu ứng viên “chỉ có ngần ấy”.
Hiện tượng chạy trong khâu thẩm định phong hàm GS, PGS tôi nghĩ chắc là có, tuy tôi chưa bắt gặp trường hợp nào để có thể khẳng định đích danh. Nhưng theo tôi nếu nhà giáo, nhà nghiên cứu lên cấp hàm GS, PGS mà “chạy” khâu thẩm định tôi cho rằng đó là sự nhục nhã; anh phải để cho người ta đánh giá, nhưng đây anh lại chạy, mà chạy bằng tiền, bằng “quà” để có được hàm vị GS, PGS thì đó là sự đáng xấu hổ…
Số người không làm “động tác” chạy thẩm định theo tôi là ít. Và số người xòe tay ra nhận tiền dưới hình thức cảm ơn tôi chắc rằng cũng có. Đó là hành vi đáng lên án và thật xấu hổ. Chúng ta hiểu chạy chức danh thì cũng giống như là chạy chức, chạy quyền, không ai “rao to” lên được…
Nếu xảy ra tình trạng “chạy” hàm vị GS, PGS điều này ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng các GS, PGS hiện nay?
- Tất nhiên sẽ ảnh hưởng! Bản thân người “chạy” biết rằng mình đang chấp chới, thậm chí non hẳn, nếu chạy như thế thì tự mình phỉ báng mình. Nếu anh tự tin và có lòng tự trọng, tự khẳng định mình “đạt và vượt chuẩn” để nhận được hàm vị thì anh không cần chạy.
Được cộng đồng, xã hội đánh giá anh là người đàng hoàng… Nhưng những người đàng hoàng, không nhờ vả “chạy chọt” hàm vị theo tôi không phải là tuyệt đại đa số đâu… Thậm chí, cũng có trường hợp xứng đáng đấy, nhưng “theo phong trào”, có người “cả lo”, thấy người ta “đi chợ” mà mình lại không, e “nguy cơ cao”, nên dù thực chất đủ năng lực, đủ điều kiện được phong hàm vị nhưng mà vẫn “chạy”…
Nguyễn Hiếu/ Theo Infonet
(责任编辑:Kinh doanh)
- Nhận định, soi kèo Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD FC, 12h00 ngày 23/2: Tiếp tục sa sút
- Nhận định, soi kèo Brinje vs Gorica, 20h00 ngày 15/11: Khó tin chủ nhà
- Soi kèo tài xỉu Tokyo vs Kyoto hôm nay, 17h ngày 18/9
- Nhận định, soi kèo Brinje vs Gorica, 20h00 ngày 15/11: Khó tin chủ nhà
- Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs TPHCM, 18h00 ngày 23/2: Chia điểm?
- Soi kèo Liverpool vs Chelsea, 22h30
- Soi kèo tài xỉu Sampaio Correa vs Ponte Preta hôm nay, 6h ngày 4/10
- Soi kèo Pháp vs Bỉ, 01h45
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
- Soi kèo Manchester United vs Chelsea, 23h30
- Nhận định, soi kèo Rwanda vs Libya, 23h00 ngày 14/11: Hơn nhau động lực
- Soi kèo Manchester United vs Aston Villa, 23h30
- Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
- Nhận định, soi kèo Botswana vs Mauritania, 20h00 ngày 15/11: Thất vọng cửa dưới
- Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
- Soi kèo tài xỉu Shanghai Jiading vs Qingdao Youth hôm nay, 18h30 ngày 27/9
- Soi kèo Southampton vs Manchester United, 18h30
- Nhận định, soi kèo Neman Grodno vs Dinamo Minsk, 23h00 ngày 11/11: Thời cơ đến
- Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Union Berlin, 0h30 ngày 23/2: Phong độ sa sút
- Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs La Equidad, 7h00 ngày 15/11: Hi vọng mong manh