您现在的位置是:Thể thao >>正文
Soi kèo góc Western Sydney vs Macarthur, 14h00 ngày 1/1: Chủ nhà lép vế
Thể thao72933人已围观
简介 Hồng Quân - 01/01/2025 06:15 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Tigres UANL, 06h00 ngày 12/1: Khi hổ ly sơn
Thể thaoLinh Lê - 10/01/2025 16:10 Mexico ...
【Thể thao】
阅读更多Chuyện tình cổ tích của cặp 'chồng cú, vợ tiên' nổi tiếng cộng đồng mạng
Thể thaoNăm 2018, đoạn phim ghi lại đám cưới của cặp đôi Karna Radheya (Indonesia) và Polly Alexandria Robinson (Anh) tại Indonesia đã được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt và trở thành chủ đề bàn tán trên mạng. Trong đó, chú rể người Indonesia sở hữu ngoại hình chất phác, giản dị còn cô dâu người Anh xinh đẹp như một người mẫu với nước da trắng mịn cùng dáng vóc thanh mảnh.
Khi đó, nhiều cư dân mạng còn ví Karna như "chàng hoàng tử ếch" may mắn gặp được công chúa của đời mình. Đám cưới của đôi tình nhân đã được tổ chức theo nghi thức của người Hồi giáo tại quê nhà của chú rể.
Sau đám cưới, hai vợ chồng sinh sống tại Bali, Indonesia. Trước khi tiến đến hôn nhân, họ đã quen nhau gần một năm rưỡi. Karna lúc đó là một huấn luyện viên lướt sóng còn Polly là người mẫu ảnh xinh đẹp tới Bali du lịch.
Chàng trai người Indonesia - Karna từng nói rằng, anh không thể tin cô gái da trắng xinh đẹp này sẽ yêu mình. Song, tình yêu của họ cứ dần nảy nở qua những buổi trò chuyện. Sự trong sáng của Karna khiến Polly rung động và tin rằng đây chính là người đàn ông của đời mình.
Khi chuyện tình cảm của đôi trẻ được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông, nhiều người cười nhạo sự không tương xứng về ngoại hình của họ. Song, Karna và Polly đã dần chứng minh cho họ thấy rằng, tình yêu không có giới hạn tuổi tác, nhan sắc hay quốc tịch.
"Đây là định mệnh. Tôi chưa bao giờ yêu người ngoại quốc nhưng Chúa đã quyết định rằng Polly sẽ là vợ tôi và tôi thực sự biết ơn vì điều này", Karna nói về người bạn đời.
3 năm sau đám cưới, Karna và Polly vẫn chung sống hạnh phúc bên nhau. Trên trang cá nhân, cặp vợ chồng thường xuyên chia sẻ những hình ảnh đời thường hạnh phúc. Thậm chí, họ còn yêu nhau và ngọt ngào hơn xưa.
Nhờ chuyện tình cổ tích, cả hai đều có lượng người theo dõi đáng nể. Trang cá nhân của Polly có hơn 280 nghìn người theo dõi và trang cá nhân của Karna đạt hơn 75 nghìn người theo dõi.
Polly hiện vẫn xinh đẹp và quyến rũ như ngày cô gặp Karna tại Bali, Indonesia lần đầu tiên. Cô vẫn theo đuổi công việc người mẫu ảnh. Trong khi đó, chàng huấn luyện viên lướt sóng vẫn giữ nguyên được vẻ đáng yêu, hồn hậu và giản dị. Hai vợ chồng cùng sở hữu một nhà hàng có tên Luku Kitchen ở Bali.
Sau 3 năm chung sống, Polly từng bày tỏ tình cảm với người bạn đời: "Em yêu anh như anh yêu cà phê: một ly vào buổi sáng và một ly buổi tối, đen đắng, ngọt hay cả hai, dù bây giờ hay mãi về sau" hay "Em yêu anh, có nghĩa là em sẽ yêu và sát cánh bên anh ngay cả những lúc tồi tệ nhất. Yêu ngay cả lúc anh đầy tuyệt vọng, bất lực và khi chúng ta vui vẻ bên nhau".
Đầu năm 2021, cặp đôi hạnh phúc thông báo, họ sắp đón con đầu lòng chào đời và khoe hình ảnh Polly với bụng bầu rõ rệt. Hai vợ chồng đã nhanh chóng nhận được lời chúc phúc của cộng đồng mạng.
Ngày 11/6 vừa rồi, cặp vợ chồng nổi tiếng này đã chính thức đón con trai đầu lòng chào đời trong niềm hạnh phúc lớn lao. Trên trang cá nhân của hai vợ chồng, họ đều đăng hình ảnh chụp bàn tay hoặc đôi chân của cậu con trai mới sinh để bày tỏ niềm hạnh phúc khi được "lên chức".
Tuy nhiên, cả hai đều khóa chức năng bình luận của tài khoản cá nhân vì muốn bảo vệ cuộc sống riêng tư. Dẫu vậy, bức ảnh của họ nhanh chóng nhận được nhiều lượt "thích" của người hâm mộ.
Theo Dân Trí
Chuyện tình vợ chồng U80 quen nhau từ lúc 5 tuổi
Vừa gặp bạn gái sau 12 năm xa cách, ông Tế hỏi: “Em có nhớ anh không?” và đòi cưới bà Út ngay. Ban đầu, bà Út từ chối, nhưng lâu dần bà yêu ông lúc nào không hay.
">...
【Thể thao】
阅读更多Tình yêu của chàng trai gốc Việt và cô gái Mỹ liệt nửa người
Thể thaoTruly. Trong thời gian dài sau tai nạn, Bri đã sống với nỗi mặc cảm. Trên mạng xã hội, cô không bao giờ đăng ảnh phần thân dưới cũng như chiếc xe lăn. Trên ứng dụng hẹn hò, cô gái 26 tuổi không đề cập đến tình trạng khuyết tật của mình.
Cho đến một ngày, Bri gặp Sheldon Nguyen (29 tuổi), chàng trai gốc Việt đã giúp cô học cách yêu bản thân, yêu những khiếm khuyết của chính mình để bắt đầu cuộc sống mới.
Bri Scalesse và Sheldon Nguyen đã hẹn hò được hai năm.
Yêu và đừng phán xét
Bri và Sheldon biết nhau thông qua một ứng dụng hẹn hò vào năm 2019. Trước đó, Bri từng có những trải nghiệm không mấy vui vẻ với loại ứng dụng này.
Bên cạnh những người không phù hợp, cô còn thường gặp phải đối tượng chỉ hỏi các câu hỏi kỳ lạ về cơ thể, đời sống tình dục của mình.
Thế nhưng, Bri lại có ấn tượng rất tốt với Sheldon, chàng trai được cô miêu tả "ngầu, đẹp trai" trong lần gặp đầu tiên. Cả hai đã thực sự bị thu hút bởi vẻ ngoài, phong cách thời trang của đối phương.
Sau ấn tượng đầu tiên tốt đẹp, hai người tiếp tục giữ liên lạc và thường xuyên gặp gỡ nhau. Tình cảm cứ thế lớn dần, càng ngày họ càng cảm thấy gắn bó và muốn ở bên đối phương.
Đôi trẻ thường xuyên chia sẻ hình ảnh vui vẻ, hạnh phúc bên nhau lên mạng xã hội.
"Tôi chưa từng nghĩ đến việc hẹn hò với một người khuyết tật. Đã có một chút do dự chỉ vì đó là điều quá mới mẻ. Thế nhưng, mỗi khi ở bên nhau, cả tôi và cô ấy đều rất thoải mái. Thậm chí nhiều lúc chúng tôi còn quên mất sự tồn tại của chiếc xe lăn", Sheldon kể.
Sau hai năm hẹn hò, giờ đây, chàng trai 29 tuổi đã có thể tự tin khẳng định mình và bạn gái là một đôi hoàn hảo.
"Mọi người thường nói rằng trái dấu thì hút nhau, chúng tôi có lẽ là minh chứng cho điều đó. Tôi là người rất tỉ mỉ, quan tâm những chi tiết nhỏ. Còn cô ấy lại là người thích đi đây đi đó, làm những điều lớn lao. Tôi nghĩ đó là sự cân bằng hoàn hảo".
Mỗi lần Sheldon nắm tay Bri và bước đi trên đường phố, họ thường xuyên bắt gặp ánh mắt tò mò, nghị kỵ từ những người xung quanh. Thế nhưng, Sheldon chưa bao giờ buông tay người yêu. Khi bước tới những bậc cầu thang, anh nhẹ nhàng bế bổng Bri khỏi chiếc xe lăn.
"Chúng tôi đang chứng minh rằng tình yêu của mình cũng bình thường như mọi cặp đôi khác. Không có gì kỳ lạ khi hai người khuyết tật yêu nhau hay một người khuyết tật hẹn hò với người bình thường nên hãy cứ yêu thôi và đừng phán xét", Bri nói.
"Yêu và đừng phán xét" là thông điệp mà cả hai muốn truyền tải khi chia sẻ chuyện tình yêu của mình lên mạng xã hội.
"Tôi đặt tên cho chiếc xe lăn của mình"
Ngay từ khi còn nhỏ, Bri đã mơ ước một ngày được khoác những bộ đồ rực rỡ và sải bước trên sàn catwalk. Ước mơ lớn dần theo năm tháng bất chấp vụ tai nạn kinh hoàng năm 2001 đã gần như cướp đi đôi chân của cô.
"Mọi người nói rằng tôi quá nhỏ bé để trở thành người mẫu, thậm chí có những người đã nói thẳng rằng cơ thể của một người tàn tật sẽ chẳng có gì hấp dẫn".
Bri nhớ lại vào những năm 2000, người mẫu chủ yếu cao, gầy, trắng. Thỉnh thoảng có sự xuất hiện của người mẫu ngoại cỡ, da màu, sống sót sau chấn thương hay đang chiến đấu với bệnh tật bên trong cơ thể. Thế nhưng, tuyệt nhiên không có ai khuyết tật một cách rõ ràng.
"Tôi chưa bao giờ thấy một người mẫu nào ngồi xe lăn. Trong tôi lúc đó đã nảy sinh một khát vọng mãnh liệt: Khao khát bản thân và cộng đồng khuyết tật được chấp nhận. Tôi muốn mọi người thấy một hình ảnh khác của người khuyết tật: mạnh mẽ, gợi cảm và thú vị".
Sau khi chuyển đến New York vào năm 2017, Bri bắt đầu vừa học cao học vừa tìm kiếm cơ hội trở thành người mẫu. Hai năm sau đó, nỗ lực của cô đã được đền đáp. Bri cùng chiếc xe lăn của mình đã xuất hiện trên sàn catwalk của New York Bridal Week và New York Fashion Week 2019.
Bri Scalesse mong muốn truyền động lực, niềm lạc quan sống thông qua câu chuyện theo đuổi ước mơ làm người mẫu của mình.
"Khoác lên mình một bộ váy lớn, tôi nhìn thẳng vào máy quay, tay lắc lư theo tiếng nhạc trong khi cố điều khiến chiếc xe lăn. Tôi từng tưởng tượng mình sẽ run và hồi hộp, nhưng không, khoảnh khắc đó tôi lại rất bình tĩnh và tập trung", nàng mẫu nhớ lại lần đầu catwalk.
Bạn trai Sheldon đã hỗ trợ Bri rất nhiều khi cô theo đuổi ước mơ làm người mẫu. Anh thường đưa cô đến các buổi trình diễn, chụp quảng cáo, chăm chút từ trang phục cho đến mái tóc, lớp trang điểm của người yêu.
Từ khi đại dịch bùng phát, cả hai dành nhiều thời gian ở bên nhau. Sheldon cũng bắt đầu học chụp ảnh và trở thành nhiếp ảnh gia của riêng Bri.
Sau nhiều năm sống trong mặc cảm, Bri giờ đây đã học được cách tự yêu bản thân và chấp nhận những khiếm khuyết của chính mình. Trên mạng xã hội, cô thoải mái khoe ảnh chụp ngồi trên chiếc xe lăn. Trên đường phố, cô tự tin nắm tay bạn trai mà chẳng còn ngần ngại gì.
"Chiếc xe lăn giờ đây không còn là thiết bị y tế nữa mà đã trở thành một phần của tôi. Tôi còn đặt tên cho nó là Aphrodite - nữ thần Hy Lạp tượng trưng cho tình yêu, sắc đẹp và niềm vui", Bri nói.
Theo Zing
Hành trình giảm cân, đi tìm người yêu của cô gái nặng gần 100kg
Từng tự ti với vẻ bề ngoài “quá khổ”, bị bạn trai lợi dụng, Mai Phương quyết tâm giảm cân, vực dậy tinh thần để tìm cho mình một tình yêu chân thành.
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Bayern Munich, 0h30 ngày 12/1: Cú vấp đầu tiên
- Tập đoàn AEON ủng hộ 25 tỷ đồng Quỹ Vắc xin phòng Covid
- Vợ ăn đòn vì không biết cách làm cho chồng… lên đỉnh
- TikToker xúi trẻ chui vào cọc bêtông để thử nghiệm
- Nhận định, soi kèo U19 Hà Tĩnh vs U19 Quảng Nam, 15h15 ngày 14/1: Tin vào U19 Hà Tĩnh
- Bạn muốn hẹn hò tập 737: Ông bố 2 con từ chối bạn gái 40 tuổi vì không biết nấu ăn
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Shillong Lajong FC vs Sporting Club Bengaluru, 18h00 ngày 13/1: Tiếp tục bét bảng
-
Trang tin Ynet của Trung Quốc cho biết, người phụ nữ họ Tiền sinh sống tại TP Thượng Hải đã bị các cơ quan chức năng phát hiện cố ý giấu giếm chuyện người chồng họ Trung đã qua đời 6 năm về trước. Sau đó, bà lão này vẫn nhận khoản lương hưu hàng tháng của chồng. Bà Tiền. Ảnh: 163.com Theo thông tin từ phía cơ quan cảnh sát Thượng Hải, ông Trung hồi tháng 8/2015 đã bị người thân trong gia đình bỏ mặc tại bệnh viện và qua đời trong cô độc.
Dù biết chồng mình từ trần, nhưng bà Tiền vẫn mạo danh ông Trung để nhận tiền lương hưu hàng tháng. Tổng số tiền bà Tiền đã chiếm đoạt trong nhiều năm qua lên tới 27 vạn Nhân dân Tệ (hơn 960 triệu VND).
Mọi chuyện vỡ lở vào cuối năm ngoái, khi nhân viên thuộc chi cục dân số quận Mẫn Hàng, Thượng Hải tiến hành điều tra nhân khẩu trong khu vực này đã phát hiện bất thường về thông tin cư trú của ông Trung.
Dữ liệu số tiền lương hưu bị chiếm đoạt được các cơ quan chức năng phát hiện . Ảnh: 163.com “Tiến trình điều tra dân số quy định những người cư trú trong khu vực được điều tra phải tự ký tên xác nhận. Tuy nhiên, bà Tiền lại từ chối không để chồng bà, tức ông Trung, ký tên vào giấy xác nhận”, nhân viên chi cục dân số quận Mẫn Hàng, ông Thái Vi Dân nói.
“Chúng tôi sau đó báo cáo trường hợp này cho các ngành chức năng và gần đây họ điều tra ra bà Tiền đã có hành vi chiếm đoạt tài sản, lừa đảo, khi bà này nhận lương hưu của người chồng quá cố trong suốt nhiều năm qua”, ông Thái nói thêm.
Hiện Tòa án quận Mẫn Hàng đang xem xét tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và bỏ mặc thi thể thân nhân đối với bà Tiền.
Video: Haokan
Tuấn Trần
Phải gồng gánh việc nhà, phụ nữ Trung Quốc bế tắc trong hôn nhân
Ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc cảm thấy bất hạnh, bế tắc trong hôn nhân do phân chia việc nhà không đồng đều, bạo lực gia đình, các chính sách công bất bình đẳng.
" alt="Giấu chuyện chồng qua đời, người vợ chiếm đoạt gần 1 tỷ tiền lương hưu">Giấu chuyện chồng qua đời, người vợ chiếm đoạt gần 1 tỷ tiền lương hưu
-
" alt="Volkswagen Touareg GP 2015 giá 2,88 tỷ đồng tại Việt Nam"> Volkswagen Touareg GP 2015 giá 2,88 tỷ đồng tại Việt Nam
-
Các nghiên cứu cho biết, ghen tị với anh chị em có thể khiến trẻ gây ra hành vi hung hăng và bạo lực trong gia đình. Mặc dù tình trạng ghen tị với anh chị em diễn ra khá phổ biến và nhiều trẻ em phải trải qua giai đoạn này, nhưng vẫn có những phương pháp để làm giảm bớt tính xấu đó của trẻ.
Chấp nhận cảm xúc của trẻ
Các nhà tâm lý học nói rằng điều quan trọng là phải thừa nhận cảm xúc của trẻ. Là cha mẹ, bạn cần phải chấp nhận rằng con bạn có thể tức giận, ghen tị hoặc buồn bã.
Bạn phải thừa nhận điều đó và giải thích cho trẻ hiểu rằng cảm xúc tiêu cực là bình thường và dạy chúng cách đối phó với tiêu cực.
Dành thời gian riêng cho con
Bạn cần phân tích lượng thời gian mà mình dành cho con, sau đó, bạn sẽ có thể biết chính xác khi nào anh chị em trở nên quá khích với nhau bởi chúng cảm thấy thiếu sự quan tâm của bạn.
Khi bạn nhận thấy rằng một trong những đứa trẻ của bạn cảm thấy rằng chúng không được bạn quan tâm đầy đủ, các nhà tâm lý học khuyên bạn nên dành một ngày chỉ dành cho con. Hãy chọn trước một ngày để trẻ có thể mong đợi ngày đó.
Đừng so sánh
Đừng bao giờ so sánh anh chị em với nhau. So sánh đứa trẻ này với đứa trẻ khác có thể khiến chúng cảm thấy như bạn yêu đứa trẻ này hơn đứa trẻ kia.
Nó không chỉ đơn giản là khiến chúng ghen tị mà còn có thể làm suy giảm lòng tự trọng của chúng và gây ra sự lo lắng. Hãy cho con bạn thấy rằng bạn đánh giá cao chúng và yêu thương chúng như nhau.
Làm cho con bạn cười
Nói chung, tiếng cười có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong số nhiều thứ khác, tiếng cười có thể làm giảm mức độ lo lắng của một người.
Các nhà tâm lý học đề nghị sử dụng công cụ này để đối phó với sự ghen tuông của anh chị em. Khi một trong những đứa con của bạn cảm thấy ghen tị, hãy chuyển sự chú ý của chúng bằng cách khiến chúng cười. Nó sẽ khiến chúng bớt lo lắng và thay thế sự ghen tị bằng sự thích thú.
Loại bỏ mọi thành kiến về giới tính
Cha mẹ thường đối xử với con cái khác nhau dựa trên giới tính của chúng. Con gái được mong đợi là mềm mại, nhút nhát và xinh đẹp, và con trai được mong đợi là mạnh mẽ và không bày tỏ cảm xúc của họ.
Nhưng nếu bạn không để con trai chơi cùng đồ chơi với con gái vì đồ chơi đó là “dành cho con gái”, thì con trai có thể bắt đầu ghen tị. Giải pháp tốt nhất là để con bạn có trải nghiệm bất chấp giới tính của chúng.
Nó sẽ khiến chúng không cảm thấy ghen tị với nhau vì mỗi người sẽ có những lựa chọn ngang nhau.
Chia đều trách nhiệm
Nếu bọn trẻ gây gổ với nhau, thì không thể có trường hợp chỉ một đứa có tội trong cuộc xung đột. Bên cạnh đó, vai trò “nạn nhân” và “kẻ bắt nạt” thường chuyển đổi giữa các anh chị em.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ nên tìm hiểu cốt lõi của cuộc xung đột và khiến cả hai bên phải đối mặt với trách nhiệm về hành động của mình.
Đừng đổ lỗi cho con bạn
Các nhà giáo dục có kinh nghiệm cho rằng điều quan trọng là đừng khiến con bạn có lỗi trong mắt nhau. Cố gắng không giới hạn một đứa trẻ vì lợi ích của đứa trẻ kia và hãy lựa chọn lời nói của bạn một cách cẩn thận.
Ví dụ, đừng nói rằng anh chị không được phép chơi trong khi em bé đang ngủ. Thay vào đó, hãy đưa ra một hoạt động, chẳng hạn như vẽ tranh, sẽ thu hút một đứa trẻ tham gia và để đứa kia có một giấc ngủ ngắn.
Cho trẻ thấy rằng thật tuyệt khi có anh chị em
Bạn có thể thúc đẩy mối quan hệ quan tâm giữa họ bằng cách đọc sách và xem phim hoạt hình về việc có anh chị em ruột là điều tuyệt vời như thế nào.
Ví dụ, cuốn sách What Brothers Do Best của Laura Numeroff, tôn vinh những người anh trai. Frozen được nhiều người biết đến càng cho thấy tầm quan trọng của tình chị em.
Theo VOV
Bảy lỗi sai nghiêm trọng của cha mẹ trong việc dạy con
Chỉ trích con quá nhiều, Không làm gương tốt hoặc ra lệnh cho con mà không có lời giải thích… là những lỗi sai nghiêm trọng trong việc nuôi dạy con cái.
" alt="Những cách giúp trẻ không ghen tị với anh chị em trong gia đình">Những cách giúp trẻ không ghen tị với anh chị em trong gia đình
-
Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Tigres UANL, 06h00 ngày 12/1: Khi hổ ly sơn
-
Nhóm tình nguyện viên phân loại thực phẩm để gửi đến cho người dân khó khăn tại Quận Gò Vấp. “Góp gạo thổi cơm mùa Covid-19”
Chuông điện thoại reo, Nguyễn Nguyễn Trí Ngân (sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) bắt máy. Anh trả lời đầu dây bên kia bằng chất giọng của người đang bị cảm mạo.
Ngân nói, anh bị cảm sau khi cùng các thành viên nhóm thiện nguyện Điều ước ban mai dầm mưa đi gửi quà cho người dân khó khăn đang cách ly tại Quận Gò Vấp (TP.HCM). Đây là lần thứ tư Ngân kêu gọi cộng đồng quyên góp nhu yếu phẩm để hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
“Ba lần trước, tôi thực hiện ở quê nhà Vĩnh Long. Ban đầu, tôi cũng không có dự định sẽ tiếp tục thực hiện lần thứ tư này. Tuy nhiên, khi biết tin Quận Gò Vấp bị giãn cách theo Chỉ thị 16, tôi lại tiếp tục kêu gọi, thực hiện chương trình Góp gạo thổi cơm mùa Covid-19”, Trí Nhân kể.
Các phần quà gồm có: 5kg gạo, 5kg khoai, 1 thùng mì tôm, 20 quả trứng, 10 hộp cá và rau củ quả các loại. Nam sinh viên cho biết, do đang thuê trọ tại Quận Gò Vấp nên Ngân biết rõ nơi đây có nhiều gia đình, hoàn cảnh khó khăn. Trong thời điểm dịch bệnh trở nên phức tạp, Gò Vấp bị phong tỏa, những gia đình, số phận này càng thêm khó khăn, thắt ngặt.
Để có nhu yếu phẩm cho bà con, Ngân vận động quyên góp trên Facebook cá nhân và fanpage Điều ước ban mai. Ngân nói: “Mỗi phần quà gồm có 5kg gạo, 5kg khoai, 1 thùng mì tôm, 20 quả trứng, 10 hộp cá và rau củ quả các loại. Tôi cố gắng làm sao để mỗi phần quà có thể giải quyết nhu cầu thực phẩm cho 2-3 người trong vòng một tuần mà không phải đi ra ngoài”.
Đặc biệt, số khoai lang Ngân gửi tặng trong các phần quà được anh dùng kinh phí của các nhà hảo tâm ủng hộ để mua giúp nông dân trồng khoai tại Vĩnh Long đang lao đao vì đại dịch. Đến thời điểm này, Ngân và nhóm đã nhận về hơn 2 tấn gạo, 4 tấn khoai lang cùng một số nhu yếu phẩm khác.
Sau khi phân loại, nhóm thiện nguyện dùng xe ô tô, ba gác, xe máy, thậm chí đi bộ đem quà đến gửi cho người cần. Số thực phẩm trên được Ngân và các thành viên trong nhóm tập kết tại Quận Gò Vấp rồi cùng nhau thức khuya, dậy sớm cật lực phân thành từng phần quà đều nhau. Ngân tạm tính, đến thời điểm này, nhóm đã kêu gọi được trên 400 phần quà.
Tuy nhiên, ngay sau đó, vấn đề gửi quà đến cho người dân cũng khiến chàng sinh viên năm cuối “đau đầu”. Ngân nhiều lần lên ý tưởng rồi lại gạt bỏ. Cuối cùng, anh quyết định cùng các thành viên trong nhóm tự lập danh sách các hộ gia đình cần được hỗ trợ.
Ngân kể: “Đối tượng nhóm hướng đến để trao quà là dân nhập cư, ở trọ, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên chúng tôi nhờ cơ quan chức năng địa phương hỗ trợ. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, lực lượng này có quá nhiều việc để giải quyết nên không thể nhờ và chờ họ được”.
NNhóm tình nguyện đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để trao quà. “Cuối cùng, chúng tôi tạo đường link đăng ký nhận quà. Mọi người truyền tay nhau, lan tỏa đường link này. Nếu hoàn cảnh nào đang cần thực phẩm, cần hỗ trợ sẽ nhắn tin về chương trình. Các thành viên sẽ gửi link đăng ký cho những người này. Chúng tôi sẽ lấy thông tin của người cần hỗ trợ để các đội vệ tinh của nhóm đi xác minh. Nếu đúng như họ nói thì các bạn trong đội sẽ trực tiếp đem quà đến tận nơi để gửi tặng”, Trí Ngân nói thêm.
Đội nắng, dầm mưa đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà
Trí Ngân nói, đối với những hoàn cảnh không tiếp cận được công nghệ thì có thể thông báo qua điện thoại của nhóm. Ngay sau đó, các thành viên của nhóm sẽ đến xác minh, đem quà đến trao. Tuy mất thời gian và cực nhọc nhưng công việc này đã được Ngân và nhóm tình nguyện viên của mình duy trì suốt 3 ngày nay.
Từ ngày 6/6, Ngân và các thành viên trong nhóm thiện nguyện của mình bắt đầu chiến dịch “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để gửi quà cho người dân đang cách ly tại Quận Gò Vấp. Do số lượng quà khá lớn, Ngân thuê một chiếc xe ô tô để chở đến nơi cần trao.
Gửi quà cho người dân ở điểm cách ly tạm thời. Ngoài ra, những người chạy ba gác cũng hỗ trợ chở quà đến điểm cần gửi tặng. Đến các hẻm nhỏ, xe ô tô, xe ba gác không thể vào, nhóm thiện nguyện dùng xe máy chở hoặc từng người ôm quà vào gõ cửa nhà, gửi cho người dân.
Ngân nói, do các thành viên đi gửi quà khắp các phường của Quận Gò Vấp nên nhóm luôn đề cao việc tuân thủ nguyên tắc 5K, các chỉ thị của Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh. Mỗi khi đi gửi quà, nhóm thiện nguyện không tập trung đông người mà chia nhỏ thành các nhóm khoảng 3-4 bạn.
Suốt trong 3 ngày qua, người dân sinh sống tại các con hẻm nhỏ trên địa bàn Quận Gò Vấp đã quen thuộc với hình ảnh nhóm 3-4 thanh niên tay ôm thùng mì tôm, bọc rau, vỉ trứng, bao gạo, túi khoai lang… đến gõ cửa từng nhà.
Dầm mưa gửi quà đến tận tay người dân khó khăn. Bất kể nắng cháy da hay mưa dầm ướt áo, nhóm thanh niên vẫn tất bật vận chuyển, gửi quà cho người dân đang thực sự gặp khó khăn. Ngân nói, anh cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi có được sự giúp sức nhiệt tình của các bạn thành viên nhóm Điều ước ban mai, tình nguyện viên.
Trí Ngân chia sẻ: “Chiều 7/6, trời mưa tầm tã, các bạn cũng đội mưa đi gửi quà. Các bạn ấy nói, cố gửi cho xong, bỏ lại thì người dân sẽ không có thực phẩm để sử dụng. Hơn nữa, nếu không gửi, rau củ để lâu trong túi niion cũng sẽ hư hỏng, gây lãng phí”.
“Hôm ấy, các bạn đi gửi quà từ sáng đến 21h đêm mới về đến điểm tập kết. Sau khi ăn vội chén cơm, chúng tôi họp lại để rút kinh nghiệm cho những lần gửi quà kế tiếp. Họp xong thì đã quá nửa đêm. Mệt thì có mệt nhưng ai ai cũng vui và hạnh phúc vì làm được gì đó cho người dân”, anh nói thêm.
Nam sinh viên chia sẻ rằng mình làm thiện nguyện từ mới 14 tuổi. Tuy nhiên, cảm xúc sau mỗi lần hỗ trợ người khó khăn vẫn tươi mới như lần đầu. Ngân vẫn xúc động, thậm chí khóc cùng niềm hạnh phúc của người người dân khi nhận quà.
Anh nói, anh và nhóm vẫn sẽ nhận sự hỗ trợ từ mạnh thường quân và tiếp tục gửi quà đến cho bà con khó khăn vì dịch bệnh. “Còn có mạnh thường quân, nhà hảo tâm ủng hộ, gửi nhu yếu phẩm thì chúng tôi còn tiếp tục đi gửi, chuyển đến tận tay người cần”, Trí Ngân chia sẻ.
Xem thêm video: Thức đêm làm 1.000 hộp muối mè tặng bác sĩ chống dịch ở Bắc Giang
Nguyễn Sơn
Ảnh nhân vật cung cấp
Gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng
Chung tay hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều cá nhân, tổ chức tại TP.HCM liên tục thực hiện các hoạt động tặng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, phát cơm, sữa 0 đồng…
" alt="Nhóm bạn trẻ dầm mưa, đội nắng trao quà cho người dân Gò Vấp">Nhóm bạn trẻ dầm mưa, đội nắng trao quà cho người dân Gò Vấp