Năm 2013, Samsung đã mua 3% cổ phần của Sharp với giá 10,3 tỉ Yên (tương đương 101 triệu USD). Mặc dù hãng công nghệ Hàn Quốc không công khai giá bán, nhưng các nguồn thạo tin hé lộ, thương vụ này khiến Samsung Điện tử bị lỗ ít nhiều.
Các quan chức Samsung cũng từ chối tiết lộ đối tượng mua các cổ phần của hãng tại Sharp.
Theo một chuyên gia phân tích, động cơ chính đằng sau quyết định thoái vốn hoàn toàn là Samsung Điện tử không còn cần tới cổ phần của họ tại tập đoàn Nhật nữa. Chuyên gia này nhận định, mục tiêu then chốt trong việc Samsung đầu tư vào Sharp là được tiếp cận các bằng sáng chế của doanh nghiệp này về công nghệ sao chép. Do Samsung gần đây đã quyết định bán mảng kinh doanh máy in cho HP, nên các quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này không còn cần thiết với công ty nữa.
Chuyên gia phân tích nói trên cũng hé lộ thêm, quyết định thoái vốn của Samsung còn bắt nguồn từ việc Foxconn đã thâu tóm Sharp (Foxconn đã hoàn tất việc mua lại Sharp vào tháng trước). Song, động thái ấy không được giải thích rõ và rất khó hiểu. Foxconn có thể là đối tác lắp ráp toàn bộ iPhone cho Apple, nhưng công ty cũng đồng thời lắp ráp các thiết bị cho Samsung và nhiều công ty công nghệ khác.
Cho tới hiện tại, các quan chức của Sharp cũng từ chối đưa ra ý kiến về vấn đề trên, với lí do công ty "đang không ở vị thế thích hợp để bình luận về bất kỳ điều gì liên quan đến việc này".
Tuấn Anh(theo Wall Street Journal)
" alt=""/>Samsung bất ngờ bán hết cổ phần SharpBiên bản Thỏa thuận hợp tác đã được lãnh đạo hai bên trao trang trọng bên lề cuộc hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo Chính phủ hai nước, trước sự chứng kiến của Tổng thống Pháp Francois Hollande và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.
Theo thỏa thuận hợp tác này, FPT và Telespazio France sẽ cùng thu thập và xử lý các dữ liệu liên quan đến việc giám sát môi trường biển và đất liền thu được từ vệ tinh và các phương tiện khác, để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây (Cloud). Hai bên cũng sẽ xem xét hướng đến việc thành lập một trung tâm EarthLab tại Việt Nam. Nếu được thành lập đây sẽ là Trung tâm EarthLab thứ 4 của Telespazio France trên thế giới sau Pháp, Cộng hòa Gabon và Luxembourg.
Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT: “Dựa vào thế mạnh của mỗi bên, FPT và Telespazio France sẽ cùng phối hợp phát triển và cung cấp các dịch vụ số cho khách hàng trong nhiều lĩnh vực thông qua việc phân tích các dữ liệu được thu thập từ hình ảnh vệ tinh”.
Theo ông Jean-Marc GARDIN, Tổng Giám đốc Telespazio France: “Thông qua thỏa thuận chiến lược này, tôi tin tưởng rằng với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, FPT sẽ có thể nhanh chóng phát triển được các dịch vụ mới liên quan đến thông tin địa lý mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng tại Việt Nam”.
" alt=""/>FPT và Telespazio France sẽ triển khai Trung tâm quan sát trái đất từ vệ tinhDẫn lại khoản 10, Điều 4, Thông tư 219/2013 ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cho biết cùng với dịch vụ bưu chính viễn thông công ích và Internet phổ cập, Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến) cũng không phải chịu thuế GTGT. Cơ quan này đề nghị Cục Viễn thông báo cáo Bộ TT&TT để hướng dẫn rõ phạm vi "dịch vụ viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ" để các doanh nghiệp viễn thông thực hiện.
![]() |
Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình Chính phủ không phải chịu thuế GTGT. |
Đối với khoản chi hỗ trợ từ Quỹ Viễn thông công ích cho doanh nghiệp viễn thông thực hiện dịch vụ viễn thông công ích, Tổng cục Thuế cho biết, khoản 1 Điều 5 Thông tư 219 của Bộ Tài chính quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT có “Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác...”.
Căn cứ vào quy định đó, doanh nghiệp viễn thông không phải khai, tính nộp thuế GTGT đối với khoản tiền hỗ trợ nhận được từ Quỹ Viễn thông công ích do thực hiện dịch vụ viễn thông công ích.
Cũng trong văn bản này, Tổng cục Thuế đã hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông lập hóa đơn GTGT khi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. "Để đảm bảo phản ánh giá trị dịch vụ viễn thông công ích và mức hỗ trợ của nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng, khi cung cấp dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông lập hóa đơn GTGT cho khách hàng, trên hóa đơn thể hiện giá trị dịch vụ gồm: cước dịch vụ viễn thông công ích thu từ khách hàng theo khung giá cước quy định và giá trị nhận hỗ trợ từ Quỹ Viễn thông công ích. Đồng thời, hóa đơn ghi rõ số tiền khách hàng phải trả, số tiền doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ Quỹ Viễn thông công ích".
Ngày 24/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020, với kinh phí dự kiến gần 11.000 tỷ đồng, được đảm bảo từ nguồn thu của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích.
T.C
" alt=""/>Dịch vụ viễn thông công ích không phải chịu thuế GTGT