Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Tijuana, 10h05 ngày 10/2: Níu chân nhau
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Bình Định vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 8/2: Không thể buồn hơn -
- Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm nào cũng căng thẳng. Nhiều phụ huynh nhìn thấy con áp lực thi cử, chỉ biết xót xa. Bữa sáng thấp thỏm tại trường thi
Các thí sinh thi vào lớp 10 năm 2017 tại Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng. Chị Thanh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) năm nay có con thi vào lớp 10. Cô con gái thứ 2 của chị chọn đăng ký vào một trường THPT thuộc top giữa của Hà Nội. Các thầy cô ở trường đều nói, nếu cố gắng, con chị có thể đỗ được.
Thế nhưng mấy ngày nay chị Thanh không khỏi cảm thấy bất an, hồi hộp. Tỉ lệ chọi ở trường con chị đăng ký sau khi thay đổi nguyện vọng từ 2 chọn 1 đã tăng lên 3 chọn 1 mà mặt bằng chung thì cũng thấy có nhiều bạn học tốt. Chị đâm lo.
Biết mẹ đợt này cũng áp lực vì công việc nên mỗi lần thấy mẹ bày tỏ nỗi lo lắng của mình, cô con gái lại phải khuyên mẹ bình tĩnh. "Thành ra con thi nhưng mẹ thì sợ, hồi hộp như là mình đi thi vậy" - chị Thanh tâm sự.
Nói vậy nhưng chị Thanh biết cô con gái út trong nhà cũng đang vô cùng áp lực. Suốt mấy tháng nay, đều đặn mỗi ngày, con gái chị Thanh sáng học ở trường, chiều ở nhà học bài rồi tối chị lại cho đi học thêm bên ngoài từ 6 giờ đến 9 giờ.
"Có hai môn toán với văn nhưng cả trong lẫn ngoài học tới 4 thầy cô. Cũng chóng cả mặt" chị Thanh nói. "Thế nhưng về đến nhà cháu vẫn học bài. Nhiều hôm 2h đêm tỉnh dậy tôi lên phòng vẫn thấy cháu đang ngồi xem văn, giải đề toán. Những lúc ấy, thương con, tôi chỉ chực khóc".
Con gái chị Dương (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có lịch học tương tự. Ngày thường có ngày 2 ca, có ngày 1 ca, còn thứ 7 thì 3 ca, từ 7h30 sáng cho tới 9 giờ tối cháu mới được về nhà. Thế mà về đến nhà, đêm nào con gái chị cũng học muộn. Gần tới ngày thi, nhiều hôm, cháu học gần như trắng đêm.
Công việc của chị Dương đặc thù, bận tối mắt tối mũi từ sáng tới tối đêm mới về tới nhà nên con gái chị tự lập từ nhỏ. Thấy cháu hay học khuya, chị chỉ nhắc: Gần đến ngày thi đừng học khuya quá. "Sáng ra, nó nói đêm qua nó học đến 2-3 giờ sáng" - chị Dương kể.
Chị Dương nói, áp lực thi cử của học sinh trong nhà trường giờ rất lớn. Con gái chị mấy lần vừa rồi thi thử, thấy điểm kém nhiều bạn thường ngày vẫn học đuối hơn mình nên lại càng lo, càng cố, cắm đầu cắm cổ vào học.
"Đợt nắng nóng vừa rồi, đi học về còn không ăn được cơm vì mệt dù mấy ngày gần thi mình đã đặt ra quy tắc: Không học khuya, không bỏ ăn sáng, không bỏ bữa" - chị Dương tâm sự. "Thấy nó học, nó nghĩ mà lo quá".
Mười mấy năm lăn lộn với các kỳ thi tuyển sinh, chứng kiến không biết bao nhiêu thí sinh và phụ huynh ở cổng trường thi nhưng đây là lần đầu tiên chị Dương trở thành phụ huynh đưa con đi thi. Lần đầu tiên chị được nếm trải cái cảm giác lo lắng, hồi hộp như chính mình đi thi của các phụ huynh.
Một phụ huynh đang "dò" số báo danh và phòng thi của con tại một điểm thi sáng 8/6. Ảnh: Thanh Hùng. Thấy con vất vả vì thi cử, các phụ huynh nghĩ đủ mọi cách để giúp con giải tỏa được áp lực, nhất là những ngày sát thi.
Chị Nghĩa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, chị không đặt ra bất cứ áp lực nào cho con đối với việc thi cử. Dù điểm học ở trường kỳ nào cũng được 9,0 nhưng con chị chỉ đăng ký thi vào trường loại trung bình mà chị nghĩ rằng không khó khăn để đỗ.
Chị Nghĩa quan niệm, không kỳ vọng quá cao sẽ không phải lo lắng nhiều vì thế, chị không đặt ra cho con quá nhiều mục tiêu. "Thế hệ chúng tôi đã bị yêu cầu quá nhiều, mục tiêu quá nhiều nên cuộc sống quá ngột ngạt" - chị Nghĩa tâm sự. "Còn kể cả đại học cũng vậy thôi, quan trọng không phải là học ở đâu mà ai là người học".
Chị Nghĩa cho biết, nhờ quan niệm "thoáng" như vậy mà con chị gần như không áp lực chút nào với kỳ thi.
Chị Dương thì kể, sáng 8/6, chở con gái đi làm thủ tục, chị nói đùa: Bài nào khó con liếc sang bên cạnh xem bạn làm thế nào, nào ngờ, bị cô con gái phê bình "một trận". Nó nói, đây là kỳ thi nghiêm túc, không ai làm thế và mỗi người một bàn thì cũng không nhìn ai được.
Chị Dương nói, chị thuộc tuýp người không đòi hỏi phụ huynh đòi hỏi quá cao, không bắt con làm những điều con thích. "Mình cố gắng hướng con đến những mô hình phù hợp và con phải thích. Con thích thì mình không phải gây áp lực".
"Mình khuyên con chọn trường thấp điểm thôi cho khỏi áp lực nhưng cháu nói phải học trường áp lực một chút mới thích. Mình cũng thuận theo nguyện vọng của con".
Trong khi đó, chị Thanh cho biết, rút kinh nghiệm từ đứa con đầu, chị đặt mục tiêu cao hơn sức của cháu khiến cháu cứ phải "gồng mình lên", đứa thứ 2 này chị, chị không muốn gây áp lực. Việc cháu đăng ký vào trường nào, chị không quản, chỉ riêng tư hỏi cô giáo chủ nhiệm của cháu ở trường để biết.
"Tôi hỏi cháu thi vào trường đó thì có quá sức không? Cháu nói trường này áp lực một chút nhưng thuận lợi hơn về đi lại rồi phân tích đủ thứ. Cuối cùng cháu nói: Con thi được" - chị Thanh kể lại.
"Tối qua nhà ăn cơm xong thì thấy bố dắt xe máy ra sân, bảo chở con gái đi một vòng Hồ Gươm để "xả xì-trét". Bố và con gái thân nhau từ nhỏ nên cũng tâm lý, muốn con có tinh thần thoải mái để hôm sau đi thi" - chị Thanh cười kể lại.
Có lẽ, đôi khi, "một vòng Hồ Gươm" mà bố dành cho con gái lại là cách giải tỏa áp lực cho các sĩ tử trước ngày thi hơn bất cứ lời động viên nào.
Lê Văn
Những khoảnh khắc đầy tâm trạng trước giờ thi vào 10"> 2h đêm tỉnh dậy thấy cháu vẫn ngồi giải đề toán, tôi chỉ chực khóc
-
Nguy cơ hacker tấn công APT diện rộng từ khai thác lỗ hổng mới Spring4ShellTrung tâm NCSC dự báo lỗ hổng bảo mật Spring4Shell sẽ được các nhóm tấn công có chủ đích APT tận dụng để thực hiện các cuộc tấn công nguy hiểm trên diện rộng (Ảnh minh họa: Internet) Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin ghi nhận mã khai thác đã được công bố trên Internet và dự báo lỗ hổng bảo mật Spring4Shell sẽ được các nhóm tấn công có chủ đích APT tận dụng để thực hiện các cuộc tấn công nguy hiểm trên diện rộng ngay lập tức. Đáng chú ý, qua quá trình giám sát, Trung tâm NCSC cũng đã phát hiện dấu hiệu dò quét và khai thác thử vào một số hệ thống CNTT của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam thông qua lỗ hổng mới này.
Vì thế, để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị, góp phần bảo đảm bảo an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và xác minh hệ thống thông tin có sử dụng Spring Core. Trường hợp bị ảnh hưởng, đơn vị cần thực hiện các biện pháp khắc phục thay thế trong thời gian chờ bản vá được phát hành; đồng thời nâng cấp các ứng dụng và thành phần liên quan có khả năng bị ảnh hưởng.
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng được đề nghị tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Trong trường hợp cần hỗ trợ, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể liên hệ đầu mối hỗ trợ của Cục An toàn thông tin là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia theo số điện thoại 02432091616 và địa chỉ thư điện tử [email protected].
Trong chia sẻ với ICTnews hồi trung tuần tháng 2 về tình trạng lộ, lọt thông tin người dùng do hacker tấn công khai thác các lỗ hổng bảo mật, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn khiến thông tin của người dùng tại Việt Nam bị lộ, lọt, trong đó có nguyên dân do điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên chính các hệ thống thông tin có lưu trữ, xử lý thông tin cá nhân của người dùng.
Việc cập nhật bản vá để khắc phục điểm yếu lỗ hổng trên các phần mềm, sản phẩm hay hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức thời gian qua cũng đã được quan tâm. Bên cạnh đó, Cục An toàn thông tin đã liên tục cảnh báo rộng rãi đến các tổ chức, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ khi lỗ hổng được công khai trên mạng đến khi các hacker tấn công khai thác hệ thống thông tin qua các lỗ hổng này là rất ngắn.
“Bởi vậy, các cơ quan đơn vị cần tăng cường tốc độ cập nhật thông tin về bản vá để kịp thời hành động trước khi lỗ hổng được khai thác, cùng với đó truyền thông quyết liệt hơn nữa về nguy cơ và mức độ nguy hiểm của việc tấn công qua các lỗ hổng này, để các nhà đầu tư cũng như người dùng quan tâm và hiểu rõ hơn về tình hình bảo mật đối với các sản phẩm, dịch vụ đang sử dụng”, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay.
Vân Anh
Chuyên gia bảo mật nói gì về sự cố công ty chứng khoán lộ thông tin nhà đầu tư?
Theo các chuyên gia, việc thông tin bị lộ lọt do hacker truy cập hệ thống CNTT của công ty chứng khoán qua lỗ hổng bảo mật khiến cho nhà đầu tư phải đối mặt nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
"> -
Sau khi báo VietNamNet phản ánh về tình trạng Trường Tiểu học Thạch Linh (Phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) tạm thu tiền triệu của học sinh lớp 1 trước ngày khai giảng, hiệu trưởng đã “phản bác” rằng nhà trường làm đúng quy trình. Đồng thời, có cuộc họp với trưởng phụ huynh các khối lớp 1 để kí biên bản việc phụ huynh nộp tiền cho nhà trường là hoàn toàn tự nguyện.
- Học sinh lớp 1 chưa vào học đã bị tạm thu tiền triệu
- Chấn chỉnh hiệu trưởng tạm thu tiền học sinh sai quy định
Làm đúng quy trình?
Trong báo cáo giải trình của bà Lê Thị Thủy, thì việc nhà trường thu khoản đóng góp trước khi vào năm học mới là đúng quy trình.
Trường có báo cáo giải trình về các khoản thu vận động đóng góp năm học 2017- 2018 của trường
Cụ thể: Phụ huynh đưa con đi nhập học vào ngày 27, 28, 29/7 đã được nhà trường treo thông tin, thông báo số 12 của UBND phường Thạch Linh ra ngày 19/5/2017 (thông báo về việc huy động nguồn kinh phí của phụ huynh để xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất ở Trường Tiểu học Thạch Linh phục vụ năm học 2017-2018).
“Trong quá trình nộp hồ sơ lớp 1, có 15 phụ huynh xin nhờ giáo viên tuyển sinh nhận giúp số tiền 970.000, sợ mang tiền về sẽ tiêu hết. Là hoàn toàn tự nguyện của phụ huynh chứ không do chủ trương của nhà trường vào những ngày này…”.
Ngày 12/8, nhà trường tổ chức họp phụ huynh khối 1, có nêu thông báo số 12, số 27 (là thông báo do nhà tự trường đề ra ngày 23/5/2017) về khoản vận động đóng góp tự nguyên 970.000 đồng và được sự đồng ý của 100% phụ huynh.
Vào ngày 13/9 (hai ngày sau khi báo có bài phản ánh), bà Lê Thị Thủy cùng với các cô giáo chủ nhiệm, trưởng phụ huynh của 5 lớp khối 1 ký cam kết nộp 100.000 đồng bồi dưỡng cho các cô dạy hai tuần tháng 8 là tự nguyện.
Biên bản họp Ban đại diện cha mẹ học sinh ngày 13/9
Biên bản nêu lý do thu 100.000 đồng là do Hội phụ huynh bàn bạc với nhau đóng góp để "bồi dưỡng động việc các cô bám trường bám lớp" khi thấy giáo viên đứng lớp trong thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt. Với khoản nộp 970.000 đồng khi đi nhập học là phụ huynh tự nguyện nộp, đưa về sợ tiêu hết.
Nhiều điều chưa sáng tỏ
Ông Trương Quang Sơn, Chủ tịch Phường Thạch Linh thông tin vào ngày 30/8 như sau: “Ban thường trực của phường chưa duyệt các khoản thu nào ở trường tiểu học trình sang, phường chưa năm nào cho thu bình quân một học sinh tiểu học đến 900.000 đồng các khoản thu tự nguyện”.
Mới đây, ông Trần Xuân Quang, Phó chủ tịch Phường Thạch Linh nói: Chưa nhận được biên bản họp phụ huynh khối 1 của trường Tiểu học trình sang cho phường (theo quy trình của công văn 1702).
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh nhấn mạnh: Nhà trường bám vào hai thông báo số 12 của UBND phường, và thông báo số 27 của nhà trường để thu khoản 970.000 đồng là không đúng với quy trình trong công văn 1702. Vì hai thông báo này ra ngày 19/5 và ngày 23/5, học sinh khối 1 thời điểm đó chưa nhập học, chưa họp phụ huynh khối 1 để thống nhất nộp 970.000 đồng.
Nhà trường tự ra thông báo nộp tiền khi học sinh khối 1 khi học sinh chưa đến trường nhập học
Trong biên bản họp ngày 13/9 gồm có Hiệu trưởng nhà trường, 5 cô giáo chủ nhiệm, 5 hội trưởng hội phụ huynh khối 1, cam kết vấn đề thu nộp trên tình tự nguyện của phụ huynh. Song kết thúc cuộc họp chỉ có hiệu trưởng và 1 phụ huynh ký.
Một phụ huynh chia sẻ: Nhiều phụ huynh thấy khoản thu 100.000 đồng là vô lý, vì các trường khác không thu khoản này. Phụ huynh đóng 100.000 đồng cho hội trưởng phụ huynh từng lớp, tưởng rằng số tiền đó gom lại nộp trực tiếp cho cô chủ nhiệm nhưng lại nghe nói là tiền này nộp lên cho cô tổ trưởng khối 1.
Theo Hướng dẫn liên ngành về việc tổ chức vận động đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo do liên Sở Tài chính và Sở GD-ĐT Hà Tĩnh ban hành tháng 8/2012 (công văn 1702) thì Quy trình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp như sau:"> Hà Tĩnh: Học sinh chưa vào học đã thu tiền triệu, hiệu trưởng vẫn nói đúng quy trình