当前位置:首页 > Thế giới > Kèo vàng bóng đá Girona vs Las Palmas, 03h00 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Platense, 7h30 ngày 4/2: Ưu thế sân nhà
Thay đổi tư duy
Cầm chiếc điện thoại thông minh trên tay, chị Nình Thị Hồ, thôn Khe Lục, xã Đại Dực (Tiên Yên) thành thạo trong việc gõ phím tìm kiếm thông tin cần thiết.
Từ ngày có chiếc điện thoại thông minh, chị Hồ được mở mang rất nhiều kiến thức. Chị chia sẻ: “Mình học thêm được chữ là nhờ cái điện thoại này đấy. Vì thấy bảo nó có nhiều cái hay nên mình cũng mua một cái rồi nhờ người biết chữ dạy cho cách bấm phím thành chữ. Ở cái điện thoại này có rất nhiều điều mình chưa biết nên mình đã học hỏi được nhiều. Từ cách chăm sóc lúa, cách trồng rừng, cách nuôi dạy con cho tốt”.
Được Tổ CĐS cộng đồng tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các dịch vụ số, anh Lỷ Văn Quạn, thôn Phài Giác, xã Đại Dực đã cài đặt, đăng ký tài khoản ngân hàng, cập nhật sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn để tiêu thụ. Hiện sản phẩm ớt chào mào của anh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử của tỉnh Quảng Ninh.
Anh Quạn chia sẻ: “Trước đây, khi bắt đầu làm mô hình trồng ớt tôi luôn lo lắng đầu ra cho sản phẩm, vì chỉ tiêu thụ trong huyện lượng sản phẩm sẽ không đáng kể. Từ khi được tổ CĐS cộng đồng của thôn hỗ trợ cùng với việc tham gia tìm hiểu các quy trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử, sản phẩm ớt của gia đình tôi đã được nhiều người biết đến đầu ra luôn ổn định, mang lại thu nhập cao.
Bản thân tôi nhận thấy việc đẩy mạnh các hoạt động CĐS, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm cực kỳ cần thiết. Không chỉ giúp người dân được cập nhật, tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật trồng trọt mà CĐS còn giúp quảng bá sản phẩm của mình đi khắp mọi miền đất nước”.
Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Khe Lục, xã Đại Dực, Nình Văn Quang đồng thời cũng là Tổ trưởng Tổ công nghệ số của thôn cho biết: Không còn phải gọi điện thoại cho từng người, hoặc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” mà chỉ cần đăng tải thông tin trên các trang Facebook và Zalo.
Các thông tin của ông đưa lên được nhiều người theo dõi và chia sẻ, từ đó thông tin được truyền tải đến bà con một cách nhanh chóng và kịp thời, đặc biệt là các nội dung về tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch, lịch tiêm vắc - xin phòng Covid-19 vừa qua rất hiệu quả. Các thành viên trên Zalo còn thảo luận, chia sẻ, phản hồi ý kiến của mình lên nhóm. Nhiều sự việc sau khi được người dân góp ý đã được điều chỉnh phù hợp với tình hình, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư.
Đại Dực là xã vùng cao của huyện Tiên Yên với 100% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do hạ tầng phục vụ cho chuyển đổi chưa được đầu tư đồng bộ. Song, với quyết tâm nỗ lực chuyển đổi sốvì sự phát triển bền vững, cấp ủy, chính quyền từ xã đến thôn đã quyết liệt chỉ đạo triển khai các hoạt động chuyển đổi số đến với người dân.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hoàng Việt Tùng cho biết: “Xác định công tác CĐS là nhiệm vụ quan trọng trong việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, chúng tôi đã đẩy mạnh tuyên truyền các lợi ích của việc chuyển đổi số đến với người dân thông qua nhiều hình thức như họp thôn, thông qua hệ thống loa truyền thanh...
Tổ chức tập huấn cho 7/7 tổ công nghệ số cộng đồng thôn và chỉ đạo Đoàn thanh niên xã hỗ trợ người dân cài đặt và hướng dẫn sử dụng các ứng dụng tiện ích trên điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ thúc đẩy phát triển hạ tầng số rộng khắp, hiện đại, phổ cập điện thoại thông minh tới người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển đối với người dân vùng thuận lợi”.
Thu hẹp khoảng cách địa lý
Đối với địa bàn vùng cao, khoảng cách địa lý luôn là trở ngại lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp quan trọng giúp rút ngắn khoảng cách địa lý. Đây còn là cánh cửa quan trọng hướng tới những tri thức hội nhập của bà con vùng cao.
Trước đây, bà con ở những xã vùng cao như: Hà Lâu, Đại Dực hay Điền Xá của huyện Tiên Yên muốn mua nhiều mặt hàng phải về thị trấn Tiên Yên mới có, thì nay có thể ngồi nhà đặt hàng qua mạng, shipper đưa đến tận nhà.
Nhiều sản phẩm nông sản của bà con nông dân cũng không phải mang ra chợ bày bán nữa mà chỉ cần rao bán trên Facebook cũng tiếp cận được khách hàng khắp cả nước.
Có thể thấy, việc đẩy mạnh CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp là “chìa khóa” để sản phẩm vùng cao tận dụng được những cơ hội tiếp cận khách hàng, vừa hướng tới sự phát triển một cách bền vững, giúp cho những sản vật đặc sản miền núi đến được với những thị trường lớn.
Thường xuyên phải đến Trung tâm dịch vụ hành chính công của huyện để làm các thủ tục giấy tờ liên quan đến các hoạt động kinh doanh, buôn bán thì nay, anh Lộc Văn Thắng ở thôn Bắc Lù, xã Hà Lâu (Tiên Yên) không còn phải di chuyển hơn 30 km để đến trực tiếp Trung tâm hành chính công huyện làm các thủ tục giấy tờ.
Được tổ chuyển đổi số cộng đồng của thôn hướng dẫn, anh có thể thực hiện các thao tác hoàn thiện hồ sơ theo quy định bằng dịch vụ công mức độ 4 sau đó được nhận kết quả ngay tại nhà.
Anh Thắng cho hay: “Người dân vùng cao chúng tôi được hưởng lợi rất nhiều từ việc CĐS, không còn phải di chuyển đoạn đường rất xa để làm các thủ tục giấy từ như trước. Bây giờ, chỉ cần có chiếc điện thoại hoặc máy tính có thể ngồi nhà làm các thủ tục hồ sơ gửi lên huyện, tỉnh rất thuận lợi. Tuy nhiên, mong sao việc chuyển đổi số ở địa phương cần thực hiện mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả hơn nữa để giúp người dân vùng cao tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ tiện ích".
Ông Lã Văn Vy, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên cho biết: “Trên thực tế, không ít người dân trên địa bàn xã sau khi bắt nhịp được với CĐS đã nhận thấy rõ những thay đổi, thuận lợi so với cuộc sống trước kia. Đặc biệt, việc giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3 – 4 đã gúp bà con giảm thiểu rất nhiều thời gian đi lại, công việc lại hiệu quả hơn".
Chủ động, quyết liệt thực hiện
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 5/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về CĐS toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, năm 2023 được xác định là năm tổng tiến công về CĐS, là năm đầu tiên Tiên Yên đưa ra các mục tiêu và giao chỉ tiêu CĐS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Bám sát tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai các mô hình CĐS, tập trung vào các công việc, địa điểm có tương tác nhiều với người dân, doanh nghiệp và những việc mang tính thay đổi căn bản nhận thức, thói quen trong hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước.
Mục tiêu trong kế hoạch CĐS của huyện là bắt đầu từ năm 2022, 100% công việc từ huyện đến các xã, thị trấn sẽ được xử lý trên hệ thống chính quyền điện tử; 80% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ; 60% hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến; 100% người đứng đầu UBND huyện, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn sử dụng chữ ký số, xử lý công việc trên hệ thống chính quyền điện tử phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và ra quyết định.
Bên cạnh đó, huyện sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế số để nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của huyện, phấn đấu đến 2025 kinh tế số chiếm 20% trở lên trong GRDP của huyện, năng suất lao động tăng bình quân hành năm 11% trở lên.
Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp đang hoạt động có điều kiện chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số.
Ông Tạ Vĩnh Thắng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tiên Yên, cho biết: “Huyện Tiên Yên đã xây dựng kế hoạch, lên danh mục các nội dung cụ thể trong kế hoạch CĐS trong từng giai đoạn, từng năm. Chúng tôi đang tích cực nghiên cứu tham mưu, đề xuất đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hạ tầng, hoàn thiện hệ thống thông tin tại địa phương để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CĐS, đặc biệt là hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin đối với các xã vùng sâu, vùng xa của huyện.
Mục tiêu là tối ưu hóa hệ thống thông tin tại UBND cấp xã; xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, nền tảng công nghệ để kết nối thương mại điện tử cho các sản phẩm đặc trưng; hỗ trợ các thiết bị giúp người dân truy cập internet như sử dụng máy tính, điện thoại thông minh,...
Hiện nay, huyện đã thành lập và kiện toàn 85 tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, khu phố. Các tổ này được lựa chọn các thành viên từ Tổ dữ liệu dân cư quốc gia đã được thành lập trước đây. Thành viên các tổ là cán bộ thôn và các đoàn thể.
Tổ công nghệ số sẽ phối hợp với đoàn thanh niên hướng dẫn nhân dân sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, điện thoại thông minh truy cập dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4, sử dụng các mạng xã hội trong việc trao đổi thông tin...”
CĐS là một trong những dấu ấn nổi bật của huyện miền núi Tiên Yên sau hơn nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Những kết quả bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa của huyện.
Đây sẽ là tiền đề quan trọng để huyện Tiên Yên tiếp tục có nhiều những giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa trong công cuộc CĐS toàn diện, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Theo Trần Hoàn(Trung tâm TT&VH Tiên Yên)
" alt="Người dân vùng cao tỉnh Quảng Ninh được hưởng lợi từ chuyển đổi số"/>Người dân vùng cao tỉnh Quảng Ninh được hưởng lợi từ chuyển đổi số
Ở tập 2, dàn cực phẩm gồm: Duy Anh, Chí Tân, Đức Việt, Khắc Sơn và Phạm Duy Anh. Sau màn chào sân và phần giới thiệu của 5 cực phẩm, Khắc Sơn chính là cực phẩm mà Tô Sa nói lời tạm biệt ở vòng đầu tiên vì bị hiểu nhầm đã có chủ.
Nối tiếp Khắc Sơn, Phạm Duy Anh cũng dừng lại ở vòng 2 với sắc đỏ. Anh xuất hiện trên sân khấu cùng vợ và cô con gái. Duy Anh cho biết vợ lớn hơn 10 tuổi, cả hai bị gia đình ngăn cấm nhưng đã vượt qua, đứa con chung là minh chứng cho tình yêu. Sân khấu nóng bừng lên khi Phạm Duy Anh chính thức ngỏ lời cầu hôn vợ đầy ngọt ngào.
Chí Tân là 1 trong 3 cực phẩm lộ diện, khiến mọi người bất ngờ khi thuộc nhóm LGBT. Anh đang cùng người yêu kinh doanh tiệm trà sữa. Cả hai biết nhau từ cấp 1, và anh đã dành 7 năm theo đuổi người yêu. Hiện tại, cả 2 đã có 10 năm quen nhau. Người yêu cũng xuất hiện tại sân khấu, trao nhẫn thể hiện tình yêu thương với Chí Tân trong sự hân hoan của khách mời và khán giả.
Tại vòng cuối, Đức Việt gây ấn tượng với hashtag #ChiêuChiều, nghĩa là chiều người yêu. Sau màn hỏi đáp từ ban cố vấn, kèm sự tư vấn nhiệt tình, Tô Sa đã cân nhắc chàng trai thích hợp nhất ra về là Đức Việt.
Khoảnh khắc lộ diện của Đức Việt đầy bất ngờ. Không chỉ có ngoại hình cuốn hút, anh còn sở hữu gia thế khủng, hiện đang làm quản lý showroom ô tô của gia đình. So với hình ảnh ở vòng hashtag, Đức Việt bối rối đứng cạnh với Tô Sa: “Thật sự bây giờ run quá, em cũng không biết dùng chiêu gì bây giờ”. Ban cố vấn đều rất vui mừng và chúc cho cặp đôi trên hành trình sắp tới.
Vũ Hiền
'Người ấy là ai' 2023: 'Cực phẩm' chuyển giới từ nữ sang nam gây sốtNPAK – hay còn gọi là JYBB, đến từ xứ sở chùa Vàng cũng có màn lộ diện gây chú ý khi là người chuyển giới từ nữ sang nam." alt="Người ấy là ai: Tô Sa chọn chàng trai gia thế khủng, cặp đôi LGBT gây sốt"/>Người ấy là ai: Tô Sa chọn chàng trai gia thế khủng, cặp đôi LGBT gây sốt
Chia sẻ của một sinh viên “cảm thấy có lỗi với bố mẹ, trách bản thân chậm trễ và bức xúc với nhà trường vì chưa đóng học phí nên bị đình chỉ thi” đã thu hút nhiều ý kiến về vấn đề này.
Chia sẻ của sinh viên |
Sinh viên này nêu rõ “năm nay mình đóng trễ học phí học kỳ 1 một ngày, khi lên phòng tài chính thì phòng không thu nữa, ra ngân hàng đóng dù có biên lai nhưng trên website của trường cũng ghi nợ không đồng học phí. Vì vậy mình bị liệt vào danh sách cấm thi và không có lịch thi cuối kì”.
Từ việc trễ đóng học phí sinh viên này cho biết, “có khả năng những môn đã thực hành đồ án hoàn thành sẽ bị đánh rớt. Như vậy sẽ mất hẳn một học kỳ và sang năm phải học lại hết các môn”.
Sinh viên này cũng chia sẻ thêm, sau khi đóng tiền, trên websile trường có thông báo “sinh viên đã đóng học phí nhưng bị ghi cấm thi hoặc chưa đóng học phí thì liên hệ với khoa xét lại dự thi”. Vì vậy bạn đã lên khoa xin chữ ký rồi lên trường nộp đơn. Nhưng khi nộp đơn vào đào tạo thì phòng lại chuyển qua văn thư, sau đó qua phòng tài chính rồi lại chuyển về phòng đào tạo.
Sau khi ý kiến này đăng tải, rất nhiều sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm cũng đồng ý vì cùng chung hoàn cảnh như vậy.
Bên cạnh đó, “quy trình” đóng học phí của trường cũng được sinh viên chia sẻ khá phức tạp như, “những học kì trước nếu ngân hàng không nhận học phí, sinh viên vẫn qua phòng Tài chính để đóng”.
Cùng theo sinh viên “đóng học phí muộn là lỗi của sinh viên nhưng không có nghĩa sinh viên không đóng học phí cho trường. Nếu không đóng học phí cấm thi sẽ chấp nhận, nhưng vẫn đóng được mà hệ thống thông báo không nhận được tiền”.
Theo quy định của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, học phí sẽ được thu từ ngày 7/9 đến 30/9. Sau thời gian này nhà trường gia hạn đến ngày 5/11 và thông báo nếu quá thời gian này không đóng sinh viên sẽ bị cấm thi học kỳ. Có khoảng vài trăm sinh viên trong tổng số 12.000 sinh viên đóng muộn học phí.
Sau phản ứng của sinh viên, ông Phạm Xuân Đông, Trưởng phòng kế hoạch tài chính của trường đã có thông báo gia hạn cho toàn thể sinh viên còn nợ học phí học kỳ I, năm học 2016 - 2017 và các học kỳ trước, tiếp tục đóng học phí để hoàn thành nghĩa vụ học phí tất cả các học phần còn lại từ 13h ngày 20/12 đến 16h ngày 23/12.
Theo thông báo này, sinh viên liên hệ đóng tiền học phí tại ngân hàng đã quy định hoặc nộp trực tiếp tại phòng Kế hoạch tài chính. Sau ngày 23/12 sinh viên không hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí tất cả các học phần còn nợ sẽ không được tham gia vào kỳ thi cuối kỳ, đồng thời sẽ không được công nhận kết quả học tập.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Xuân Đông thông tin hiện tại lịch thi của các sinh viên chưa diễn ra vì đến tuần sau mới là tuần thi học kỳ. Mục đích của trường là chấn chỉnh nghĩa vụ học phí vì thói quen của rất nhiều sinh viên đến ngày thi mới hoàn tất nghĩa vụ học phí, cũng như để công tác tổ chức thi học kỳ được chính xác như làm đề, bố trí phòng, phân giáo viên coi thi… vì vậy nhà trường đã đóng phần mềm thu học phí trước khi thi vài tuần.
"Tuy nhiên, trước những kiến nghị của các em trong các buổi sinh hoạt lớp và kiến nghị qua Hội sinh viên trường về việc khó khăn chưa hoàn tất nghĩa vụ học phí, trường đã có thông báo mở lại cổng thu học phí đến ngày 23/12 để các em có thể hoàn tất học phí trước khi thi" - ông Đông cho biết.
Tuệ Minh
" alt="Tin mới nhất: Nợ học phí, hàng trăm sinh viên có nguy cơ bị đình chỉ thi"/>Tin mới nhất: Nợ học phí, hàng trăm sinh viên có nguy cơ bị đình chỉ thi
Nhiều ý kiến thắc mắc môn Địa lý vào bài thi tổ hợp Khoa học xã hội liệu đã phù hợp khi đây là môn học tổng hợp kiến thức cả tự nhiên và xã hội. (Ảnh minh họa: Nguyen Viet Thanh/smithsonianmag.com) |
Một trong những điểm mới trong dự thảo của kỳ thi THPT quốc gia 2017 là xuất hiện hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và xã hội. Cụ thể, với cách chia mà Bộ GDĐT đưa ra, môn Địa lý cùng môn Lịch sử và Giáo dục công dân để hợp thành một bài thi tổ hợp mang tên Khoa học xã hội.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc xếp vào nhóm như thế này liệu có sai về bản chất khi đây là một môn học tổng hợp kiến thức cả tự nhiên và xã hội. Thậm chí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) có hẳn Khoa Địa lý. Trong khi đó, ở ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Khoa Địa lý thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn.
Một người nghiên cứu về giáo dục thắc mắc: “Tại sao ở nước ta môn Địa lý đáng ra phải học nhiều về tự nhiên mà lại xếp vào tổ hợp Khoa học xã hội?”
Về điều này, GS.TS Nguyễn Cao Huần (Khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) khẳng định bản chất Địa lý là môn học gồm cả kiến thức tự nhiên và xã hội.
“Quan niệm Địa lý là môn học khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên đều sai hết vì nó là môn khoa học liên ngành. Nó là một môn khoa học tổng hợp vừa phản ánh tự nhiên vừa phản ánh kinh tế xã hội”, GS Huần nói.
GS Huần cho rằng không nên xếp môn Địa lý vào bài thi tổ hợp mang tên Khoa học xã hội bởi điều này vô hình trung làm học sinh và xã hội hiểu sai về bản chất môn học này.
“Địa lý có quá nhiều kiến thức liên quan đến khoa học tự nhiên chứ đâu phải chỉ xã hội. Ví dụ nó phản ánh khí hậu, thời tiết, tài nguyên, thổ nhưỡng, địa lý thực vật, các vấn đề môi trường, tai biến thiên nhiên,... trong phục vụ những vấn đề phát triển dân cư, quy hoạch về các khu dân cư, phát triển kinh tế gắn với mỗi cộng đồng nào đấy”, GS Huần dẫn chứng.
Địa lý là một môn khoa học tổng hợp cả xã hội và cả tự nhiên vì vậy cần phải để làm môn độc lập.
Đồng quan điểm, GS Trương Quang Hải chia sẻ: “Tôi nghĩ nếu chỉ mảng địa lý nhân văn thì được nhưng còn mảng địa lý tự nhiên nữa, do đó nếu xếp vào bài thi Khoa học xã hội tôi cho chưa bao hết được. Xếp như vậy tiện nhóm chung để đỡ thi lẻ các môn, nhưng gộp vào tên gọi tổ hợp đó thì không hợp lý”.
Bởi địa lý dân cư, đô thị, kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch,... thuộc xã hội, còn kiến thức về khí hậu, thủy văn, thổ những, tài nguyên, địa hình,... lại thuộc về tự nhiên.
Theo GS Hải, nếu xếp vào bài thi Khoa học xã hội sẽ khiến phụ huynh, học sinh và xã hội dần có một cách nhìn nhận sai lệch. Do đó nếu tách được làm một môn thi độc lập là tốt nhất. Tuy nhiên, ông Hải cũng thừa nhận cái khó là giờ môn nào cũng “bày ra” tất cả thì học sinh phải thi nhiều môn và học quá nhiều kiến thức.
GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo (ĐH QG Hà Nội) có cách nhìn khác và đồng tình với việc xếp Địa lý vào bài thi tổ hợp này.
“Địa lý có 2 phần địa lý nhân văn và địa lý tự nhiên, nhưng ở phổ thông là địa lý nhân văn. Ví dụ đất, nước,... như thế thì dân số như thế nào, rồi cơ cấu kinh tế như thế nào... Tức là phần địa lý tự nhiên gần như không có mà chủ yếu là kiến thức tích hợp giữa nhân tố con người với điều kiện tự nhiên. Do đó theo tôi việc xếp địa lý vào khoa học xã hội là hợp lý”, ông Giang phân tích.
Thi THPT 2017: Không cần làm tất cả các môn trong bài thi tổ hợp Với việc xuất hiện bài thi tổ hợp trong phương án dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, nhiều thí sinh băn khoăn các trường sẽ xét điểm từng môn thành phần hay tính tổng của bài thi để xét tuyển đại học. " alt="Tranh cãi môn Địa lý thuộc Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội"/>Tranh cãi môn Địa lý thuộc Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội
Theo Lý Á Bằng, anh và vợ mới cưới có sự đồng điệu về tâm hồn. Giữa họ gắn bó trong cuộc sống, công việc thiện nguyện giúp đỡ trẻ mắc dị tật hở hàm ếch. Tài tử Anh hùng xạ điêucũng thông báo anh vừa lên chức cha ở tuổi 51. Lý Á Bằng và Kim Hỷ công khai quen nhau từ năm 2019 qua lời mai mối của một người bạn. Khác với những cặp đôi khác, họ thoải mái thể hiện tình cảm trước bạn bè, truyền thông. Lý Á Bằng và một nửa thích đi du lịch, khám phá cuộc sống, ẩm thực các vùng miền. Cả hai có nguyện vọng dọn về quê sống sau kết hôn. Vợ mới cưới của tài tử tên Hải Hà Kim Hỷ, sinh năm 1990. Cô là một người mẫu kiêm diễn viên từng tham gia cuộc thi Hoa hậu Du lịch Thế giới Trung Quốc và giành giải Người đẹp ăn ảnh. Năm 2016, cô thử sức lĩnh vực phim ảnh, đóng vai nhỏ trong các phim Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn, Mùa hè của Hồ Dương.
Lý Á Bằng năm nay 51 tuổi, là ngôi sao làng giải trí Hoa ngữ với nhiều phim như Anh hùng xạ điêu, Tiếu ngạo giang hồ... Tài tử từng trải qua cuộc hôn nhân kéo dài 9 năm với Diva Vương Phi. Cả hai có một cô con gái không may bị hở hàm ếch. Sau ly hôn năm 2014, tài tử tuyên bố giải nghệ để tập trung vào kinh doanh và chăm sóc con. Lý Á Bằng trong quá khứ được biết đến là "đại gia ngầm" của showbiz Trung Quốc khi sở hữu chuỗi nhà hàng, bất động sản có tiếng tại Đại lục. Tuy nhiên, 2 năm qua do ảnh hưởng dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của anh gặp nhiều khó khăn. Anh gánh khoản nợ gần trăm triệu Nhân dân tệ, nhiều tài sản bị đóng băng. Lý Á Bằng thoải mái thể hiện tình cảm bên bạn gái Thúy Ngọc Lý Á Bằng về quê sau phá sản, phải làm video kiếm sốngLý Á Bằng hiện thích quay những video cuộc sống thôn dã. Tuy nhiên, anh bị nhiều khán giả nói bắt chước cách làm clip của 'Tiên nữ đồng quê' Lý Tử Thất. " alt="Lý Á Bằng thông báo tái hôn, sinh con với vợ kém 19 tuổi"/>Đứng sau thành công của Vượng Râu, cũng như hy sinh để vun vén gia đình suốt nhiều năm qua là bà xã Thu Hiền. Thu Hiền kém Vượng Râu 5 tuổi, không hoạt động nghệ thuật và cũng rất hiếm xuất hiện trước truyền thông. Nhiều bạn bè của Vượng Râu nhận xét Thu Hiền là người giỏi giang, khéo léo. Vượng Râu từng chia sẻ: "Tôi phải cảm ơn vợ rất nhiều. Cô ấy là người vợ rất tâm lý, chấp nhận hy sinh và yêu thương chồng con". Cả hai chính thức về chung một nhà năm 2010. Theo Vượng Râu, Thu Hiền là người khá thật thà và thẳng thắn nên anh lo cô sẽ gặp phải thiệt thòi trong môi trường showbiz bộn bề. Vì thế, nhiều năm qua cô chỉ ở “hậu cung” quán xuyến gia đình, quản lý công ty riêng chăm sóc 5 con nhỏ gồm 2 trai và 3 gái. Vượng Râu bảo anh mê vợ ở tài nấu ăn ngon nên dù có đi đâu cũng mong về nhà. Những lúc có thời gian, Vượng Râu thường rủ vợ đi cà phê hay trà đá trò chuyện để bù đắp. Biết tính vợ giản dị, không thích quà, anh thường thể hiện tình cảm bằng những cái ôm hay hành động âu yếm yêu thương, nhiều lúc chỉ cần một lời chúc. Là vợ nghệ sĩ nổi tiếng nhưng bà xã Vượng Râu có lối sống rất giản dị. Thu Hiền không chạy theo hàng hiệu, thích chăm sóc con cái, có cuộc sống đơn giản. Tuy nhiên, nhan sắc của cô vẫn được đánh giá là rất trẻ trung. Bà xã nghệ sĩ Vượng Râu sở hữu gương mặt ưa nhìn. Thu Hiền xuất hiện trong MV "Thuyền hoa" của chồng Ngân An Vượng Râu: Bảo Chung, Trấn Thành là nghệ sĩ hài đáng xem nhất!"Khó nhất là diễn hài và khó vô cực là diễn bi hài, người diễn phải có chỉ số thông minh cao, gieo, rắc, nhử, lừa… khán giả bằng nghệ thuật buông bỏ đài từ", nghệ sĩ Vượng Râu chia sẻ. " alt="Bật mí người vợ kín tiếng sinh 5 con cho nghệ sĩ Vượng Râu"/>国际新闻
全网热点 |