Chị là Nguyễn Thị Phương Mai, 53 tuổi. Chị vốn là thợ may trước khi trở thành công nhân công ty môi trường. Làm công nhân được 5 năm thì chị ngã bệnh.
Chị được chuyển vào bệnh viện Ung Bướu và được xác nhận ung thư tử cung giai đoạn 2.
Sau một năm điều trị, chị được xuất viện. Lúc này sức khỏe chị khá hơn nhưng không thể tiếp tục công việc ở cơ quan cũ nên chị đi bán vé số để nuôi thân và nuôi con.
Tưởng như vậy là bình phục hẳn, không ngờ đến tháng 3/2019 bệnh tái phát. Chị nhập viện. Lần này, bệnh chị đã di căn sang thận và bàng quang. Chị trải qua 2 lần phẫu thuật và đặt hậu môn nhân tạo. Sau hơn 5 tháng trên giường bệnh, chị vừa được xuất viện về nhà.
Chị lập gia đình vào năm 2004. Chồng chị - theo lời chị kể - là một người đam mê cờ bạc. Mặc dù đã khuyên nhủ nhiều lần nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Sống với nhau một năm, chị sinh được một bé trai.
Những tưởng có con, hạnh phúc sẽ tràn về với gia đình chị, trái lại, chị luôn nhận được những món nợ từ trên trời rơi xuống - hậu quả của những lần thua bạc của chồng. Đã vậy chị còn phải chịu những trận đòn thập tử nhất sinh.
Chị Phương Mai và bé Khôi.
Chị quyết định chia tay. Một mình dắt con đi, chị thuê nhà trọ bắt đầu cuộc sống của bà mẹ đơn thân khi bé Nguyễn Minh Khôi vừa tròn 7 tuổi.
Một mình chị bơi giữa chợ đời nuôi con cho đến năm 2017 thì ngã bệnh. Suốt một năm trời trị bệnh - trừ 3 tháng hè bé vào bệnh viện cùng mẹ - những ngày còn lại, bé lủi thủi một mình trong phòng trọ. Ăn uống, quần áo tất cả mọi thứ chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng của tha nhân.
Cũng vì mẹ bệnh, kiệt quệ về tài chính, việc học của bé bị ảnh hưởng rất nhiều. Bé phải ở lại lớp đến 2 năm nhưng vẫn quyết bám lớp theo thầy. Nhà trường đã tạo cho bé nhiều điều kiện rất tốt.
'Năm nay bé vừa tròn 14 tuổi là học sinh lớp 7 của trường THCS Lê Tấn Bê. Con đường tương lai của cháu còn dài lắm, không biết tôi còn lo cho cháu được bao nhiêu nữa đây?', chị Phương Mai đỏ hoe đôi mắt nói với chúng tôi.
Tấm lòng của bằng hữu
. Không những cho mẹ con bạn ở nhờ nhà, anh Danh thường quan tâm chăm sóc chị Phương Mai.
Chúng tôi đang trò chuyện cùng chị và bé Khôi, một người đàn ông với nụ cười thật tươi bước vào. Chị Phương Mai giới thiệu, anh Hà Hữu Danh là bạn học với chị thuở trước.
Chúng tôi chào nhau, chị Mai kể tiếp: 'Tuy ở cùng quận nhưng trước đây chúng tôi không có điều kiện để gặp nhau. Một hôm trong lúc đi bán vé số, tôi gặp lại anh Danh. Cuộc hội ngộ sau 30 năm đã khiến chúng tôi quan tâm nhau hơn. Anh thông cảm với hoàn cảnh neo đơn cùng cực nên đã bàn với gia đình cho mẹ con chúng tôi về đây ở tạm để đỡ đi khoản tiền nhà trọ.
Được một thời gian ngắn tôi nhập viện lần 2. Cũng như lần trước, trong bệnh viện một mình tôi tự bơi và ở nhà bé Khôi tự sống một mình. Hàng ngày ngoài giờ đến trường cháu loanh quanh ở nhà. Ngày 2 bữa cháu nhờ vào người hàng xóm tốt bụng. Vợ anh Danh cũng thường xuyên ghé vào giúp cháu ...
Ngoài đi học, bé Khôi giúp mẹ việc nhà.
Trước khi tôi xuất viện vài ngày, tôi nhận được tin nơi ở bị sập và anh Danh đang cho người xây lại thành căn nhà hoàn chỉnh hơn. Tôi về khi nhà đang xây và cũng sắp xong rồi.
Từ khi tôi về, ngày nào anh Danh cũng ghé qua. Trước khi đi làm anh chăm cho tôi miếng ăn giấc ngủ. Chiều về, anh ghé lại. Vợ anh cũng thường xuyên quan tâm đến hai mẹ con tôi'.
Nói đến đây, mắt chị rưng rưng lệ. Chị buồn bã nói với chúng tôi: 'Chỉ mong sao được sống thêm vài năm nữa để nhìn thấy con trưởng thành hơn là tôi an tâm ra đi...'
Anh Danh cho biết thêm, mấy tháng trước thấy sức khoẻ ngày một yếu, chị có tâm niệm trước lúc ra đi sẽ gửi con vào chùa Từ Hạnh nhờ nuôi dưỡng. Nhưng sau đó có một cô bạn thân lúc trước chịu ơn chị nay muốn nhận nuôi cháu Khôi nếu chị có mệnh hệ gì nhằm báo đáp ơn xưa.
Bà Trần Thị Ngọc Bích, Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Tấn Bê cho biết sau khi biết được hoàn cảnh của bé Khôi nhà trường đã miễn cho cháu toàn bộ học phí và tiền ăn trưa. Trong lúc mẹ nằm viện, bé Khôi đã được một thầy giám thị cho ngủ tại nhà.
Ngoài ra nhà trường cũng đã vận động tập thể giáo viên và học sinh của trường quyên góp giúp đỡ gia đình bé Khôi.
Có lẽ trong những ngày đau bệnh, chị Phương Mai đã thấm thía hơn hai chữ nghĩa tình và bằng hữu. Trong lúc hoạn nạn bên cạnh chị luôn có những người bạn hết lòng vì mình và những tha nhân giàu lòng bác ái. Cầu mong sao chị có thêm thời gian để thấy được con mình lớn khôn.
600 trẻ bụi đời 'qua tay' ông chủ hàng bia, hội quán đặc biệt gần ga Hàng Cỏ
'Những đứa trẻ đến với chúng tôi như một cái duyên. Dù không có chủ ý làm từ thiện vì cuộc sống lúc đó còn khó khăn, nhưng chúng tôi đã không nỡ để chúng rời đi...'.
Các thủ tục hành chính trước khi đưa vào Trung tâm được rà soát, cắt giảm, đơn giản về thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục, cắt giảm về thời gian giải quyết so với thời gian quy định của pháp luật. Trung tâm đã xây dựng quy trình giải quyết đảm bảo rõ trách nhiệm, rõ người, rõ việc, rõ thời gian giải quyết và được cập nhật công bố, niêm yết công khai, minh bạch. Tỉnh còn thành lập các trung tâm hành chính công cấp huyện; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.
Qua khảo sát, tỷ lệ hài lòng của người dân, tổ chức đạt đến 98,9%. Đến nay, số TTHC đã đưa vào giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh đạt 91,9%; cấp huyện là 100%. Thời gian giải quyết TTHC tại các trung tâm hành chính công đã được cắt giảm tới 50% so với quy định của Trung ương; một số thủ tục đã cắt giảm trên 70% thời gian so với quy định. 100% các khâu, quy trình giải quyết hồ sơ TTHC tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, 14 trung tâm hành chính công cấp huyện và 186 bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã được ứng dụng công nghệ thông tin triệt để, đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt, để tiến tới xây dựng nền hành chính hiện đại.
Xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng, việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công khẳng định tỉnh Quảng Ninh đã cụ thể hóa, thực hiện đúng quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách hành chính trong tình hình mới, bảo đảm bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không làm tăng biên chế nhưng đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính hiệu quả nhất.
Mô hình này đảm bảo sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, đạt được các mục tiêu cơ bản và giải quyết được các vấn đề bất cập trong cải cách và giải quyết thủ tục hành chính để xây dựng nền hành chính theo hướng phục vụ, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, hiện đại, góp phần tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc trong việc đánh giá các chỉ số PCI và PAR INDEX của tỉnh Quảng Ninh.
Lễ khánh thành Trung tâm Phục vụ hành chính công
Cùng với việc đánh giá sơ kết 3 năm thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh cũng đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, được đầu tư xây dựng mới với tổng mức đầu tư gần 150 tỷ đồng. Việc đầu tư xây dựng mới trụ sở Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh khang trang, hiện đại nhằm thúc đẩy việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của các tổ chức, cá nhân ngày càng tốt hơn nữa, đồng thời đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất làm việc tiên tiến, hiện đại với tinh thần phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Viên đá đỏ do anh Quảng nhặt được trên đồi Cỏ May, bán được hơn 1 tỷ đồng.
Trong quá trình đào ao thả cá và đi chặt củi đốt than, 2 người dân địa phương đã may mắn nhặt được 2 viên hồng ngọc tại thủ phủ đá đỏ xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An và bán được hơn 4 tỷ đồng.
1 trong hai người may mắn nhặt được một viên đá đỏ (hay còn gọi hồng ngọc) đó là anh Ngô Trí Quảng (SN 1974), trú tại bản Quỳnh 2, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Theo đó, vào trưa 1/9/2017, vợ chồng anh Quảng lên đồi Cỏ May (cách nhà khoảng 1km) để chặt củi về bán cho những người đốt than. Trong lúc vác củi chất lên xe, không may bị trượt chân ngã xuống đất thì anh chợt thấy một ánh sáng màu đỏ lấp lánh dưới gốc cây keo tràm. Nhặt lên xem, anh Quảng không tin vào mắt mình khi phát hiện đó là một viên hồng ngọc.
Đêm hôm đó, cả gia đình anh Quảng phải thức trắng để canh viên đá và tiếp đón những thương lái tìm đến xem 'hàng'.
Thương lái trả 200 triệu, rồi đến 700 triệu và cuối cùng là 1 tỷ đồng. Không thể định giá được viên đá đỏ, nhưng thấy số tiền 1 tỷ quá lớn và muốn tránh phiền toái nên anh Quảng bán cho bà H. (một người chuyên buôn bán đá đỏ ở địa phương).
Sau khi nhặt được 'lộc trời', vợ chồng anh Quảng dùng số tiền bán đá đỏ để xây nhà, mua sắm vật dụng trong gia đình và nuôi các con ăn học.
Theo thông tin của người dân địa phương cung cấp, trước anh Quảng, khoảng giữa năm 2016, gia đình bà H. (bà H. chính là người mua lại viên đá đỏ của anh Quảng với giá hơn 1 tỷ đồng) cùng với một số người dân địa phương, trong lúc đào ao trên một quả đồi gần nhà cũng đã may mắn nhặt được viên đá đỏ và bán được 3 tỷ đồng.
'Khai quật' được một kho gỗ mun quý hiếm tại vườn nhà dân
Số lượng gỗ mun quý hiếm được chôn tinh vi tại 3 vị trí hầm dưới lòng đất.
Ngày 29/3/2019, lực lượng liên ngành gồm Đồn biên phòng Cồn Roàng, lực lượng kiểm lâm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và lực lượng kiểm lâm huyện Bố Trạch đã 'khai quật' 3 hầm gỗ cất giấu tinh vi trong vườn một gia đình ở xã biên giới Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) tịch thu gần 100 phách gỗ mun quý hiếm.
Theo đó, vào chiều tối 28/3/2019, tin báo của người dân cho biết, tại vườn ông Nguyễn Trung Kính (trú bản Mé Lỳ, xã Thượng Trạch) có một số phách gỗ mun quý hiếm, lực lượng hơn 30 người gồm bộ đội biên phòng và cán bộ kiểm lâm đã được huy động để vận chuyển số gỗ gồm 23 phách gỗ mun trong vườn ông Kính.
Tìm kiếm xung quanh, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện cạnh một con suối khô trong vườn 2 hầm gỗ được chôn kĩ dưới lòng đất chứa nhiều phách gỗ màu đen, dài khoảng 3 mét nghi gỗ mun.
Sau khi 'khai quật' các hầm đựng gỗ trên lực lượng chức năng thu giữ tổng gần 100 phách gỗ mun với khối lượng hơn 4,5 m3, được xẻ vuông vích có đường kính từ 30-50 cm, dài khoảng 3-4 mét.
Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, sau khi nhận được tin báo đã chỉ đạo trạm kiểm lâm Thượng Trạch vào cuộc và tìm ra các hầm gỗ này. Vì đây là khu vực trong vườn nhà dân, lại thuộc vùng đệm, khu vực biên giới nên Hạt kiểm lâm VQG Phong Nha -Kẻ Bàng đã báo với đồn biên phòng Cồn Roàng, các lực lượng chức năng huyện Bố Trạch đưa lượng gỗ lậu ra khỏi địa bàn càng sớm càng tốt, tránh phức tạp và tẩu tán hoặc cướp gỗ.
Hiện, số gỗ trên đã được lực lượng chức năng vận chuyển về trụ sở để tiếp tục điều tra, xử lí.
Đào được tượng vàng, người đàn ông suýt mạt vận
Ông Nguyễn Văn Kình.
21 năm trôi qua, ông Nguyễn Văn Kình (SN 1953, trú tại làng Phú Long, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) vẫn chưa thể quên niềm hạnh phúc ngập tràn khi đào được bức tượng bằng vàng nguyên khối. Nhưng ông không ngờ chính may mắn ấy lại đẩy ông vướng vào lao lý.
Năm 1998, một hôm đi ăn cưới họ hàng, con trai ông Kình mượn được máy rà phế liệu, liền mang ra ngoài khu đồi sau nhà nghịch ngợm, thấy máy phát tín hiệu, hai cha con đào thử thì phát hiện một hũ bạc và một bức tượng hình đầu người bằng vàng.
Thông tin về bức tượng vàng cổ quý hiếm lan nhanh khiến dân buôn cổ vật đổ xô về tìm ông Kình. Qua những cuộc thương lượng, giá bức tượng vàng được nâng lên theo cấp số nhân, từ 15 cây vàng lên đến 30 cây vàng, rồi 60 cây càng…
Ông Kình chấp nhận bán pho tượng cho nhóm đầu nậu của ông Nguyễn Đăng T. và Nguyễn Đình B. (cùng SN 1957, trú quận Hải Châu , TP. Đà Nẵng) với giá 68 cây vàng. Sau đó pho tượng đã được nhóm buôn đồ cổ bán sang tay với giá 220 cây vàng.
Sau khi bán tượng, ông Kình bị cơ quan công an tỉnh Quảng Nam tạm giữ để điều tra vụ buôn bán trái phép bảo vật quốc gia. Do thành khẩn khai báo nên ông Kình được tại ngoại sau 1 tháng 3 ngày tạm giam vì tội “Chiếm giữ trái phép tài sản XHCN và buôn bán hàng cấm”. Các bị cáo còn lại bị Tòa nhân dân tỉnh Quảng Nam xử với các mức án từ 3 đến 5 năm tù về tội 'Buôn hàng cấm'.
Hiện nay, bức tượng vàng đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam.
Ngôi mộ nằm giữa phòng khách trong căn biệt thự ở Bến Tre
Giữa căn phòng sang trọng, một ngôi mộ ốp đá hoa cương màu vàng nằm im lìm như chìm trong giấc ngủ.
评论专区