![]() |
Phối cảnh tòa tháp 72 tầng của FLC tại khu đất |
Dự án này được UBND TP Hải Phòng và FLC tổ chức lễ động thổ xây dựng vào ngày 8/5/2020.
Tuy nhiên, đến nay FLC chưa thực hiện các thủ tục để làm cơ sở triển khai thi công các hạng mục của công trình dự án gồm: Ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án theo quy định của pháp luật và thỏa thuận ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; thuê đất thực hiện dự án tại Sở Tài nguyên và Môi trường; thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế thi công và cấp giấy phép xây dựng công trình…
Lãnh đạo giao các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát, giải quyết các nội dung có liên quan (nếu có) khi chấm dứt hiệu lực của quyết định số 2629 và báo cáo thành phố các vấn đề vượt thẩm quyền.
Dự án FLC Diamond 72 Tower được Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đồng ý chủ trương đầu tư tại Thông báo số 914 ngày 31/10/2019; UBND TP Hải Phòng quyết định chủ trương đầu tư tại quyết định số 2629 ngày 4/11/2019.
![]() |
Lễ động thổ tòa nhà |
Theo dự kiến trước đó, dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê này được xây dựng ngay khu vực trung tâm TP bên dải vườn hoa trung tâm, cách Cảng hàng không quốc tế Cát Bi hơn 6,5km. Dự án có tổng diện tích hơn 13.000m2 với công trình tòa tháp cao 290m gồm 72 tầng với 2 tầng hầm và 70 tầng nổi.
Tòa tháp được xây dựng phân làm ba khu chức năng chính gồm: Khách sạn, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê. Trong đó, khu khách sạn có gần 350 phòng tiêu chuẩn năm sao và hạng sang cao cấp. Khu căn hộ dịch vụ cao cấp, văn phòng cho thuê hạng A.
Trong tòa tháp có một trung tâm hội nghị quốc tế 1.200 chỗ ngồi, trung tâm thương mại, khu ẩm thực, vui chơi giải trí, bể bơi vô cực. Tòa nhà được Hải Phòng bố trí cho xây dựng tại khu đất vàng của Hải Phòng.
Công trình tòa tháp cao nhất Hải Phòng này được thiết kế với hình ảnh ngọn hải đăng vươn mình trước biển. Giải pháp kiến trúc hiện đại, nổi bật được đánh giá sẽ là một tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê hiện đại nhất TP Hải Phòng. Dự án tòa tháp có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng do FLC làm chủ đầu tư, dự kiến thời gian xây dựng 36 tháng.
Tuy nhiên, đến nay, FLC chưa triển khai các thủ tục nêu trên để tiến hành xây dựng dự án.
Tập đoàn FLC cho biết, đây là một trong những dự án trọng điểm của doanh nghiệp tại miền Bắc. Ngay sau khi nhận được chủ trương đầu tư, Tập đoàn đã xúc tiến thực hiện công tác khảo sát địa chất, tổ chức nghiên cứu, thiết kế dự án theo quy định.
Tuy nhiên, theo phương án quy hoạch bước đầu của Hải Phòng, các hạng mục tiện ích của dự án chưa phù hợp với tiêu chí về sản phẩm dịch vụ và khó đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh thị trường có nhiều thay đổi như hiện nay. Do đó, chủ đầu tư đã đề nghị bổ sung chức năng hỗn hợp với dự án (điều chỉnh thêm hạng mục căn hộ cao cấp bên cạnh khối văn phòng và khách sạn) để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong khai thác, vận hành. Trong thời gian chờ phản hồi từ thành phố, doanh nghiệp chưa thể triển khai các thủ tục đầu tư liên quan.
Việc ngừng dự án là giải pháp không mong muốn nhưng doanh nghiệp buộc phải lựa chọn nếu không đạt được đồng thuận trong phương án quy hoạch, nhằm đảm bảo tối ưu về khả năng khai thác, kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư của Tập đoàn, đại diện FLC cho biết.
Hoài Anh
Ngôi nhà 5 tầng nghiêng như sắp đổ ở Hải Phòng giờ đã thẳng đứng
" alt=""/>Hủy dự án tòa tháp 72 tầng của FLC tại khu đất vàng TP Hải PhòngTheo Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Thế Dũng, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, suy tim là một trong những bệnh mạn tính nặng thường gặp nhất, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh suy tim có thể bị phù phổi cấp, tổn thương đa cơ quan như gan thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.
Mặc dù y khoa có nhiều phương pháp điều trị nhưng suy tim vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tái nhập viện cao. Chất lượng cuộc sống, tâm lý của người bệnh ảnh hưởng nặng nề.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân chỉ tuân thủ điều trị trong thời gian đầu. Khi tình trạng sức khỏe ổn định, người bệnh có tâm lý chủ quan dẫn đến sai lầm như không uống thuốc đều đặn, không tái khám định kỳ, tự ý uống thuốc khác, không tuân thủ chế độ dinh dưỡng, vận động…
Hậu quả là tình trạng suy tim diễn tiến nặng phải nhập viện. Mỗi lần nhập viện vì cơn suy tim cấp, bệnh nhân lại tăng thêm nguy cơ tử vong. Do đó, người bệnh cần phối hợp 3 yếu tố: sử dụng thuốc đều đặn, thực hiện chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Khi có chương trình chăm sóc hợp lý, người bệnh suy tim có thể kiểm soát bệnh tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ nhập viện lại và kéo dài tuổi thọ.
Với chiều cao hiện tại, Việt Nam đang đứng thứ 4 khu vực ASEAN, xếp sau Singapore (nam cao 171cm, nữ cao 160cm), Thái Lan (nam cao 170,3cm, nữ cao 159cm), Malaysia (nam cao 168,4cm, nữ cao 157,7cm).
Trong khu vực châu Á, Hàn Quốc hiện là quốc gia có chiều cao nổi bật nhất khi nam thanh niên đạt 173,9cm, nữ đạt 161,1cm, kế đó là Ấn Độ, nam cao 173cm, nữ cao 165cm, vị trí thứ ba là Nhật Bản, nam cao 172cm, nữ cao 158cm.
“Với đà tăng chiều cao hiện nay, trong 15-20 năm nữa, Việt Nam sẽ đuổi kịp Thái Lan”, Viện trưởng Dinh dưỡng tin tưởng.
Theo GS Tuyên, mức tăng chiều 2cm trong 10 năm đã được cho là nhanh và thường chỉ xảy ra ở các nền kinh tế tăng tốc sau giai đoạn bị kìm hãm do khủng hoảng kinh tế hoặc do chiến tranh.
Hiện một số nước phát triển như Anh, Hà Lan, Na Uy… mức tăng chiều cao chỉ khoảng 0,5cm trong mỗi thập kỷ do đã qua giai đoạn tăng 2cm/10 năm trong thời gian dài.
Lý giải mức tăng chiều cao nhanh của người Việt, GS Tuyên cho biết, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều biện pháp can thiệp trong 2 thập kỷ qua, đặc biệt nhờ chăm sóc 1.000 ngày đầu đời giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chương trình bổ sung vitamin A, phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai, dinh dưỡng học đường…
Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi tại nước ta đã giảm từ 59% năm 1985 xuống còn 19,6% năm 2020, là mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.
“1.000 ngày đầu đời là giai đoạn cần can thiệp tích cực nhất để người trưởng thành sau này đạt chiều cao tiềm năng. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này thì không bù đắp được”, GS Tuyên nhấn mạnh.
GS Tuyên cho biết, 1.000 ngày đầu đời tính từ thời điểm thụ thai cho đến khi trẻ 2 tuổi. Trong đó chia nhỏ làm 3 giai đoạn: 9 tháng mang thai, 1 năm đầu đời và 365 ngày năm thứ 2.
Đặc biệt đối với trẻ em, WHO công nhận, chiều cao đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành.
Cụ thể, nếu một trẻ 3 tuổi bị thấp còi nặng, chỉ cao 81,2cm, đến khi trưởng thành cao tối đa 158cm (dù được chăm sóc tốt về sau). Trẻ thấp còi nhẹ lúc 3 tuổi cao 89,3cm, sau này chỉ đạt đến tối đa 167,3cm và 1 trẻ bình thường lúc 3 tuổi cao 94,5cm thì sẽ đạt đến 170,9cm.
Do đó, trong giai đoạn mang bầu, các thai phụ cần ăn uống đa dạng, bổ sung đủ các vi chất cần thiết và nghỉ ngơi hợp lý.
Khi chào đời, trẻ phải được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Không cần cho trẻ ăn/uống thêm các loại đồ ăn/thức uống khác, kể cả nước trắng.
Từ tháng thứ 7, trẻ cần được ăn thêm đủ các thức ăn sệt và đặc đảm bảo chất lượng và tiếp tục cho bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi để trẻ tiếp tục phát triển khỏe mạnh.
Theo PGS Tuyên, ở Việt Nam, gần 50% bậc cha mẹ mắc sai lầm khi cho trẻ ăn dặm quá sớm và thường không đủ chất.
Thúy Hạnh
9 cách tăng chiều cao đơn giản mà hàng ngày bạn có thể áp dụng từ dinh dưỡng, luyện tập đến các mẹo nhỏ.
" alt=""/>Chiều cao người Việt vươn lên top 4 khu vực