|
Chị Nguyễn Thị Hòa xuất hiện trên một chương trình truyền hình |
Chị là con cả trong nhà có 3 chị em, không đi lại được và cũng chẳng thể ngồi. Ở tuổi 39, Hòa chỉ bé như một đứa trẻ chưa lên 2 với chiều cao 70cm và nặng 13kg.
‘Ngay từ nhỏ, nhận thức về hoàn cảnh của mình, tôi không than phiền, không tị nạnh các em nên bố mẹ tôi càng thương xót con’, Hòa kể.
Chị chia sẻ, mình có một người bà tuyệt vời. Luôn gọi chị là ‘công chúa’ với sự yêu thương và bao bọc. Suốt thời gian dài, thế giới của chị chỉ là chiếc giường nhỏ nơi góc nhà với bà nội và một con mèo làm bạn.
Thế rồi, bà nội chị mất.
'Đó là một cú sốc lớn vì bà là người gắn bó với tôi nhất. Có một chú trong làng đến viếng bà. Nhìn thấy tôi như vậy, chú nói: ‘Con phải đi ra ngoài, tìm công việc vì không ai có thể bao bọc cho con cả đời được.
Bố mẹ có thương con nhưng rồi họ cũng sẽ già, mất đi, không còn ở cạnh con nữa. Anh em cũng có cuộc sống riêng, không thể nhờ mãi được’.
|
Nghe chú nói, chị Hòa trả lời: - Con không có chân, không đi được - Đi bằng cái đầu - Con không lộn ngược đầu mà đi được, chị trả lời. - Hãy đi bằng ý chí! |
‘Sau đó, chú đưa cho tôi một cuốn sách để đọc. Tôi biết đọc nhưng chưa biết viết. Chú khuyên tôi nên học và đưa cho tôi cuốn tập viết của học sinh lớp 1’, chị nói.
2 tháng sau, chị viết được. Chị tiếp tục việc học bằng cách mua, mượn sách dành cho học sinh tiểu học.
‘Tôi học nhiều đến mức sụt cân, năm 32 tuổi, tôi học xong chương trình tiểu học. Tuổi mà người ta trưởng thành, tự lập có gia đình, sự nghiệp, còn tôi mới bắt đầu từ số 0.
Nhưng tôi không mặc cảm, nản chí. Tôi chỉ có mục tiêu làm sao thoát khỏi cái giường này, để ra ngoài xem thế giới ngoài kia như thế nào’, chị nói.
Sau đó, nhờ người thân, chị có tài khoản đầu tiên trên mạng xã hội.
|
Năm 2018, chị thực hiện bộ ảnh trong trang phục cô dâu để thỏa ước mơ được một lần mặc váy cưới |
‘Năm 2013, lần đầu tiên tôi đăng ảnh lên mình lên mạng xã hội, bao nhiêu người vào ‘ném đá’ rầm rầm. Người ta nói tôi đăng ảnh câu like, lợi dụng để xin tiền của xã hội. Quá sợ hãi, tôi gỡ đi.
Cảm giác lúc đó sợ hơn là buồn. Trước đó, tôi chưa từng ra ngoài, sợ tiếp xúc với người lạ, bị người ta chửi bới tôi càng sợ hãi’, chị kể.
Nhưng rồi buồn bã, một thời gian sau, chị lại đăng nhập vào lần nữa với tâm trạng nơm nớp, lo lắng.
Lần này, có vài người bình luận động viên, khiến chị thêm mạnh dạn, tự tin. Từ mạng xã hội, chị tìm được nhiều người bạn, chị bắt đầu mở lòng…
Lần đầu tiên, chị Hòa ra khỏi nhà là ngày 1/6/2014 sau hàng chục năm sống khép kín trong nhà.
‘Tôi đi làm chứng minh thư để mở tài khoản cá nhân, mua bảo hiểm và quan trọng hơn tôi muốn được xem như một công dân’, chị kể.
Nỗ lực không mệt mỏi
Muốn có một công việc để nuôi sống bản thân, chị Hòa tìm đến công việc làm hoa.
Chị làm lẵng hoa để bàn, chùm hoa treo tường, rồi làm móc chìa khóa hình quả dâu tây, quả dứa thờ bằng kẹo ngọt… sau đó chụp ảnh để giới thiệu trên Facebook.
|
Một số sản phẩm do chị Hòa làm |
Việc làm hoa giấy giúp chị có thêm thu nhập. Chị nhờ cha mẹ đến nhà một số người khuyết tật trong làng rủ đến nhà cùng làm hoa để có tiền, bớt phần gánh nặng cho gia đình.
‘Lần đầu, gia đình người ta không tin tưởng tôi. Nhìn tôi nằm trên giường, họ không tin tôi có thể trả được lương cho con họ. 2 năm sau, 2016, công việc mới ổn định. Người ta không còn đến nhà, lôi con em họ về nữa…’.
Chị nói, chị muốn mở xưởng thu nhận người khuyết tật làm hoa giấy.
Họ có thể ăn ở, sinh hoạt ở đấy như ngôi nhà thứ hai của mình. 'Chúng tôi không muốn trở thành gánh nặng của gia đình', Hòa nói.
‘Tôi cũng mơ ước ra ngoài truyền cảm hứng cho những người gặp hoàn cảnh không may mắn. Khi ra ngoài, tôi thấy mình tự tin hơn.
Trước đây, có lần ra chợ, người ta gọi tôi là ‘quái thai’, tim tôi tan nát nhưng hiện tại những chuyện đó không còn quan trọng.
Trước đây, tôi ngại ngùng với ngoại hình của mình nhưng sau này tôi đã tự tin hơn, mạnh dạn hơn’.
Năm 2018, chị Hòa cũng khiến nhiều người xúc động khi thực hiện một bộ ảnh trong trang phục cô dâu.
Chị nói: ‘Cho đến bây giờ, dù cơ thể có nhiều khiếm khuyết, tôi vẫn hi vọng mình có một người bạn đời có thể chia sẻ với mình mọi buồn vui trong cuộc sống để chặng đường sau này của tôi không còn cô đơn nữa…’.
Nụ hôn chia tay người tình Việt 50 năm của cựu binh Mỹ trước khi lên máy bay
Sau 14 ngày ở bên bạn gái, khuya ngày 26/9, ông Ken Reesing được bạn gái Thuý Lan tiễn ra sân bay về lại Mỹ.
" alt="Nỗ lực kinh ngạc của người phụ nữ chỉ cao 70 cm từng bị gọi là ‘quái thai’"/>
Nỗ lực kinh ngạc của người phụ nữ chỉ cao 70 cm từng bị gọi là ‘quái thai’
Đó là anh Đỗ Tiến Thành (40 tuổi), một kỹ sư xây dựng đam mê hoạt động vì cộng đồng. Từ năm 2014 đến nay anh luôn cần mẫn trong việc vận động và trực tiếp trao tặng sách cho các em nhỏ tại các trường phổ thông ở một số tỉnh thành; tặng sách cho công nhân các khu công nghiệp; cho phạm nhân trong trại cải tạo.Anh Thành còn cùng con trai thường xuyên đi nhặt rác, dọn dẹp không gian công cộng, tạo động lực để mọi người cùng nhau làm sạch môi trường sống xung quanh.
|
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện cùng anh Thành trong hoạt động 'Mừng tuổi sách' tại Khoái Châu, Hưng Yên, đầu năm 2019. |
PV đã có cuộc trao đổi với kỹ sư Đỗ Tiến Thành.
'Trong lúc các ông đi nhậu thì tôi đi tặng sách!'
- Được biết công việc của anh khá bận rộn. Vậy anh sắp xếp như thế nào để có thể theo đuổi cùng lúc nhiều việc như nhặt rác, tặng sách?
Trong suy nghĩ của tôi, cuộc sống của mỗi con người bao gồm nhiều hoạt động diễn ra hàng ngày như: công việc, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…
Và hoạt động cộng đồng cũng là một trong những hoạt động sống không tách rời. Vấn đề là chúng ta quan tâm và nhận thức ra sao về vai trò và trách nhiệm của cá nhân mình với xã hội.
Vậy nên tôi đã đùa với một số người bạn mình là: 'Trong lúc các ông đi nhậu thì tôi đi tặng sách, đều vui cả' (cười).
- Anh 'bén duyên' với các hoạt động khuyến đọc từ khi nào?
Nông thôn Việt Nam hiện còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Và một trong những nguyên nhân chính là do con người thiếu tri thức, thiếu những kỹ năng cần thiết để xây dựng cho mình một cuộc sống tốt.
Tôi quan niệm đọc sách là một cách tự học, làm giàu tri thức và phong phú tâm hồn của mỗi con người.
Mỗi hành trình đưa sách về nông thôn, vận động thầy cô, cha mẹ học sinh và nhìn thấy phản hồi tích cực từ chính các em sau khi đọc sách, chúng tôi lại có thêm động lực theo đuổi chương trình tặng sách, khuyến đọc.
|
Anh Đỗ Tiến Thành trong một 'tiết' đọc sách cho trẻ. |
Anh có thể cho biết số lượng sách và tủ sách do anh và bạn bè đã huy động giúp các em nhỏ?
Đã tròn 5 năm tham gia Chương trình Sách hóa nông thôn. Quả thật, tôi cũng không thống kê chính xác được số lượng tủ sách đã thực hiện, khoảng vài trăm tủ sách và gần 50 chương trình khuyến đọc cùng nhiều chương trình tặng sách khác.
Cá nhân tôi không đặt ưu tiên vấn đề số lượng. Chúng tôi tập trung làm ra những 'mô hình tủ sách' để làm mẫu và vận động nhiều người cùng làm. Đơn giản như việc cha mẹ học sinh dành 15 phút mỗi ngày đọc sách cùng con ở nhà hay mỗi phụ huynh góp từ 50-100 ngàn đồng/năm thì có thể làm cho con mình một tủ sách ở lớp học.
Chúng tôi coi việc tặng sách, khuyến đọc ở các trường chỉ là gieo mầm, việc tiếp theo là vận động các thầy cô, cha mẹ học sinh tiếp tục làm cho hạt mầm lớn lên thành cây tri thức thì dự án mới đạt kết quả.
Chương trình Mừng tuổi sách mỗi dịp Tết do Sách hóa nông thôn phát động cũng đã trở thành phong trào trên toàn quốc.
Đầu năm 2019, chúng tôi đã đồng hành cùng đoàn Văn phòng Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu về trường Tiểu học Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên để mừng tuổi sách cho các em học sinh, một sự kiện rất ý nghĩa và đáng nhớ.
Được biết, không chỉ tặng sách, anh còn có cách làm rất sáng tạo là đều đặn đến từng lớp đọc sách cho trẻ em?
Qua quá trình làm tủ sách cho lớp con gái mình, tôi thấy không cách làm nào hiệu quả hơn là việc cho bố mẹ nhìn thấy con mình thích đọc sách ngay từ lứa tuổi mầm non thông qua việc đến đọc sách cùng các em mỗi ngày.
Đọc sách cùng các em nhỏ, tôi chính là người đã khám phá ra nhiều điều trong sáng và đáng yêu từ thế giới trẻ thơ.
Chính các em nhỏ đã truyền năng lượng để tôi thấy được ý nghĩa từ việc đọc sách và giải tỏa những áp lực từ cuộc sống. Tôi đã tự khỏi bệnh đau dạ dày nhờ đọc sách và chơi cùng các em nhỏ đấy (cười).
Hãy tham gia các hoạt động cộng đồng khi có cơ hội
Một kỹ sư thường xuyên đưa các con tham gia nhặt rác ở khu đô thị nơi mình sinh sống, làm thế nào anh vận động được bà con làm theo?
Tôi sống ở tổ dân phố số 9, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. Định kỳ vào sáng Chủ nhật đầu tiên mỗi tháng, bà con chúng tôi đều có buổi dọn dẹp vệ sinh môi trường khu ở, trồng cây, hoa với sự đồng hành của tổ dân phố và ban quản trị.
Hoạt động này được lan tỏa từ việc tôi cùng cậu con trai và một số cô bác đã làm gần 3 năm trước đây. Khi đó, công ty dịch vụ chuyển giao việc quản lý đô thị cho phía thành phố, tình trạng xả rác bừa bãi bởi chính các cư dân thiếu ý thức đã gây bức xúc cho bà con.
Việc phát động dọn vệ sinh vừa có tác dụng làm sạch nơi ở, vừa giúp thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường đối với những người xung quanh.
- Anh có nhắn nhủ gì đến các bạn trẻ không?
Từ nhiều năm nay, tôi cũng tham gia hướng dẫn, đào tạo cho các bạn sinh viên năm cuối tại Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng, nơi mình đã học.
Tôi vẫn nhắn nhủ với các bạn trẻ rằng, ngoài việc đọc sách, hãy tham gia các hoạt động cộng đồng khi có cơ hội. Các em sẽ có cơ hội học hỏi, rèn luyện các kỹ năng và hơn hết, có thể tìm thấy lẽ sống của riêng mình.
Xin cảm ơn anh
Thầy giáo bỏ việc nghìn đô, giúp học sinh làm thuyền vớt rác
Từng làm công việc có mức lương cả nghìn đô nhưng anh Dương Trung Hiếu quyết định rẽ ngang, sang nghiên cứu khoa học.
" alt="Nam kỹ sư thường xuyên đi nhặt rác, tặng sách cho trẻ em"/>
Nam kỹ sư thường xuyên đi nhặt rác, tặng sách cho trẻ em