Thị trấn cổ Talakadu nằm bên bờ sông Kaveri nằm cách Mysore khoảng 45km về phía đông. Nơi đây từng là thủ đô của Vương triều Tây Ganga cai trị Karnataka ở miền nam Ấn Độ khoảng một nghìn năm trước.![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/09/08/du-lich.jpeg) |
Thị trấn cổ bị chôn vùi dưới cát. |
Vào thời kỳ hưng thịnh đỉnh cao, Talakadu từng phát triển rực rỡ với hơn 30 ngôi đền. Nhưng tất cả hiện nay chỉ còn đống đổ nát khi bị cát "nuốt chửng". Vốn là thị trấn lịch sử mang ý nghĩa tôn giáo to lớn, sự biến mất của Talakadu bị coi là một thảm họa đáng tiếc, nhưng nhiều người địa phương tin rằng điều này liên quan tới một lời nguyền cổ xưa.
Thị trấn cổ Talakadu lần đầu tiên được đề cập có liên quan tới Vương triều Tây Ganga. Vị Vua Harivarman đã đặt nơi này làm thủ đô của mình vào khoảng năm 390 sau Công nguyên.
Nguồn gốc của thị trấn hiện vẫn chưa rõ ràng, nhưng theo một truyền thuyết được nhiều người biết đến, cái tên Talakadu được lấy tên từ hai anh em sinh đôi nhà Kirāta là Tala và Kādu.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/01/09/08/du-lich-1.jpeg) |
Nơi này vừa được khai quật cách đây không lâu sau thời gian dài bị cát "nuốt chửng". |
Vương triều Tây Ganga nổi lên vào năm 345 sau Công nguyên. Nơi này phát triển thương mại rất mạnh mẽ dù lãnh thổ có giới hạn. Tuy vậy, Ganga đóng góp rất nhiều trong các lĩnh vực văn hóa, văn học của khu vực nam Karnataka.
Các vị vua Ganga nổi tiếng nhờ đạo Jain, dẫn tới việc xây dựng nhiều tượng đài, đền thờ của đạo Jain. Tuy vậy ngày nay những công trình này chỉ còn lưu lại rất ít.
Thời kỳ cai trị 600 năm của Vương triều Tây Ganga đột ngột kết thúc vào năm 1.000 sau Công nguyên. Sau đó, thị trấn Talakadu được đổi tên thành "Rajarajapura".
Năm 1117, Vishnuvardhana, một trong những nhà cai trị vĩ đại nhất của triều đại Hoysala đã chiếm Talakadu từ Cholas, lấy hiệu là Talakadugonda. Để kỷ niệm thành tựu này, ông đã xây dựng ngôi đền Keerthinarayana tại đây.
Từ thế kỷ 17, dòng sông Kaveri dịch chuyển và thị trấn bắt đầu bị cát vùi lấp. Các nhà địa chất học tin rằng nguyên nhân dẫn tới điều này có thể bắt nguồn từ việc xây dựng một con đập nằm ngay phía bắc thành phố vào thế kỷ 14.
Con đập này khiến nước xung quanh sông Kaveri thấp dần, làm lộ ra lớp cát. Sau đó, những cơn gió tây nam mang theo cát rồi bồi đắp chúng lên thị trấn cổ Talakudu.
2 năm tiếp theo, cát vẫn tiếp tục "thống trị" thị trấn khiến người dân mệt mỏi với sự xâm nhập này nên đành phải chuyển đi nơi khác. Một thị trấn mới mọc lên ở phía bắc.
Đến nay, điều gì khiến các cồn cát đột ngột xuất hiện khiến thị trấn bị đóng cửa, nhưng chưa được các nhà nghiên cứu chứng minh một cách thuyết phục. Ở thời điểm hiện tại, những ngôi đền tại Talakadu vừa được khai quật.
![Hồ nước 'tử thần' rộng bằng 5 sân bóng bỗng 'bốc hơi' hoàn toàn](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/12/26/09/ho-nuoc-tu-than-rong-bang-5-san-bong-bong-boc-hoi-hoan-toan.jpeg?w=145&h=101)
Hồ nước 'tử thần' rộng bằng 5 sân bóng bỗng 'bốc hơi' hoàn toàn
Khi dung nham ở núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới phun trào đã làm "bốc hơi" hoàn toàn hồ nước "tử thần" có kích thước tương đương với 5 sân bóng đá.
" alt="Những bí ẩn chưa lời giải đáp về thị trấn cổ bị chôn vùi dưới cát"/>
Những bí ẩn chưa lời giải đáp về thị trấn cổ bị chôn vùi dưới cát
15 năm sưu tầm đồng hồ cổCăn nhà nhỏ của ông Tôn Thất Quỳnh Phú (66 tuổi, ở đường Nguyễn Chí Diễu, TP Huế) hiện có hàng chục chiếc đồng hồ lớn, nhỏ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/09/07/bo-suu-tap-dong-ho-co-chau-au-cua-ong-lao-xu-hue-4.JPG) |
Ông Phú bên cạnh những chiếc đồng hồ yêu thích nhất. |
Đây chính là thành quả suốt 15 năm ông Phú đã dày công tìm tòi, thu thập đồ cổ ở khắp nơi.
Ông Phú chia sẻ, để có được bộ sưu tập đồng hồ như hiện tại, từ năm 2006, ông đã phải đi khắp nơi sưu tầm. Đỉnh điểm, lúc nhiều nhất số đồng hồ lên đến 100 chiếc. Đến bây giờ, ông đã bán khoảng 50 - 60 chiếc. Số còn lại, có giá trung bình từ 10-30 triệu đồng/chiếc.
Đa số bộ sưu tập đồng hồ của ông Phú có nguồn gốc từ các nước châu Âu như: Pháp, Đức, Ý, Nga, Thụy Sỹ... Trong số này, đồng hồ cổ có xuất xứ từ Pháp chiếm ưu thế hơn cả, đó là hàng loạt các thương hiệu tên tuổi đang hiện hữu trong ngôi nhà của ông như: Odo, Girod, Vedette, Kienzie, đồng hồ tủ đứng Comtoise...
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/09/07/bo-suu-tap-dong-ho-co-chau-au-cua-ong-lao-xu-hue-5.JPG) |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/09/07/bo-suu-tap-dong-ho-co-chau-au-cua-ong-lao-xu-hue-6.JPG) | Sưu tập đồng hồ và đèn cổ là niềm đam mê lớn của ông Phú. |
|
“Sau năm 1975, nhiều đồ vật rất có giá trị bị lưu lạc khắp mọi nơi. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều để tìm mua bằng được các cổ vật. Khi mua được món đồ mình tâm đắc, tôi rất phấn khích và tự nhủ rằng phải ra sức để phục hồi lại những món đồ đó về hiện trạng ban đầu”, ông Phú kể lại.
Hàng ngày, ông Phú phải vệ sinh, tra dầu mỡ thường xuyên. Lúc tra dầu mỡ, ông tự mày mò, rồi cố ghi nhớ từng công đoạn của mỗi chiếc đồng hồ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/09/07/bo-suu-tap-dong-ho-co-chau-au-cua-ong-lao-xu-hue-7.JPG) |
Chiếc đồng hồ tủ đứng bằng gỗ là đồ vật có giá trị nhất trong bộ sưu tập đồ cổ của ông Phú. |
“Càng ngày, tôi càng quen với các công đoạn, bản thân tôi cũng tìm hiểu, nghiên cứu thêm. Đến giờ, tôi đã có thể sửa được nhiều loại đồng hồ khác nhau như những người thợ thực thụ”, ông Phú niềm nở nói.
Những kỉ niệm khó quên
Suốt 15 năm sưu tầm đồng hồ cổ, ông cũng đã có những kỉ niệm không thể quên.
Ông Phú kể lại: “Dù thời gian đã trôi xa nhưng tôi vẫn không quên món đồ đầu tiên do tự tay tôi tìm mua được. Đó là chiếc đồng hồ treo tường hiệu Odo được mua từ một anh chàng mua bán ve chai.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/09/07/bo-suu-tap-dong-ho-co-chau-au-cua-ong-lao-xu-hue-13.JPG) |
Cận cảnh một chiếc đồng hồ được thiết kế độc đáo và rất tinh tế.![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/09/07/bo-suu-tap-dong-ho-co-chau-au-cua-ong-lao-xu-hue-8.JPG) | Những chiếc đồng hồ treo tường được thiết kế tỉ mỉ, toát lên sự trang trọng, uy quyền. |
|
Lúc mua, nó đã bị hỏng, rã rời từng mảnh vụn. Sau đó, tôi đã dành thời gian tự mày mò, sửa lại. Không uổng công, cuối cùng, chiếc đồng hồ đã chạy được bình thường”.
Cách đây khoảng 10 năm, ông Phú được người quen giới thiệu tìm về phố cổ Bao Vinh (TP Huế) để mua một chiếc đồng hồ treo tường bằng gỗ.
Người bán ở trong ngôi nhà 2 tầng có cầu thang khá nhỏ hẹp. Vì quá ưa thích món đồ cổ, ông muốn chính ông là người leo lên tận nơi để lấy chiếc đồng hồ và đưa xuống.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/09/07/bo-suu-tap-dong-ho-co-chau-au-cua-ong-lao-xu-hue-9.JPG) |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/09/07/bo-suu-tap-dong-ho-co-chau-au-cua-ong-lao-xu-hue-10.JPG) | Những chiếc đồng hồ có cùng thương hiệu được ông sắp xếp gần nhau. |
|
Một tay ông Phú bê chiếc đồng hồ, tay còn lại vừa vén màn vừa vịn lan can để bước xuống cầu thang trong niềm hân hoan tột độ. Cảm xúc đó đã để lại ấn tượng sâu đậm đến bây giờ, khiến ông nhớ mãi. Đến bây giờ, có người trả giá chiếc đồng hồ này với giá 20 triệu đồng nhưng người đàn ông này không muốn bán.
Món đồ yêu thích nhất của ông là chiếc đồng hồ Baumann 1670 Buco bằng gỗ với một quả lắc và những sợi dây dài.
Điều đặc biệt là mọi bộ phận của chiếc đồng hồ này từ răng cưa cho đến những chi tiết nhỏ khác đều được làm bằng gỗ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/09/07/bo-suu-tap-dong-ho-co-chau-au-cua-ong-lao-xu-hue-11.JPG) |
Những món đồ giá trị trong căn nhà ông Phú.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/03/09/07/bo-suu-tap-dong-ho-co-chau-au-cua-ong-lao-xu-hue-12.JPG) | Nhiều người thích thú chụp ảnh với những món đồ trong căn nhà đầy ắp cổ vật. |
|
Ông Phú cũng quan niệm, từ những chiếc đồng hồ cổ, ông tìm thấy được những giá trị xưa cũ như gợi nhắc về những kỉ niệm một thời.
Lại có lần, ông Phú nhận một chiếc đồng hồ được khách gửi qua bưu điện. Nhận hàng, ông phát hiện chiếc đồng hồ của ông đã bị vỡ kính và linh kiện. Ông Phú phải chịu toàn bộ chi phí để phục hồi. Lúc đó, ông vừa buồn vừa tiếc vì đó là chiếc đồng hồ có giá trị.
“Cũng có khi mình cần tiền quá nên mình đã bán đi vài chiếc đồng hồ đồ cổ giá trị. Đến lúc mình cần mua, dẫu cố gắng cũng không mua được. Điều đó khiến những người đam mê đồ cổ như tôi khá day dứt", ông tâm sự.
Hương Lài
![Kho cổ vật có một không hai của 'ông trùm' xứ Huế](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/02/03/21/kho-do-co-co-mot-khong-hai-cua-quai-kiet-xu-hue-7.jpg?w=145&h=101)
Kho cổ vật có một không hai của 'ông trùm' xứ Huế
Có duyên với cổ vật, nhất là trang phục cung đình triều Nguyễn, anh Hoàng dành cả đời để đi tìm những giá trị xưa cũ.
" alt="Ngôi nhà đầy ắp đồng hồ cổ của người đàn ông xứ Huế"/>
Ngôi nhà đầy ắp đồng hồ cổ của người đàn ông xứ Huế