Theo Cục An toàn thông tin, qua công tác theo dõi, giám sát trên không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại (mã độc) tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tấn công mạng nguy hiểm.
Thống kê từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, có khoảng 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn.
Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, cùng với thực tế diễn biến phức tạp của tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018. Lưu ý thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thời hạn hoàn thành (tháng 12/2018) bảo đảm có giải pháp phòng, chống mã độc bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan và có cơ chế tự động cập nhật phiên bản hoặc dấu hiệu nhận dạng mã độc mới.
Tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp |
Giải pháp phòng, chống mã độc được đầu tư mới hoặc nâng cấp cần có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ, giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại; có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật.
Thứ hai, trong các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phải có cấu phần phù hợp cho giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, giải pháp phòng, chống mã độc. Ưu tiên sử dụng giải pháp phòng, chống mã độc sản xuất trong nước theo tiêu chí cụ thể đối với sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên khi đầu tư, mua sắm có các chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước.
Thứ ba, chủ động rà soát các điểm yếu, lỗ hổng trên hệ thống; tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức mình; theo dõi, giám sát, chủ động phát hiện sớm các nguy cơ, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
Cục An toàn thông tin cũng lưu ý, khi phát hiện dấu hiệu của các chiến dịch tấn công mạng, thông báo về cơ quan chức năng liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin,) để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.
Hải Nguyên - Đinh Bạt Tuấn - Thanh Thuỷ
" alt=""/>Hàng triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớnDễ thấy, nội dung đoạn trailer được thực hiện với ý tưởng xoay quanh một nhóm game thủ yêu thích Call of Duty. Tuy nhiên, vì cuộc sống nên hiện nay mỗi người mỗi ngả, họ đã không còn gặp nhau mà mỗi người phải lo cho cuộc sống của riêng mình, không còn chơi game cùng nhau nữa.
Dù vậy, khi Call of Duty: WWII ra mắt, nhóm game thủ này lại cùng nhau một lần nữa tụ họp để tận hưởng sở thích của mình. Đoạn trailer dù được thực hiện ngắn nhưng khá ý nghĩa và hài hước.
Theo GameK
" alt=""/>Chết cười với trailer liveĐối tượng lừa đảo. Ảnh do TechSport cũng cấp
Theo phản ánh của anh Chu Bình, chủ cửa hàng TechSport (số 5C Vọng Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội), ngày 8/12/2018, cửa hàng nhận được 3 đơn mua hàng thông qua trang thương mại điện tử Sendo.vn mua 1 máy ảnh Fujfiilm SQ10, 30 hộp phim và 1 thiết bị chống rung cho máy ảnh (mã vận đơn DL6HKFYF, DLH3761D, DLs7KQ6S).
Sau khi liên hệ với khách đặt mua và xác nhận thông tin, TechSpot đã xuất hoá đơn VAT và hoá kèm mã đơn hàng mẫu do bên Sendo cung cấp đóng gói và chờ đơn vị vận chuyển đến lấy.
Đến khoảng 7h45 - 8h tối cùng ngày, một thanh niên tự xưng là nhân viên của Giao Hàng Nhanh (giaohangnhanh.vn) với xe máy, túi, đồng phục có logo của công ty đã đến Techspot để nhận hàng.
Hoàn toàn tin tưởng, nhân viên của Techspot đã giao toàn bộ hàng cho đối tượng.
Tuy nhiên đến chiều ngày 10/12, khi một nhân viên của Giao Hàng Nhanh tới nhận thì anh Chu Bình mới phát hiện ra đã bị lừa đảo, đối tượng trước đó giả mạo, chiếm đoạt tài sản. Các số điện thoại đặt hàng trước đó đều không thể liên lạc được.
Phía Techspot ngay sau đó đã có đơn trình báo lên cơ quan công an để cơ quan chức năng vào cuộc.
Theo thông tin mới nhất từ phía Techspot, hiện phía Giao Hàng Nhanh bước đầu đã cam kết bồi thường cho Techspot toàn bộ 3 đơn hàng bị lừa đảo, chiếm đoạt.
" alt=""/>Giả mạo nhân viên Giao Hàng Nhanh lừa đảo chiếm đoạt tài sản