当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Persib Bandung vs PSM Makassar, 19h00 ngày 4/12 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Theo kết quả đánh giá chuyển đối số (DTI) năm 2022 được Bộ TT&TT công bố hồi tháng 7, Quảng Ngãi là địa phương tăng hạng mạnh nhất, tăng tới 34 bậc, từ vị trí thứ 60 năm 2021 lên xếp thứ 26 toàn quốc trong năm 2022. Thứ hạng của 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của Quảng Ngãi năm 2022 lần lượt là 17, 17 và và 15. Tỉnh này cũng đã thành lập 1.141 Tổ Công nghệ số cộng đồng đến cấp thôn, tổ dân phố với sự tham gia của hơn 7.512 thành viên.
Quảng Ngãi cũng đã đưa vào vận hành trung tâm IOC tỉnh hướng tới điều hành với mục tiêu là hệ thống nền tảng cốt lõi quan trọng, xây dựng trên nền tảng tiên tiến, kiểu mẫu, góp phần nâng cao công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Trao đổi tại phiên toàn thể, ngày 29/9, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho hay: Việc phối hợp cùng VINASA tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số Quảng Ngãi 2023 cũng phần nào thể hiện quyết tâm của tỉnh trong thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, sự kiện cũng là dịp để cán bộ công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được tìm hiểu, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Đây được xem là điều kiện tiên quyết đểchuyển đổi sốdiễn ra thành công.
“Chúng tôi kỳ vọng trong Tuần lễ Chuyển đổi số sẽ có được những tham vấn nhằm xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong giai đoạn mới cho tỉnh. Qua đây, cũng thể hiện Quảng Ngãi là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số”, ông Đặng Văn Minh chia sẻ.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng nhấn mạnh: Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện của riêng Quảng Ngãi, mà là câu chuyện lớn của vùng, cả nước và toàn cầu. Để có bước tiến mạnh mẽ hơn về chuyển đổi số ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, cần có những liên kết chặt chẽ, tối ưu nguồn lực và tạo những chuỗi giá trị mới.
Khai thác tiềm năng kinh tế của tỉnh nhờ công nghệ số
Đại diện Sở TT&TT Quảng Ngãi cho biết, tỉnh đang xây dựng Chiến lược Chuyển đổi số đến năm 2025 với mục tiêu đưa tỉnh vào Top 20 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số, kinh tế số chiếm 30% GRDP, 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu mở, 100% dịch vụ công cung cấp trực tuyến, 95% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, 95% dân số có hồ sơ sức khỏe. Quảng Ngãi cũng dự định ưu tiên chuyển đổi số trong 6 lĩnh vực gồm giao thông vận tải & logistics, du lịch, nông nghiệp, giáo dục, tài nguyên môi trường, y tế.
Tại phiên toàn thể và các phiên chuyên đề của Tuần lễ Chuyển đổi số Quảng Ngãi 2023, các chuyên gia đã và sẽ có những tham vấn, xây dựng chiến lược chuyển đổi số giúp phát huy tối đa các tiềm năng kinh tế của tỉnh, xây dựng nền tảng dữ liệu và cơ chế hợp tác chia sẻ để thúc đẩy kiến tạo các dịch vụ mới, các mô hình kinh tế mới.
Đơn cử như, phiên toàn thể ngày 29/9 tập trung vào nội dung dữ liệu số nhằm thúc đẩy liên kết, phát triển kinh tế số địa phương. Các diễn giả là lãnh đạo cơ quan quản lý, các chuyên gia chuyển đổi số, và lãnh đạo tập đoàn công nghệ số hàng đầu Việt Nam đã tập trung bàn thảo, chia sẻ, và tham vấn về chiến lược chuyển đổi số Quảng Ngãi, mô hình xây dựng dữ liệu số địa phương, cơ chế hợp tác chia sẻ dữ liệu để thúc đẩy phát triển kinh tế số phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Theo các chuyên gia, hiện nay Quảng Ngãi và các địa phương nói chung đều đang ở giai đoạn xây dựng danh mục, cơ sở dữ liệu, công nghệ và năng lực khai thác dữ liệu rất thấp, cũng như chưa có chiến lược dữ liệu. Để tạo ra những đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, các chuyên gia khuyến nghị rằng, Quảng Ngãi cần có tư duy và cách làm đột phá trong hoạch định, quản lý, và chia sẻ dữ liệu.
Với nông nghiệp, một trong những lĩnh vực tỉnh ưu tiên chuyển đổi số, Tuần lễ Chuyển đổi số Quảng Ngãi 2023 có tới 2 phiên hội thảo, bao gồm 1 hội thảo chuyên đề tại huyện Mộ Đức hướng tới việc tập huấn nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số, cùng với việc xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh cho những doanh nghiệp, hợp tác xã, và bà con nông dân trên địa bàn; cùng 1 hội thảo chuyển đổi số ngành nông nghiệp tại thành phố Quảng Ngãi với các chuyên gia tư vấn cho các nhà quản lý về việc xây dựng hệ thống quản trị số, giúp nâng cao chất lượng, phát huy tiềm năng.
Theo Ban tổ chức, trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số Quảng Ngãi 2023, 8 biên bản hợp tác giữa các doanh nghiệp và các sở, ngành của Quảng Ngãi được ký kết, hướng tới có chính sách ưu đãi cho người dân, doanh nghiệp khi sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số.
Song song đó, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng số cho người dân, các đơn vị tổ chức sự kiện cũng thiết kế chương trình tập huấn nâng cao năng lực số - kỹ năng số dành cho đoàn viên thanh niên, các sinh viên, và đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh.
Tuần lễ Chuyển đổi số Quảng Ngãi 2023 lần thứ nhất diễn ra từ ngày 28/9
Thầy Trần Văn Tùng, giảng viên Trường ĐH Lâm nghiệp kể lại tình huống phát hiện thí sinh đầu tiên dùng tai nghe siêu nhỏ để gian lận tại buổi thi môn Toán chiều ngày 22/6 tại điểm thi Trường THPT Quốc Oai (Quốc Oai, Hà Nội).
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, thầy Tùng được phân công làm giám sát tại điểm thi đặt tại Trường THPT Quốc Oai. Điểm thi này là một trong 6 điểm thi các cán bộ giảng viên của ĐH Lâm nghiệp được cử về phối hợp tổ chức.
"Buổi chiều hôm đó tôi làm cán bộ giám sát ngoài hành lang để hỗ trợ cho các giám thị trong phòng thi. Lúc đó, khi đi qua cửa sổ phòng thi 1962, tôi phát hiện có một thí sinh có tật, hay để ý theo dõi mình mỗi khi đi qua. Bên cạnh đó, quan sát kỹ tôi cũng phát hiện thí sinh này lẩm bẩm trong miệng nên nghi ngờ em này đang gian lận".
Đó là một thí sinh nam tên là T.V.C, sinh năm 1997, là thí sinh tự do tại điểm thi THPT Quốc Oai.
![]() |
Điểm thi tại Trường THPT Quốc Oai, Hà Nội, nơi phát hiện thí sinh sử dụng tai nghe siêu nhỏ để gian lận hôm 22/6. Ảnh: Lê Văn. |
Với kinh nghiệm "làm thi" 14 năm, cộng thêm đã được tập huấn kỹ càng về chuyên môn, nghiệp vụ từ trước khi kỳ thi diễn ra, thầy Tùng nhanh chóng xác định đối tượng này có khả năng sử dụng thiết bị công nghệ cao để đọc đề ra ngoài.
"Thiết bị được giấu rất kỹ, dùng băng dính gắn chặt vào người bên trong áo phía trước ngực, gần vị trí ức để truyền âm thanh ra ngoài, còn tai nghe thì chỉ nhỏ như hạt gạo, đặt ở trong tai nên khi gọi thí sinh vào phòng thi giám thị không phát hiện được".
"Tuy nhiên, khi nhìn chếch qua cửa sổ qua khe hở cúc áo thì phát hiện thiết bị giống như chiếc vòng cổ nhưng quan sát kỹ thì phát hiện có SIM bên trong nên bên trong nên tôi đã quyết định báo giám thị, yêu cầu lập biên bản".
Thí sinh sau đó được yêu cầu dừng làm bài thi, đưa xuống phòng hội đồng để tránh làm ảnh hưởng tới việc làm bài của thí sinh khác theo đúng quy chế. Tại đây, hội đồng thi đặt tại Trường THPT Quốc Oai đã mời đơn vị an ninh của Công an huyện Quốc Oai vào làm việc.
"Lúc đầu phát hiện thì chúng tôi cũng chưa khẳng định thiết bị đó là gì, chỉ phán đoán thiết bị có lắp SIM thì có khả năng thu phát thông tin. Sau khi đơn vị an ninh vào làm việc thì thí sinh này cũng thừa nhận đây là thiết bị thu phát âm thanh có SIM. Em này cũng thừa nhận là đã sử dụng thiết bị này để làm bài thi môn Ngữ văn buổi sáng hôm đó".
Thầy Tùng cho biết, lúc phát hiện thí sinh gian lận là khoảng 15h30, còn 30 phút nữa là hết thời gian làm bài môn Toán.
"Lúc mới phát hiện, chỉ lo thiết bị thí sinh sử dụng là thiết bị có khả năng chụp hình và truyền hình ảnh, có thể làm lộ đề thi THPT quốc gia thì "sẽ lớn chuyện" nhưng "may" là thiết bị sử dụng chỉ có khả năng liên lạc bằng âm thanh".
"Hôm đó, các đơn vị công an của Quốc Oai và PA83 đã làm việc với chúng tôi tới hơn 6h chiều để hoàn tất các thủ tục. Trong quá trình làm việc chúng tôi cũng đã nhận được thông tin là Công an Quốc Oai đã bắt được cả đối tượng bên ngoài liên lạc với thí sinh này qua thiết bị liên lạc bị phát hiện".
Thầy Tùng cho biết, trong quá trình tập huấn lãnh đạo cụm thi cũng đã truyền đạt thông tin và hình ảnh mà lực lượng công an đưa sang để các giám thị có thể nhận biết. Loại thiết bị mà thí sinh tại THPT Quốc Oai sử dụng là một trong các thiết bị đã được công an cảnh báo từ trước.
Trước đó, trao đổi với báo chí, Công an huyện Quốc Oai cũng xác nhận phát hiện một thí sinh sử dụng tai nghe siêu nhỏ để gian lận tại buổi thi môn Toán chiều 22/6 tại Trường THPT Quốc Oai, Hà Nội. Sau đó, sự việc đã được CA TP Hà Nội tiếp nhận và xử lý.
Lê Văn
" alt="Giám thị kể tình huống phát hiện thí sinh đặt tai nghe siêu nhỏ để gian lận"/>Giám thị kể tình huống phát hiện thí sinh đặt tai nghe siêu nhỏ để gian lận
Về việc chọn định dạng đĩa vật lý kết hợp tuyển tập nhạc, họ chia sẻ: "Nhiều người nói đĩa vật lý hiện vô giá trị hoặc "ném tiền qua cửa sổ" nhưng sau 10 - 20 năm, chiếc đĩa vẫn lưu giữ dấu ấn thời gian còn đường dẫn (link) trở nên vô hồn".
Võ Hoài Phúc nói thêm việc đăng tải sản phẩm lên internet rồi đẩy lượt xem vô nghĩa với người làm nghề thực thụ. "Tôi cần 500 khán giả thật thưởng thức âm nhạc hơn 5 triệu lượt xem từ những chiếc điện thoại, máy tính nối nhau làm việc ngày đêm", anh nói.
Album này, hai nhạc sĩ không mời ca sĩ ngôi sao góp giọng vì "thời buổi này có ngôi sao cũng chẳng bán được đĩa". Ngoài ra, họ từng làm việc với những ngôi sao hàng đầu thị trường nên luôn chú trọng việc tìm kiếm, nâng đỡ những giọng ca tiềm năng. Theo đó, "không ai sinh ra đã là ngôi sao, nhạc sĩ cần góp phần vun vén các ngôi sao tương lai như một cách đóng góp cho thị trường".
Dịp này, Hoài An và Võ Hoài Phúc tiết lộ về tình anh em. Họ đều thành đạt, nổi tiếng nhưng không mâu thuẫn, tị nạnh nhau như đồn đoán. Đời thường, hai anh em có thể chia sẻ mọi thứ từ âm nhạc đến cuộc sống.
"Tôi làm nghề bao nhiêu năm đều có anh An cầm tay dìu dắt bấy nhiêu. Tôi thấy mình như bông hoa lớn lên nhờ sự chăm sóc của anh trai thì ganh tị thế nào đây?", Võ Hoài Phúc nói.
Hoài An thừa nhận trong quá trình cùng nhau thành lập công ty, thực hiện dự án... khó tránh khỏi lúc bất đồng, mâu thuẫn. Tuy nhiên, họ từng giao ước cụ thể về phạm vi và thẩm quyền quyết định nên đều vượt qua.
Khi làm Thơ ca 2: Lá bài, Võ Hoài Phúc thắc mắc chuyện tên mình đặt trước anh trai thì Hoài An nói: "Vì anh là anh của chú".
Ngoài ra, hai nhạc sĩ cũng nhận câu hỏi về nguồn thu nhập từ quyền tác giả. Hoài An được khán giả cả nước biết đến qua loạt bài hit như Tình thơ, Tình khúc vàng, Đã không yêu thì thôi, Khung trời ngày xưa... còn Võ Hoài Phúc là Hoang mang, Khi cô đơn em nhớ ai, Ta còn thuộc về nhau...
Hoài An đại diện chia sẻ với VietNamNet: "Từ bài đầu tiên là Nhớ Trưng Vươngviết năm 16 tuổi, sau hơn 30 năm là 700 nhạc phẩm. Hầu hết ca sĩ miền Nam và hải ngoại đều có 2-3 bài hit của tôi. Nguồn thu nhập từ gia tài tác phẩm đó giúp tôi không phải lo toan cuộc sống, thậm chí ngồi không hít thở vẫn sống tốt. Dĩ nhiên, tôi không phải loại người như vậy. Chúng tôi hiện sáng tác âm nhạc vì đam mê thay vì kiếm tiền hay sự nổi tiếng".
Bài 'Coi như' trong album
Nhận định, soi kèo Tartu JK Tammeka vs Kuressaare, 22h00 ngày 22/4: Tự tin lấn lướt chủ nhà
Chương trình Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023 được VINASA tổ chức thường niên từ năm 2014. Đến nay, đây vẫn là một trong những chương trình quy mô, bài bản nhất nhằm bình chọn, vinh danh các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ICT Việt Nam theo từng lĩnh vực tiên phong về xu thế kinh doanh, nổi trội về quy mô, năng lực công nghệ và đột phá về tăng trưởng.
Giải thưởng Top 10 doanh nghiệp bảo mật, an toàn thông tin Việt Nam nhằm vinh danh các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin cao cấp, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng chuyển đổi số đang cần bảo mật thông tin, dữ liệu - hình thái tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp
Giải thưởng này tập trung ghi nhận những giải pháp, dịch vụ bảo mật, an ninh an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế cao cấp tại Việt Nam. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp có tên trong danh sách những năm qua đều là các doanh nghiệp công nghệ tên tuổi, CMC Cyber Security là một trong số ít doanh nghiệp được VINASA vinh danh tại giải thưởng này.
Giải thưởng “Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam” năm nay có 25 hạng mục. Để được ghi danh trong Top 10 doanh nghiệp bảo mật, an toàn thông tin Việt Nam, các đề cử phải trải qua 02 vòng dự thi bao gồm: chấm giải hồ sơ và thuyết trình. Đặc biệt, trong vòng thuyết trình, đại diện doanh nghiệp phải bảo vệ tham luận và trả lời những câu hỏi của Hội đồng bình chọn trong thời gian có hạn.
Xuất sắc vượt qua hai vòng đánh giá gắt gao, CMC Cyber Security đã chứng minh được chất lượng sản phẩm dịch vụ hàng đầu, thể hiện năng lực của đội ngũ chuyên gia bảo mật đầu ngành, thành công ghi tên mình vào danh sách Top 10 doanh nghiệp bảo mật, an toàn thông tin Việt Nam năm 2023.
CMC Cyber Security là đơn vị chiến lược của Tập đoàn CMC trong lĩnh vực An ninh an toàn thông tin với kinh nghiệm gần 15 năm trên thị trường, các dịch vụ do CMC Cyber Security cung cấp đều mang tiêu chuẩn quốc tế.
CMC Cyber Security là thành viên Hiệp hội các Nhà nghiên cứu mã độc Châu Á (Anti-Virus Asia Researchers Association - AVAR) và là 1 trong 2 đơn vị ở Việt Nam nằm trong nhóm các nhà sản xuất phần mềm diệt virus của Microsoft (Microsoft Virus Initiative - MVI) trên thế giới. Thêm vào đó, giải pháp Phòng chống Mã độc và Quản trị Tập trung CMDD (CMC Malware Detection and Defence) của CMC Cyber Security đã vượt qua bài kiểm tra chứng chỉ Virus Bulletin 100 (VB100) với các chỉ số kiểm định đều là 100%.
Thúy Ngà
" alt="CMC Cyber Security vào top 10 doanh nghiệp bảo mật, an toàn thông tin Việt Nam"/>CMC Cyber Security vào top 10 doanh nghiệp bảo mật, an toàn thông tin Việt Nam