您现在的位置是:Nhận định >>正文
Pin xe điện bất ngờ phát nổ bốc cháy dữ dội
Nhận định5853人已围观
简介Đ.T(theo Newsflare)Clip thợ máy choáng váng vì mượn Porsche chở bạn gái nóng nhất mạng xã hộiThợ máy...
Đ.T(theo Newsflare)
Clip thợ máy choáng váng vì mượn Porsche chở bạn gái nóng nhất mạng xã hội
Thợ máy choáng váng vì mượn xe Porsche chở bạn gái; Hành động của thanh niên đi xe máy khiến tài xế ô tô 'tái mặt'; Thót tim bố cứu con gái 14 tháng tuổi đuối nước trong tích tắc;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Zira, 19h00 ngày 6/2: Cửa dưới ‘ghi điểm’
Nhận địnhHư Vân - 06/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Công chức tận hiến
Nhận địnhHai tuần trước khi khởi hành, hàng trăm khách gặp vấn đề về giấy tờ. Nhiều người ghi nhầm điểm quá cảnh. Nhiều khách chưa kịp xin thị thực. Còn thủy thủ đoàn cần được cấp phép bổ sung để lên bờ nghỉ qua đêm do lịch trình thay đổi. Thuyền trưởng rất lo khi một đại lý địa phương báo phí dịch vụ sẽ tăng cao. Tôi đại diện khách hàng liên lạc với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội để giải quyết các vấn đề phát sinh. Công văn gửi đi cuối giờ chiều hôm trước, 8h sáng hôm sau, tôi đã nhận được điện thoại từ cán bộ phụ trách. Sau khi nắm tình hình và phổ biến quy định, anh dặn tôi cập nhật thông tin thường xuyên.
Mọi việc tiếp tục xuôi chèo mát mái khi tôi liên hệ với lực lượng biên phòng tỉnh về băn khoăn của thủy thủ đoàn liên quan tới giấy phép đi bờ của thuyền viên. Các thủ tục được thực hiện nhanh chóng với chi phí đúng quy định. Khách hàng của tôi đánh giá rất cao sự nhiệt tình của các cơ quan Việt Nam, chủ động viết thư cảm ơn và hẹn quay lại mùa hè tới.
Tôi thử làm một phép tính nhỏ. Với 5.000 khách quá cảnh vào Việt Nam và tham gia các chương trình tham quan, giả sử, mỗi khách chi tiêu trung bình 100 USD, ngành du lịch sẽ có nguồn thu ngoại tệ ít nhất 500.000 USD, khoảng 12 tỷ đồng, chưa kể nguồn thu từ dịch vụ hàng hải.
Hiện du lịch Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc trong việc thu hút khách du lịch cao cấp, bao gồm khách tàu biển, những người có xu hướng ủng hộ du lịch bền vững và sẵn sàng mở hầu bao.
So với các nước trong khu vực, chính sách thị thực của Việt Nam vẫn được cho là "kín cổng cao tường". Việt Nam mới chỉ miễn thị thực cho công dân của 25 quốc gia và thực hiện cấp thị thực điện tử cho 80 nước, trong khi Thái Lan đã miễn thị thực cho du khách của 65 quốc gia. Philippines thậm chí miễn thị thực cho 157 quốc gia trong khoảng thời gian 14 đến 59 ngày.
Chính phủ hiện đã trình Quốc hội một chính sách thị thực cởi mở hơn nhằm cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ và nâng thời hạn thị thực điện tử lên tới ba tháng. Trong khi chờ đợi những cải tiến này, các vướng mắc mang tính vận hành được giải quyết thấu đáo nhờ tinh thần phục vụ hết trách nhiệm của các viên chức sẽ giúp Việt Nam ghi điểm trong mắt nhà đầu tư và khách du lịch.
Bởi, ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có hệ thống quy định chính sách để điều tiết hoạt động. Nhưng trong thực thi, vẫn sẽ có những sự việc phát sinh đòi hỏi sự linh hoạt của nhà quản lý. Mới đây, bạn tôi - một đại sứ đang công tác ở châu Âu - chia sẻ câu chuyện nhỏ nhắc nhở anh về "tinh thần phụng sự vô tư".
Nửa năm trước, anh và Sứ quán nhận được thư của một thanh niên gốc Việt, đề nghị chứng thực tình trạng quốc tịch. Cậu muốn tham gia một cuộc thi ở Việt Nam và với tài năng của mình, cậu được dự đoán có cơ hội tỏa sáng. Ban tổ chức băn khoăn vì có ý kiến cho rằng thí sinh này không có tinh thần dân tộc, đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam, không đủ tiêu chí để tham dự cuộc thi.
Bạn tôi chia sẻ, Sứ quán và Đại sứ chưa bao giờ nhận được đề nghị như vậy. Tuy nhiên, việc này vẫn thuộc trách nhiệm bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt ở nước ngoài. Sau quá trình xác minh, Sứ quán gửi gấp một công điện về nhiều nơi liên quan ở Việt Nam, chứng thực bạn thí sinh buộc phải bỏ quốc tịch gốc vì Đức không cho phép hai quốc tịch.
Câu chuyện kết thúc có hậu: bạn thí sinh chiến thắng trong cuộc thi. Điều thú vị là mãi sau này, bạn tôi mới biết, cậu thanh niên trẻ đó là con của một người bạn từ hồi học phổ thông. Bạn tôi chia sẻ, nếu vì ngại "chưa có tiền lệ", "đâu phải trách nhiệm của mình" và im lặng trước lời thỉnh cầu chính đáng, có lẽ một tài năng đã không có cơ hội tỏa sáng. Với việc chính quyền Đức đang bắt đầu xem xét thay đổi luật để cho phép công dân Đức có nhiều quốc tịch, anh hy vọng người bạn trẻ này sẽ có cơ hội nhập tịch trở lại khi luật Đức được điều chỉnh.
Hoạt động hành chính có đặc trưng là gắn với đời sống thường nhật của người dân và bao quát mọi lĩnh vực xã hội. Những nỗ lực, dù từ cá nhân hay tổ chức, nhằm giúp nâng cao hình ảnh đất nước đều là một món quà mà mỗi người dân đều có phần. Cải thiện vị thế đất nước gắn bó chặt chẽ với thúc đẩy cơ hội việc làm, kinh doanh, học tập của mỗi cá nhân, và rộng hơn, cơ hội trở nên thịnh vượng của cộng đồng.
Chính phủ đã đặt mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi quản lý bộ, cơ quan, địa phương từ nay tới năm 2025. Sức cạnh tranh của một quốc gia không chỉ nằm ở sự tiến bộ của quy định và luật pháp, mà còn phụ thuộc vào tinh thần phục vụ của những người thực thi công vụ. Gắn nỗ lực phụng sự người dân với thành công nghề nghiệp của mình là chìa khóa cho một bộ máy công chức hiệu quả và chuyên nghiệp.
Dù chất lượng dịch vụ công còn cần nhiều cải thiện, những trường hợp phụng sự bằng tinh thần tận hiến mà tôi chứng kiến, nếu vươn ra khỏi các ví dụ đơn lẻ, trở thành một nguyên tắc ứng xử phổ biến, sẽ trở thành sức bật quốc gia cho Việt Nam.
Cẩm Hà
">...
阅读更多Dò đá qua sông
Nhận địnhNhưng với sản nghiệp cả đời gồm hai nhà máy và gần 1.000 công nhân của cô Nguyệt thì gấp. Một nhà máy ngay sau đó bị yêu cầu đóng cửa. Tiếp theo là những chuỗi ngày xét nghiệm liên miên. Công ty phải tự chịu trách nhiệm đưa các F0, F1 đi cách ly tập trung và lo chi phí, đồng thời tiếp tục lo ăn, ở cho các công nhân "ba tại chỗ", trả 70% lương cho nhân viên làm việc ở nhà để giữ chân lao động. Hơn ba tháng qua, mỗi tháng, công ty của vợ chồng cô Nguyệt gánh lỗ hơn 8 tỷ đồng trong khi các khoản vay ngân hàng trĩu trên vai. Vợ chồng cô là Việt kiều, về nước gần 20 năm trước để đầu tư công ty xuất khẩu thực phẩm chế biến tại TP HCM.
Cô tâm sự với tôi về những ngày tháng "sợ điếng người". Đầu tháng 6, đang ở Đà Lạt, gặp vài người chạy lên thuê nhà dài hạn để tránh dịch, vợ chồng cô tất tả trở về TP HCM.
Công nhân đang phấn khởi vì sản lượng các tháng đầu năm cao hơn năm ngoái, đơn hàng cũng xếp dài. Thế rồi họ nhận được yêu cầu phải áp dụng quy định "ba tại chỗ". Nhà xưởng nhỏ, công ty chỉ đủ sức lo ăn ở cho khoảng 200 công nhân để duy trì hoạt động. Hai vợ chồng cô mất ngủ đúng một tuần. Chú lo chẳng may có ca nhiễm, lây chéo. Cô lo chẳng may có trường hợp qua đời, công ty không biết ăn nói sao với gia đình nhân viên, "cha sanh mẹ đẻ, mạng người là quý như nhau".
Và sau ca F0 đầu tiên, nhà máy coi như "chết lâm sàng", chỉ hoạt động 20% công suất. Tuần trước, tôi gọi điện, cô bảo "chưa dám hoạt động lại đâu con".
Tôi nói mọi thứ đang về gần bình thường rồi, nhưng cô chưa vội mừng. Mối lo doanh nghiệp bị phạt nếu để dịch lây lan; bị ràng buộc bởi nhiều chỉ thị, công văn, quy định về phòng chống dịch, từ cấp trung ương tới địa phương trong thời gian qua chưa thôi ám ảnh. Công ty vẫn chưa biết liệu phải xét nghiệm hàng tuần cho công nhân như trước hay không, khu làm việc, nhà ăn bố trí theo yêu cầu vệ sinh dịch tễ thế nào, có phải tổ chức theo mô hình hai con đường một điểm đến. "Để mở lại hoạt động, doanh nghiệp cần biết rõ thế nào là ‘an toàn’ theo tiêu chí của cơ quan quản lý; bình thường mới cụ thể là phải làm gì, tần suất xét nghiệm là bao nhiêu, liệu có bị quy trách nhiệm, bị buộc đóng cửa nếu có ca nhiễm", cô nói.
Các doanh nghiệp phía Nam có lẽ chung tâm trạng đang nghe ngóng, dè dặt đưa công nhân quay lại sản xuất. Một phần vì thiếu hụt nguồn cung lao động. Một phần vì "giải pháp sống chung" chưa nắm trong tay.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ước tính số người thất nghiệp tăng thêm 2,5 triệu tại các tỉnh phía Nam trong 100 ngày nền kinh tế đóng băng bởi giãn cách. Tổng cục Thống kê công bố, khoảng 1,3 triệu lao động đã về quê tránh dịch tính từ tháng 7 đến 15/9.
Chính phủ vừa ban hành quy định thích ứng an toàn thay cho các chỉ thị chống dịch trước đây. Việc chấp nhận có số ca mắc Covid-19 nhất định trong cộng đồng, tái lập lưu thông hàng hóa và giao thương trên toàn quốc được hy vọng vực dậy nền kinh tế tăng trưởng âm hơn 6% trong quý vừa qua. Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn tiêu chí phân loại cấp độ thích ứng Covid-19. Bộ hướng dẫn này sẽ giúp địa phương biết mình đang ở cấp độ mấy, cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì để tiến vào trạng thái bình thường mới.
Quy định thích ứng dù nhấn mạnh sự thống nhất các nội hàm về chống dịch trên toàn quốc, nhưng cũng khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp, đặc biệt cấp cơ sở. Điều doanh nghiệp trông đợi là các biện pháp thích ứng sẽ không kéo theo các chi phí thực thi khổng lồ. Và đặc biệt là sự diễn giải khác nhau giữa các cấp, địa phương và địa bàn khiến việc tuân thủ trở thành mảnh đất màu mỡ cho các biện pháp hành chính và mệnh lệnh áp đặt tự phát.
Tôi biết nhiều doanh nghiệp Việt đang loay hoay tìm cách thích ứng, không chỉ cho bản thân mà vì trách nhiệm với bạn hàng, với người lao động. Để thích nghi, người làm kinh doanh cũng mong muốn hoạt động không bị đứt gãy bởi các chính sách mang tính cát cứ, "sáng tạo" thái quá của địa phương; muốn được an tâm về năng lực điều trị của hệ thống y tế cộng đồng và tốc độ phủ vaccine trong vùng. Họ mong chính quyền sẽ chủ động cập nhật cụ thể các thông tin này cho doanh nghiệp qua các kênh tương tác trực tiếp. Họ không muốn "dò đá qua sông".
Hàng chục nghìn công ty, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có thể yên tâm bước tiếp, tuyển mộ lao động nếu được chính quyền đồng hành tập huấn, giúp nâng cao năng lực về dịch tễ và hỗ trợ các biện pháp đảm bảo an toàn trước virus.
Chìa khóa làm được điều này là tinh thần thích ứng của các cấp chính quyền, cán bộ y tế và ban quản lý các khu công nghiệp. Họ chỉ cần xoay chuyển cách tiếp cận từ nhu cầu quản lý bằng chế tài sang đồng hành, hỗ trợ với tư duy cùng thắng.
Ba tháng cuối năm là thời điểm vàng để tăng cường xuất khẩu. Hai tháng trước Tết Nguyên đán là đòn bẩy kích cầu mua sắm và vận chuyển nội địa. Tiếp sức ngay cho các doanh nghiệp để họ sớm hồi sinh mạnh mẽ là con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất để ổn định xã hội, giành lại đà tăng trưởng.
Cẩm Hà
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2
- Bức xúc vì khách trèo lên hiện vật ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự
- Tiếp tế thực phẩm qua barie cho người dân khu vực phong tỏa ở Quảng Ngãi
- Chuyện đau lòng sau khoản tiền tỷ bán đất của người bố vợ
- Nhận định, soi kèo Sabail vs Qarabag, 21h30 ngày 6/2: Mất tập trung
- Nghệ thuật mắc 'án treo'
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Adelaide United vs Melbourne City, 15h35 ngày 7/2: Chủ nhà áp đảo
-
Hóa rác thành chú rùa khổng lồ Có dịp đến với biển Bãi Ông, Cù Lào Chàm, bạn sẽ bắt gặp một chú rùa biển khổng lồ, nằm phơi mình dưới những rặng dừa ngút mắt, đầu vươn về phía biển. Với chiều dài đến 4m - rộng gần 3,5m, chú rùa biển được tạo thành từ bộ khung thép, đầu và các chi được quấn các loại rác thải thường gặp trên biển như dây thừng, lưới cũ.
Mỗi ngày, Cù Lao Chàm đón lượng khách tấp nập đến từ trong nước lẫn quốc tế, đi cùng với đó là vô số bao nilon, rác thải mà họ để lại. Chúng không những gây mất mỹ quan của một trong những điểm đến được mệnh danh là “thiên đường nghỉ dưỡng” ở miền Trung, mà còn đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên của khu vực.
Thực trạng này là động lực thôi thúc anh Phan Tuấn Quốc cùng các cộng sự đến từ nhóm Mekongaholics và cán bộ Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm lên ý tưởng thiết kế, gia công và lắp đặt mô hình rùa biển vào tháng 7/2019. Mô hình đã đạt giải nhất cuộc thi “Nghệ thuật tái chế” trong khuôn khổ chương trình “Thúc đẩy sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do UNESCO và Coca-Cola phối hợp tổ chức.
Sáng kiến “Thúc đẩy sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do UNESCO và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức. Biến rác thành tiền
Sẽ thật thiếu sót khi nói đến những giải pháp xử lý rác có tính ứng dụng cao mà không nhắc đến những chai gạch sinh thái - Ecobrick - của chị em phụ nữ phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Dưới sự hỗ trợ của dự án PAN (Plastic Action Network), Mạng lưới hành động giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế rác thải nhựa được xây dựng bởi trung tâm hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) và Coca-Cola Việt Nam, Hội phụ nữ phường Hà Trung đã huy động phụ nữ của toàn thành phố đến từng hộ gia đình vận động, thu gom từng vỏ lon bia, từng bìa giấy, chai nhựa nhỏ để tái chế thành gạch nhựa dùng xây dựng các công trình công ích tại địa phương. Không chỉ ngăn rác thải ra môi trường, sáng kiến này còn góp phần tạo thêm thu nhập cho các thành viên tham gia.
“Chúng tôi không làm công việc âm thầm, chúng tôi tổ chức thu gom và phân loại trực tiếp ở khu vực công cộng để nhiều người biết đến. Ban đầu họ tò mò, sau đó thấy ý nghĩa. Họ tham gia và đóng góp rác tái chế vào chương trình để cùng lan tỏa nhiều hành động tích cực đến cộng đồng. Đó là một cuộc cách mạng trong nhận thức”, chị Đào Thị Huyền - Chủ tịch Hội phụ nữ phường Hà Trung, TP. Hạ Long bày tỏ.
Đưa rác vào cảm hứng sáng tạo
“Xà phòng Xanh không đơn thuần chỉ là một dự án tạo ra những miếng xà phòng an toàn cho người sử dụng lẫn môi trường. Chúng em còn có một mong muốn xa hơn: Đó chính là thay đổi ý thức của người dùng về xà phòng handmade, vốn là một thị trường gặp khó khăn trong khía cạnh giá cả”. Đây là những lời phát biểu đầy tự tin của em là Nguyễn Xuân Tùng, học sinh trường THPT chuyên Quốc Học Huế và là đại diện của dự án Xà phòng Xanh tại buổi hội thảo và triển lãm các ý tưởng thuộc dự án “Sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do Hội đồng Anh và Coca-Cola tổ chức.
Những buổi tập huấn từ chương trình đã tiếp thêm đam mê cho em, giúp em và các bạn xác định bản sắc riêng của mình và định hình lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Sau 3 tháng, sản phẩm từ nhóm học sinh trường Quốc học Huế đã nhận được hơn 100 đơn hàng từ hàng chục khách hàng cũng như những ý kiến đóng góp từ họ.
Những điều mà Tùng học được từ dự án cũng chính là mục đích của Hội đồng Anh và Coca-Cola khi tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng quản lý rác thải tại các trường trung học trên cả nước. Cụ thể, các khóa huấn luyện không chỉ trang bị cho các thầy cô giáo và các em học sinh kiến thức, kỹ năng về quản lý rác thải mà còn truyền cảm hứng về tinh thần công dân tích cực hướng tới sự phát triển bền vững.
Các bạn trẻ tham gia khóa tập huấn về môi trường do British Council và Coca-Cola tổ chức. Điểm chung từ những câu chuyện “tái sinh” rác thải này là đều xuất phát từ chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải” do Coca-Cola khởi xướng và hợp tác với các đối tác như UNESCO, GreenHub, Hội đồng Anh… triển khai. Chiến dịch thuộc định hướng phát triển bền vững của Coca-Cola tập trung vào bốn yếu tố chính gồm nước, phụ nữ, chất lượng sống và quản lý rác thải.
Riêng với chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải”, thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới đưa ra một mục tiêu táo bạo và đầy tham vọng: Đến năm 2030, mỗi một chai/ lon sản phẩm bán ra sẽ được Coca-Cola thu gom trở lại và tái chế. Chiến dịch dựa trên 3 trụ cột chính là Thiết kế, Thu gom và Hợp tác.
Ở phương diện thiết kế, Coca-Cola gần đây được biết đến là công ty nước giải khát đầu tiên sử dụng bao bì 100% nhựa tái chế tại thị trường Việt Nam, với sản phẩm nước đóng chai Dasani.
Trên phương diện thu gom, Coca-Cola là một trong những thành viên của Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) nhằm chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn và trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn Việt Nam thông qua các hoạt động giảm thiểu, phân loại, thu gom và tái chế rác thải.
Cuối cùng, với phương diện hợp tác, Coca-Cola cũng lựa chọn những đối tác uy tín, có sức ảnh hưởng trong cộng đồng như UNESCO, GreenHub, Hội đồng Anh … để triển khai các dự án nhằm tạo môi trường xanh sạch, không rác thải. Các dự án tập trung vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tái chế, tìm kiếm các sáng kiến xử lý rác thải…
Các hoạt động thu gom, tái sử dụng và tái chế luôn được Coca-Cola khuyến khích trong cộng đồng. Theo đại diện Coca-Cola Việt Nam, hiện cả 3 phương diện đều đã mang về những kết quả đáng khích lệ, vượt ngoài mong đợi của doanh nghiệp khi phát động chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải”.
“Khi triển khai chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải” tại Việt Nam, ngay chính bản thân chúng tôi cũng cảm thấy các mục tiêu khá thách thức. Nhưng tính đến giai đoạn hiện tại, chúng tôi có thể nói chiến dịch đã rất thành công, khi kêu gọi được sự chung tay của cả cộng động”, đại diện hãng đánh giá.
Tìm hiểu thêm về chiến dịch Vì một thế giới không rác thải tại: https://CokeURL.com/WWW-Vietnam
Ngọc Minh
" alt="Tạo giá trị mới cho... rác">Tạo giá trị mới cho... rác
-
Sau khi từ quan, Nguyễn Khuyến (1835 - 1090) về quê nội ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (xưa là xã Yên Đổ) Bình Lục, Hà Nam cho đến khi tạ thế. Ngôi nhà của cụ nay trở thành điểm đến thăm quan của nhiều du khách. Khu nhà Nguyễn Khuyến được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991. Cổng vào nhà Tam Nguyên Yên Đổ có ba chữ nho “Môn Tử Môn” ở trên. Ba chữ này có nghĩa là cửa ra vào của học trò. Đây là một lời răn dạy của Nguyễn Khuyến về đạo thầy - trò. Trước khi vào nhà thầy, cho dù là quan lớn hay thứ dân đều phải tuân thủ đúng lễ nghĩa. Cổng nguyên bản nhuốm màu rêu phong, cổ kính, làm từ gạch và xi măng. Sau này, đã được trùng tu, sơn lại màu xanh. Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, cháu đích tôn đời thứ 5 của nhà thơ Nguyễn Khuyến, khu nhà cổ được dựng theo lối kiến trúc: Ngoài là nhà đại tế, trong là hậu cung.
Hiện nhà hậu cung được dùng làm nơi thờ cụ Nguyễn Khuyến. Bát hương trên ban thờ cụ là cổ vật do vua nhà Mạc ban cho tổ đời thứ 10 của Nguyễn Khuyến. Đây là cổ vật quý giá, được gia tộc Nguyễn Khuyến lưu giữ. Trên thân bát hương khắc 4 chữ Nôm và có biểu tượng hình rồng, phượng - tượng trưng cho sự cao quý. Câu đối cụ Nguyễn Khuyến tự viết. Khác với các câu đối sơn son, thiếp vàng ở các gia đình giàu có thời xưa, cụ dùng thân cây dừa bổ đôi, nạo rỗng ruột, phơi khô rồi khắc chữ lên. Mỗi nửa cụ khắc 1 câu đối. Bức cuốn thư treo ngay cửa ra vào là món quà mà cụ Dương Khuê - bạn thân cụ Nguyễn Khuyến tặng (người bạn xuất hiện trong bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến). Cửa bức bàn - loại cửa phổ biến trong các ngôi nhà ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ xưa. Sau kỳ thi Tân Mùi (1872) cụ đã đỗ đầu 3 khoa, vua Tự Đức ban cho cụ hai tấm bảng “Ân tứ vinh quy” và “Nhị giáp tiến sĩ” để cụ trở về quê hương vinh quy bái tổ. Bức ảnh cụ Nguyễn Khuyến chụp tại Huế khi đỗ đạt. Phía trước nhà hậu cung thờ cụ Nguyễn Khuyến là ngôi nhà tiếp khách (đại tế) 7 gian được Nhà nước trùng tu năm 2004.
Nhà tiếp khách của cụ Nguyễn Khuyến ban đầu có lưỡng long chầu nguyệt và 9 bậc thềm. Năm 2004, khi tôn tạo, gian nhà này chỉ còn lại 3 bậc.
Đối diện nhà tiếp khách là con lạch nhỏ tượng trưng cho cây bút lông ...
...và cái ao rộng 1,3 mẫu - biểu trưng cho nghiên mực của các nhà nho xưa. Ông Tùng cho biết, do biến động về lịch sử, chiếc ao này đã thu hẹp so với trước. Cái ao nằm trong tính toán phong thủy của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Do cụ mệnh Hỏa nên trấn trạch hai thủy một hỏa để cân bằng âm dương. Hai thủy gồm cái ao lớn có bờ cỏ thẳng ngăn ở giữa rồi đến cái lạch nước.
Ông Tùng chia sẻ, sen trồng ở ao hiện nay là loại sen Phật, nở hoa quanh năm. Loại sen này có đặc trưng: Hoa to, mùi thơm ngát, có đầy đủ nhụy, đài... nhưng không có hạt. Cách đây 3 năm, ông đổi một giò phong lan giá 14 triệu để lấy giống hoa này về. Từ đó, quanh năm gia đình đều có hoa dâng lên ban thờ. Bia đá khắc bài "Thu Điếu" của nhà thơ Nguyễn Khuyến bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và tiếng Anh. Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễn Chi. Ông sinh ở quê mẹ, làng Văn Khê, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo (cha ông đỗ ba khóa tú tài, dạy học), bản thân Nguyễn Khuyến thông minh, chăm học và học giỏi.
Năm 1864, ông đỗ đầu thi Hương (Giải nguyên) ở trường Nam Ðịnh; năm 1871, ông đỗ Hội nguyên và tiếp tục thi Ðình đỗ Ðình nguyên. Từ đó, người ta gọi ông là “Tam Nguyên Yên Ðổ” (tức người làng Yên Đổ đỗ đầu 3 kỳ thi).Làm quan vài năm, cụ từ quan về Hà Nam làm nghề dạy học.
Các sáng tác của Nguyễn Khuyến hầu hết được làm sau khi từ quan, hiện còn khoảng hơn 400 bài, gồm thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó nổi bật là bài "Thu Điếu".
Cổ trấn nghìn năm tuổi nằm 'mấp mé' cạnh dòng thác lũ cuồn cuộn
Nhiều người lo lắng sợ rằng cổ trấn hàng nghìn năm tuổi này có thể bị dòng thác lũ cuồn cuộn "cuốn bay" bất cứ lúc nào.
" alt="Cổ vật quý giá trong ngôi nhà gỗ của vị quan triều Nguyễn ở Hà Nam">Cổ vật quý giá trong ngôi nhà gỗ của vị quan triều Nguyễn ở Hà Nam
-
Chiêm ngưỡng bộ ảnh gây sốt chụp “ngôi làng của những chú chuột” Những món đồ gỗ mini được thực hiện để thu hút những chú chuột ghé thăm khu vườn, đồng thời giúp vị chủ nhân có được một bộ ảnh dễ thương gây sốt.
Vốn là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh thiên nhiên hoang dã, anh Simon Dell nảy ra ý tưởng thực hiện một ngôi làng mini dành cho những chú chuột theo phong cách sê-ri phim “The Hobbit”. Những chú chuột xuất hiện trong ảnh không phải do anh Dell nuôi, mà là những chú chuột hoang thường ghé thăm khu vườn của anh.
Chia sẻ về bí quyết để các chú chuột chịu hợp tác với mình, anh Dell cho hay anh luôn để những hạt đậu phộng ở cùng một chỗ để những chú chuột sẽ quay trở lại ở đúng một điểm và biến điều đó trở thành thói quen của những chú chuột.
Sau đó, những ngôi nhà nhỏ dành cho chúng bắt đầu được anh thực hiện để những chú chuột có thể sống an toàn trong vườn nhà, mà không bị mèo... ăn thịt. Trong những ngôi nhà nhỏ này luôn có đồ ăn, để những chú chuột không có ý định rời đi.
Những món đồ gỗ nhỏ xinh xuất hiện trong bộ ảnh này đều do chính anh Dell thực hiện. Anh dần dần thực hiện thêm nhiều món đồ phục vụ cho bộ ảnh sau khi thấy những chú chuột có vẻ rất yêu thích cuộc sống trong khu vườn của mình.
Những bức ảnh này được chụp rất ngẫu hứng bởi những chú chuột không hề được huấn luyện và vẫn giữ bản tính tự nhiên hoang dã dù đang sống dưới sự chăm sóc của anh Dell. Những khi thời tiết ủng hộ, anh sẽ mang máy ảnh ra vườn để chụp ảnh và cảm thấy rất vui vẻ.
Chiêm ngưỡng bộ ảnh gây sốt chụp “ngôi làng của những chú chuột”:
Trải nghiệm nỗi niềm 'thương nhớ đồng quê' tại những ngôi làng đặc biệt
Bản Cát Cát, làng Huai Sua Tao, Hoành Thôn, làng chài Nusfjord… được cho là những điểm đến khiến du khách vui lòng mua đặc quyền trải nghiệm “hồn quê”.
" alt="Chiêm ngưỡng bộ ảnh gây sốt chụp 'ngôi làng của những chú chuột'">Chiêm ngưỡng bộ ảnh gây sốt chụp 'ngôi làng của những chú chuột'
-
Siêu máy tính dự đoán Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2
-
Sáu năm trước cậu ấy kết hôn. Vợ cậu là một cô gái nhan sắc bình thường nhưng thông minh và bản lĩnh. Từ chuyện công việc đến chuyện gia đình, chuyện gì cô ấy cũng đều thu xếp chu toàn ổn thỏa. Bố mẹ cậu ấy rất thương con dâu, luôn miệng nói nhà thật là có phúc.
Bốn năm đầu hôn nhân trôi vèo trong hạnh phúc, hai đứa con nối nhau ra đời. Tưởng hạnh phúc đã mĩ mãn quá rồi, cuộc sống chỉ có lo làm ăn và yêu thương nhau mà bình yên theo thời gian trôi. Nào đâu có ngờ một ngày kia trái tim cậu vô tình lạc lối.
Một người đàn ông có vợ hiền, con ngoan, ấm êm hạnh phúc, họa là điên mới đi ngoại tình. Thứ cảm giác ngoài luồng này cậu ấy chưa từng giải thích được. Nó xuất hiện đột ngột rồi cuốn cậu theo. Cô gái kia so với vợ cậu nhan sắc hơn nhiều, trẻ trung hơn nhiều. Nhưng đó không phải là lý do. Vì cậu chưa từng thấy vợ mình xấu, cũng chưa từng than phiền gì về vợ cả. Chỉ là, vẫn hai từ “cảm xúc” không điều khiển được.
Người ta hay nói với nhau rằng, trên đời này chỉ có hai loại đàn ông: Một là đàn ông ngoại tình và hai là đàn ông ngoại tình chưa bị phát hiện. Cậu cũng không biết làm sao mà vợ phát hiện ra. Nhưng cô ấy không đánh ghen, không làm ầm ĩ. Lần đầu đối diện với nhau nói về chuyện này, cô ấy chỉ hỏi: “Nói cho em biết, bây giờ anh thật sự muốn gì?”.
Dĩ nhiên cậu ấy phải giải thích rất nhiều, phân bua thề thốt hứa hẹn rất nhiều. Nhưng lại có cảm cảm giác như mình nói mình nghe, vợ cậu không hề đáp lời, cũng không tỏ thái độ trách móc ghen tuông, cô ấy chỉ khóc. Người phụ nữ thông minh và đầy bản lĩnh của cậu chỉ khóc.
Cậu từng nghĩ cô ấy sẽ phải mất một thời gian để quên. Không sao cả, chỉ cần cô ấy đừng cằn nhằn, đừng suốt ngày nhắc lại lỗi lầm của cậu để đay nghiến thì cậu sẽ cố gắng để quay về quỹ đạo khi xưa, làm chồng làm cha thật tốt, để sám hối, để bù đắp.
Một thời gian sau, cô ấy không khóc nữa. Cậu thở dài nhẹ nhõm, nghĩ rằng mọi chuyện đang dần qua. Nhưng cô ấy không còn chuyện trò, không hồ hởi như xưa, chỉ im lặng, im lặng và im lặng. Ngày này qua ngày khác như vậy, khiến cậu phải thốt lên: “Em thật sự muốn gì?”. Không còn gì tệ hơn, cô ấy muốn ly hôn.
Xưa nay, cậu cứ nghĩ rằng phụ nữ lắm điều mới là đáng sợ. Và việc đàn ông sau ngoại tình khủng khiếp nhất là suốt ngày nghe vợ tra khảo, đay nghiến, chì chiết về lỗi lầm của mình. Vợ cậu thì không hề như vậy, nhưng lại đáng sợ hơn như vậy rất nhiều. Sau này, khi đã hai đứa hai đường, cậu mới hiểu ra, cô ấy im lặng là vì cô ấy thất vọng đến độ không biết phải nói gì hoặc không còn gì để nói thêm nữa.
Khi đàn bà trước lỗi lầm của chồng còn trách móc, còn khóc lóc là còn có thể cứu vãn. Nhưng họ im lặng nghĩa là xong rồi. Cái cảm giác biết người mình yêu đi yêu một người khác tim đau như rỉ máu. Vậy mà nhiều người lại xem như một cuộc vui, hết vui thì lại về nhà. Chỉ tiếc cửa nhà không phải bao giờ cũng mở.
Đàn bà im lặng là cảnh giới cao nhất thể hiện nỗi đau. Im lặng để không ai biết mình thực sự nghĩ gì. Im lặng để kết thúc, để từ bỏ. Cũng giống như biển đang ào ạt sóng trào bỗng nhiên lặng thinh là dấu hiệu cho một cơn cuồng phong sắp tới.
Đừng vội vui khi một người trước những sai lầm của bạn không còn hờn trách, không còn phẫn nộ mà chỉ lặng im. Không phải bạn đã được tha thứ đâu mà là cô ấy đang dần lặng lẽ tuột khỏi vòng tay bạn.
Những lời nói dối làm cho mối quan hệ của bạn tốt hơn là nói thật
Sự chân thành và trung thực luôn được đề cao trong một mối quan hệ. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn nên nói dối để không làm tổn thương đối phương.
" alt="Đừng để đàn bà lặng im">Đừng để đàn bà lặng im