Á hậu cuộc thi Hoa hậu hội báo Tiền Phong 1988 Nguyễn Thu Mai qua đời lúc 8h37 ngày 19/2 ở tuổi 54 tuổi. Lễ viếng được tổ chức vào hồi 13h ngày 23/2, tại Nhà tang lễ Bệnh viện 354 (Đội Nhân, Ba Đình, Hà Nội). Lễ truy điệu và đưa tang vào hồi 14h15 cùng ngày.Từ sớm, đông đảo người thân, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè của á hậu Thu Mai có mặt để nói lời tiễn biệt. Người thân, bạn bè khóc nghẹn trước di ảnh và linh cữu của á hậu, cô giáo piano Thu Mai - người hiền dịu sớm xa rời cõi tạm vì bệnh trọng.
|
Gia đình, bạn bè đồng nghiệp nức nở tiễn biệt á hậu Thu Mai. Ảnh: Thúy Ngọc. |
Á hậu Thu Mai sinh năm 1970, được đào tạo piano bài bản ở trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Chị là con gái của nhạc sĩ Lương Ngọc Trác (tên thật Nguyễn Quế Ngạch, sau đổi là Nguyễn Quế Trác), mẹ là NSƯT Thùy Chi. Đại gia đình chị cũng có nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng.
Để bảo vệ được thông tin cá nhân của mình, người dùng sẽ cần làm nhiều hơn các bước bảo mật thông thường.
1. Bật chế độ giới hạn cho USB
Đã bao giờ bạn sạc chiếc điện thoại Iphone của mình ở nơi công cộng, máy bay hoặc nơi làm việc? Bạn sẽ cần bật Chế độ giới hạn USB. Điều này giúp ngăn chặn hacker khỏi "rút cạn" thiết bị của bạn bằng cách cài mã độc hoặc cướp thông tin thông qua cổng sạc USB.
Cách thực hiện: Để bật Chế độ giới hạn USB, chọn phần Cài đặt > Face ID và Mật mã > gõ mật khẩu của bạn. Kéo xuống tới phần "Cho phép truy cập khi khóa máy," và đảm bảo phần "truy cập USB" đã được tắt.
Những khu vực sạc công cộng như ở sân bay hay quán cà phê thường rất tiện lợi nhưng đồng thời cũng có thể khiến dữ liệu của bạn gặp nguy hiểm. Nếu thiết bị của bạn cạn pin khi di chuyển bên ngoài, hãy sắm cho mình sạc pin dự phòng và sạc đầy trước khi rời khỏi nhà. Nếu như bạn cần phải sử dụng sạc công cộng, hãy cân nhắc sử dụng thiết bị chặn dữ liệu cho USB nhằm ngăn chặn mã độc xâm nhập thiết bị của bạn.
2. Tự động xóa dữ liệu
Người dùng iPhone cũng nên bật chế độ Tự động xóa dữ liệu. Với cài đặt này được bật, tất cả dữ liệu của bạn sẽ bị xóa sau 10 lần nhập sai mật khẩu, từ đó đảm bảo an toàn cho thông tin của bạn nếu như ai đó cố gắng truy cập vào thiết bị.
Cách thực hiện: Chọn phần Cài đặt > Face ID và Mật mã > nhập mật khẩu của bạn. Ở phần dưới cùng của menu, bạn sẽ thấy lựa chọn "Xóa toàn bộ dữ liệu.", hãy bật lựa chọn này.
Cảnh báo: Nếu bạn bật chế độ "Xóa toàn bộ dữ liệu" và có trẻ con trong nhà, hãy thường xuyên sao lưu dữ liệu của mình. Bạn có thể dễ dàng mất toàn bộ dữ liệu của mình nếu trẻ con cố gắng mở thiết bị của bạn trên 10 lần.
Nhằm đảm bảo đồng bộ hóa trên iCloud được bật, chọn phần Cài đặt > [tên người dùng] > iCloud > Sao lưu dữ liệu iCloud. Bạn cũng có thể sao lưu thủ công bằng cách chọn Sao lưu ngay.
3. Ngăn chặn rình mò
Mật khẩu để bảo vệ thiết bị là thiết yếu, nhưng bạn có biết bạn có thể cài mật mã cho riêng từng ứng dụng? Với thiết bị android điều này khá là dễ dàng, và có chút phức tạp hơn với một chiếc iPhone.
Cách thực hiện: Với thiết bị Android, phần mềm thứ ba như Smart AppLock cho phép người dùng cài đặt vân tay hoặc mật mã hay mã PIN nhằm giới hạn truy cập. Smart AppLock cũng sẽ gửi cho bạn cảnh báo nếu có người cố gắng truy cập với mã không chính xác.
Với một chiếc iPhone, tính năng Guided Access sẽ giúp bạn bảo vệ ứng dụng của mình. Sẽ mất một vài bước để cài đặt và chạy tính năng này. Một khi hoàn thành, màn hình chờ của Guided Access sẽ xuất hiện, cho phép người dùng khóa một phần nhất định hoặc toàn bộ màn hình của bạn.
4. Xóa những ứng dụng đáng nghi
Giờ đây, tất cả ứng dụng trên thiết bị của bạn đều theo dõi một số thông tin nhất định. Điều tốt nhất bạn có thể làm là bảo đảm dữ liệu cá nhân. Bạn có thể bỏ trống một số thông tin không quan trọng, hay thậm chí thêm thông tin không chính xác.
Kiểm tra kĩ thiết bị của bạn để đảm bảo không có ứng dụng nào đang thu thập thông tin không cần thiết.
Cách thực hiện trên iPhone:
- Mở Cài đặt, kéo xuống và chọn phần Bảo mật
- Chọn thông tin mà bạn muốn cho phép truy cập, ví dụ như Lịch, Vị trí hay Camera.
- Chọn những ứng dụng nào được phép truy cập những thông tin nói trên, đồng thời từ chối truy cập những ứng dụng mà bạn không muốn cho phép truy cập.
Trên thiết bị Android:
- Mở Cài đặt > Ứng dụng và thông báo, sau đó chọn Cài đặt cho phép nâng cao.
- Chọn thông tin và những ứng dụng mà bạn muốn cho phép truy cập.
- Từ chối truy cập những ứng dụng khả nghi.
5. Xóa bỏ những mật khẩu cũ đã bị lộ
Với thiết bị iOS, ứng dụng Keychain password reuse auditing sẽ sử dụng Safari để tự động lưu lại mật khẩu cũ trên iCloud. Ứng dụng này sau đó sẽ tự động kiểm tra những mật khẩu nào đã bị lộ. Tính năng này được tự động bật từ iOS 14.
Vào Cài đặt > Mật khẩu và tìm trong mục "Khuyến cáo bảo mật" có bất cứ mật khẩu nào đã bị lộ. Nếu có, bạn sẽ được cảnh báo cập nhật mật mã.
Với thiết bị Android, Google Password Checkup là một tính năng được tích hợp sẵn cho Cài đặt mật khẩu. Ở đây bạn có thể kiểm tra liệu mật mã của bạn đã bị lộ - và mật khẩu nào yếu cần được thay thế.
Tuấn Vũ(Theo USA Today)
Mẹo quay về màn hình chính của Settings và các ứng dụng khác nhanh hơn trên iOS 14
Thay vì bấm nút Back hoặc vuốt từ trái sang phải để quay về trang màn hình trước hay trang màn hình chính, với iOS 14, bạn có thể bấm và giữ nút Back sau đó trượt đến tùy chọn mình cần.
" alt="5 cách tăng cường bảo mật cho dữ liệu của bạn"/>
5 cách tăng cường bảo mật cho dữ liệu của bạn
|
Thượng tá Cao Văn Thái thông tin với báo chí. |
Liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 5.000 tỷ đồng do Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) cầm đầu, Thượng tá Cao Văn Thái, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội cho biết, Nam cùng với Lê Khắc Ngọ đã tuyển 1.000 nhân viên và mở 44 văn phòng tại Việt Nam (trong đó 24 văn phòng ở Hà Nội, 20 văn phòng tại các tỉnh, thành khác trên toàn quốc) để hoạt động phạm tội.
Sau khi tuyển nhân viên và mở văn phòng xong, Nam và Ngọ đào tạo các đối tượng cách thức tiếp cận nạn nhân để lừa đảo rất tinh vi và bài bản.
Cụ thể, các đối tượng núp bóng dưới danh nghĩa công ty, trang mạng hoạt động về lĩnh vực Telemarketing (tiếp thị, quảng bá sản phẩm qua điện thoại), Telesales (tư vấn, bán hàng qua điện thoại), tư vấn đầu tư tài chính.
Các đối tượng còn môi giới chứng khoán, dụ dỗ, lôi kéo khách hàng đầu tư vào các mã chứng khoán trên sàn chứng khoán quốc tế. Chúng lập trang web "artexvina.co", xây dựng hình ảnh công ty một cách chuyên nghiệp về lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán trên sàn quốc tế.
|
Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ (trong vòng đỏ) đang đào tạo nhân viên để lừa đảo: Ảnh: CACC. |
Bộ máy của Nam được phân cấp với nhiều bộ phận như: Kế toán, nhân sự, IT, kinh doanh và chăm sóc khách hàng... Các bộ phận thực hiện các hoạt động độc lập, bổ trợ lẫn nhau, tiếp xúc với khách hàng thông qua các mạng xã hội như Zalo, Telegram... để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng đã cung cấp thông tin sai sự thật để khách hàng tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản do chúng chỉ định. Khách hàng sẽ được đưa vào các nhóm trò chuyện riêng tư, được hướng dẫn, tư vấn "đánh" các lệnh mua bán, kích thích nạp tiền, sử dụng "đòn bẩy" (vay) để con mồi "cháy" tài khoản.
Trước khi bị hại sập bẫy, chúng thả mồi là các giao dịch có lãi thật nhưng ít tiền để nhà đầu tư bị mê hoặc, kích thích và "tất tay".
|
Phó Đức Nam bị cơ quan công an bắt giữ. Ảnh: CACC. |
Khi khách hàng đã hết tiền, các đối tượng lại cung cấp các thông tin sai sự thật để họ có niềm tin, chuyển thêm tiền để "gỡ". Đến khi khách hàng không còn khả năng về tài chính, các đối tượng chặn liên lạc, chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà họ đã chuyển.
Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội thông tin thêm, thông qua dữ liệu điện tử thu thập được từ các đối tượng, cơ quan điều tra xác định được 2.661 bị hại.
Những bị hại này được "tìm thấy" qua hồ sơ của những nhân viên sale, có đầy đủ họ tên, thông tin cá nhân. Trong đó, dữ liệu về số tiền nạp ban đầu của 2.661 bị hại thể hiện khoảng 50 triệu USD.
Đây chỉ là số tiền nạp ban đầu và có thể con số sẽ còn lớn hơn. Cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng làm rõ, truy vết đến cùng, vì hiện nay chưa khai thác hết hơn 280 máy tính bị thu giữ.
Đặc biệt liên quan vụ án, cơ quan công an đã thu giữ, phong tỏa nhiều tài sản của các đối tượng, ước tính hơn 5.200 tỷ đồng.
|
Khối tài sản bị cơ quan công an thu giữ. Ảnh: CACC. |
Cụ thể số tài sản trên bao gồm: 316 tỷ đồng trong tài khoản, trái phiếu trị giá 9 tỷ đồng, sổ tiết kiệm trị giá hơn 200 tỷ đồng, 69 tỷ đồng tiền mặt VND, 2,3 triệu USD, 890 miếng vàng SJC, 246kg vàng nguyên khối, 31 siêu xe, 7 xe mô tô hạng sang, 59 đồng hồ nhãn hiệu nổi tiếng, trị giá khoảng 300 tỷ đồng, 84 trang sức các loại bằng vàng, khảm kim cương... Bên cạnh đó, đã phong tỏa giao dịch đối với 125 bất động sản.
Nói thêm về quá trình bắt Phó Đức Nam, Thượng tá Cao Văn Thái cho biết, Namlà kẻ cầm đầu, thường ở Campuchia. Cơ quan công an đã kiên trì theo dõi đối tượng, khi Nam về TPHCM thì bị bắt, dẫn giải ra Hà Nội quy án.
Bitcoin tăng giá, mối quan tâm của cộng đồng đến tiền điện tử xuất hiện trở lại. Trong đó, các dự án đình đám của “mùa up-trend” trước cũng được nhắc đến. Nổi bật là Diamond Boyz Coin (DBZ), token trong vụ lùm xùm của của YouTuber Khoa Pug và “ông hoàng” kim cương gốc Việt Johnny Dang.
Sau loạt tranh cãi, đấu tố, đồng tiền số cũng mất hút khi thị trường đi xuống. Dự án bị người sáng lập bỏ rơi, Johnny Dang không còn nhắc đến.
Số phận của DBZ
Theo dữ liệu từ Coingecko, đồng Diamond Boyz Coin hiện được giao dịch quanh mốc 0,002 USD/đồng. Giá trị vốn hóa thị trường của nó không thể xác định khi lượng token giao dịch rất hạn chế. Dựa trên pha loãng hoàn toàn, dự án có giá trị ước tính 2 triệu USD với 1 triệu token từng được đúc. Tuy nhiên, số tiền này chỉ nằm trên giấy.
|
Đồng DBZ mất 99% giá trị, thanh khoản còn vài USD mỗi ngày. Ảnh: Coingeko. |
Khối lượng giao dịch cũng gần như bằng 0, khi mỗi ngày chỉ có vài USD được ghi nhận, trong suốt hai năm qua. So với đỉnh 0,15 USD/đồng lúc đồng tiền số được quảng cáo trên video của Khoa Pug hồi tháng 9/2021, DBZ hiện mất 99% giá trị.
Từ tháng 3/2022, trang web chính thức của dự án tiền số đã không còn có thể truy cập. Trên kênh Telegram, vốn là nơi nhà phát triển cung cấp thông tin, cập nhật quá trình xây dựng, hơn một năm qua không có nội dung mới.
Trước đó, nhóm dự án thông báo Diamond Boyz Coin sẽ bị “dừng vô thời hạn”, thanh khoản được chuyển sang DBZ v2. Người còn nắm giữ đồng tiền số được yêu cầu điền biểu mẫu, địa chỉ ví để sau khi nâng cấp, họ sẽ nhận được token mới. Tuy nhiên sau gần 2 năm cùng toàn lời hứa hẹn, việc chuyển đổi vẫn chưa diễn ra.
Trong các nhóm nhắn tin, nhà đầu tư liên tục phản ứng, yêu cầu nhà phát triển cập nhật quá trình, nhưng không có hồi âm. Do vậy, tương tác ở cộng đồng này cũng nguội lạnh.
Johnny Dang, Khoa Pug nói gì?
Sau khi đồng tiền số mất giá, Johnny Dang, người đại diện sáng lập dự án không còn nhắc đến DBZ trên bài đăng mạng xã hội, video YouTube. Những nội dung quảng cáo cho sản phẩm nói trên đã ngừng xuất hiện từ cuối năm 2021. Trong cộng đồng nhà đầu tư, tài khoản của Johnny Dang cũng không có phản hồi người mua tiền số do ông này sáng lập.
Giữa năm nay, Johnny Dang xuất hiện ở nhiều sự kiện tiền số, bình luận bài đăng liên quan đến Bitcoin, Solana. Tuy nhiên, ông không đề cập gì đến dự án mang tên mình.
|
Website của Diamond Boyz Coin không còn hoạt động. |
Trong khi đó về phía Khoa Pug, YouTuber này khẳng định mình không “lùa gà”. Người này lập luận rằng những nhà đầu tư biết cách tìm đến những token nhỏ, chỉ giao dịch bằng phương pháp swap (chuyển đổi) trên sàn phi tập trung như DBZ đều là dân chuyên, tự chủ được quyết định của mình.
Do vậy, Khoa Pug không có trách nhiệm khi nhóm này mua tài sản số. YouTuber này còn cho rằng nhiều người kiếm được lợi nhuận lớn khi mua DBZ và nó tăng giá.
“Tôi bỏ ra 100.000 USD mua ủng hộ đồng hương lúc 0,02 USD/đồng. Sau video nó tăng lên 0,15 USD. Đến khi tôi bị “chơi”, giá vẫn ở 0,07 USD. Sau khi mọi người out (bán) hết, tôi mới bán lúc 0,04 USD”, Khoa Pug giải thích trên bài đăng Facebook. Nam YouTuber không nhận trách nhiệm, yêu cầu người bị thiệt hại tìm đến nhà phát triển ban đầu, ở đây là Johnny Dang.
Diamond Boyz Coin là dự án tiền số được xây dựng trên chuỗi BNB Chain, vốn là nơi tồn tại của đa số token “rác”, lừa đảo. Tiền số nói trên gây chú ý trong giai đoạn Bitcoin tăng giá mạnh, Khoa Pug làm nhiều video đề cập đến nó khi gặp mặt Johnny Dang tại Mỹ. Token DBZ không có công nghệ đặc biệt, xây dựng chủ yếu trên thương hiệu của ông hoàng kim cương, là một dạng memecoin.
|
Khoa Pug tố bị Johnny Dang lừa 34,5 tỷ đồng trong video mới nhất. Ảnh: Khoa Pug. |
Sau đó, Khoa Pug và Johnny Dang xảy ra xung đột. Trong video, Johnny Dang cho biết ông cùng Khoa Pug có hợp tác để quảng bá token DBZ đến người dùng Việt Nam thông qua video của YouTuber này. Đội ngũ DBZ sẽ trả công cho Khoa Pug bằng một lượng token lớn.
Ngược lại, YouTuber nói rằng anh chuyển 100.000 USD mua 10 triệu DBZ để ủng hộ Johhny Dang. Sau khi đồng tiền lên giá, Johnny Dang nói đó không phải tiền do ông sáng lập như tuyên bố, yêu cầu Khoa Pug chuyển lại 10 triệu DBZ, tương đương 1,5 triệu USD nhưng chỉ trả lại 100.000 USD. Do đó, Khoa Pug cho rằng “ông hoàng kim cương” đã lấy của anh 34,5 tỷ đồng.
Thông tin về loại tiền số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Tri Thức - Znews. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
" alt="Coin trong vụ Khoa Pug, Johnny Dang mất hút, giá trị về 0"/>
Coin trong vụ Khoa Pug, Johnny Dang mất hút, giá trị về 0