相关文章
Nhận định, soi kèo Stuttgart vs Augsburg, 2h45 ngày 5/2: Thiên nga gẫy cánh
Kinh doanhPhạm Xuân Hải - 04/02/2025 03:27 Đức ...
阅读更多Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ quy hoạch lại mạng lưới đại học
Kinh doanh- Nhìn lại 9 tháng đảm nhiệm vai Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định việc tăng quy mô không tương xứng với điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường ĐH là một hạn chế của giáo dục. Năm 2017, Bộ sẽ tiến hành quy hoạch lại mạng lưới ĐH trong cả nước."200.000 cử nhân thất nghiệp không phải lỗi của ngành giáo dục""> ...
阅读更多Các bộ, tỉnh sẽ tái sử dụng dữ liệu trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Kinh doanhKhảo sát của Bộ TT&TT đã chỉ ra 6 lý do khiến người dân không hài lòng về dịch vụ công trực tuyến. Kết quả khảo sát được Bộ TT&TT thực hiện trong tháng 3/2023 tại 12 bộ, ngành, địa phương cũng đã chỉ ra 6 nhóm nguyên nhân người dân không hài lòng hoặc gặp lỗi khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, với tỷ lệ tương ứng là: 36% do lỗi của Cổng dịch vụ công; 25% do thủ tục hành chính phức tạp, làm trực tiếp dễ và nhanh hơn trực tuyến; 10% do lỗi khi thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công; 5% do lỗi kết nối mạng của người dân; 3% do lỗi của thiết bị đầu cuối của người dân và 14% là các nguyên nhân khác.
Nửa đầu năm 2023, lần đầu tiên Bộ TT&TT tiến hành đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ góc độ trải nghiệm của người sử dụng với cổng dịch vụ công của 20 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Kết quả, chỉ có 11 bộ, ngành, địa phương có cổng dịch vụ công đạt mức tốt.
Đặc biệt, ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì phiên họp chuyên đề với các bộ, ngành, địa phương về dịch vụ công trực tuyến.
Tại phiên họp này, người đứng đầu ngành TT&TT đã chỉ rõ: Bây giờ là lúc cần thay đổi căn bản cách làm Chính phủ điện tử, cách cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thay đổi căn bản nhận thức, cách tiếp cận.
20 việc cần làm ngay để nâng chất lượng, hiệu quả dịch vụ công online
Trên cơ sở định hướng của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi sốcùng những bài học kinh nghiệm thực tế từ các bộ, tỉnh, Bộ TT&TT vừa tiếp tục có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai ngay 20 nội dung, nhiệm vụ để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới.
Theo đề nghị của Bộ TT&TT, nhiều nhiệm vụ cần được các bộ, ngành, địa phương hoàn thành ngay trong tháng 8/2023, cụ thể: Rà soát, cập nhật, bổ sung hoặc ban hành kế hoạch hành động năm 2023 để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó giao rõ nhiệm vụ, đầu mối chủ trì, nguồn lực và thời hạn hoàn thành cụ thể; Hoàn thành triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử; đồng thời đề nghị doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ nâng cấp, cập nhật lên phiên bản mới nhất.
Ban hành văn bản giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tới người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị thuộc bộ, tỉnh năm 2023; Thí điểm một số dịch vụ không tiếp nhận bản giấy, một số ngày không tiếp nhận bản giấy; Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động bảo đảm thuận tiện cho người dân truy cập, sử dụng; Chỉ đạo Tổ công nghệ số cộng đồng tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” sử dụng dịch vụ công trực tuyến…
Tháng 9/2023 là thời hạn các bộ, tỉnh cần hoàn thành việc rà soát lại các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, ưu tiên 25 dịch vụ công thiết yếu có nhiều người sử dụng. Việc này nhằm đơn giản hóa, tái cấu trúc lại quy trình thực hiện, lược bỏ các bước trung gian không cần thiết, lược bỏ các thành phần hồ sơ đã có trong cơ sở dữ liệu để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tiếp cận, thực hiện.
Nội dung bảo đảm sẵn sàng chức năng ký số từ xa trên cổng dịch vụ công và thúc đẩy người dân sử dụng để thực hiện dịch vụ công trực tuyến, theo đề nghị của Bộ TT&TT, thời hạn cần hoàn thành là tháng 12/2023.
Đà Nẵng là địa phương đã triển khai Kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính. Thời điểm cuối năm 2023 còn là thời hạn các bộ, tỉnh cần hoàn thành việc triển khai Kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để lưu giữ dữ liệu giải quyết dịch vụ công, phục vụ chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu trong thực hiện dịch vụ công.
Các bộ, ngành, địa phương cũng được đề nghị trong năm nay xem xét, có chính sách giảm phí, lệ phí để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Ngoài ra, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu “Kết quả khảo sát, giám sát, đo lường chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến lần thứ nhất” đã được Bộ công bố để khắc phục các tồn tại, hạn chế của việc triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh.
Hai yếu tố căn bản nhất của dịch vụ công trực tuyến là toàn trình và chất lượngThay đổi căn bản của của dịch vụ công trực tuyến phải dẫn đến kết quả cuối cùng là đại đa số người dân sử dụng được.">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Silkeborg IF vs IK Sirius, 18h00 ngày 5/2: Lần đầu chạm mặt
- Thời gian đào tạo ĐH có thể rút xuống 3 năm
- Nơi giấc mơ tìm về tập 10: Căng thẳng leo thang giữa Gia An và Phương
- Đáp án môn Địa lý thi tốt nghiệp THPT 2020
- Nhận định, soi kèo Real Hope vs Cruz Azul, 08h00 ngày 5/2: Châu chấu đá xe
- Chiplet trở thành yếu tố cốt lõi trong chiến lược tự chủ công nghệ Trung Quốc
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Jamaica vs Trinidad và Tobago, 7h30 ngày 7/2: Không bất ngờ
-
Nhờ ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế, cuộc sống chị Thanh đã có nhiều đổi thay tích cực - Ảnh: N.P Thông qua việc sử dụng facebook, zalo và các sàn giao dịch thương mại điện tử, chị Trần Thị Thanh, hiện đang sống tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, đã có cơ hội mở rộng việc kinh doanh và đưa các mặt hàng mỹ phẩm, tinh dầu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng.
Trước đây, thu nhập của chị chủ yếu phụ thuộc vào công việc buôn bán gà, vịt nhỏ lẻ tại các chợ. Công việc này tương đối vất vả, chị thường phải thức dậy từ 5 giờ sáng, mang hàng hóa ra chợ bán; tối muộn lại về tìm mối nhập gà, làm thịt để chuẩn bị cho phiên chợ sáng mai. Bận rộn với bán buôn, về nhà lại phải chăm sóc cho gia đình, chị Thanh gần như không còn thời gian để chăm lo bản thân.
“Năm 2020, thời điểm dịch bệnh bùng phát, mọi người gần như không dám ra đường, đi chợ nên việc buôn bán của tôi gặp khó khăn. Qua lời giới thiệu của một số chị em, tôi tìm hiểu và thử sức với việc bán hàng online. Công việc này đã giúp cuộc sống của tôi thay đổi rất nhiều”, chị Thanh phấn khởi cho hay.
Được biết, để làm quen với bán hàng online, chị đã dành nhiều thời gian tham gia các khóa tập huấn khởi nghiệp, tập huấn cách tiếp cận với nền tảng mạng xã hội...
Thay vì chạy theo những sản phẩm không rõ nguồn gốc, chị Thanh lựa chọn và tập trung phân phối các mặt hàng như kem chống nắng, tinh dầu của Công ty Dạ Thảo Liên, một thương hiệu Việt được nhiều người Việt tin dùng.
Không cần phải đầu tư mặt bằng, máy móc, chỉ nhờ tận dụng triệt để các nền tảng online mà có những thời điểm, chị Thanh xuất đi cả nghìn đơn hàng mỗi ngày. Công việc này mang lại cho chị nguồn thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/ tháng.
Chị còn giới thiệu, hướng dẫn cho nhiều người dân trên địa bàn tập kinh doanh online, ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế gia đình, thay đổi cuộc sống. “Thành công hôm nay của tôi có sự giúp đỡ, hỗ trợ hết mình của Hội LHPN các cấp. Từ khi thay đổi công việc, cuộc sống của tôi thoải mái hơn, có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình; tự tin tham gia vào các hoạt động, phong trào do Hội LHPN các cấp tổ chức, phát động. Làm chủ kinh tế, vị thế của tôi trong gia đình và xã hội đã được thay đổi đáng kể”.
Tại TP. Đông Hà, thời gian qua, Hội LHPN thành phố luôn chú trọng việc đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm trang bị cho hội viên phụ nữ các kiến thức, kỹ năng cơ bản, qua đó giúp chị em mở rộng kinh doanh, kết nối, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng trong giai đoạn mới.
Chủ tịch Hội LHPN TP. Đông Hà Phạm Thị Thu Hà cho biết, Hội LHPN thành phố đã triển khai nhiều chương trình tập huấn chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong bán hàng online để chị em có cơ hội trao đổi kinh nghiệm bán hàng hóa, cách sử dụng mạng xã hội nhiều tương tác hay cách quảng bá hàng hóa trên không gian mạng...
“Chúng tôi mời những người có kinh nghiệm trong việc ứng dụng chuyển đổi số như giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế Đà Nẵng, cán bộ Sở Thông tin & Truyền thông đến để nói chuyện, chia sẻ thêm cách làm hay trong ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế với các chị em. Cá nhân tôi cho rằng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu, công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống. Thông qua chuyển đổi số phát triển kinh tế, chị em sẽ có cơ hội thay đổi tư duy, vươn lên thoát nghèo và rút ngắn khoảng cách giới trong xã hội”, chị Hà nói.
Xác định hỗ trợ phụ nữ hội nhập và chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài của tổ chức để đạt mục tiêu phát triển bền vững, từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 85 lớp tập huấn, hỗ trợ nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và chuyển đổi tư duy thời kinh tế số trong sản xuất, kinh doanh cho gần 3.500 cán bộ, hội viên. Đồng thời hỗ trợ vốn máy móc thiết bị để chị em cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ phụ nữ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động quảng bá, kết nối, bán hàng.
Theo thống kê, hiện có 100% tổ hợp tác/hợp tác xã sản xuất và các gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm do Hội LHPN tỉnh thành lập đã ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy bán hàng trên không gian mạng, sàn thương mại điện tử Tiki, Voso, Lazada...
“Trên 90% hội viên phụ nữ ở vùng đồng bằng đã ứng dụng chuyển đổi số. Ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi do đời sống còn nhiều khó khăn về kinh tế nên các cấp hội đang tập trung hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số, trong đó tập trung triển khai thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về chuyển đổi số cho phụ nữ là chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần giúp chị em mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao vị thế của bản thân trong gia đình và xã hội”, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thanh Hà khẳng định.
Theo Nam Phương(Báo Quảng Trị)
" alt="Phụ nữ Quảng Trị ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế">Phụ nữ Quảng Trị ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế
-
Người đẹp quê Bắc Giang không còn là cái tên xa lạ khi từng lọt top 10 chung cuộc và top 5 các giải: Người đẹp Biển, Nhân ái, Thời trang, Truyền thông tại Miss World Vietnam 2022. Khánh Linh sở hữu nụ cười rạng rỡ với chiếc răng khểnh duyên dáng và thân hình quyến rũ.
Chia sẻ với VietNamNet, Khánh Linh cho biết đến với Miss World Vietnam 2023do còn nhiều tiếc nuối và chưa thể hiện hết mình tại cuộc thi năm trước. “Tôi luôn cố gắng thực hiện đam mê để tuổi trẻ đi qua không nuối tiếc, không chùn bước trong tương lai. Do vậy, không nghĩ quá lâu để quyết định chinh chiến một lần nữa, tôi tin rằng với quyết tâm và tiến bộ từng ngày, lần trở lại này sẽ là hành trình đáng nhớ”.
Rất nhiều bạn bè quen từ Miss World Vietnam 2022 nhắn tin động viên Khánh Linh dự thi nhưng người khuyên nhủ nhiều nhất là á hậu Phương Nhi. Tại vòng sơ khảo, nữ sinh thấy hạnh phúc và biết ơn khi nhận được sự quan tâm, yêu mến từ công chúng.“Tuy dừng chân tại top 10 ở cuộc thi năm ngoái, nhưng tôi không vì thất bại mà nản chí. Tôi học thêm nhiều kỹ năng mới, tham gia nghiên cứu khoa học, hoạt động cộng đồng để có cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân và cuộc sống. Sự chuẩn bị đó tiếp thêm tự tin cho tôi trên hành trình sắp tới”, nữ sinh bộc bạch với VietNamNet.
Từ khi mới lên đại học, Khánh Linh đã tích cực tham gia các chương trình thiện nguyện với mong muốn san sẻ yêu thương tới những hoàn cảnh khó khăn. Người đẹp là thành viên dự án Cháo yêu thươngtại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Cô thường xuyên cùng đồng đội trao các suất cơm đến dân lao động nghèo, người già neo đơn, bệnh nhân và gia đình ở khu vực bệnh viện Bạch Mai.
Cô gái họ Bùi sinh ra và lớn lên ở vùng trung du miền núi Bắc Giang, đời sống gia đình và người dân gắn liền với nghề nông. Nuôi ước mơ phát triển quê hương, nữ sinh quyết định chọn ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp để giúp bà con vượt khó, làm giàu từ nông phẩm, tạo hướng đi bền vững cho tương lai. Do đó, cô cũng thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu khoa học về nông nghiệp sạch.
Đặc biệt, Khánh Linh đang tham gia dự án Nâng cao kiến thức và thực hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vì nền nông nghiệp bền vững do Cơ quan hợp tác phát triển Ireland (Irish Aid), Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam tài trợ. Người đẹp làm nhiệm vụ nghiên cứu, truyền thông và hỗ trợ giảng dạy.
“Năm trước, tôi truyền tải quan điểm, hiểu biết về nông nghiệp sạch, bền vững. Năm nay, tôi đang tiếp tục hành trình ấy với dự án thiết thực. Đây sẽ là thông điệp ý nghĩa mà tôi đem đến cuộc thi”, Khánh Linh tâm sự.
Sau Miss World Vietnam 2022, chân dài bén duyên với các sàn diễn thời trang và làm mẫu ảnh. Khi rảnh, cô tham gia trình diễn và chụp hình vừa rèn kỹ năng sân khấu, vừa có thêm thu nhập cho các dự án thiện nguyện.
Ít ai biết, Khánh Linh từng trải qua quãng thời gian mắc hội chứng rối loạn lo âu do cảm giác thất vọng về bản thân. “Đó là lúc tôi không được làm điều mong muốn. Qua giai đoạn này, tôi bình tâm nhận ra những điểm chưa hoàn thiện hoặc lỗi sai để sửa đổi. Trải nghiệm giúp tôi trưởng thành, biết mình cần và muốn gì một cách sâu sắc hơn”, cô trải lòng.
Ít người biết, cô gái sinh năm 2002 còn có sở thích với bóng đá. Cô từng đạt danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất thời cấp 3, tham gia giải bóng đá tại đại học."Gia đình, họ hàng đa số là anh em trai và bố tôi từng là người lính nên thể thao như đam mê với cả nhà. Tôi không thích và không biết chơi môn thể thao khác, chỉ yêu bóng đá thôi. Vị trí thủ môn giúp tôi rèn luyện khả năng tập trung cao độ, sức bật và thể lực tốt", cô bộc bạch.
Đến với Miss World Vietnam 2023, với lịch trình hoạt động dày đặc, Khánh Linh đã và đang chuẩn bị sức khỏe tốt, tiếp tục học kỹ năng trình diễn, tiếng Anh để vận dụng cho cuộc thi. Người đẹp đặt mục tiêu đoạt vương miện làm rạng danh gia đình, quê hương.
Top 5 Hoa hậu Thế giới Việt Nam bất ngờ dẫn bản tin trên VTV
Nguyễn Thị Thu Phương - người đẹp từng lọt Top 5 Miss World Vietnam 2019 và top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 nhận được sự chú ý khi xuất hiện dẫn bản tin Bất động sản Việt Nam phát sóng trên VTV8.
" alt="Bùi Khánh Linh quyết tâm chinh phục vương miện Miss World Vietnam 2023">Bùi Khánh Linh quyết tâm chinh phục vương miện Miss World Vietnam 2023
-
Ý kiến được một hiệu trưởng trường THPT nêu ra tại hội nghị hợp tác về hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo của 60 trường THPT với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sáng 6/1.
Ông Nguyễn Đình Phùng, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (tỉnh An Giang) đề nghị ngành giáo dục nên ổn định công tác thi cử, không để mỗi năm một lần thay đổi khiến hơn một triệu học sinh và hàng chục nghìn giáo viên vất vả.
Những thay đổi trong tuyển sinh mấy năm qua đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục THPT. “Từ khi có chuyện xét học bạ, điểm học sinh lớp 12 cao thấy rõ” – ông Phùng chia sẻ.
Ông Nguyễn Đình Phùng
Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho rằng để các trường đại học tổ chức kỳ thi sẽ có độ tin cậy cao hơn. "Tất nhiên nhiều Sở Giáo dục cũng rất nghiêm túc. Bản thân tỉnh chúng tôi cũng tự hào “vùng lũ không có phao”. Khi nghiêm túc, dù đứng vị trí 60 hoặc 61 trên cả nước thì chúng tôi vẫn rất vui vẻ" - ông Phùng bày tỏ.
Ông Phùng nhận định việc học sinh thi tất cả các môn là điều không thể. Rất nhiều thầy cô luyện thi xong buông bút là hết giờ, nhưng nhìn lại còn “trật” nhiều câu trắc nghiệm.
Vị hiệu trưởng này cũng cho rằng kiến thức hệ THPT toàn diện nhưng cũng phải phổ thông.
Còn ông Phan Đoàn Thái, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, cho biết kết quả thi cử của tỉnh Bình Thuận trong vòng 11 năm qua chưa khi nào vượt qua mức bình quân cả nước.
“Chúng tôi thấy gần như tất cả các tỉnh trên mức bình quân cả nước đều nằm ở phía Bắc, các tỉnh phía Nam thấp hơn. Có một năm tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của Bình Thuận đạt cao nhất tới 98,04% thì kết quả của cả nước cũng đạt hơn 99,2%”- ông Thái cho hay. Theo ông Thái, điều đáng mừng là khi có kết quả lãnh đạo tỉnh không chất vấn tại sao kết quả kì thi thấp mà chỉ yêu cầu tìm giải pháp khắc phục.
Ông Thái chia sẻ hiện nay, học sinh chỉ nghĩ được bao nhiêu điểm rồi vào trường nào mà không tính ra trường làm gì nên thất nghiệp.
"Tại ở tỉnh Bình Thuận chúng tôi phụ huynh vẫn còn “sĩ diện” khi muốn con em vào lớp 10 THPT cho bằng được. Khi tôi thông báo chỉ tuyển 75% học sinh vào lớp 10 thì từ chủ tịch, bí thư huyện gửi văn bản về sở đề nghị tăng chỉ tiêu vào lớp 10".
Ông Nguyễn Đức Nghĩa
Còn theo ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, thì năm 2016 có 40% các trường ĐH tuyển được trên 90%, 180 trường đại học thiếu thí sinh, trong số đó thậm chí có cả một số trường đại học lớn thuộc khối an ninh và quốc phòng.
Ông Nghĩa cho biết thống kê điểm của thí sinh trong năm qua cho thấy những thí sinh thi 4 môn có điểm bình quân 3 môn thi cao nhất, còn những thí sinh thi 8 môn thì điểm bình quân 3 môn thấp nhất. Tỷ lệ thí sinh trên mức điểm ngưỡng ở những thí sinh đăng ký thi 4 môn cũng cao hơn những thí sinh thi 8 môn.
Lê Huyền
" alt="Khi có chuyện xét học bạ, điểm học sinh lớp 12 cao thấy rõ">Khi có chuyện xét học bạ, điểm học sinh lớp 12 cao thấy rõ
-
Nhận định, soi kèo Antigua GFC vs Malacateco, 08h00 ngày 6/2: Tạm chiếm ngôi đầu
-
- Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ thí điểm thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, chính sách học bổng, học phí… Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 6/10 vừa qua.
Trường ĐH Bách khoa HN sẽ thí điểm mô hình tự chủ toàn diện. Theo đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phát triển thành trường đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại trường.
Trường được quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ; xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo đề án của trường phù hợp với yêu cầu, lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu của xã hội; quyết định chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy; ngôn ngữ giảng dạy; phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập; giáo trình, học liệu và quản lý đào tạo; thiết kế, in phôi bằng, quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trao đổi với ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội về chủ đề tự chủ đại học tại bàn tròn trực tuyến do VietNamNet tổ chức. Ảnh: Lê Anh Dũng Trường được quyết định liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo trong nước; liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với đối tác là các trường đại học, các tổ chức đào tạo có uy tín trên thế giới trên cơ sở các chương trình liên kết đã được kiểm định chất lượng; công khai thông tin về các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học; quyết định hoạt động nghiên cứu khoa học; khuyến khích thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ, tổ chức hội thảo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục khoa học và công nghệ, bao gồm cả dịch vụ do Nhà nước đặt hàng.
Trường thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và quy định tại Quyết định này. Mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy năm học 2016 - 2017 là 14 triệu đồng/sinh viên/năm.
Trường quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần; thạc sĩ bằng 1,5 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên; học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.
Đối với các đối tượng đã nhập học trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành, trường thu học phí không vượt quá 20% mức trần học phí quy định đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước liền kề kể từ thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Hà Phương
" alt="Thí điểm cơ chế tự chủ toàn diện ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội">Thí điểm cơ chế tự chủ toàn diện ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội