当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Hammarby vs IK Sirius, 19h00 ngày 26/05: Điểm tựa sân nhà 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Trả tiền để đăng bài là bình thường
GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Úc, cho rằng đăng bài trên các OA không phải là gian dối. Ở đây là cần phân biệt có hai mô thức công bố khoa học là OA và truyền thống. Theo ông Tuấn, mô thức công bố OA sẽ là mô thức xuất bản chuẩn trong tương lai.
Nhiều ứng viên GS, PGS ngành Y, Dược bị tố khai báo gian dối về bài báo quốc tế |
Theo GS Tuấn, theo mô thức truyền thống như trước đây, tác giả gửi bài không phải trả ấn phí cho nhà xuất bản, nhưng người ngoài chuyên ngành muốn đọc thì phải trả tiền và thường là từ 30 USD đến 50 USD/một bài. Mấy năm gần đây, tác giả gửi bài phải trả ấn phí, thường dao động từ 500 USD đến 1.500 USD một bài và độc giả cũng phải trả 30 USD đên 50 USD để đọc bài báo. Theo mô thức truyền thống thì bản quyền của bài báo thuộc nhà xuất bản (không thuộc tác giả) nên có sự bất công. Mô thức OA ra đời để giải quyết sự phi lý này.
Theo mô thức OA, tác giả gửi bài phải trả ấn phí khá cao, từ 1.000 USD đến 6.000 USD (tuỳ tạp chí) để công bố bài báo. Nhưng bài báo sẽ ở chế độ mở, bất cứ ai đều có thể đọc được. Ngoài ra, bản quyền bài báo thuộc về tác giả.
“Tất cả các tạp chí chính thống và danh tiếng trên thế giới cho tác giả lựa chọn công bố bài báo dưới dạng OA hay truyền thống. Các tạp chí như Nature lấy ấn phí bài báo công bố dưới dạng OA là khoảng 5.000 USD trở lên. Tạp chí do tôi phụ trách biên tập (Cientific Reports, PLoS ONE, PeerJ, Journal of Bone and Mineral Research, Osteoporosis International, Journal of the Endocrine Society…) thì lấy ấn phí OA là 1.500 USD”- GS Tuấn cho hay.
GS Tuấn nhấn mạnh, vấn đề là các tạp chí "dỏm" đều là OA, chứ không có mô thức công bố truyền thống (vì họ không trực thuộc hiệp hội khoa học nào). Tuy nhiên, ấn phí của các tạp chí "dỏm" thường rất thấp, chỉ từ 200 đến 500 USD.
“Ấn phí không có liên quan gì đến chất lượng bài báo khoa học. Những tạp chí số 1 trên thế giới như Nature, Science lấy ấn phí rất cao và nếu công bố theo mô thức OA thì ấn phí có thể lên đến 10.000 USD là bình thường. Ngay cả các tạp chí uy tín cao trong mỗi chuyên ngành Y khoa cũng lấy ấn phí hơn 1.000 USD. Ấn phí không phải là yếu tố để đánh giá bài báo có chất lượng cao hay thấp”- GS Tuấn nhấn mạnh.
Theo GS Tuấn sẽ rất khó để liệt kê những tạp chí OA trong ngành Y và Dược hiện nay được xem có chất lượng. Bởi nếu chỉ tính các tạp chí thuộc các hiệp hội Y khoa quản lý thì con số đã hơn 2.000 (số liệu năm 2018), còn số tạp chí không do các hiệp hội Y khoa quản lý nhưng là chính thống cũng xấp xỉ 1.000.
Nhưng trong chuyên ngành Y học, những tạp chí có uy tín và ảnh hưởng cao nhất phải kể đến như: New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA, BMJ, Annals of Internal Medicine, Journal of Clinical Investigation, Journal of Experimental Medicine, Nature Medicine, eLife, PLoS Medicine.
Còn trong chuyên ngành Dược, các tạp chí hàng tốp là: Nature Reviews Drug Discovery, Annual Review of Pharmacology, Annual Review Of Pharmacology And Toxicology, Pharmacological Reviews, Trends In Pharmacological Sciences, Pharmacology & Therapeutics, Clinical Pharmacology & Therapeutics, Clinical Pharmacokinetics…
“Điều quan tâm là rất hiếm có tác giả Việt Nam công bố trên những tạp chí hàng đầu đó và đa số các bài từ Việt Nam được công bố trên các tạp chí có ảnh hưởng thấp hơn”- ông Tuấn cho hay.
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng thư ký hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP.HCM (đồng tác giả với bác sĩ Ngọc Lan từng công bố bài báo trên New England Journal of Medicine gây xôn xao 3 năm trước) cũng cho rằng đăng bài trên tạp chí OA là tất cả mọi người đều được đọc, do vậy hình thức mở là hiện đại và văn minh.
Theo bác sĩ Tường, đây chỉ là hình thức của tạp chí chứ không phải là đánh giá tốt hay không tốt. Trước đây, khi internet chưa phát triển, tạp chí truyền thống sẽ phải in để bán ra ngoài. Khi internet phát triển thì duy trì song song 2 hình thức, vừa in bán, vừa đăng trên internet.
Bác sĩ Tường cho rằng những tạp chí OA bắt buộc phải có nguồn thu để duy trì. Nhà khoa học đăng bài phải mất phí là điều bình thường, không có nghĩa những tạp chí không có bản in là không có uy tin.
Có tạp chí thu ấn phí cao nhưng từ chối 95% bài gửi
Y học là ngành đặc thù liên quan trực tiếp đến con người. Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, mức độ khó hay dễ đăng bài nghiên cứu sẽ tuỳ thuộc vào các tạp chí. Tạp chí có ảnh hưởng càng cao thì độ khó càng cao, còn tạp chí có ảnh hưởng thấp thì dễ công bố hơn.
Các tạp thí Y học đa khoa như New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA, BMJ thường từ chối khoảng 90-95% bài báo gửi đến. Các tạp chí chuyên khoa thì tỉ lệ từ chối dao động trong khoảng 15 đến 50%, nên cơ may được công bố cao hơn.
“Có những tạp chí danh tiếng yêu cầu tác giả cho xem bản tóm tắt trước và dựa vào 500 chữ trong bản tóm tắt, ban biên tập quyết định từ chối hay cho tác giả nộp bản thảo bài báo. Nhiều tạp chí ngày nay yêu cầu tác giả nộp cả dữ liệu gốc và mã máy tính để họ kiểm tra xem tác giả có làm đúng hay không. Do đó, công bố trong ngành y trên các tạp chí tốp thì khó nhưng với các tạp chí làng nhàng thì không quá khó so với các chuyên ngành khác”- GS Tuấn cho hay.
Theo GS Tuấn, dù là tạp chí có ảnh hưởng cao hay thấp thì thời gian từ lúc nhận bản thảo đến lúc công bố, nếu tất cả suôn sẻ (không có từ chối), cũng phải mất từ 6 tháng đến 1 năm. Lý do là vì thời gian bình duyệt và trả lời bình duyệt khá lâu, rồi biên tập tiếng Anh và kiểm tra dữ liệu. Nhưng các tạp chí "dỏm" thì có khi thời gian chỉ 1 tuần đến 1 tháng, và sẽ không từ chối bài báo nào.
Còn bác sĩ Hồ Mạnh Tường cho rằng: “Nhu cầu đăng bài báo khoa học hiện nay rất cao. Nhà khoa học nếu bài tốt có thể đăng ở những tạp chí lớn. Còn những nhà khoa học có những bài giá trị không nhiều thì có thể lựa chọn những tạp chí nhỏ hơn. Điều này như thị trường và nhà khoa học có quyền lựa chọn”.
Nói về việc nhiều ứng viên GS, PGS ngành Y, Dược bị tố gian lận, bác sĩ Tường nhận định: “Việc tố cáo có thể do người tố đã chọn một tiêu chí cao của một nhóm chuyên môn đã từng làm quốc tế. Với góc nhìn này, họ nói rằng những bài báo đăng trên tạp chí OA thì nước ngoài không chấp nhận và cho rằng làm vậy là không đúng. Tuy nhiên, ở đây là đúng vì với những ứng viên bài chất lượng tới đâu thì gửi tạp chí ở mức đấy. Họ cũng công khai đầy đủ thông tin đăng ở tạp chí nào, trang nào, do vậy thông qua của Hội đồng GS ngành cũng là đúng”- bác sĩ Tường nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Hồ Mạnh Tường, cần thống kê ra những tạp chí nào được xem có uy tín trên giới được tính để xét GS, PGS.
Lãnh đạo 1 trường đào tạo ngành Y, Dược ở phía Nam cho rằng, công bố khoa học ở ngành Y rất ngặt nghèo và khó hơn các ngành khác do đây là ngành đặc thù, liên quan trực tiếp tới con người.
Theo vị này tạp chí mở chỉ là hình thức tất cả mọi người đều có thể truy cập và người đăng đóng một lượng phí vừa phải nên không thể quy rằng tạp chí OA- là dởm để làm mất uy tín, quyền lợi của các ứng viên
Lê Huyền
Dù Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược phải xem xét lại hồ sơ của các ứng viên, thời gian xét công nhận chức danh GS, PGS năm nay có thể vẫn diễn ra trước 20/11 như mọi năm.
" alt="Trả tiền cho công bố quốc tế, ứng viên GS, PGS ngành Y có đáng bị tố?"/>Trả tiền cho công bố quốc tế, ứng viên GS, PGS ngành Y có đáng bị tố?
Bảy năm làm mẹ đơn thân, một mình gồng gánh nuôi con gái nhỏ. Ừm, mẹ đang thiếu một bờ vai vững chãi để tựa nương, con gái thiếu một bàn tay chắc khỏe dìu dắt. Vậy mà mẹ không hề tủi thân, chẳng chút buồn bã và chưa hề hối hận khi nắm tay con bước đi trên con đường đã chọn. Nhìn nụ cười của con mỗi ngày rộn ràng kề bên, mẹ cảm nhận niềm hạnh phúc của chúng ta ngày càng vun đầy và tròn trĩnh đến lạ.
Từ khi con đến bên mẹ bằng tiếng khóc oe oe giữa đêm muộn, cuộc đời buồn tẻ và đơn điệu của mẹ như lật sang một trang mới, rộn rã niềm vui và đong đầy cảm xúc. Cảm ơn con gái nhé! Mái tóc lơ thơ ngày ấy giờ óng ả dài ngang vai. Bàn tay mũm mĩm ngày trước giờ thon dài dáng hình búp măng. Quay đi ngoảnh lại mà con gái đã cắp sách đến trường được hai năm rồi nhỉ? Ơi cô học trò lớp hai dễ ghét, mẹ yêu con nhiều lắm lắm!
Thỉnh thoảng mẹ con mình vờ xưng hô như hai chị em thân thiết và vít vai bá cổ cười xòa. Bất ngờ, con gái ngắm nghía mẹ và nghiêm túc bảo: “Sang năm nữa con cao hơn mẹ rồi. Mẹ xuống làm em gái để con làm chị cho nhé!”. Mẹ rụt vai lè lưỡi tưởng tượng cảnh mẹ “lép vế” làm em bị “chị con gái” sai vặt đủ chuyện trên trời dưới đất mà cười nắc nẻ.
Cuộc đời vẫn đẹp sao khi mẹ con ta vẫn nắm tay nhau đi cùng trời cuối đất. Sáng sáng đèo nhau đến trường, ỉ ôi tặng nụ thơm vào lòng bàn tay tạm biệt. Chiều chiều đợi con dưới gốc cây bằng lăng rợp bóng, chỉ cần gương mặt và vóc dáng ấy ló ra trên dãy hành lang là lòng mẹ đã mát dịu cảm giác bình yên đến lạ!
Hôm rồi cô giáo cho bài tập làm văn viết về một người thân, con đã cặm cụi bên trang vở mà nắn nót rồi tủm tỉm đưa mẹ đọc thử. Mẹ vừa đọc từng câu chữ vừa đỏ mặt e thẹn khi con khen mẹ giỏi giang và hết mực yêu thương con gái. Thì ra, trong mắt con gái, mẹ tuyệt vời đến thế kia. Chẳng biết sao con có thể ví von “Mẹ là ngọn đèn sáng của cuộc đời em” và kết lại bằng lời mong ước “Mong cho tình yêu thương của hai mẹ con mãi dạt dào…”.
Khi yêu thương đủ đầy, niềm vui ngập tràn mỗi khoảnh khắc, dường như chúng ta đang dần cởi bỏ được nút thắt thiếu hụt một bóng hình vững chãi kề bên. Có sao đâu khi chỉ mẹ con ta dưới một mái nhà vẫn ấm êm, vẫn rạng ngời hạnh phúc, con nhỉ? Mẹ đang cố gắng, nỗ lực gấp bội lần người ta để làm mẹ, làm cha và làm tất cả mọi vai vế khác trên đời chăm lo thể chất, vun đắp tâm hồn cho con. Chỉ cần con gái bên mẹ thôi, hạnh phúc đã vun đầy…/.
Hôm nay vợ cũ lên xe hoa, tôi ôm đứa con 3 tuổi ứa nước mắt. 8 năm ân tình không bằng 1 chiếc túi hiệu người ta tặng cô ấy.
" alt="Cảm ơn con đã làm thay đổi cuộc đời buồn tẻ của mẹ"/>Sao Kim bắn tim Sao Hỏakể về cuộc sống của ba cô bạn thân Yên, Trang, Đào với những cá tính khác biệt. Mỗi người có một cuộc sống hôn nhân mang màu sắc riêng. Điểm chung giữa họ là những khó khăn trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình, góc nhìn khắt khe của phụ nữ dành cho chồng nhưng lại rất hào phóng lời khen cho chồng nhà người ta.
Sao Kim bắn tim Sao Hỏatập 1 lên sóng tối nay, 27/6 giới thiệu bối cảnh và các nhân vật chính trong phim. Vợ chồng Quý - Đào có 3 con Nhím, Thỏ, Sóc và vợ chồng Yên - Hào có bé Cún cùng ở trọ trong một xóm. Sáng nào cũng như sáng nào là không khí tất bật, ồn ào của việc giục giã các con chuẩn bị đi học còn người lớn thì đi làm.
Trong xóm còn có cô Huyền 'búp bê' (Hàn Trang) làm nghề bán hoa. Cô xinh đẹp, ăn diện, nói năng nhỏ nhẹ khiến trẻ con si mê dù các chị em trong xóm không ưa.
Nhân ngày đầy tháng Sóc, Minh Thu (Đào) mời cả vợ chồng hai cô bạn thân Yên (Diễm Hằng) và Bích Ngọc (Trang) tới chung vui. Đào còn sang mời ông Mạnh (Phú Đôn) với hy vọng ông chủ trọ sẽ tặng cho cháu món quà là giảm 1 tháng tiền thuê nhà.
Ở diễn biến khác, vợ chồng Yên - Hào (Mạnh Quân) đang vi vu trên đường thì 1 phút cao hứng Hào đã vượt đèn đỏ và hậu quả 2 vợ chồng đã bị công an bắt. Cả hai đang lo lắng thì vui sướng nhận ra anh cảnh sát giao thông đang làm việc chính là Nghiêm (Tiến Lộc) - chồng của Trang - bạn thân Yên.
Liệu Nghiêm có bỏ qua lỗi vi phạm cho bạn của vợ mình? Ông chủ trọ có giảm tiền thuê nhà cho Đào? Diễn biến chi tiếtSao Kim bắn tim Sao Hỏa tập 1 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối nay.
Bích Ngọc - 'Em gái Phương Oanh' bất ngờ trở lại màn ảnhGần 3 năm sau khi "Hương vị tình thân" kết thúc, Bích Ngọc - vai Diệp em gái Nam (Phương Oanh) mới trở lại sóng giờ vàng VTV." alt="Sao Kim bắn tim Sao Hỏa tập 1: Yên vượt đèn đỏ bị công an là chồng bạn thân bắt"/>Sao Kim bắn tim Sao Hỏa tập 1: Yên vượt đèn đỏ bị công an là chồng bạn thân bắt
Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế
Sau khi cưới, vợ chồng tôi ở cùng với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian tôi cảm thấy cực kỳ căng thẳng. Bố mẹ chồng tôi đã về hưu, ông bà dành hầu hết thời gian ở nhà nên thường can thiệp hơi thái quá vào chuyện của con cái, đặc biệt là mẹ chồng tôi. Bà luôn muốn tôi sống an phận như bà, chủ yếu vun vén cho gia đình thay vì ra ngoài làm việc. Bà nói: “Kiếm tiền là việc của đàn ông. Mình là đàn bà, chỉ cần loanh quanh trong nhà, chăm sóc cho các con, phụng dưỡng cha mẹ chồng là được rồi".
Tuy nhiên, tôi không nghĩ thế, tôi muốn phấn đấu sự nghiệp để có tiền và dù sao cũng tự tạo một đường lui cho mình. Vợ chồng nay hoà thuận, mai ly hôn chẳng biết thế nào. Thấy tôi mải mê công việc, đi sớm, về khuya, mẹ chồng thường nhiếc móc tôi “là đàn bà mà không ra đàn bà”. Mỗi khi tôi đi làm về muộn, bà than ở nhà trông cháu mệt mỏi vì con tôi nghịch ngợm. Nhưng khi tôi ngỏ ý muốn gửi con sang nhà ngoại để bà rảnh tay thì bà lại tỏ vẻ khó chịu.
Mẹ chồng tôi nói với tôi một đằng nhưng nói với con trai bà lại một nẻo. Chồng tôi thì bênh mẹ, luôn bắt tôi nhịn nhục, xin lỗi. Vợ chồng tôi chỉ vì mẹ chồng mà cả tháng trời chẳng động vào nhau. Cuộc sống của tôi ở nhà chồng vô cùng mệt mỏi, tù túng.
2 năm trước, nhờ mối quan hệ thân tình, chồng tôi có được một suất học bổng thạc sỹ ở Mỹ. Anh khuyên tôi nên qua đó học 2 năm để lấy bằng cấp, dễ xin việc. Tôi nghe chồng nên đã lên đường xuất ngoại. Con tôi lúc đó đã 6 tuổi, tôi đưa sang ở với ông bà ngoại, nhờ ông bà chăm nom.
Nào ngờ, từ khi sang bên này, do lệch múi giờ nên vợ chồng tôi ít liên lạc với nhau. Tôi cứ nghĩ chồng tôi bận rộn công việc nên ít nhắn tin, hỏi han vợ. Nhiều khi tôi hờn trách nhưng chồng cũng chẳng một lời xin lỗi, an ủi.
Đầu năm nay, cô bạn thân của tôi ở Việt Nam mách rằng chồng tôi đang công khai cặp kè với 1 người phụ nữ tên Ngân và đưa hẳn ảnh của cô ấy cho tôi xem. Ban đầu, tôi không tin vì Ngân là bạn thân hồi cấp 3 của chồng tôi. Cô ấy còn đến dự đám cưới của chúng tôi, làm sao có thể cặp kè với chồng tôi được? Nhưng khi nhận được tấm ảnh 2 người khoác tay nhau tình tứ cùng loạt ảnh Ngân tự đăng về “người đàn ông giấu mặt” trên Facebook, tôi bàng hoàng, chết lặng nhận ra đó chính là chồng mình.
Tôi nhắn tin Facebook cho chồng, gửi cho anh 1 email rất dài chất vấn anh về mối quan hệ ngoài luồng này và mong anh sớm chấm dứt nếu không, tôi sẽ về Việt Nam và làm mọi chuyện cho ra nhẽ.
Trái với mọi dự đoán của tôi, chồng tôi phản ứng gây sốc. Anh nói tôi không xứng đáng làm vợ anh, tố tôi bỏ chồng, bỏ con sang Mỹ tằng tịu với giáo sư hướng dẫn của tôi. Sau đó, anh đơn phương ly hôn, rêu rao chuyện tôi phản bội, cắm sừng chồng cho 2 bên nội ngoại để có thể đường hoàng đến với người tình.
Tôi như kẻ tội đồ, bị cả nhà đẻ, nhà chồng trách móc, đay nghiến nên cảm thấy vô cùng ức chế. Tôi muốn về Việt Nam để làm rõ mọi chuyện nhưng do dịch bệnh nên việc đi lại rất khó khăn. Bạn thân của tôi ở bên này khuyên tôi nên ở lại, học cho xong rồi về Việt Nam làm lại từ đầu. Lúc về Việt Nam, chắc tôi cũng 37-38 tuổi rồi, làm lại từ đầu liệu có muộn không?
Có ai lấy chồng được 6 năm mà cảm thấy thất bại và tuyệt vọng như em không? Cả hôn nhân và cuộc sống của em đều thất bại. Chắc tại số em khổ.
" alt="Chồng phụ bạc còn gieo tiếng ác khiến tôi chẳng dám nhìn mặt ai"/>Chồng phụ bạc còn gieo tiếng ác khiến tôi chẳng dám nhìn mặt ai
Khu biệt thự BaoSon Paradise là một trong hai dự án cùng với Công viên giải trí Thiên đường Bảo Sơn do Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn làm chủ đầu tư đã hoàn thiện và đi vào hoạt động từ năm 2008. Tuy nhiên đến gần chục năm nay lác đác chỉ có khoảng vài chục hộ dân đến sinh sống.
Cả khu đô thị vẫn còn bạt ngàn những căn nhà đang xây dựng dở dang như đô thị hoang, hiếm hoi lắm mới thấy bóng dáng vài công nhân đang thi công tại những công trình dang dở. Điểm chung nhất của tất cả hạng mục, các khu vực là sự vắng lặng đến khó tin.
Đi sâu vào bên trong là các dãy đã xây xong phần thô để hoang, cỏ dại mọc đầy.
Khu đô thị Thiên đường Bảo Sơn là một phần trong tổng thể dự án xây dựng, phát triển khu đô thị mới tại An Khánh, Hà Nội. Dự án được đầu tư với tổng số vốn khoảng 100 triệu USD. Trong khu đô thị là hàng dãy những căn nhà hoang trơ trọi theo năm tháng
Nhìn từ ven hồ, cả khu đô thị im ắng đến rợn người Cỏ mọc che khuất cả lối vào Kể cả những căn nhà đã hoàn thiện thì vẫn đóng cửa im lìm suốt ngày. Những cánh cổng biệt thự khoá kín đã lâu, rêu phong, cây leo quây kín Dây leo còn mọc lên đến tận tầng 3 ngôi biệt thự. Dưới hầm gửi xe là những bể nước đầy tràn đến tận vỉa hè. Hàng chục căn biệt thự còn chưa hoàn thiện phần xây thô, trơ trọi những cọc bê tông cắm thẳng lên trời.
Những luống su hào, cải canh xanh mướt… Đến cả chục những khu vườn như thế này được trồng khắp khu đô thị. Những con phố vắng vẻ, hiu quạnh. |
Minh Cường
Cảnh hoang phế đáng sợ của hàng nghìn biệt thự triệu đô bỏ không, phơi mưa nắng" alt="Thiên đường chết giữa Hà Nội"/>