当前位置:首页 > Thể thao > Siêu máy tính dự đoán Brest vs PSG, 00h45 ngày 12/2 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Everton vs Liverpool, 2h30 ngày 13/2: Derby chênh lệch
Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời do bị che khuất bởi Trái Đất. Trong thời gian diễn ra nguyệt thực, Mặt Trăng có thể chuyển sang màu đỏ, hay còn gọi là "trăng máu".
Việt Dũng
Hình ảnh nguyệt thực toàn phần và trăng máu trên khắp thế giới
Với những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực cho TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực phía Nam từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022, trong dịp này, Trường ĐH Văn Hiến vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước.
Đồng thời, ông Trần Văn Hậu, chủ tịch hội đồng quản trị trường cũng vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Nguyễn Minh Đức, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết chủ đề “Thích ứng linh hoạt, Nâng tầm mới” của năm nay là đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng, nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng đội ngũ, tạo môi trường học tập năng động, nghiêm túc, thái độ thân thiện.
Theo Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018 tạo ra giai đoạn mới cho giáo dục đại học, trao quyền tự chủ cho các trường đại học trong đó có các trường tư thục. Vì vậy, nhà trường tập trung xây dựng, trọng tâm là nâng cao chất lượng, mở những ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu.
Đồng thời, nhà trường cần nâng cao việc quản trị nội bộ trong trường, ban hành đầy đủ các quy định để hoạt động và đi xa hơn, bởi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018 trao quyền nhưng cũng đi kèm trách nhiệm giải trình.
Trường cũng phải tăng cường kiểm định chất lượng ngay từ lúc xây dựng, mở những ngành đáp ứng yêu cầu, những ngành nghề mới. Nghiên cứu khoa học phải chú ý cùng nâng cao đào tạo, ứng dụng đời sống, không chạy theo thành tích mà nghiên cứu thực chất, chú trọng nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Mở đầu buổi thảo luận, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Viện phó Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán liệt kê khoảng 20 cuộc thi Toán học trong nước và quốc tế mà rất nhiều học sinh Việt Nam có tham gia. Các kỳ thi này tốt hay nhảm nhí, có mang tính thương mại, đánh bóng tên tuổi hay không, làm thế nào để phụ huynh phân biệt được…là những vấn đề cần được nhìn nhận thấu đáo.
![]() |
Các khách mời trong buổi toạ đàm “Thi đấu Toán học, ích gì?” thuộc khuôn khổ Ngày hội Toán học mở diễn ra tại thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội |
Trả lời câu hỏi chủ đề của buổi toạ đàm “Thi đấu Toán học, ích gì?”, TS Trần Nam Dũng – thành viên Titan Education và Spunik Education cho rằng, các kỳ thi nhìn vào mặt tích cực đang tạo không khí học tập cho học sinh. “Đây là một trong những cái gốc của sự học. Học phải có thi. Thi trước hết là để kiểm tra, đánh giá. Thi cũng tạo ra những hiệu ứng tâm lý tốt. Thi là để thi đua, nếu đạt được thì trẻ rất là phấn khởi để tiếp tục học tiếp”.
Tuy nhiên, TS Dũng cũng đưa ra một số khuyến nghị. Ông cho rằng thi là để khuyến học, mà khuyến học thì nên dành cho tất cả các lớp, tất cả các đối tượng, chứ không chỉ cho một vài đối tượng như hiện nay.
Ông Dũng cũng chia sẻ về cách thức tổ chức kỳ thi ở một số nước. “Các kỳ thi của họ không gắn liền với cơ quan Chính phủ, mà là các tổ chức có chuyên môn, các tổ chức phi Chính phủ. Họ không lấy tiền của Nhà nước để tổ chức các kỳ thi, mà thu lệ phí của học sinh. Kinh phí được xã hội hoá, tạo điều kiện cho tất cả mọi người, học sinh tất cả các khối lớp đều được thi”.
Đồng tình với quan điểm của TS Trần Nam Dũng, PGS Nguyễn Vũ Lương khẳng định, “ngay như ở trường của tôi, nếu như trường chuyên mà bỏ các kỳ thi thì trường chuyên mất ý nghĩa”.
“Các kỳ thi một mặt là để đánh giá trình độ của học sinh, một mặt quan trọng hơn là chăm sóc cho từng học sinh. Nếu như chỉ có các kỳ thi quốc tế, quốc gia thôi thì không đủ để đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của học sinh”.
Theo ông, “phần lớn các kỳ thi là cần thiết và có ích, chỉ có điều người lớn phải tổ chức như thế nào cho hiệu quả”.
Ngoài ra, ông cũng đề xuất, các kỳ thi nên được chuyển giao cho các nhà khoa học nắm chuyên môn vững, trình độ công nghệ thông tin tốt để tối ưu hoá, đảm bảo chất lượng các kỳ thi. Nếu như chất lượng kỳ thi được đảm bảo, Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức các kỳ thi mà học sinh nước ngoài có thể tham gia.
Nói tiếp ý kiến “kỳ thi dành cho tất cả mọi người” của TS Dũng, PGS Lê Anh Vinh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Khoa học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, phần lớn các kỳ thi là dành cho học sinh giỏi, khiến nó xa rời với đại đa số học sinh. Ông Vinh chia sẻ, ông rất tâm đắc với ý “ngày hội Toán học mở” của GS Ngô Bảo Châu trong bài phát biểu khai mạc, nghĩa là nó không quá xa vời, mà phải gần gũi để trẻ con thấy rằng có rất nhiều cách để yêu thích Toán. PGS Lê Anh Vinh cũng đưa ý kiến, không cần cứ phải là học sinh giỏi mới được tham gia các kỳ thi, để phong trào học tập được lan rộng, chứ không phải chỉ ở một nhóm nhất định.
![]() |
GS Ngô Bảo Châu đưa ra thắc mắc, liệu có phải là bất thường hay không khi Việt Nam có tất cả các kỳ thi của thế giới? |
Phát biểu tại buổi toạ đàm, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ câu chuyện riêng của mình với các kỳ thi: “Hồi tôi còn bé, tôi rất thích đi thi, chưa bao giờ tôi sợ thi cả. Đỗ cũng thích mà trượt cũng thích. Có lẽ do một số yếu tố về mặt di truyền, người Việt Nam thích đi thi, thì tôi cũng không phải là trường hợp cá biệt”.
Tuy nhiên, ông đặt ra một câu hỏi tại buổi toạ đàm: “Chẳng hạn khi tôi ở Pháp, học sinh Pháp có thi Kangaroo. Khi sang Mỹ thì họ thi IMC. Ở Singapore có kỳ thi của Singapore, ở Trung Quốc có kỳ thi của Trung Quốc. Nhưng liệu có phải là bất thường hay không khi Việt Nam có tất cả các kỳ thi đó?”
Thắc mắc mà GS Châu đưa ra khiến câu chuyện chuyển hướng sang vấn đề chất lượng các kỳ thi. Theo PGS Lê Anh Vinh, chất lượng của một kỳ thi được đánh giá dựa trên 3 yếu tố: uy tín của ban tổ chức, chất lượng thí sinh và chất lượng đề thi.
Ở một góc nhìn khác, TS Trần Nam Dũng cho rằng một kỳ thi tốt cần đảm bảo 2 yếu tố: sự công bằng và tính chuyên môn. “Ở Việt Nam đã có những kỳ thi không công bằng” – ông khẳng định. Tình trạng này xảy ra khi người trong ban chọn đề cũng có những học sinh đi thi. Họ sẽ chọn những đề thi mà mình đưa ra, và thường là những đề lắt léo, chỉ có học sinh của mình làm được. Và khi đã có tư tưởng học sinh của mình, học sinh của người khác, khi đã nghĩ tới thành tích thì yếu tố công bằng sẽ không được đảm bảo. Ông cũng chia sẻ, ở nhiều nước, ban ra đề rất đông, khoảng 30-50 người, mỗi người góp một ít, đề thi rất đa dạng. Nhưng ở Việt Nam, có thể vì lý do bảo mật hay gì đó mà ban ra đề chỉ là một nhóm rất ít.
Trước băn khoăn của một số phụ huynh, rằng liệu các kỳ thi có đang gây sức ép, đang biến các em thành “gà công nghiệp” hay không, và liệu có thể không có các kỳ thi mà vẫn tốt hay không, các khách mời toạ đàm cũng đưa ra một số quan điểm.
TS Trần Nam Dũng cho biết, bản thân ông không ủng hộ việc luyện thi trong một thời gian dài, có chăng chỉ cần 2, 3 buổi trước kỳ thi để giải thích cho các em về cách thức, hình thức đề thi. Bản thân là một nhà giáo dục, ông cũng thường xuyên giải thích cho phụ huynh hiểu có những kỳ thi hoàn toàn giống nhau, không nhất thiết phải tham gia tất cả. “Mục đích của kỳ thi là để khuyến học, chứ không phải là huy chương. Tôi không khuyến khích luyện thi là một khoá học dài”.
![]() |
PGS Lê Anh Vinh cho rằng các kỳ thi không nên chỉ dành cho đối tượng học sinh giỏi |
Trong khi đó, PGS Lê Anh Vinh khẳng định, hiện nay các kỳ thi đều dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia, không ai bắt ép các em phải tham gia cả. “Chúng ta nói về thành tích, tưởng rằng chúng ta đang nói về nhà trường nhưng đôi khi sức ép lớn nhất lại là từ phụ huynh. Nếu như cảm thấy việc học tập đang là áp lực thì chúng ta đừng nên tạo áp lực cho trẻ con nữa. Nếu như thấy con mình phải thi 4, 5 kỳ thi mệt mỏi quá, thì chúng ta đừng ép con mình phải làm như vậy”.
“Chúng ta nên đặt nhẹ thành tích xuống thì sẽ thấy mọi việc rất nhẹ nhàng, đặc biệt là về học tập, thi cử. Tôi nghĩ là đầu tiên phải từ gia đình, sau đó sẽ tác động đến nhà trường, chứ không nên cả hai bên đổ cho nhau để cuối cùng trẻ con là người thiệt thòi nhất”.
Nguyễn Thảo
" alt="Thắc mắc của GS Ngô Bảo Châu khi bàn luận ‘thi toán, ích gì?’"/>Thắc mắc của GS Ngô Bảo Châu khi bàn luận ‘thi toán, ích gì?’
Cơ sở có diện tích 20.000m2 trong giai đoạn đầu và sẽ trở thành trung tâm R&D của Apple tại khu vực Vịnh lớn – trung tâm kinh tế và kinh doanh bao gồm Hồng Kông (Trung Quốc), Ma Cao và 9 thành phố ở tỉnh Quảng Đông.
Công ty dự định tuyển dụng hơn 1.000 nhân sự trong và ngoài nước, cuối cùng là phòng lab “rộng lớn nhất” bên ngoài nước Mỹ.
Apple đang tăng cường đầu tư vào nghiên cứu tại Trung Quốc bất chấp những nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất. Khu vực đại lục cùng với Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc) làm nên thị trường địa lý lớn nhất của “táo khuyết” sau châu Mỹ và châu Âu.
Công ty cho biết vào tháng 3 rằng họ đã thành lập các trung tâm nghiên cứu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô Châu và Thâm Quyến. Quy mô của nhóm R&D tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua.
Apple phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường smartphone Trung Quốc, nơi Huawei “hồi sinh” với màn ra mắt thiết bị 5G mới năm ngoái.
Lần đầu tiên sau 4 năm, Huawei bán được nhiều thiết bị ở đại lục hơn Apple vào tháng 8, theo báo cáo từ công ty nghiên cứu CINNO.
Con số phù hợp với những phát hiện từ Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, ghi nhận các lô hàng smartphone nước ngoài giảm 12,7% trong tháng 8 so với một năm trước đó.
Apple bị loại khỏi danh sách 5 nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc trong quý II khi thị phần giảm xuống dưới 14%, theo hãng nghiên cứu IDC.
(Theo SCMP)
" alt="Apple mở phòng lab ‘khủng’ tại Trung Quốc"/>Trước đó, hai người chưa bao giờ lộ tin hò hẹn hay xuất hiện cùng nhau tại các sự kiện và chỉ có một vài hình ảnh hiếm hoi trong hôn lễ được hé lộ sau đó. Theo thống kê từ giới truyền thông Hàn Quốc, chi phí tốn kém nhất của đám cưới là xe đón dâu có giá 1 triệu USD và váy cưới của Park Soo Jin có giá 70.000-100.000 USD.
Tháng 10/2016, Bae Yong Joon và Park Soo Jin đã đón con trai đầu lòng chào đời. Năm 2018, nữ diễn viên và Bae Yong Joon đón thêm con thứ hai, đó là một bé gái. Sau khi kết hôn, Park Soo Jin cũng từ bỏ công việc diễn viên và tập trung chăm sóc mái ấm gia đình.
Trên trang cá nhân, Park Soo Jin thỉnh thoảng hé lộ về cuộc sống sau đám cưới của cô với người hâm mộ. Người đẹp thích làm bánh, vào bếp nấu ăn cho chồng con. Ngoài ra, cô còn đăng ảnh bản thân trong những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng bên bạn bè.
Bae Yong Joon là một gương mặt quen thuộc của làng giải trí xứ Hàn và nổi tiếng từ những năm đầu khi "làn sóng Hàn Quốc" phát triển tại châu Á. Những tác phẩm có sự góp mặt của anh như Mối tình đầu, Thành thật với tình yêu (1999), Người quản lý khách sạn (2001), Bản tình ca mùa đông, Tuyết tháng 4 (2005), Thái vương tứ thần ký (2007)đều thành công về tỉ suất bạn xem đài, khẳng định vị thế ngôi sao hạng A của Bae Yong Joon.
Sau khi gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp điện ảnh, Bae Yong Joon quyết tâm thành lập công ty giải trí riêng, lấy tên là Keyeast. Bae Yong Joon được mệnh danh là "ông trùm làng giải trí Hàn Quốc" khi đứng ra đỡ đầu, giúp đỡ nhiều ngôi sao trẻ xứ kim chi phát triển sự nghiệp.
Từ sau bộ phim Thái vương tứ thần ký, Bae Yong Joon không còn đóng phim tập trung cho công việc điều hành công ty giải trí và kinh doanh bất động sản.
Anh có một hệ thống nhà hàng sang trọng, phòng trà cùng chuỗi cửa hàng tại khu phố giàu có Gangnam, Seoul, Hàn Quốc. Sự nghiệp kinh doanh mang về cho ngôi sao họ Bae khối tài sản khổng lồ. Theo Newsen, ước tính tài sản của nam diễn viên xứ Hàn lên tới 1,7 tỷ USD.
Trái với người chồng danh tiếng và giàu có, Park Soo Jin chỉ là một diễn viên hạng B của làng giải trí xứ Hàn. Trước khi kết hôn với tài tử Bae Yong Joon, Park Soo Jin không được nhiều người biết tới.
Trước khi là một diễn viên, cô từng là thành viên trong nhóm nhạc Suga. Nhóm ra mắt vào năm 2002. Sau khi rời nhóm, cô chuyển sang đóng phim.
Vai diễn nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của cô là một vai phụ trong dự án Vườn sao băng.Ngoài ra, mỹ nhân 39 tuổi còn góp mặt trong một số dự án nhưBạn gái tôi là hồ ly, Nữ hoàng Seondeok, Ngàn lần yêu em…
Từ khi lập gia đình, Park Soo Jin không còn đóng phim, không tham gia các hoạt động của làng giải trí. Hoạt động cuối của mỹ nhân sinh năm 1985 là chương trình giải trí Olive Channel Oksu-dong Master Disciple, được phát sóng vào năm 2016.
Cũng trong 9 năm chung sống, Park Soo Jin và Bae Yong Joon hầu như không xuất hiện chung. Cặp đôi cũng giữ kín thông tin về các con.
Cộng đồng mạng xứ Hàn thừa nhận, vợ của Bae Yong Joon có cuộc sống rất viên mãn, hạnh phúc, sở hữu nhiều đồ hiệu đắt đỏ, được đi du lịch khắp mọi nơi trên thế giới. Vợ chồng nữ diễn viên sống tại ngôi biệt thự với giá lên tới 8,5 triệu USD ở Hàn Quốc.
Năm 2018, khi sinh con thứ hai, cô bị chỉ trích vì chiếm dụng lồng ấp cho con suốt 2 tháng khiến nhiều bé khác không đủ ấm, tại bệnh viện đa khoa ở Seoul (Hàn Quốc).
Sau đó, cô phải viết thư tay xin lỗi đồng thời nhấn mạnh mọi chuyện chỉ là tin đồn. "Tôi sinh con đầu lòng của tôi, cậu bé bị sinh non khiến suy nghĩ của tôi lúc đó trở nên hồ đồ, không kịp thời đưa ra cách hành xử đúng đắn", nữ diễn viên nói.
Theo một số nguồn tin, Park Soo Jin hiện không sống ở Hàn Quốc. Cô được cho là đã chuyển đến Hawaii (Mỹ) cùng gia đình từ năm 2022, thỉnh thoảng về Hàn Quốc.
Gần đây, truyền thông Hàn đưa tin, Park Soo Jin rút khỏi làng giải trí. Đại diện công ty Keyeast cũng xác nhận thông tin: "Hiện, Park Soo Jin không có hợp đồng độc quyền nào. Cô ấy đã không hoạt động trong ngành giải trí trong vài năm. Hợp đồng độc quyền của cô ấy với Keyeast đã chấm dứt từ lâu".
Về phần tài tử Bae Yong Joon, anh ngừng hoạt động trên mạng xã hội sau năm 2017. Truyền thông Hàn nói anh đã giải nghệ. Ngôi sao lớn của làng giải trí xứ Hàn không có công ty quản lý sau khi bán cổ phần tại công ty Keyeast cho công ty SM Entertainment.
Bộ phim truyền hình Dream High(năm 2011) và chương trình văn hóa Hành trình tìm kiếm vẻ đẹp Hàn Quốclà hai dự án cuối cùng tài tử tham gia. Vai chính cuối của ngôi sao họ Bae là phim truyền hình MBC năm 2007 - Thái vương tứ thần ký.
Theo Dân trí
Cuộc hôn nhân bí ẩn của tài tử 'Bản tình ca mùa đông' và vợ kém 13 tuổi