- Sinh ra đã không có hai tay, nhưng suốt 12 năm học phổ thông Lê Thị Thắm (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) đều đạt học sinh khá giỏi. Ước mơ sôi sục trong em lúc này là đạt kết quả tốt kỳ thi THPT quốc gia để trở thành “cô giáo tiếng Anh” trong tương lai…Về xã Đông Thịnh thời gian này khó gặp vì Thắm bận đi học thêm khắp nơi để hi vọng có một kỳ thi đạt kết quả tốt. Việc đi lại phải nhờ mẹ giúp – cho nên mẹ em - chị Nguyễn Thị Tình vừa lo việc nhà, vừa phải tranh thủ thời gian đưa đón con.

|
Hai mẹ con em Thắm |
Chị Tình kể, khi sinh ra cháu Thắm đã không có hai tay. Từ đó đến nay gia đình luôn sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn… Cuộc sống sinh hoạt phụ thuộc vào người mẹ.
Không phụ công của bố mẹ, trong suốt 12 năm học - Thắm cũng đạt học sinh khá giỏi của trường….
Hai năm nay, đôi chân của Thắm không còn được như trước, mọi sinh hoạt đối với em đều khó khăn dần. Mọi việc cá nhân đều phải có sự trợ giúp từ mẹ. Thế nhưng nghị lực của Thắm đến nay vẫn không hề suy giảm.
Chị Tình cho biết, vì lo cho kỳ thi sắp tới mà sức khỏe của con ngày càng suy giảm, cân nặng cháu cũng sụt đi mất mấy cân. Đôi chân cầm bút cũng khó khăn hơn mỗi khi chở trời nên cháu rất sợ không hoàn thành tốt trong kỳ thi sắp tới.

|
Thắm đang ôn lại kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia |
Thắm chia sẻ: “Là người bình thường nếu thi trượt kỳ thi này các bạn còn có thể học nghề, hoặc đi làm giúp đỡ gia đình. Còn em, với cơ thể tật nguyền như vậy nếu không thi đậu vào ĐH thì em sẽ tạo thêm gánh nặng cho gia đình. Chính vì vậy mà em phải học, học thật nhiều để đạt kết quả cao. Và đó cũng là áp lực đối với em”.
Nói về kết quả của kỳ thi sắp tới, Thắm tự tin mình sẽ thi đậu vào ngành Sư phạm chuyên ngành tiếng Anh để sau này có thể về quê dạy cho các em trong làng, đồng thời có thể làm thêm như phiên dịch, dịch thuật kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Tuy nhiên, điều mà chị Tình lo lắng, nếu con gái có đậu vào trường ĐH thì gia đình chị lại thêm một gánh nặng. Bởi, suốt 12 năm qua chị không làm được việc gì ngoài hai buổi đưa con gái đi học, đón về.

|
Thời gian rảnh, Thắm học trên máy tính |
“Con gái đậu ĐH, chắc phải tính đi theo, rồi tìm công việc phù hợp để chăm lo cho con ăn học”– chị Tình lo lắng.
" alt="Thí sinh không tay ước mơ làm cô giáo tiếng Anh"/>
Thí sinh không tay ước mơ làm cô giáo tiếng Anh
Là mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế, chương trình Cao đẳng hợp tác quốc tế BTEC tại ĐH Hoa Sen mở ra cơ hội học tập cho các thí sinh đã tốt nghiệp THPT cùng việc làm tại các công ty nước ngoài sau khi tốt nghiệp.Chia sẻ của ThS.Trần Nguyễn Hải Ngân - Chủ nhiệm chương trình BTEC tại ĐH Hoa Sen.
Cơ hội trúng tuyển cao
- Cô có thể giới thiệu đôi nét về chương trình Cao đẳng hợp tác quốc tế BTEC tại ĐH Hoa Sen?
BTEC HND (Business and Technology Education Council Higher National Diploma) là chương trình liên kết giữa ĐH Hoa Sen và Tổ chức Giáo dục Pearson Edexcel (Anh quốc). Đây là chương trình giảng dạy về kinh doanh ở bậc Cao đẳng với bốn chuyên ngành đào tạo: Quản trị, Nhân sự, Kế toán, Marketing. Sinh viên (SV) BTEC sẽ được trải nghiệm môi trường học tập theo chuẩn quốc tế với ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh ngay từ năm thứ nhất. Bằng cấp BTEC không chỉ nổi bật tại Anh mà còn được công nhận tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
- Với đặc điểm trên, làm thế nào để những SV chưa đủ trình độ tiếng Anh theo kịp chương trình?
Thí sinh xét tuyển chương trình BTEC được tham gia kỳ thi tiếng Anh đầu vào để xếp lớp phù hợp với trình độ. Đối với thí sinh chưa đạt trình độ tiếng Anh sẽ được học các lớp dự bị tiếng Anh trước khi vào học chính thức. Nếu đã có chứng chỉ IELTS 5.5 thì SV có thể hoàn thành chương trình học trong vòng 2 năm thay vì 3 năm.

|
Nguyễn Hoàng Ngọc Bích - Sinh viên chương trình BTEC, Đại học Hoa Sen |
- Ngoài tiếng Anh, thí sinh cần đáp ứng yêu cầu gì để theo học chương trình BTEC?
Hình thức tuyển sinh của chương trình BTEC là xét tuyển dựa trên hồ sơ đăng ký dự tuyển, thí sinh chỉ cần đáp ứng yêu cầu đã tốt nghiệp THPT, không phân biệt năm tốt nghiệp. Với hình thức này, cơ hội trúng tuyển của thí sinh là rất cao.
“Thực học - Thực làm” theo chuẩn quốc tế
- Điểm khác biệt của chương trình BTEC so với các chương trình đào tạo về kinh doanh hiện hành là gì?
Thứ nhất, chúng tôi áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến, lấy SV là trung tâm. Giảng viên chỉ là người theo dõi, định hướng nhằm hỗ trợ SV trong việc rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống công việc cụ thể.
Thứ hai, BTEC không đánh giá năng lực thông qua bài kiểm tra. SV được tham gia nhiều hơn các dự án tại doanh nghiệp và sử dụng kết quả trong quá trình làm dự án thực tế hoặc bài báo cáo cuối kỳ để đánh giá năng lực học tập.
Thứ ba, nội dung đào tạo được cập nhật thường xuyên theo nhu cầu của doanh nghiệp và thống nhất theo quy định của Edexcel; được kiểm định chặt chẽ bởi Edexcel nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế.
- Các chương trình liên kết quốc tế được xem là hình thức du học tại chỗ, vậy nhà trường đáp ứng “chuẩn quốc tế” như thế nào cho chương trình BTEC?
Về cơ sở vật chất, SV chương trình BTEC được học tập tại cơ sở số 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TPHCM. Đây là tòa nhà hiện đại với nhiều tiện ích như: thư viện Lê Quý Đôn, phòng học chức năng, phòng hội thảo, phòng tự học, wifi tốc độ cao,.. đảm bảo các yêu cầu cho một chương trình hợp tác quốc tế chất lượng cao.
Về đội ngũ giảng viên, được tuyển chọn khắt khe theo các tiêu chí về bằng cấp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, năng lực ngoại ngữ, là những giảng viên quốc tế được giới thiệu bởi tổ chức Pearson Edexcel và các giảng viên người Việt đã từng học tập, làm việc tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Anh, Úc, Mỹ, Singapore.
Về môi trường Anh ngữ, SV chương trình BTEC phải sử dụng tiếng Anh trên lớp và được khuyến khích sử dụng ngoại ngữ mọi lúc mọi nơi để tăng cường kỹ năng giao tiếp. Thường xuyên có các SV người nước ngoài đến tham gia học chung theo các chương trình trao đổi SV quốc tế.
- Cơ hội việc làm của sinh viên theo học chương trình BTEC ra sao, thưa cô?
SV BTEC nói riêng và SV ĐH Hoa Sen nói chung được đào tạo để hướng đến tiêu chí tự tin hội nhập vào môi trường làm việc toàn cầu.
SV được học bằng tiếng Anh để dễ dàng làm việc cho các công ty ở bất cứ quốc gia nào và chúng tôi cũng hướng đến việc SV tự khởi nghiệp hoặc làm việc cho doanh nghiệp địa phương để mang thương hiệu Việt ra thị trường quốc tế.
Trên thực tế, SV tốt nghiệp chương trình BTEC lại ưa chuộng làm việc tại các công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam. Số lượng này chiếm đa số trong tỷ lệ 85% SV tốt nghiệp chương trình BTEC tại ĐH Hoa Sen có việc làm ngay (khảo sát đợt tháng 6/2016).
Ngoài ra, với bằng cấp được công nhận tại hơn 100 quốc gia, SV có thể lựa chọn du học chuyển tiếp để lấy bằng cử nhân, thạc sĩ tại Anh, Úc, Mỹ, Singapore,… cũng như có thể lựa chọn liên thông lên các chương trình quốc tế có sẵn tại ĐH Hoa Sen.
- Thí sinh và phụ huynh cần lưu ý mốc thời gian nào để chuẩn bị hồ sơ xét tuyển vào BTEC?
Ngày 22/7 tới đây là hạn cuối nộp hồ sơ của thí sinh dự tuyển chương trình BTEC.
Thí sinh và phụ huynh có thể tìm hiểu thông tin chi tiết tại website: tuyensinh.hoasen.edu.vn hoặc liên hệ trực tiếp tại Văn phòng Tư vấn Tuyển sinh - ĐH Hoa Sen (NZ 001, số 8 Nguyễn Văn Tráng, Q1) để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xét tuyển.
- Xin cảm ơn cô!
Tân Văn
" alt="Chương trình quốc tế cho HS tốt nghiệp THPT"/>
Chương trình quốc tế cho HS tốt nghiệp THPT
Ngày 5/5, trang 163 của Trung Quốc đưa tin về việc Tổng cục phát thanh và truyền hình Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm livestream bán hàng với những nghệ sĩ từng dính bê bối gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Trước đó, ngày 4/5, công văn cùng văn bản thực thi đã được gửi kèm tới các công ty quản lý.Mặc dù chưa chỉ đích danh tên của các nghệ sĩ không được bán hàng qua livestream, khán giả bắt đầu tìm ra những cái tên dễ bị để ý nhất vì hoạt động kinh doanh trên mạng nổi trội. Đứng đầu bảng là Lý Tiểu Lộ và Phạm Băng Băng bởi hai nhân vật này có những ồn ào đời tư có mức độ phổ biến cao ở Trung Quốc. Sau khi bị cấm sóng trên các phương tiện truyền thông, cả 2 kinh doanh qua mạng xã hội.
 |
Phạm Băng Băng (trái) và Lý Tiểu Lộ là nghệ sĩ bị khán giả để ý nhiều nhất khi có lệnh cấm vì có nhiều tai tiếng đời tư ở Trung Quốc. |
Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, nhu cầu mua sắm qua mạng của người dân tăng lên rất nhiều. Tận dụng cơ hội này, những trang thương mại điện tử đã mời những người nổi tiếng để quảng cáo cũng như trực tiếp phát sóng bán hàng. Lợi nhuận của người nổi tiếng nhận được sau mỗi lần phát sóng trực tiếp tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng.
Theo Sina, mức thù lao mà Phạm Băng Băng và Lý Tiểu Lộ nhận được khoảng 700.000 USD (khoảng hơn 16 tỷ đồng) cho mỗi giờ livestream. Con số này gây xôn xao cộng đồng mạng.
Với Lý Tiểu Lộ, mặc dù bị tẩy chay mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông chính thống, nhưng khi cô phát sóng trực tiếp vẫn có rất nhiều người hâm mộ theo dõi và còn tặng quà cho cô. Người hâm mộ sẽ gửi “hồng bao” cho người mà họ thích – một hình thức chuyển khoản tiền trực tuyến.
Thậm chí, buổi livestream của nữ diễn viên còn lọt vào Top 10 chủ đề được người dùng tìm kiếm trên Weibo. Lý Tiểu Lộ đã bán được khoảng 314.000 đơn hàng với doanh thu khoảng 6,6 triệu USD – khoảng 155 tỷ đồng chỉ trong vòng 4h, chưa kể việc người hâm mộ tặng quà cho sao nữ tai tiếng này rơi vào khoảng 130.000 USD - hơn 3 tỷ đồng.
 |
Lý Tiểu Lộ trong một buổi livestream bán hàng. |
Lý Tiểu Lộ từng vướng vào ồn ào đời tư khi ngoại tình với đàn em PG One và ly dị chồng Giả Nãi Lượng. Từ một ảnh hậu với diễn xuất vạn người mê, tên tuổi của cô dần xuống dốc và mờ nhạt. Cô từng bị khán giả phát hiện ra dùng tài khoản ảo để đi bình luận tiêu cực về chồng cũ, đồng thời biện minh cho bản thân là người bị hại. Tuy nhiên, dù dùng đủ các “chiêu trò” cô cũng không thể đưa tên tuổi của mình trở về như trước.
Về phía Phạm Băng Băng - cái tên đã từng rất quyền lực của làng giải trí Hoa ngữ, nhưng sau ồn ào trốn thuế, vị thế của người đẹp trong làng giải trí đã không còn. Khoảng vài năm trở lại đây, nữ diễn viên không còn nhận được lời đóng phim hay quảng cáo dù đã bị điều tra và chịu phạt trước pháp luật. Cô lui về ở ấn, chuyến hướng sang kinh doanh, làm người mẫu ảnh cho một số tạp chí nước ngoài.
 |
Phạm Băng Băng cũng nhận lời livestream bán hàng cho một số doanh nghiệp. |
Đây không phải lần đầu tiên Phạm Băng Băng được nhắc tới vì thu nhập khủng dù không còn hoạt động giải trí. Tháng 10/2019, cô cũng từng bỏ túi gần 10 triệu nhân dân tệ tương đương 32 tỷ đồng nhờ việc livestream tư vấn bán mặt nạ cùng Tuyết Lê – bạn gái cũ của thiếu gia Vương Tư Thông. Theo Sina, chỉ trong vòng 20 phút ngắn ngủi, người đẹp đã bán được hơn 110.000 hộp mặt nạ trên các trang trực tuyến.
Thu nhập nhờ vào công việc bán hàng qua mạng của hai nữ diễn viên đầy thị phi Phạm Băng Băng và Lý Tiểu Lộ không hề nhỏ. Từ việc không được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống, nếu chính thức bị cấm sóng livestream, nguồn thu nhập của hai người đẹp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Tiểu Ngọc

La Chí Tường lao đao vì scandal ngoại tình
- La Chi Tường lao đao vì scandal ngoại tình khi đánh mất nhiều hợp đồng cũng như lời mời tham gia các chương trình truyền hình.
" alt="Trung Quốc cấm nghệ sĩ từng dính bê bối bán hàng qua livestream"/>
Trung Quốc cấm nghệ sĩ từng dính bê bối bán hàng qua livestream