Ông Biden dưới áp lực vắc xin toàn cầu
作者:Kinh doanh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-23 10:38:57 评论数:
Tuần trước,ÔngBidendướiáplựcvắcxintoàncầlịch tường thuật trực tiếp bóng đá hôm nay các quan chức y tế Mỹ đã thông báo về kế hoạch cấp 25 triệu liều đầu tiên trong số ít nhất 80 triệu liều vắc xin Covid-19 mà Tổng thống Biden cam kết chia sẻ vào cuối tháng, hứa hẹn sẽ cung cấp thêm trong mùa hè này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters |
Theo báo The Hill, Nhà Trắng đang đứng trước áp lực ngày càng lớn phải phát triển một kế hoạch tặng vắc xin dư thừa cho những quốc gia bị đại dịch tấn công nghiêm trọng nhưng không có cơ hội tiếp cận vắc xin như những nước giàu có.
Lượng vắc xin 80 triệu liều chỉ đủ để tiếp cận 1% dân số thế giới. Các nhóm vận động cho rằng Mỹ cần làm nhiều hơn nữa, chẳng hạn giúp đỡ các nước đang phát triển mở rộng mạng lưới sản xuất và hợp tác với các nhà sản xuất vắc xin để thúc đẩy sản lượng toàn cầu.
Các chuyên gia lo ngại, số lượng vắc xin hạn chế được phân phối ngay lập tức sẽ càng làm trầm trọng thêm thiệt hại từ đại dịch Covid-19 ở nước ngoài. Có ý kiến cho rằng nếu không có vắc xin, các biến thể mới của virus có thể gia tăng và đe dọa phần còn lại của thế giới. Vì vậy, Mỹ và các nước giàu đang dư thừa vắc xin cần khẩn cấp chia sẻ và lên kế hoạch phân phối sớm.
Theo kế hoạch của Nhà Trắng, 19 triệu liều sẽ được trao cho COVAX, Sáng kiến chia sẻ vắc xin toàn cầu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chủ trì nhằm cấp cho các nước tham gia có một lượng vắc xin đủ để tiêm cho 20% dân số trong năm 2021.
Số này sẽ được chia theo khu vực, với 6 triệu liều dành cho Mỹ Latinh và vùng Caribe, 7 triệu liều cho châu Á và 5 triệu liều cho châu Phi. Giới chức Mỹ lập luận COVAX có đủ nền tảng về hậu cần sẵn có để phân phối vắc xin nhanh chóng.
Đến nay, hơn 60 nước trên thế giới vẫn chưa nhận được một liều vắc xin đơn lẻ nào thông qua COVAX. Chương trình này đang hoạt động chật vật do thiếu nguồn cung, đặc biệt sau khi nhà sản xuất lớn nhất của Ấn Độ ngừng xuất khẩu.
"Đó là một khởi đầu tuyệt vời, nhưng lý do chúng tôi gọi đó chỉ là một giọt nước trong ly là bởi Mỹ đã mua 1,2 tỷ liều, nhưng chúng tôi biết chúng tôi không có tới 1,2 tỷ người ở đây", The Hill dẫn lời Carrie Teicher thuộc tổ chức Bác sĩ Không biên giới.
"Kể cả khi tất cả 330 triệu người ở Mỹ đều đã được tiêm đủ hai liều và không ai do dự về vắc xin nữa, chúng ta vẫn có nửa tỷ liều vắc xin được chuẩn bị sẵn mà Mỹ sở hữu đang dư thừa", bà phân tích thêm.
Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra rằng, tại sao Nhà Trắng lại chọn một số nước nhất định và các nhà chức trách quyết định thế nào về số liều được chuyển cho mỗi nước.
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan khẳng định Mỹ có quyền quyết định việc phân bổ, dù việc này được thực hiện "với sự tham vấn và hợp tác rất chặt chẽ với COVAX".
Bên ngoài khuôn khổ COVAX, Nhà Trắng sẽ trực tiếp tặng 6 triệu liều còn lại cho Haiti, Gaza và Bờ Tây cùng một số nước mà ông Sullivan nói là những người bạn và láng giềng thân thiết nhất của Mỹ. Vị cố vấn cùng các quan chức trong chính quyền Tổng thống Biden cũng cố gắng chỉ ra sự khác biệt trong nỗ lực của Mỹ với "ngoại giao vắc xin".
"Mỹ không yêu cầu bất cứ điều gì từ bất cứ nước nào mà chúng tôi chia sẻ vắc xin. Chúng tôi không tìm cách bòn rút nhượng bộ. Chúng tôi không áp đặt các điều kiện, như cách mà các nước cung cấp vắc xin khác đang làm", vị cố vấn nhấn mạnh hôm 3/6.
Tuy nhiên, không chỉ có vấn đề vắc xin. Trước hội nghị G7, giới vận động và chuyên gia muốn biết Mỹ cùng các đồng minh sẽ giúp đỡ như thế nào để thúc đẩy sản xuất vắc xin toàn cầu. Họ chỉ ra rằng, nếu không có năng lực lớn hơn và sự tiếp cận nguyên phụ liệu thô nhiều hơn thì nguồn cung vắc xin toàn cầu vẫn sẽ bị hạn chế.