Lê Văn Công: Chuyện cổ tích của đô cử liệt 2 chân

 - Từng giành nhiều huy chương khu vực,êVănCôngChuyệncổtíchcủađôcửliệtchâthời tiết miền bắc hôm nay châu Á và thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên Lê Văn Công có huy chương Paralympic. Hành trình chinh phục đỉnh cao của đô cử quê Hà Tĩnh là cuộc vượt khó thần kỳ, chiến thắng số phận để ghi tên mình vào trang sử vàng thể thao người khuyết tật Việt Nam.

Hai chân teo tóp từ bé

Sinh ra trong một gia đình nghèo của vùng quê gian khó Hà Tĩnh có tới 5 anh em trai, Công bị khuyết tật bẩm sinh từ lúc chào đời do mẹ anh bị sốt xuất huyết khi mang thai.Chuỗi ngày cơ cực, đầy mặc cảm của Công tưởng như kéo dài vô tận, phía sau lũy tre làng.

Ý thức được trách nhiệm bản thân, năm 19 tuổi, Công đã một mình vào TP.HCM để học kỹ thuật điện tử tại một trường dạy nghề cho người khuyết tật. Lúc đó, Công luôn nghĩ trong đầu rằng, có yếu chân thì còn tay, làm được gì thì làm, không thể trở thành gánh nặng cho gia đình được.

{ keywords}

Văn Công giành tấm HCV Paralympic đầu tiên cho Việt Nam

Công vừa học vừa xin làm thêm ở các xưởng mộc gần trường để chi trả cho cuộc sống. Ra trường, Lê Văn Công tiếp tục học thêm khóa chỉnh sửa hình ảnh trên vi tính ở CLB khuyết tật trẻ vừa nhận các văn bản về đánh máy kiếm thêm với mức thu nhập chẳng đáng là bao.

Công tiếp tục tham gia lớp học tại một CLB hướng nghiệp khuyết tật trẻ của Thành phố. Từ đây, anh được giới thiệu vào tham gia tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe của CLB Cử tạ tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Tân Bình. Cơ duyên với cử tạ từ đó, hàng ngày vừa tranh thủ làm thêm, vừa tập tạ. Do suốt 20 năm trước đó Công sử dụng đôi tay làm thay những công việc của đôi chân, nên chuyện nâng tạ với anh quá dễ.

Công may mắn được HLV Nguyễn Hồng Phúc (Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận Tân Bình, TP.HCM) trực tiếp huấn luyện, giảng dạy. Từ những ngày đầu tham gia tập luyện, Công đã tiến bộ rất nhanh. Chỉ sau 1 năm luyện tập, Công đã được chọn tham dự Giải Thể thao người khuyết tật toàn quốc tại Hà Nội và đoạt HCB ở hạng cân 48kg, năm 2005. Trải qua quá trình tập luyện gian khổ, với tinh thần quyết tâm, anh đã từng bước chinh phục đỉnh cao qua từng mức tạ trong hệ thống giải toàn quốc, khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á.

Chuyên gia kỷ lục

Nhờ niềm đam mê, quyết tâm cao độ cùng sự bền bỉ hiếm có, Công đã liên tục có những bước thăng tiến không ngừng trong sự nghiệp. Tại giải đấu quốc tế đầu tiên mà Công tham dự là ASEAN Para Games 2007, anh xuất sắc giành HCV hạng 49kg với mức tạ 152,5kg.

Năm 2013, tại giải Vô địch Cử tạ người khuyết tật châu Á diễn ra tại Malaysia, Lê Văn Công đã lập được thành tích 175kg, đạt HCV, phá kỷ lục châu Á. Tại ASEAN Para Games VII, anh đã làm nên chiến thắng ấn tượng ở hạng 49 kg, với mức tạ 176 kg, đạt HCV, phá luôn kỷ lục Châu Á đồng thời san bằng với thành tích kỷ lục thế giới của Yakubu. Thành tích cao nhất của Lê Văn Công là 181,5 kg, lập tại Asian Para Games II năm 2014. Đây đồng thời là kỷ lục thế giới ở cùng hạng cân.

{ keywords}

Lê Văn Công cùng vợ con

Không dừng lại ở đó, chàng lực sỹ nặng chưa đầy 49kg đã quyết định đăng ký thi vòng đấu dành cho các VĐV vô địch các hạng cân, với quyết tâm phá kỷ lục thế giới. Kết quả, chàng trai 31 tuổi của Việt Nam đã khiến tất cả phải thán phục khi nâng thành công mức tạ 182kg, phá thành công kỷ lục thế giới do chính anh đang nắm giữ.

HCV Paralympic dành cho vợ con

Ở kỳ thứ 5 tham dự Paralympic, đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam mới giải được cơn khát huy chương. Tấm HCV đồng thời phá kỷ lục Paralympic, phá kỷ lục thế giới của Lê Văn Công chính là thành quả xứng đáng sau những ngày tháng tập luyện gian khổ, vượt lên số phận.

Từ Rio (Brazil), Trưởng đoàn Vũ Thế Phiệt xúc động: “Đây là tấm huy chương lịch sử của Việt Nam và cũng là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực, ý chí vươn lên của Lê Văn Công. Một người tàn tật làm các công việc bình thường đã khó, nhưng Văn Công còn mang vinh quang về cho tổ quốc thì rất đáng khâm phục”.

Còn Lê Văn Công chia sẻ, anh đã rất xúc động khi lá cờ Việt Nam được kéo lên ở đấu trường Paralympic. Đó là thời khắc mà anh đã mơ từ rất lâu nhưng giờ mới thực hiện được. Trong giây phút tự hào và rất đẹp ấy, Văn Công không quên dành lời cảm ơn tới những người thầy, tới ngành thể thao và người hâm mộ nước nhà. Anh đặc biệt nhớ tới vợ và con – những người đã luôn ở bên cạnh khi khó khăn nhất.

“Con trai lớn của tôi năm nay 6 tuổi mới vào lớp 1, còn con gái gần 2 tuổi. Vì đi thi đấu mà tôi không thể đưa cháu tới trường dự khai giảng năm học mới. Tôi đã hứa sẽ giành huy chương để mang về tặng con. Chính điều đó đã giúp tôi có thêm nhiều động lực để giành chiến thắng”, Văn Công nghẹn ngào.

Lê Văn Công nhận hơn 400 triệu đồng tiền thưởng

So với các VĐV tham dự Olympic, tiền thưởng theo quy định và tiền treo thưởng của các doanh nghiệp với VĐV Paralympic thấp hơn nhiều. Theo đó, với việc giành HCV, phá kỷ lục Paralympic và thế giới, Lê Văn Công được nhận số tiền thưởng khoảng hơn 400 triệu đồng (80 triệu quy định Nhà nước, còn lại là các khoản treo thưởng).

 

Song Ngư

Video Lê Văn Công giành HCV Paralympic, phá kỷ lục thế giới

Đêm qua (8/9 theo giờ Việt Nam), lực sỹ Lê Văn Công đã xuất sắc giành được tấm HCV và phá kỷ lục Paralympic ở nội dung 49 kg nam môn cử tạ. Thành tích 183kg cũng giúp lực sỹ Việt Nam phá kỉ lục thế giới của chính anh.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Siêu máy tính dự đoán Cagliari vs Fiorentina, 20h00 ngày 21/4
下一篇:Nhận định, soi kèo Alianza Lima vs Talleres Cordoba, 5h00 ngày 23/4: Điểm số đầu tiên
{keywords}
Em Ngô Thị Ngọc Mai, nữ sinh 17 tuổi suất sắc dành được học bổng của 7 trường danh tiếng từ Mỹ và Đức

Nhiều năm liền em đạt học sinh giỏi toàn diện, năm lớp 9 em dành giải nhất tỉnh môn Tiếng Anh, đạt huy chương vàng Quốc gia IOE (giải Tiếng Anh qua mạng) và năm lớp 10 thi vào trường THPT Chuyên Hà Tĩnh môn Tiếng Anh đạt điểm tuyệt đối.

"Với mong muốn được ra nước ngoài học tập và làm việc nên ngày từ nhỏ em đã xác định rõ mục tiêu của mình phải dành học bổng. Em cố gắng học thật tốt môn Tiếng Anh, trau dồi các kiến thức và kỹ năng sống", Ngọc Mai nói.

Cuối năm lớp 11, tích lũy vốn kiến thức toàn diện, em tự tin tìm kiếm học bổng để vươn ra thế giới. Nữ sinh bắt đầu tự soan thư giới thiệu, làm bài luận, hồ sơ ngoại khóa và tham gia cuộc thi SAT( kỳ thi chuẩn hóa đại học của mỹ), và kì thi IELTS.

Ngọc Mai cho biết: “Ở Hà Tĩnh chưa có lớp ôn luyện SAT, trong khi ở Hà Nội học phí lại cao nên em đã quyết tâm tự học qua các trang mạng xã hội và qua kinh nghiệm của các anh chị ".

Đồng thời, nữ sinh kết nối với các anh chị đi trước đã dành được học bổng nhờ tham mưu trong việc chọn trường. Cuối cùng em chọn được 6 trường ở Mỹ và 1 trường ở Đức.

Mai tâm sự, thời điểm làm hồ sơ trùng với kỳ thi học kỳ 2 của năm học 2018-2019 tại trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, và thời gian ôn luyện để tham gia đội tuyển  học sinh giỏi Quôc gia môn Tiếng Anh nên rất áp lực, em thường xuyên phải học xuyên đêm.

Với hoạt động ngoại khóa, Mai trải nghiệm thực tế khi tham gia làm thực tập sinh marketing, viết bài quảng cáo cho một công ty ở Hà Nội. Sự thông minh, chăm chỉ và nhiệt tình của nữ sinh Hà Tĩnh đã thuyết phục được giám đốc viết thư giới thiệu, để em kèm vào hồ sơ gửi tới các đại học.

Đối với bài luận, em quan niệm là yếu tố giúp người xem hồ sơ hiểu rõ về bản thân mình nên em không chọn những vấn đề cao siêu, vĩ mô mà em viết về vấn đề của cá nhân. Nên, Ngọc Mai lựa chọn viết về kỷ niệm khó khắn trong cuộc sống khi học THPT và bài học giá trị, cách em vượt qua nó để trưởng thành.

Sau nửa năm nộp hồ sơ, ngày 13/12 nữ sinh nhận thông báo Dickinson College đồng ý cấp học bổng 254.000 USD (6 tỷ đồng) trong 4 năm học ,cùng 5 trường đến từ Mỹ: Augustana College, Hollins University, Truman State University, Drexel University, Ohio Wesleyan University cũng cấp học bổng, mức thấp nhất là 3 tỷ đồng, và một trường Jacobs Bremen University của Đức.

Nỗ lực không ngừng

Theo nữ sinh 17 tuổi, quả ngọt có được đến từ quá trình nỗ lực không ngừng. Trong 7 đại học trúng tuyển, khó khăn nhất là làm bài luận gửi tới Dickinson College. Mai đã phải viết đi viết lại nhiều lần, nhưng vẫn không hài lòng.

Cuối cùng, em chọn đề tài là phần mền “sống ảo” khi  giớ trẻ sử dụng mạng xã hội để nói về tiêu chuẩn của cái đẹp không nằm ở vẻ bề ngoài bản thân mà nằm ở nội tâm, tính cách và thái độ của mình. Bài luận được trường đánh giá cao.

Mai muốn bản thân mình là người kết nối, giúp đỡ các bạn theo đuổi con đường nhận được học bổng để đi du học.

Em dự định con đường tương lai là sang Mỹ theo học ngành Khoa học máy tính của trường Dickinson College vào tháng 8 năm sau. Nữ sinh sẽ học thêm ngôn ngữ thứ 3 là tiếng Trung Quốc, tham gia hoạt động  nhiều hoạt động để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trước khi du học.

Nói về học trò cưng của mình, cô Nguyễn Thị Thương Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp Anh 1, không giấu nỗi tự hào: Ngọc Mai là cô bé thông minh, nhạy bén. Em không những học giỏi môn Tiếng Anh mà con học rất tốt môn Toán. Mai là học sinh đầu tiên của trường dành được học bổng của 7 trường trong đợt 1 vào tháng 12.

Đậu Tình 

Thí sinh Hà Tĩnh giành giải Nhất cuộc thi cán bộ trẻ giỏi Tiếng Anh

Thí sinh Hà Tĩnh giành giải Nhất cuộc thi cán bộ trẻ giỏi Tiếng Anh

- Tối 26/10, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi Olympic Tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ năm 2019.

"> Con đường giành 7 học bổng nước ngoài của nữ sinh Hà Tĩnh
  • Dự án được thực hiện trong 8 tháng với trọng tâm cung cấp trang thiết bị y tế và đào tạo kỹ thuật sử dụng, quản lý thiết bị y tế cho Bệnh viện TƯ Huế. Dự án có tổng giá trị khoảng 200 triệu yen Nhật (gần 42 tỷ đồng), do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

    {keywords}
    Tòa nhà của Bệnh viện Trung ương Huế được xây bằng viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản

    Các thiết bị y tế sẽ được lắp đặt tại Bệnh viện TƯ Huế cơ sở 2, là nơi tiếp nhận điều trị cho những bệnh nhân nặng mắc Covid-19. Danh mục thiết bị dự kiến sẽ gồm máy ECMO, máy thở, máy monitor, xe cứu thương và tủ lạnh âm sâu chuyên dụng bảo quản vắc xin. 

    Dự án cũng sẽ triển khai tập huấn quản lý thiết bị y tế từ xa đối với bộ phận quản lý thiết bị y tế của bệnh viện. 

    GS.TS. Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện TƯ Huế cho biết: “Ngay sau khi đại dịch bùng phát vào tháng 3/2020, bệnh viện đã kịp thời thành lập Trung tâm Cách ly điều trị Covid-19, huy động các trang thiết bị trong toàn viện để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị cho người bệnh. Công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải về trang thiết bị y tế. Do đó, dự án do JICA tài trợ sẽ có tác động lớn và bền vững trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19”.  

    Thông qua việc hỗ trợ tăng cường năng lực cho Bệnh viện TƯ Huế, JICA kỳ vọng góp phần nâng cao năng lực ứng phó với dịch bệnh tại các tỉnh miền Trung. Từ năm 1990 tới nay, Chính phủ Nhật Bản và JICA đã tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực nhân viên y tế tại địa phương.

    Bảo Đức

    Nhật hỗ trợ khẩn cấp trang bị y tế điều trị Covid-19 cho BV Chợ Rẫy

    Nhật hỗ trợ khẩn cấp trang bị y tế điều trị Covid-19 cho BV Chợ Rẫy

    Theo đề nghị của bệnh viện Chợ Rẫy, JICA quyết định cung cấp một số trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho điều trị bệnh nhân Covid-19 với tổng giá trị khoảng 120 triệu yen Nhật (khoảng 25 tỷ đồng).

    ">
    Nhật hỗ trợ gần 42 tỉ giúp Bệnh viện TƯ Huế phòng chống Covid
  • hanh khuc5.jpeg
    Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.

    Mỗi tiết mục biểu diễn tại chương trình đều gửi gắm trong đó tình yêu, lòng tự hào của các em về quê hương, đất nước tươi đẹp, thể hiện năng khiếu nghệ thuật được bồi đắp từ mái trường thân yêu - nơi các em học tập, rèn luyện hàng ngày. 

    hanh khuc12.jpeg
    Các tiết mục văn nghệ với sự tham gia của nhiều học sinh.

    Ông Cương cũng cho biết: “Chương trình là dịp để các em học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau và học hỏi từ bạn bè quốc tế, từ thầy cô giáo, giúp các em phát triển toàn diện khả năng của mình, đồng thời khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ học sinh Thủ đô - những chủ nhân tương lai, lực lượng quan trọng, chung sức vì sự phát triển của thành phố ngàn năm văn hiến”.

    hanh khuc10.jpeg
    Học sinh rạng rỡ tại  ngày hội lớn ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’.
    hanh khuc7.jpeg
    Các tiết mục được tập luyện công phu. 

    Tại chương trình ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội bày tỏ sự vui mừng khi biết rằng Sở GD-ĐT Hà Nội đã triển khai Bộ Tiêu chí Trường học Hạnh phúc cho tất cả các trường, từ bậc mầm non đến THPT trong năm học này.

    hanh khuc6.jpeg
    Sở GD-ĐT Hà Nội đã triển khai Bộ Tiêu chí Trường học Hạnh phúc cho tất cả các trường.
    hanhkhuc2.jpeg
     Ngày hội ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’ là cơ hội để học sinh thể hiện năng khiếu nghệ thuật được bồi đắp từ mái trường.

    “Đây thực sự là một bước tiến quan trọng và đầy hứng khởi nhằm tạo ra môi trường học tập tích cực và toàn diện hơn cho học sinh Hà Nội. Sáng kiến này hoàn toàn phù hợp với Khung toàn cầu về Trường học Hạnh phúc của UNESCO và sự hợp tác của chúng tôi với Việt Nam trong việc thúc đẩy giáo dục toàn diện, công bằng và chất lượng, nhằm đạt được Mục tiêu phát triển bền vững số 4.

    Khi các em học sinh diễu hành hôm nay giữa lòng Hà Nội thanh bình, tôi hy vọng các em sẽ cảm thấy tự hào và trân trọng di sản của dân tộc cũng như đồng bào của mình, từ mọi lứa tuổi và hoàn cảnh khác nhau. Các em hãy ngẩng cao đầu, chia sẻ những câu chuyện và thành tựu của mình với bạn bè quốc tế về hòa bình, tinh thần công dân toàn cầu, sự sáng tạo và, tất nhiên, cả về giáo dục nữa”, Ông Jonathan Wallace Baker nói.

    Một số hình ảnh tại chương trình:

    hanh khuc8.jpeg
    hanh khuc4.jpeg
    hanh khúc1.jpeg
    hanh khuc3.jpeg

    Hoàng Thanh

    Một huyện có hơn 420 dòng họ đăng ký ‘dòng họ khuyến học’

    Một huyện có hơn 420 dòng họ đăng ký ‘dòng họ khuyến học’

    Đến nay toàn huyện Ba Vì (Hà Nội) đã có hơn 420 dòng họ đăng ký “Dòng họ khuyến học”.">
    Hơn 3.000 người tham gia ngày hội lớn ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’