LTS: Từ những gánh hàng rong, phở Nam Định đã nổi danh toàn cầu. Việc làm nên thương hiệu và giữ được vị thế của phở Nam Định là một hành trình dài, không ít gian nan.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài về chuyện của phở Nam Định để độc giả hiểu thêm về món ăn đặc sản này.
Tôi có anh bạn sang Đức từ những năm 1990, có nhà hàng lớn ở Berlin. Mỗi lần về Việt Nam, bữa sáng anh chọn luôn là phở. Đêm hôm khuya khoắt, dù đã ăn tiệc, nhậu nhẹt linh đình vẫn lọ mọ lùng phở. Khu anh ở mỗi khi về Việt Nam có đủ các hàng phở nổi tiếng, nhưng quán anh chọn luôn là phở Nam Định.
Cái ngon của phở Nam Định không cần phải bàn cãi, bởi bao nhiêu năm, món ăn đã làm mê mẩn biết bao thực khách khó tính.
Nổi danh nhất trong nhóm phở Nam Định là dòng phở Cồ (phở của những người mang họ Cồ). Nhiều thực khách cho rằng, người họ Cồ tạo ra món phở nức tiếng này. Tuy nhiên, đây là câu chuyện chưa hoàn toàn ngã ngũ. Chỉ biết rằng, dòng họ Cồ có nguồn gốc từ làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngôi làng này có nhiều dòng họ và người dân ở đây có nghề bán phở từ rất lâu đời.
Những gánh hàng rong lúc nông nhàn
Tại đền Vân Cù - nơi tương truyền người dân trước khi đi xa bán phở đều đến chào và ngày trở về thường đến lễ tạ - có tài liệu ghi chép rằng, những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi người Pháp tới xây dựng nhà máy Dệt Nam Định, người dân làng Vân Cù đã tranh thủ lúc nông nhàn đến đây bán hàng ăn sáng.
Ban đầu là các gánh hàng bán bánh đa cua, bún xáo... Về sau, để đáp ứng nhu cầu của thực khách, những người bán hàng đã cải tiến cách chế biến món ăn, tạo ra phở bò.
Khi bát phở hình thành, người làng Vân Cù không chỉ gánh đi bán ở những bến đò, xóm công nhân xung quanh nhà máy Dệt. Họ còn gánh đi bán ở các tỉnh thành và phát triển rực rỡ ở Hà Nội.
![]() | ![]() |
Những người bán phở đầu tiên ở làng là cụ Phó Huyến, cụ Phó Tắc, cụ Lý Thử… Đến giai đoạn 1920 - 1930, làng Vân Cù có 2 người nổi danh ở Hà Nội là cụ Cồ Như Thấn và cụ Cồ Hữu Vặng.
Cụ Cồ Hữu Vặng mở lò làm bánh phở tại Hà Nội từ năm 1930. Lò này chính là nơi quy tụ những người dân làng Vân Cù lên ở nhờ rồi đi bán phở gánh.
Mỗi ngày, từ lúc 5h sáng, mỗi người lại gánh một chiếc bếp lò đỏ lửa cùng 5-10 lít nước dùng, bánh phở, thịt, gia vị và một chồng bát loại trôn nhỏ, miệng loe đi các ngõ phố.
Nói là phở gánh nhưng người Nam Định không đi bán rong. Mỗi người đều tìm cho mình một chỗ ngồi quen thuộc để bán cho khách quen. Tới khoảng 9h sáng, mọi người lại tất tả quay về nhà chung, cùng nhau chuẩn bị đồ cho chuyến phở chiều rồi bán tới 21- 22h khuya.
Dần dần, những người bán phở gánh Nam Định tự tìm thuê một địa điểm để mở cửa hàng, có bàn ghế, có quầy. Trong đó, tiêu biểu nhất là ông Cồ Như Chiêu con ông Cồ Như Thấn mở cửa hàng ở 48 Hàng Đồng từ năm 1945.
Anh Cồ Văn Tuyên (SN 1973) - cháu của ông Chiêu lên bán hàng giúp bác từ năm 1989 - cho biết: “Khi đó, giá mỗi bát phở khoảng 1.000 đồng, chỉ nhà có điều kiện mới ăn phở. Cửa hàng của bác tôi khách nườm nượp. Người dân xếp hàng tới mua. Sau đó bác mở thêm cửa hàng ở phố Thuốc Bắc, phố Ngõ Gạch. Cửa hàng nào cũng đông khách”, anh Tuyên nhớ lại.
Những thế hệ làm vang danh phở Nam Định
Tiếp bước cha ông, những thế hệ tiếp theo của làng Vân Cù góp phần làm thương hiệu phở Nam Định nói chung và phở Vân Cù nói riêng phát triển mạnh mẽ trên khắp dải đất hình chữ S.
Anh Cồ Như Đồi (SN 1974, cháu nội của ông Cồ Như Đát - thợ bán phở ‘mậu dịch’ ở Lương Văn Can, Tạ Hiện, Hà Nội những năm 1950) cho biết, bản thân anh đã được chứng kiến những giai đoạn cực thịnh của phở Nam Định.
“Từ sáng sớm, khách đã xếp thành 2 hàng ngay ngắn để mua phở. Bên ngoài quán có một người đứng phát xu (khách muốn mua bát phở gầu người này đưa đồng xu tròn, khách mua bát phở chín người này đưa nửa đồng xu…). Sau đó, khách mang đồng xu vào quầy. Trong quầy có 3 người đứng nhận xu. Chỉ cần đưa xu là chủ hàng biết và sẽ mang đúng món khách yêu cầu. Trung bình mỗi ngày, hệ thống cửa hàng của ông nội bán 5-6 tạ bánh phở”, anh Đồi nhớ lại.
Lúc đó, anh Đồi mới 15 tuổi nhưng đã được ông nội tín nhiệm cho đứng thái thịt bò. Đây cũng là điều khiến anh rất tự hào vì thông thường, người mới vào nghề sẽ được ông bố trí làm công việc đơn giản.
“Người mới thường được ông cho chạy bàn. Khi đã làm quen và ông nhận thấy có sự chăm chỉ, khéo léo thì mới được nâng cấp lên làm những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao như thái thịt… Miếng thịt xếp vào bát phở phải to bản và mỏng”, anh Đồi chia sẻ.
Được ông nội hướng dẫn nên từ bé anh Đồi đã có kỹ thuật thái thịt bò điêu luyện. Hiện tại, kỹ thuật thái thịt của anh đã đạt đến độ, có lúc không cần nhìn dao vẫn thái được miếng thịt bò đúng chuẩn để xếp vào bát phở.
Quán vài chục mét vuông, khách đứng, ngồi ăn vội
Giai đoạn 2001 - 2004, anh Đồi tự mở một quán phở bò ở Ngã Tư Sở. Quán nhỏ, chỉ vài chục mét vuông nhưng đông khách tới mức mỗi ngày anh bán hơn 2 tạ bánh phở (trung bình mỗi cân bánh phở, anh Đồi chia được 6 bát).
Nhiều khách xếp hàng chờ đến lượt mua. Có khách không có chỗ ngồi còn bê phở đứng ăn rồi vội đi làm.
Việc làm ăn khấm khá nên anh Đồi càng say nghề. Có hôm, anh chỉ ngủ được vài tiếng vì cửa hàng đông khách: “2h sáng tôi mới đi ngủ, nhưng 4h sáng đã dậy để chuẩn bị phở bán ngày mới”.
Anh Đồi không nhớ được hết các vị khách thường xuyên đến quán. Nhưng có một kỷ niệm khiến anh bất ngờ và hạnh phúc nên đến giờ vẫn nhớ như in.
“Đó là năm 2002, tôi đi du lịch Trung Quốc. Đang ở điểm du lịch thì một người đàn ông nhìn tôi rồi reo lên: Ôi, sao ông Cồ lại ở đây. Tôi ngớ người hỏi lại: Ơ, sao anh biết em? Người đó nói: Anh ăn phở nhà em suốt nên nhận ra ngay”, anh Đồi nhớ lại, vẻ mặt hãnh diện.
Sau này, cũng nhờ nghề bán phở mà anh Đồi cũng như nhiều người làng Vân Cù có cơ hội phát triển. Có người nhờ bát phở mà gặp được ý trung nhân.
Kỳ tới: Cú sốc của phở và chuỗi ngày kinh hoàng của các ông chủ ở Hà Nội
3 cuộc hôn nhân và làm mẹ năm 18 tuổi
Dù xuất thân trong gia đình không ai theo nghiệp diễn nhưng 3 chị em gái nhà diễn viên Hoàng Yến lại có năng khiếu nghệ thuật, đặc biệt là ca hát và diễn xuất. Hoàng Yến bảo, có thể do cô được tiếp cận với tất cả các dòng sách từ nhỏ nên những cảm xúc có được từ những cuốn sách đó đã khiến cho tâm hồn của Hoàng Yến trở nên dễ rung động và nghệ sĩ tính. Hoàng Yến viết văn hay và có lẽ chính niềm đam mê văn học từ nhỏ đã tạo nên một Hoàng Yến của hiện tại, mơ mộng, luôn khao khát yêu thương dù cuộc đời có xô cô ngã nhiều lần.
Hoàng Yến là nữ diễn viên luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan
"Ông ngoại Hoàng Yến là người yêu thích sách. Hồi nhỏ, tôi hay sang phòng ông để đọc sách. Căn phòng vài chục mét vuông của ông nhưng 3 mặt tường đều làm giá sách bao quanh. Tôi đọc hết cuốn này với cuốn khác và không thích ra ngoài chơi nữa. Có lẽ vì thế tôi luôn tỏ ra là một cô bé ‘hiểu chuyện’", Hoàng Yến chia sẻ.
Khi đón nhận tin mình làm mẹ ở tuổi 18, Hoàng Yến thay vì hoang mang, cô chấp nhận số phận và hoạt động nghệ thuật cầm chừng. Bạn bè cùng trang lứa nhiều người như Vân Dung đều đã có tên tuổi nhưng mãi sau này Hoàng Yến mới được biết tới nhưng cô nói mình chẳng hối tiếc điều đã xảy ra.
"Tình yêu đến rồi đi, phụ nữ ai chẳng muốn được yêu tới già, ai chẳng thích đi cùng người đàn ông tới cuối của con đường hạnh phúc, sống để yêu thương nhưng nếu không còn duyên nợ nữa, hãy chủ động để cả 2 đều có cơ hội yêu thương ai đó lần nữa", Hoàng Yến tâm sự.
Vì quan điểm đó, người chồng đầu tiên khi bị phát hiện có người phụ nữ khác, Hoàng Yến quyết định chia tay, dắt con về nước làm lại từ đầu. Người đàn bà khát khao yêu thương như Hoàng Yến lại chọn bến đỗ mới. Chuyến đò thứ 2, Hoàng Yến có thêm bé gái nữa nhưng cuộc hôn nhân này cũng chỉ kéo dài 4 năm rồi đường ai nấy đi.
Nữ diễn viên thay đổi nhiều từ khi lấy chồng lần thứ 4
10 năm sau, Hoàng Yến kết hôn lần thứ ba với một người đàn ông kém cô tới 8 tuổi. Nhưng có lẽ họ cũng không có duyên với nhau nên suốt thời gian chung sống, cặp đôi không thể có con chung.
“Lúc chia tay người đàn ông thứ 3, tôi đã có suy nghĩ là sẽ không bao giờ kết hôn nữa. Nhưng cuộc đời đôi khi không phải mình muốn là được, hoàn cảnh, sự rung động của con tim và tôi không thể khước từ tình yêu khi mà nó lại đến dẫn dụ và khiến tôi muốn yêu quý hơn cuộc đời này”, Hoàng Yến tâm sự.
300 ngày sống trong lo âu khi mang bầu ở tuổi 40
Vì sống với người chồng kém 8 tuổi nhưng mãi không có con, thế nên ở cuộc hôn nhân thứ 4, trong đầu Hoàng Yến chưa từng mường tượng rằng mình sẽ làm mẹ thêm lần nữa.
"Thực sự con cái như là lộc Trời cho vậy. Nhiều lúc tôi đùa hỏi chồng rằng nếu em có em bé thì thế nào nhỉ? Thế mà không ngờ tin vui lại thành sự thật. Tôi không nghĩ ở tuổi 40 lại được làm mẹ. Thực sự tôi đã nín thở chờ ngày được nghe tim thai con đập khi được 7 tuần. Tới lúc em bé được 12 tuần, tôi đi siêu âm trong tâm trạng khủng hoảng hơn và Trời Phật thương, em bé của tôi an toàn", Hoàng Yến chia sẻ.
![]() |
Hoàng Yến và cô con gái thứ 3 trong ngày sinh nhật của mình. |
Nhưng chuỗi ngày lo lắng khi mang thai ở tuổi 40 của Hoàng Yến ngày càng tăng. "Đến tháng thứ 4 của thai kỳ, tôi nhận hung tin bị dây rau bám màng và u xơ tử cung. Đây là trường hợp hiếm mà theo bác sĩ, tỷ lệ tử vong thai nhi từ 60-100%. Trái tim tôi thắt lại, cú sốc quá lớn khiến cho bao nhiêu hy vọng, năng lượng trong người tôi lúc đó như bị rút cạn một cách đột ngột. Tôi vẫn biết mang thai ở tuổi 40 khó khăn, nhưng không thể ngờ là lại nhiều thử thách đến vậy.
Tôi ra ngoài, vẫn làm những công việc kinh doanh hàng ngày, chăm sóc bản thân, nghĩ tới điều tích cực. Tất nhiên, cứ 5, 10 phút tôi lại sờ lên bụng, nói chuyện với em bé như thể sợ để lâu em bé không cử động", Hoàng Yến chia sẻ.
Sau chuỗi ngày hồi hộp, em bé chào đời khoẻ mạnh khiến Hoàng Yến thở phào nhẹ nhõm. Giây phút nghe tiếng con khóc, Hoàng Yến cũng khóc, hạnh phúc của một người mẹ ở tuổi 40 với với chị thật tuyệt vời.
"Trộm vía em bé phát triển bình thườn. Làm mẹ ở tuổi 40, khi 2 con gái đã lớn, có một em bé cứ quấn quýt bên mình thực sự hạnh phúc khôn tả. Tôi chẳng mong muốn gì hơn dù cuộc đời này, tôi đã bị xô ngã quá nhiều lần. Nhưng lạc quan là liều thuốc đã thay đổi cuộc đời tôi", Hoàng Yến tâm sự.
Tình Lê
Dù đã là mẹ 3 con nhưng Đào Hoàng Yến - cô Xuyến trong 'Về nhà đi con', nữ diễn viên từng trải qua 4 đời chồng vẫn có thân hình nuột nà ngưỡng mộ.
" alt=""/>Hoàng Yến: 3 cuộc hôn nhân không trọn vẹn và cú sốc sinh con tuổi 40![]() |
Chương trình Đêm Rằm Đoàn Viên tổ chức ở Crescent Mall năm 2012 |
Lộng lẫy cung đường đèn lồngtruyền thống
Tại TP.HCM, nếu chọn địa điểm vui chơi trong dịp Trung thu thì mọi người sẽ nghĩngay đến những con đường lồng đèn nổi tiếng ở quận 5, quận 11…
Trung thu năm nay, bạn trẻ TP.HCM sẽ có thêm một điểm hẹn mới trên Cung đườnglồng đèn truyền thống ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (Q.7).
Đây là cung đường đẹp lung linh, huyền ảo với 1.500 chiếc lồng đèn truyền thốngnhư: đèn ông sao, đèn cá chép, đèn bươm bướm… được treo dọc theo Hồ Bán Nguyệt.
Thêm vào đó, chiếc lồng đèn Ông Sao khổng lồ, cao đến 4m làm điểm nhấn để mọingười có thể chiêm ngưỡng và lưu lại những khoảng khác kỷ niệm cùng người thân.
![]() |
Cuộc thi làm lồng đèn trong chương trình Đêm Rằm Đoàn Viên tổ chức ở Crescent Mall năm 2012 |
Ông Nguyễn Bửu Hội - Phó Tổnggiám đốc Công ty TNHH PT Phú Mỹ Hưng cho biết: “Thông qua việc thực hiện cungđường lồng đèn truyền thống tại Phú Mỹ Hưng, chúng tôi muốn tạo thêm một sânchơi mang đậm nét truyền thống nhằm giúp các em thiếu nhi không quên đi nhữngnét đặc trưng và giúp quan khách có dịp ôn lại những kỉ niệm về ngày Tết Trungthu cổ truyền”
Ông Hội cũng cho hay, “Nhân dịp này, chúng tôi còn muốn tôn vinh những người thợkhéo tay đã làm nên những chiếc lồng đèn xinh xắn, đáng yêu dành cho các emthiếu nhi và đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng, tôn tạo nét đặc trưngriêng của Trung thu Việt Nam thông qua hình ảnh chiếc lồng đèn truyền thống”
Từ 18h ngày 14/9 - 19/9/2013 (tức là từ mùng 10 - 15/8 Âm lịch), tại Khu vực Hồ Bán Nguyệt, Đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7, Công ty TNHH PT Phú Mỹ Hưng sẽ chức lễ hội Trung thu “Lung linh Sắc Việt”, gồm 2 hoạt động chính: Cung đường lồng đèn truyền thống và Đêm hội trăng Rằm. Chương trình được tài trợ bởi các nhãn hàng: Công ty Cổ phần NAHI, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Phú Hưng, Công ty TNHH Liên doanh Topcake, trường Mầm non Ngôi sao Tuổi thơ - Kinder Star… cùng các đơn vị đồng hành khác. |