Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Tigre, 07h30 ngày 31/1: Lợi thế sân nhà
本文地址:http://play.tour-time.com/html/72e495399.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs Deportivo Achuapa, 09h00 ngày 31/1: Chủ nhà gặp khắc tinh
Con rắn độc "nấp" trong chăn cắn cô gái tử vong.
Ngày 8/7, ông Lê Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) xác nhận, một cô gái trẻ trên địa bàn không may bị rắn cạp nia cắn, sau 5 ngày điều trị ở bệnh viện nhưng không qua khỏi.
Trước đó, vào khoảng 2h ngày 3/7, chị N.T.L. (SN 2000, trú ở làng Yên Phú, xã Nghĩa Lâm) đang ngủ tại phòng trên tầng 2 nhà mình, có bật điều hòa thì thấy lạnh nên kéo chăn lên đắp thì bất ngờ bị con rắn cạp nia ở trong chăn chui ra cắn một vết vào cổ.
Quá hoảng hốt, chị L. kéo con rắn ra thì bị cắn tiếp vào tay. Nạn nhân nhanh chóng được gia đình đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc, sau đó chuyển xuống Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để chữa trị.
"Do tình trạng quá nặng nên chị L. đã tử vong vào trưa 8/7. Nhận được thông tin, đại diện chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình", ông Kiên cho biết thêm.
Theo Dân Trí
Là một giáo viên chủ nhiệm, công việc ở trường đã rất áp lực với tôi, về nhà lại phải đứng giữa con và mẹ chồng khiến tôi bị stress.
">Rắn cạp nia 'nấp' trong chăn cắn cô gái trẻ tử vong
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhận xét đây là số lượng lớn, nhất là đối với một giải báo chí của ngành tổ chức lần đầu tiên.
Điều này thể hiện sức hút của giải, sự quan tâm của các phóng viên, nhà báo đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Đặc biệt, thể loại ảnh báo chí cũng có lượng tác phẩm tham gia dồi dào trong khi ở nhiều giải báo chí cấp quốc gia thiếu vắng tác phẩm thể loại này.
“Giải được tiến hành khi ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ, nhiều hoạt động. Đó là chất liệu, cảm hứng để các nhà báo hoàn thành tác phẩm của mình. Chúng tôi rất mừng vì có cơ sở để lựa chọn các tác phẩm xuất sắc nhất", Thứ trưởng phát biểu.
Hội đồng Sơ khảo được thành lập gồm 5 tiểu ban: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình và Báo ảnh để chấm 1.027 tác phẩm hợp lệ; trong đó có 344 tác phẩm báo in, 299 tác phẩm báo điện tử, 89 tác phẩm phát thanh, 201 tác phẩm truyền hình và 94 tác phẩm báo ảnh.
Hội đồng Sơ khảo sẽ hoàn thành vòng chấm sơ khảo vào ngày 10/8. Dự kiến, số lượng tác phẩm được lựa chọn vào vòng chung khảo theo các loại hình như sau: 35 tác phẩm báo in; 30 tác phẩm báo điện tử; 20 tác phẩm phát thanh; 30 tác phẩm truyền hình và 15 tác phẩm báo ảnh.
Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịchđược phát động vào ngày 26/12/2022 nhằm ghi nhận, tôn vinh những đóng góp xuất sắc của tập thể, cá nhân đội ngũ những người làm báo đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.
Theo quy định, tác phẩm tham dự giải được đăng, phát trên các loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, báo ảnh từ ngày 15/6/2022 đến hết ngày 30/6/2023.
Dự kiến lễ trao giải sẽ diễn ra vào tháng 9/2023 với các giải thưởng: 3 giải đồng hạng cho 3 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm tham dự giải, đạt kết quả cao; về giải cá nhân có 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 10 giải Khuyến khích cho mỗi loại hình báo chí.
Giải Báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch'Chiều 26/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch" lần thứ nhất năm 2022-2023.">Hơn 1.000 tác phẩm dự giải báo chí về văn hóa, thể thao, du lịch
“Tôi từng tự nhủ sau này không lấy gái đường sắt…”
Vợ chồng anh Nghĩa và chị Thảo đã hơn 10 năm cùng làm việc trên chuyến tàu đường sắt Bắc Nam nhưng khác tổ tiếp viên. Do đặc thù công việc, cả hai đều có những chuyến đi dài ngày theo tàu.
Nếu để con ở lại nhà trọ trên thành phố thì phải thuê người đưa đón và chăm sóc con. Thu nhập của vợ chồng chị Thảo không đủ để chi trả cho người giúp việc. Vì thế, cặp vợ chồng sinh năm 1986 phải gửi 2 con về quê nhờ ông bà ngoại chăm sóc.
Anh Nghĩa chị Thảo cũng nhiều lần bỏ lỡ các dịp đồng hành cùng con như khai giảng, đi tham quan, họp phụ huynh… Dù rất thương con nhưng họ không thể tham gia được. Rất may gia đình và mọi người đều hiểu, thông cảm cho đặc thù công việc của tiếp viên đường sắt.
Chị Thảo tâm sự: "Trước đây chúng tôi đi khác mác (số hiệu tàu - pv) thì còn được ở nhà nghỉ cùng nhau 1-2 ngày giữa mỗi lần lên ban (đi làm trên chuyến tàu khứ hồi - pv).Giờ đây, chúng tôi cùng làm trên 1 mác tàu, nếu đi lệch ban thì khi tổ này về ga, tổ còn lại sẽ lên đường. Chồng về thì vợ đi nên chúng tôi chỉ được 1-2 lần nhìn qua cửa sổ quan sát người kia rời ga trên chuyến tàu ngược chiều".
“Bố tôi là nhân viên ngành đường sắt. Tuổi thơ tôi lớn lên, gắn liền với nhà ga Cầu Yên (Hoa Lư, Ninh Bình). Vì thế, tôi quá am hiểu về những thiệt thòi mà nhân viên ngành đường sắt gặp phải. Tôi luôn tâm niệm không lấy gái đường sắt làm vợ, vậy mà không hiểu duyên số thế nào vẫn có cô vợ là tiếp viên đường sắt”, anh Đinh Như Lưu - trưởng tàu an toàn tàu khách SE05 cười nói.
Vợ anh, chị Vân An là tiếp viên phục vụ ăn uống cho hành khách trên đoàn tàu Thống Nhất.
Anh Lưu sinh năm 1977 hơn chị An 5 tuổi. Hai anh chị học cùng khóa tại trường đào tạo nghề đường sắt, cùng chơi chung với một nhóm bạn và bây giờ lại cùng nhau làm việc trên mỗi chuyến tàu.
Chị An tâm sự với phóng viên VietNamNet: "Hai vợ chồng tôi cùng làm trên 1 chuyến tàu có nhiều cái hay nhưng cũng có cái thiệt thòi. Khi con còn nhỏ, 2 vợ chồng tôi muốn đi khác tổ nhau để có người ở nhà chăm con. Nhưng sau này, do thời gian xoay vòng giữa các ca của chúng tôi lệch nhau không nhiều, lại do hoàn cảnh chúng tôi đành xin được làm cùng tổ cùng ca từ năm 2017".
“Vợ tôi bị tai nạn giao thông nên không thể đi xe máy được. Vì thế, tôi xin làm cùng tổ để 2 vợ chồng thuận tiện hơn trong lúc làm việc cũng như ở nhà. Tôi lại làm xe ôm không công cho bà xã, thế là được đồng hành cùng vợ trên mỗi chặng đường, mỗi chuyến đi”, anh Lưu tiếp lời vợ.
Một ngày của nữ tiếp viên đường sắt
Trước khi tàu lăn bánh, tiếp viên hàng ăn như chị An phải nhận đồ giải khát, tự bê vác từ kho lên toa và sắp xếp gọn gàng. Công việc mỗi ngày của chị An là kéo xe hàng ăn đẩy đi các toa, phục vụ nước uống, đồ ăn cho khách đi tàu.
“Mình phải tự làm hết những việc đó dù bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm. Vất vả nhất là khi di chuyển xe hàng ăn qua các đầu đấm (khấc nối giữa 2 toa tàu - pv) rất nặng. Nhưng vẫn phải cố gắng làm vì các thành viên trong tổ tàu ai cũng có công việc riêng, không thể giúp đỡ”, chị An kể lại.
Chị Đoàn Thảo làm việc trên tàu SE từ năm 2009 tới nay. Công việc quen thuộc của chị mỗi khi đi tàu cũng giống như bao đồng nghiệp khác. Chỉ có điều, do sống ở quê cùng bố mẹ và con cái, nên mỗi khi đi làm chị Thảo phải đi rất sớm. Chị rời nhà từ lúc 5h30 sáng để kịp lên cơ quan nhận kế hoạch chuẩn bị tác nghiệp và nhận chăn ga gối từ kho giặt là.
Tiếp đến, nữ tiếp viên thay chăn ga gối, dọn vệ sinh toa tàu mình phụ trách và 14h chuẩn bị đón khách lên tàu. 15h30 tàu lăn bánh từ Hà Nội đi TP.HCM cũng chính là thời gian chị bắt đầu lên ban.
“Tôi thích làm giáo viên nhưng dòng đời xô đẩy, nhân duyên lại trở thành tiếp viên đường sắt. Khi mới vào nghề, tôi đi tuyến Hà Nội - Lào Cai. Lúc tàu đi qua nhà dân thấy họ đang quây quần xem tivi mà nhớ nhà vô cùng. Tôi còn bị say tàu, về nhà rồi mà người vẫn lâng lâng chòng chành như đang trên tàu vậy. Bây giờ đi nhiều thành quen, tôi lại thấy yêu nghề”, chị Thảo nhớ lại.
Tự hào và quyết tâm bám trụ với nghề tiếp viên đường sắt
Chị An kể, bình quân, thu nhập mỗi tháng của chị chỉ từ 5-6 triệu đồng. Sau 21 năm làm nghề tiếp viên, lần đầu tiên và duy nhất chị đạt mức lương 10 triệu đồng là vào tháng 1/2023 vì tháng đó đi tăng cường 6 chuyến liên tiếp, gần như cả tháng ở trên tàu.
"Lương ngành chúng tôi không được cao như các ngành khác, cũng phải yêu nghề thì chúng tôi mới gắn bó với nghề lâu như vậy. Được cái, chúng tôi sống ở quê cùng ông bà, tự cung tự cấp chăn nuôi cấy hái nên không phải lo tiền ăn uống. Tôi tranh thủ bán hàng online khi đi tàu. Khi được nghỉ 4 ngày thì đi gặt hái, cấy lúa, nuôi gà cho bố mẹ", chị Thảo nói.
Con trai anh Lưu, chị An từ bé đã quen với việc "đi ké" tàu của bố mẹ, tự xuống ga Ninh Bình rồi về quê ăn Tết cùng ông bà nội vì bố mẹ bận phục vụ hành khách trong các dịp cao điểm Tết
Vì tính chất công việc phục vụ trên tàu rất vất vả, bê vác hoặc trượt chân ngã nguy hiểm nên những nữ tiếp viên có thai sẽ không được đi làm. Cách đây 18 năm, khi chị Vân An mang thai con đầu lòng, do cơ thể gọn gàng nên chị giấu lãnh đạo, vẫn đi phục vụ ăn uống cho hành khách bình thường.
Tới tận tháng thứ 8, bụng đã to, chị mới đành phải nghỉ ở nhà. "Nói mình yêu ngành yêu nghề thì hơi lý thuyết. Nhưng thực sự nghề đảm bảo cuộc sống cho mình, gắn bó hơn 20 năm thì mình phải yêu và gắn bó thôi”, chị cười nói.
“Tuy cuộc sống của nhân viên đường sắt vẫn còn nhiều thiếu thốn nhưng bù lại được đi đây đi đó gọi là du lịch qua ô cửa sổ con tàu miễn phí. Nhiều người bạn sẵn sàng giúp đỡ tôi tìm việc khác thu nhập cao hơn, phát triển kinh tế gia đình hơn nhưng vợ chồng tôi bằng lòng với những gì mình đang có. Tôi rất tự hào và hãnh diện vì công việc của mình", anh Lưu nói.
Xem video: Cảnh đẹp Việt Nam được anh Lưu quay từ tàu hoả
Có người từng nghĩ, nghề lái tàu, tiếp viên đường sắt là những công việc nhàn hạ, ổn định, lại được rong ruổi qua nhiều vùng đất. Thực tế, đó là những công việc vô cùng gian nan, vất vả và có không ít hiểm nguy. Tuy nhiên, như các nghề khác, nghề lái tàu hay làm tiếp viên đường sắt cũng có những nốt trầm, nốt thăng, có vui, có buồn, có nụ cười và cả những giọt nước mắt.
Trong quá trình thực hiện loạt bài về nghề lái tàu, nghề tiếp viên đường sắt này, phóng viên VietNamNet đã có những cuộc trò chuyện thân tình, đầy ý nghĩa với những anh, chị có thâm niên trong nghề. Từ những chia sẻ chân thực, thẳng thắn của những người lái tàu, tiếp viên đường sắt “lão luyện” ấy có thể thấy được phần nào bức tranh về công việc của họ với nhiều cung bậc cảm xúc.
">Cặp đôi tiếp viên thoáng nhìn nhau rời ga trên chuyến tàu ngược chiều
Soi kèo phạt góc Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2
Trong đoạn clip, một nhóm người đứng xung quanh người phụ nữ mặc áo khoác đỏ, cạnh một chiếc xe máy. Bé trai ngồi trên yên xe máy, tay bế một em nhỏ. Phía sau vành tai của bé trai đang chảy máu. Người phụ nữ xưng là mẹ lớn tiếng quát nạt con, có lúc định xông vào đánh con bất chấp người dân can ngăn.
Trao đổi với VietNamNet, anh Lý Văn Giang cho biết tình huống trên được anh quay trực tiếp bằng điện thoại vào lúc 9h30 sáng 31/12/2023, trên quốc lộ 37 đoạn qua khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
"Tôi đang đi đường thì trông thấy người mẹ đánh con tới tấp. Tôi dừng xe, tiến tới can ngăn. Khi thấy người mẹ đánh con liên tiếp 2 lần trước mặt mọi người, tôi mới rút máy điện thoại ra quay lại", anh Giang chia sẻ.
Theo anh Giang, trong số những người dân có mặt khi đó có người đã chứng kiến bà mẹ đánh cháu bé từ trước. Mọi người bức xúc không cho người mẹ đi và đề nghị gọi công an xã. Thấy có nhiều người quan tâm đến vụ việc nên anh Giang rời đi.
"Cháu bé gầy gò ốm yếu như vậy mà người làm cha làm mẹ lại đánh con túi bụi. Trên cổ và mặt thằng bé trầy xước, đầy vết sẹo cũ", anh Giang chia sẻ.
Sau khi đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội, rất nhiều người quen biết mẹ con cháu bé đã cung cấp thêm thông tin: Bé trai tên L., mẹ là T. Đây không phải là lần đầu L. bị mẹ đánh như vậy.
Chị A. từng ở cùng khu trọ với mẹ cháu bé cho biết, L. là con của T. với người chồng trước. Hiện, T. chung sống với người đàn ông khác và sinh được 2 bé nữa.
"Cứ có ức chế gì là người mẹ này trút mọi sự tức giận vào cháu bé. Rất nhiều người dân ở đây đã thấy chị ấy đánh con", chị A. kể lại.
"Xem clip của anh Giang, tôi thấy nhiều người bình luận có ý định quyên góp tiền ủng hộ cháu bé. Theo tôi là không nên ủng hộ tiền. Không phải tôi không thương cháu, mà tốt nhất là mọi người tìm cách nào đó đừng để bị người mẹ đó lợi dụng. Tốt nhất là tìm cách giúp đỡ cháu bé được an toàn", chị A. nói thêm.
Bà B., một người cho thuê nhà kể, hai mẹ con T. tới trọ ở xã Hồng Thái, huyện Việt Yên từ năm 2012. Mọi người đã chứng kiến T. đánh con dã man, từ trong nhà ra đường, từ cổng trường tới sân nhà văn hóa...
"Các chủ nhà trọ và hàng xóm đều xót xa, thương cháu bé, nhưng can ngăn nhiều lần cũng không thay đổi được gì. Chị T. trọ được vài tháng ở xóm Ga rồi lại phải chuyển sang xóm Bùng, xóm Nguộn... vì các chủ trọ như tôi sợ ảnh hưởng tới sinh hoạt chung của các gia đình khác nên đuổi đi, không cho thuê nữa", bà B. nói.
"Nếu bỏ quần áo thằng bé ra sẽ thấy các vết sẹo. Chúng tôi mong công an, chính quyền vào cuộc, giúp đỡ thằng bé. Hoặc là tìm cách để nhà nội cháu ở Hải Dương đón về nuôi, hoặc bần cùng thì gửi cháu vào trại trẻ mồ côi, có lẽ cháu còn sướng hơn", bà B. nói thêm.
Ông Thân Văn Tuy, trưởng thôn Hùng Lãm 1 - nơi T. đang ở trọ cho biết: "Chị T. có 3 người con. Dù mới chuyển tới thôn tôi ở mấy tháng nhưng chị này đã đánh cậu con lớn nhiều lần. Có lần cháu L. cùng các bạn đùa nghịch hái trộm táo ở nhà văn hóa thôn, chị T. đã đánh con túi bụi trước sự chứng kiến của chúng tôi.
Trẻ con tầm tuổi ấy hiếu động, nghịch là chuyện bình thường. Chúng tôi và công an xã nhiều lần gặp và răn đe chị T. nhưng vẫn thế, không hiểu ra làm sao".
Nhiều người dân cho rằng việc chị T. đánh cháu L. gây ảnh hưởng tới văn hóa của thôn. "Chúng tôi cũng nhờ chỗ công an nhắc nhở chị T. đừng đánh con nữa. Trưởng thôn như tôi cũng chỉ nhắc nhở được vậy thôi. Mẹ con đi đến đâu ở trọ cũng bị đuổi, hoàn cảnh cháu bé tội lắm".
Bé trai bế em nghi bị mẹ đẻ bạo hành, đánh chảy máu tai giữa đường
Nhờ có sự hỗ trợ của chính phủ, bao gồm các ưu đãi dành cho người mua xe và tài trợ trực tiếp, rất nhiều công ty khởi nghiệp xe điện của Trung Quốc đã ra mắt trong thập kỷ qua. Các nhà sản xuất ô tô cũng nhanh chóng tung ra xe điện để tranh thủ trợ cấp từ chính phủ.
Điển hình như nhà phát triển bất động sản khổng lồ Evergrande Group cũng mở thêm mảng sản xuất xe điện khi đế chế bất động sản của họ bắt đầu sụp đổ. Thế nhưng, giờ đây, đơn vị xe điện của họ cũng đang rơi vào trạng thái phá sản.
Trong vài năm qua, khoảng 400 nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc đã thất bại khi Bắc Kinh giảm trợ cấp cho ngành nhưng lại chỉ đạo tăng cường sản xuất. Các bãi phế liệu khắp Trung Quốc tràn ngập những chiếc xe điện lỗi thời, cùng với sự trống vắng người ở của các dự án phát triển nhà ở bỏ hoang, khiến thị trường xe dần bão hòa.
Gần đây, Bắc Kinh đã gia hạn miễn thuế bán xe điện để kích thích ngành công nghiệp sản xuất xe. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô vẫn đang phải giảm giá để bán những chiếc xe tồn kho, khiến cho lợi nhuận bị sụt giảm. Họ đứng trước con đường chỉ có tiến mà không thể lùi do quy định sẽ trừng phạt các nhà sản xuất có tỷ lệ xe điện/động cơ đốt trong ít.
Trong tháng 8, liên doanh của Volkswagen tại Trung Quốc đã công bố khoản ưu đãi lên tới 8.200 USD cho mẫu xe điện ID.6 X của mình. Các đại lý GM Chevrolet tại Trung Quốc đang giảm giá xe điện hơn 25%. Mặc dù xe điện hiện chiếm 1/3 doanh số bán ô tô ở Trung Quốc nhưng nguồn cung vẫn vượt xa nhu cầu. Khoảng cách này có thể sẽ tăng lên khi mức tiêu dùng của Trung Quốc suy yếu.
Cũng như bất động sản, chính phủ Trung Quốc gia tăng hỗ trợ đầu tư vào xe điện, nhưng lại phân bổ vốn không hợp lý, dẫn đến việc tiền hỗ trợ không được sử dụng hiệu quả.
Khó khăn từ thị trường xe điện Trung Quốc cũng đang nhìn thấy tương tự tại Mỹ.
Trong tháng 8, theo báo cáo của Cox Automotive, thời gian xe điện tồn kho đã tăng lên 103 ngày kể từ ngày xuất xưởng ở Mỹ, gấp đôi so với ô tô chạy bằng xăng.
Các nhà sản xuất và đại lý ô tô đang giảm giá xe điện để xử lý nguồn cung ngày càng tăng của họ. Giá xe điện trung bình đã giảm 20% so với năm 2022, xuống còn 53.438 USD, do hoạt động giảm giá của Tesla và các ưu đãi của đại lý.
Gần đây, Ford đã giảm mục tiêu sản xuất xe điện khi ngày càng thua lỗ và lượng hàng tồn kho tăng. Vào cuối tháng 6, hãng ghi nhận mẫu Mustang Mach-E đã tồn kho 116 ngày và mẫu Hummer chạy điện của GM cũng tồn kho trong 100 ngày.
Trước tình trạng trên, các nhà sản xuất ô tô truyền thống sẽ phải tăng giá ô tô chạy bằng xăng để bù đắp tổn thất về xe điện. Vào ngày 19/8, một giám đốc điều hành của United Auto Workers cho biết Stellantis đang dự kiến chuyển hoạt động sản xuất xe tải Ram 1500 từ ngoại ô Detroit sang Mexico để giảm chi phí. Để khắc phục tình trạng quá tải sản xuất xe điện do chỉ thị của Tổng thống Biden, việc quay trở lại bán xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, các công ty khởi nghiệp về xe điện đang gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất, đặc biệt khi lãi suất tăng cao. Đơn cử như Lordstown Motors đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 6. Nikola Corp cũng đã đưa ra cảnh báo về hoạt động kinh doanh bất ổn trong năm 2023.
Thất bại trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi trong một nền kinh tế năng động, nhưng các chính phủ sẽ phải chịu trách nhiệm chính về những hậu quả do quá trình chuyển đổi sang xe điện nhanh chóng và thiệt hại có thể chỉ mới bắt đầu.
(Tổng hợp Businessinsider, Cox Automotive)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thị trường ô tô Việt Nam chuẩn bị đón nhận thêm nhiều mẫu xe điện mớiTừ giờ đến cuối năm 2023, thị trường ô tô Việt nhiều khả năng sẽ có thêm loạt xe điện mới được trình làng, phủ từ phân khúc phổ thông cho tới xe sang.">'Bong bóng' xe ô tô điện bắt đầu xẹp khi cung vượt cầu
Ngay khi phát hành MV, giọng ca Em gái mưanhận được nhiều lời khen và cả dấu hỏi lớn về sự liều lĩnh khi thay đổi phong cách âm nhạc. Dự án mới cho thấy Hương Tràm “lột xác” sau 4 năm trau dồi, học tập ở Mỹ.
MV LaLaLavà EP gồm 3 bài hát được đầu tư bài bản, chỉn chu và mang màu sắc âm nhạc Anh - Mỹ. MV có sự đồng hành của Samantha Long - đạo diễn kiêm vũ công - biên đạo, từng hợp tác cùng các ngôi sao lớn như Nicki Minaj, Janet Jackson… tạo nên màu sắc mới cho sản phẩm.
Bước ra từ Giọng hátViệt, Hương Tràm thường gắn liền với dòng nhạc ballad cùng nhiều bản hit như Em gái mưa, Duyên mình lỡ… Song, khi trở lại với sự phóng khoáng, hoang dã của dòng nhạc Latin vốn không phải sở trường, cô khiến nhiều khán giả bất ngờ và khen ngợi với tạo hình ấn tượng, trưởng thành, chín chắn hơn
Vũ đạo của Hương Tràm cũng có bước tiến chuyên nghiệp. Theo nữ ca sĩ, việc thử thách bản thân trong vai trò nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc là hướng đến hình ảnh đa dạng.
Trong MV LaLaLavà E.P, yếu tố nữ quyền được sử dụng xuyên suốt 3 bài hát. Lời ca nhẹ nhàng như: “Tình ơi… đến đây…” hay “Tiếc thay đời em không muốn va vào chàng nữa” cổ vũ phái đẹp làm chủ tình yêu của mình.
Chia sẻ về thông điệp, Hương Tràm bày tỏ mong muốn trao cho phụ nữ quyền được biểu hiện cảm xúc, yêu - ghét một cách mạnh mẽ. Sắp tới, cô đồng hành cùng chiến dịch tôn vinh các nữ nghệ sĩ quốc tế có nhiều đóng góp cho âm nhạc.
Các sản phẩm của Hương Tràm sẽ xuất hiện trong hạng mục nổi bật của playlist quốc tế cũng như Việt Nam. Hình ảnh nữ ca sĩ được hiển thị trên billboard tại New York trong tháng 8.
MV LaLaLa và E.P của Hương Tràm - Charmy Pham:
Phước Sáng
">Hương Tràm trở lại với phong cách mới lạ, phát hành ca khúc tự sáng tác
友情链接