Thể thao

Chính chủ rao bán xe Dream biển tứ quý 8, bất ngờ xuất hiện chủ nhân thứ 2

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-01 22:54:45 我要评论(0)

Honda Dream biển 38 F8-8888 được rao bán 288 triệu đồngTrường hợp hi hữu "tranh chấp" về chiếc Hondabảng xếp hạng giải vô địch đứcbảng xếp hạng giải vô địch đức、、

Honda Dream biển 38 F8-8888 được rao bán 288 triệu đồng

Trường hợp hi hữu "tranh chấp" về chiếc Honda Dream biển VIP vừa xảy ra sau nửa tháng anh Lê Hữu Đức (Hà Tĩnh) rao bán chiếc Honda Super Dream đời 2003 biển số 38 F8-8888 với giá lên đến 288 triệu đồng.

Trao đổi với VietNamNet,ínhchủraobánxeDreambiểntứquýbấtngờxuấthiệnchủnhânthứbảng xếp hạng giải vô địch đức anh Đức cho biết đã mua chiếc xe qua mạng từ một người ở TP.HCM. Sau đó, anh Đức làm thủ tục sang tên đổi chủ tại Hà Tĩnh. Khi mua xe về, anh Đức đầu tư dọn mới với chi phí khoảng từ 30-35 triệu đồng. 

Thông tin chào bán xe Honda Dream 38 F8-8888 của anh Lê Hữu Đức (Hà Tĩnh) (ảnh: NVCC)

"Tất cả đồ dọn lên xe đều là phụ tùng chính hãng Honda, đúng dòng Super Dream của đời 2003. Một số đồ còn là hàng nhập từ Thái về. Xe dọn kỳ công, cùng với đó tấm biển số tứ quý 8 không đụng hàng cũng là một trong những yếu tố chính quyết định giá trị của chiếc xe", anh Đức chia sẻ khi rao bán. 

Cận cảnh chiếc Honda Dream 38 F8-8888 của anh Lê Hữu Đức (Hà Tĩnh) được rao bán trên mạng (ảnh: NVCC)

Theo anh Đức, biển số 38 F8-8888 là bộ số VIP, độc nhất. Theo quan niệm phong thủy, số 38 (đầu biển Hà Tĩnh) có ý nghĩa là ông địa nhỏ, mang vận may, kích tài lộc. Nối tiếp đó là 5 số 8, được đánh giá là một trong những bộ số đẳng cấp, thể hiện vị trí số 1 trong giới đam mê số đẹp. Đó là nguyên nhân chính khiến anh chào bán giá cao như vậy. 

Chủ nhân thứ 2 xuất hiện

Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin anh Đức rao bán chiếc Honda Super Dream đời 2003 biển số 38 F8-8888 công khai trên mạng và truyền thông, bất ngờ xuất hiện một người khác, nhận mình là chủ nhân biển số này.

Cận cảnh chiếc Honda Dream 38 F8-8888 của anh N.X.T (làm việc tại TP.HCM) vẫn đang được sử dụng ở Hà Tĩnh (ảnh: NVCC)

Chiều 3/8, VietNamNet nhận được thông tin phản ánh của anh N.X.T (làm việc tại TP.HCM) khẳng định, mình mới là chủ nhân của biển số 38 F8-8888 trên và chiếc Dream biển VIP của anh hiện vẫn đang được lưu giữ và sử dụng ở Hà Tĩnh bởi người thân.

"Năm 2008, tôi được một người anh tại Hà Tĩnh tặng cho chiếc xe Honda Super Dream biển tứ quý 8 (BKS: 38 F8-8888) nhân dịp cưới vợ. Xe có năm sản xuất 2003. Từ đó đến nay, chiếc xe vẫn gắn bó với tôi và gia đình. Đến nay, nhiều người muốn mua lại nhưng tôi không bán vì đó là món quà đặc biệt và tôi muốn giữ lại làm kỷ niệm", anh N.X.T kể.

"Sau đó, do xe bị mất giấy tờ, năm 2014, tôi đã làm thủ tục xác minh nguồn gốc phương tiện xe cơ giới tại công an huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Đến nay, tôi vẫn lưu giữ phiếu xác minh của công an huyện Can Lộc, xác nhận thông tin chiếc xe Honda Super Dream biển tứ quý 38 F8-8888 với số khung, số máy gốc. Hiện, tôi cũng chưa làm thủ tục sang tên và xe vẫn mang tên chính chủ cũ", anh T cho biết.

Anh N.X.T giãi bày: "Bỗng dưng tôi được người nhà gửi cho hình ảnh về việc anh Đức đăng bán xe Honda Super Dream biển tứ quý 38 F8-8888 với giá đến 288 triệu. Tôi giật mình ban đầu tưởng xe bị người nhà đem bán mà không xin phép. Tôi cũng trao đổi lại với người anh tặng xe và thấy rằng, hồ sơ giấy tờ xe của mình có nguy cơ bị làm giả".

Cũng theo anh N.X.T, sau khi phát hiện sự trùng hợp kỳ lạ này, anh đã liên hệ với cơ quan CSGT TP Hà Tĩnh để phản ánh và đề nghị vào cuộc xác minh sự việc.

Công an TP Hà Tĩnh vào cuộc xác minh

Trao đổi tiếp với VietNamNet, anh Lê Hữu Đức cũng tỏ ra bất ngờ và rất lo lắng về sự "trùng hợp" này. Anh Đức cho biết, chiếc Honda Super Dream đời 2003 biển số 38 F8-8888 được anh mua qua mạng. Tuy nhiên, lúc mua xe, chỉ có giấy tờ mua bán chứ không có giấy đăng ký xe chính chủ cũ và thủ tục sang tên được phía bán lo. "Giờ tôi tìm lại liên lạc người bán xe trên mạng thì đã không còn dấu vết", anh Đức nói.

Theo bản chụp giấy đăng ký xe của anh Đức, anh đứng tên chủ sở hữu xe Honda Super Dream đời 2003 biển số 38 F8-8888, cấp ngày ngày 8/5/2023, người ký giấy là Thượng tá Bùi Đức Thuận, Phó Trưởng Công an TP Hà Tĩnh.

Theo ghi nhận của VietNamNet, các thông tin về số khung số máy của chiếc Honda Super Dream đời 2003 biển số 38 F8-8888 cấp cho anh Đức cũng trùng khớp với số khung số máy của chiếc Honda Super Dream đời 2003 biển số 38 F8-8888 do anh T. đang lưu giữ.

Ảnh chụp giấy tờ xe hiện tại của anh Lê Hữu Đức (bên trái) và ảnh chụp giấy xác minh nguồn gốc phương tiện xe cơ giới của anh N.X.T làm năm 2014. Ảnh: NVCC

Ngay tối 3/8, anh Đức cho biết đã bị Công an TP Hà Tĩnh triệu tập để tường trình vụ việc. Hiện, toàn bộ hồ sơ và chiếc xe Honda Super Dream đời 2003 biển số 38 F8-8888 của anh Đức đang bị tạm giữ tại cơ quan công an.

Sáng 4/8, PV VietNamNet đã liên lạc với Thượng tá Bùi Đức Thuận, Phó Trưởng Công an TP.Hà Tĩnh thì được vị lãnh đạo này chuyển giao yêu cầu làm việc Trung tá Dương Thị Hồng Ngân - Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an TP Hà Tĩnh.

Liên lạc tiếp theo sự hướng dẫn trên, Trung tá Dương Thị Hồng Ngân cho biết, vụ việc đang được công an xác minh và chưa thể cung cấp thông tin cụ thể.

(Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc này) 

Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Honda City bị tua ngược 120.000km: Hành vi gian dối lừa khách hàngPhân tích về trường hợp showroom ô tô đã qua sử dụng có tiếng Hà Nội bán chiếc Honda City đã bị tua ODO tới 120.000km, luật sư cho rằng đây có thể là hành vi gian dối trong mua bán nhằm mục đích lừa dối khách hàng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Bộ GD-ĐT khẳng định cuộc thi với trò chơi online “Chinh phục Vũ Môn” được thẩm định là có ích cho học sinh và các em không phải trả chi phí gì khi tham gia.

Mới đây, nhiều phụ huynh phản ánh việc con em họ tham gia vào một cuộc thi với trò chơi trực tuyến với tên gọi "Chinh Phục Vũ Môn" có những mục yêu cầu nạp tiền bằng thẻ cào. Điều khiến họ lo ngại là trò chơi trực tuyến này do trường và Bộ GD-ĐT tham gia tổ chức.

Trên thực tế, cuộc thi này không phải vừa mới xuất hiện mà đã bước sang mùa thứ 3 và thu hút gần 1 triệu thí sinh tham gia. Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên mà cuộc thi này mở rộng thêm đối tượng thí sinh, cho phép các em ở bậc tiểu học lớp 3-5 tham gia.

{keywords}
Giao diện cuộc thi với game online Chinh Phục Vũ Môn. 

Để làm rõ vấn đề này, báo điện tử VietNamNetđã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT).

Nhiều phụ huynh bày tỏ lo ngại về cuộc thi “Chinh phục vũ môn” có sự tham gia tổ chức của Bộ GD-ĐT đang được tổ chức cho học sinh khi cho rằng đây là một game online. Ông có thể giải thích tại sao cuộc thi này lại được đưa vào trường học?

Cuộc thi trực tuyến “Chinh phục vũ môn” là cuộc thi tìm hiểu kiến thức tổng hợp giành cho học sinh phổ thông do TƯ Đoàn TNCS HCM chủ trì tổ chức từ năm học 2014-2015. Từ hiệu quả của Cuộc thi giành cho các em học sinh THCS, theo đề xuất của TƯ Đoàn TNCS HCM, sau khi nghiên cứu, Bộ GD-ĐT đã thống nhất phối hợp tổ chức Cuộc thi lần thứ II (năm học 2015-2016) và lần thứ III (năm học 2016-2017).

Trong 2 lần đầu, cuộc thi được tổ chức cho các em học sinh THCS trên toàn quốc. Lần thứ III, năm học 2016 – 2017, cuộc thi đã mở rộng đối tượng cho các em học sinh lớp 3 – 5. Nội dung các câu hỏi của cuộc thi bao gồm: kiến thức các môn văn hóa, kiến thức xã hội, kiến thức đời sống xã hội. Cuộc thi đã được thẩm định dưới sự tham gia của các nhà khoa học.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi Bộ GD-ĐT dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học nào để đưa cuộc thi vào trường học?

Cuộc thi được tổ chức nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo cho thiếu nhi; nâng cao nhận thức về khả năng khai thác hiệu quả internet phục vụ học tập, giải trí và rèn luyện, giúp các em tránh xa các trò chơi online độc hại, bạo lực, ảnh hưởng không tốt đến thiếu niên, nhi đồng.

Cung cấp kiến thức cần thiết, bổ ích cho học sinh, qua đó hình thành thói quen chủ động học tập và tiếp cận tri trức thông qua nền tảng công nghệ thông tin. Cuộc thi được tổ chức sinh động, thân thiện, vui tươi, an toàn; giúp các em nắm chắc kiến thức về văn hóa, xã hội và kỹ năng sống. Cuộc thi cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.

Nội dung câu hỏi, đáp án và hình thức tổ chức thi cuộc thi đã được các nhà khoa học, các nhà giáo có uy tín tham gia xây dựng và thẩm định.

{keywords}

Thông tin về cuộc thi với trò chơi giáo dục trực tuyến này được đăng tải trên website nhiều trường.

Vậy tính hiệu quả và an toàn giáo dục của cuộc thi đến đâu, thưa ông?

Tôi cho rằng, với nội dung và hình thức thi nêu trên, cuộc thi đã đáp ứng được nhu cầu tìm tòi, sáng tạo, bổ sung tri thức, nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc, xã hội, kỹ năng sống... cho học sinh.

Cụ thể, thứ nhất, cuộc thi kết hợp hài hòa giữa học tập và giải trí. Khi học sinh tham gia cuộc thi “Chinh phục vũ môn”, phụ huynh có thể yên tâm vì con em mình đang được học tập và giải trí trong một môi trường an toàn, lành mạnh. Các kiến thức được đề cập, lồng ghép một cách sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không áp lực.

Thứ hai, hệ thống kiến thức trong cuộc thi rất phong phú, chuẩn mực. Cuộc thi Chinh phục vũ môn với thử thách 63 ô câu hỏi bao hàm lượng kiến thức rộng, trải dài ở nhiều môn học và nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội... Nội dung kiến thức trong cuộc thi được xây dựng đúng chuẩn với sự cố vấn của nhiều chuyên gia giáo dục của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Thứ ba, học sinh có thể tham gia cuộc thi mọi lúc mọi nơi, trên nhiều thiết bị: Chinh phục vũ môn được phát triển đa nền tảng trên máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng, giúp học sinh có thể tham gia giải trí và học tập mọi lúc mọi nơi cùng bạn bè. Không những vậy, với việc ứng dụng internet, cuộc thi còn tạo điều kiện cho nhiều học sinh vùng sâu vùng xa, những nơi điều kiện học tập còn khó khăn có cơ hội được tiếp cận với một mô hình học tập tiên tiến và bổ ích. Phụ huynh có thể đăng nhập để theo dõi, giám sát nội dung cuộc thi.

Có phụ huynh phản ánh việc con em họ tham gia cuộc thi này phải nạp tiền bằng thẻ cào điện thoại. Thực hư của câu chuyện này là sao, thưa ông?

Trước tiên xin khẳng định quan điểm của Bộ GD-ĐT là học sinh khi tham gia thi “Chinh phục vũ môn” không phải trả bất cứ chi phí nào cho việc tham gia thi. Đây là cuộc thi hoàn toàn miễn phí cho học sinh và phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh tham gia, không làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em.

Thực hiện nhiệm vụ phân công của Ban Tổ chức cuộc thi, Bộ GD-ĐT ban hành công văn để chỉ đạo các Sở GD-ĐT phối hợp với tỉnh/thành Đoàn tạo điều kiện, khuyến khích, động viên học sinh tham gia cuộc thi “Chinh phục vũ môn” .

Có thể khẳng định rằng, “Chinh phục vũ môn” là cuộc thi kiến thức tổng hợp cho dành học sinh như một số cuộc thi trực tuyến khác. Giao diện, nội dung câu hỏi của cuộc thi được thiết kế phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, rất dễ hiểu và dễ thao tác thi. Việc tham gia thi là hoàn toàn tự nguyện đối với học sinh. Tuy nhiên, các nhà trường không được để ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Hùng

" alt="Đưa game online vào các trường học: Bộ GD" width="90" height="59"/>

Đưa game online vào các trường học: Bộ GD

Virus Marburg không dễ lây nhưng có thể dẫn tới trở nặng nhanh. Ảnh: Indiatimes

"5 trong số 8 trường hợp, bao gồm một nhân viên y tế, đã tử vong. Ba người còn lại đang được điều trị,” WHO cho biết. Hiện cơ quan chức năng theo dõi 161 người có tiếp xúc với các bệnh nhân. 

Matshidiso Moeti, Giám đốc Khu vực châu Phi của WHO, thông tin những nỗ lực của cơ quan y tế Tanzania trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh cho thấy quyết tâm ứng phó với đợt bùng phát.

Bà Moeti nói: “Chúng tôi đang làm việc với chính phủ để nhanh chóng tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus và chấm dứt đợt bùng phát càng sớm càng tốt”.

Theo Anadolu Agency, WHO đang hỗ trợ Bộ Y tế Tanzania triển khai một đội cấp cứu tới Kagera để tiến hành các cuộc điều tra dịch tễ học tiếp theo.

Trước đó, Guinea Xích Đạo thông báo có 11 người tử vong do Marburg vào tháng 1 và 2 sau khi dự một đám tang ở tỉnh Kie-Ntem. 

Bệnh do virus Marburg, cùng họ với virus gây bệnh Ebola, có độc lực cao gây sốt xuất huyết, với tỷ lệ tử vong lên đến 88%. Triệu chứng thường khởi phát đột ngột với sốt cao, nhức đầu dữ dội và khó chịu nghiêm trọng.

Nhiều bệnh nhân có thêm các triệu chứng xuất huyết trong vòng bảy ngày. Hiện không có vắc xin hoặc phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus nào được phê duyệt. 

Virus được truyền sang người từ dơi ăn quả và lây lan giữa người với người thông qua tiếp xúc trực tiếp chất dịch cơ thể của người, bề mặt và vật liệu bị nhiễm bệnh.

Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt nguồn lây nhiễm virus Marburg

Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt nguồn lây nhiễm virus Marburg

Theo đánh giá của Bộ Y tế, Marburg là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có tỷ lệ tử vong lên tới 88%." alt="WHO thông báo 5 ca tử vong vì virus Marburg, bao gồm 1 nhân viên y tế" width="90" height="59"/>

WHO thông báo 5 ca tử vong vì virus Marburg, bao gồm 1 nhân viên y tế