Được phát động từ ngày 23/9 đến ngày 31/10, cuộc thi thu hút 500 hồ sơ đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, đề cử của hơn 18 cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo các tỉnh. Ban tổ chức đã chọn ra 5 đội bước vào chung kết gồm Yeast Er, Tititada, Enfarm, Tubudd và Thinkprompt.
Thực tế không có bằng chứng nghiên cứu nào về việc song ngữ ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy việc trẻ dừng bớt một ngôn ngữ sẽ cải thiện khả năng phát triển các ngôn ngữ khác.
Tất cả nghiên cứu đến nay chỉ ra rằng trẻ nói song ngữ không phát triển chậm hơn trẻ nói một ngôn ngữ chỉ bởi vì trẻ được học hai ngôn ngữ cùng một lúc. Các ngôn ngữ có thể khác nhau về cấu trúc cú pháp câu, nhiều từ dài hơn, cấu trúc âm thanh phức tạp hơn hoặc một số điểm ngữ pháp đa dạng. Bất kể những khác biệt này, trẻ em ở một độ tuổi nhất định có trí nhớ và khả năng xử lý tương tự nhau.
Trẻ có những khó khăn về phát triển ngôn ngữ cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Việc can thiệp cần dựa trên nguyên nhân hoặc các triệu chứng đó. Nếu trẻ có vẻ có vấn đề về phát triển, điều quan trọng là phải gặp các bác sĩ chuyên khoa như thần kinh, tai mũi họng, âm ngữ trị liệu, tâm lý... để có chẩn đoán và điều trị thích hợp tình trạng rối loạn.
Giống như trong quá trình phát triển ngôn ngữ đơn ngữ, trẻ nhỏ học song ngữ trước tiên sẽ tiếp thu được những gì dễ dàng trong ngôn ngữ. Đôi khi, trẻ song ngữ có thể tìm thấy một từ hoặc cấu trúc dễ dàng hơn trong cả hai ngôn ngữ và sử dụng chúng. Chẳng hạn, trẻ có thể dùng tiếng Anh để trả lời cho câu hỏi bằng tiếng Việt. Hoặc trẻ có thể gọi tên đồ vật này bằng tiếng Việt nhưng gọi đồ vật cùng phân loại khác bằng tiếng Anh.
Trẻ em song ngữ đạt được tất cả mốc ngôn ngữ trong phạm vi được gọi là giới hạn bình thường đối với trẻ đơn ngữ. Tốc độ phát triển ngôn ngữ là do vào khả năng và chất lượng tương tác của trẻ hơn là do nghe hai ngôn ngữ cùng một lúc.
Trẻ em phát triển với tốc độ rất khác nhau, càng lớn thì khả năng ngôn ngữ càng đa dạng. Vì vậy, phạm vi ngôn ngữ bình thường là rất lớn. Tuy nhiên, bố mẹ và các chuyên gia cần thời điểm nào nên quan tâm nhiều hơn và có thể thực hiện các bước để giúp đỡ một đứa trẻ đang tụt lại phía sau.
Hơn 20 năm qua, anh Nguyễn Văn Quý đã có gần 100 lần tham gia hiến máu tình nguyện (Ảnh: NVCC).
"Lúc đầu không nghĩ tôi sẽ hiến máu nhiều như vậy. Tuy nhiên khi thấy bệnh nhân thiếu máu đang phải giành giật sự sống mong manh, bản thân tôi lại thôi thúc, mong muốn làm gì đó để giúp người. Khi tham gia hiến máu tình nguyện, tôi lại càng thấy hạnh phúc vì mình đã làm được việc có ích giúp cho mọi người", anh Quý cho hay.
Hơn 20 năm nay, anh Quý đã đạt gần 100 lần tham gia hiến máu cứu người. Anh Quý cho biết khoảng cách số lần anh đi hiến máu không tuân theo một chu kì hay kế hoạch nào. Bởi bất kỳ lúc nào bệnh viện tỉnh cần máu gấp cứu người là anh có mặt.
Với con số hiến máu kỷ lục gần 100 lần, anh Quý đã được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ hiến máu (Ảnh: NVCC).
Anh nhớ lại, có lần anh tham gia hiến máu cho một bệnh nhân bị ung thư máu giai đoạn cuối ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai). Khi cô bé nhập viện cấp cứu trong tình trạng hết sức nguy kịch, mạng sống chỉ tính từng giờ, từng phút. Cơ thể thì đau đớn, khó thở cần phải truyền máu gấp. Sau khi biết được hoàn cảnh, anh Quý đã mặt ngay lập tức để hiến máu cứu cô bé. Nhưng rất đáng tiếc, ngày hôm sau anh lại nhận được tin cô bé mất.
Tuy những giọt máu của mình không cứu được cô bé, nhưng anh cũng cảm thấy an ủi vì những giọt máu của mình ít nhiều cũng đã níu kéo thêm được một chút thời gian bên nhau của cô bé và gia đình.
Anh Quý luôn suy nghĩ, băn khoăn về những lần hiến máu nhân đạo này. Anh muốn làm điều gì đó cho cộng đồng thông qua việc trao những giọt máu hồng. Từ đó, năm 2011, anh quyết tâm thành lập Câu lạc bộ hiến máu Nhân ái của phường để hiến máu cứu người ở tỉnh Gia Lai.
Hai vợ chồng anh Quý và chị Hương coi việc hiến máu nhân đạo là một niềm vui trong cuộc sống, khi làm được việc nghĩa giúp người (Ảnh: NVCC).
Không những thế, anh Quý còn thuyết phục vợ và người thân tham gia hiến máu cứu người. Đến nay, CLB đã có 74 người tham gia vào câu lạc bộ hiến máu nhân ái. Không chỉ anh Quý mà bất kỳ thành viên nào trong câu lạc bộ cũng sẵn sàng tham gia hiến máu tình nguyện để mỗi khi nhận được cuộc gọi của bệnh viện.
Chị Đặng Thị Thu Hương là vợ anh Quý (44 tuổi, trú TP Pleiku, tỉnh Gia Lai), hiện là phó Bí thư Đảng ủy phường Hội Thương. Chị cũng có gần 40 lần hiến máu.
Chị Hương tâm sự, chị được anh Quý truyền cảm hứng và đưa đi tham gia hiến máu tình nguyện. Chị đã tận mắt nhìn những bệnh nhân đang đau đớn, khó khăn. Qua đó, chị Hương cảm động và mong muốn làm được gì để giúp mọi người.
Lúc nào có người hay bệnh viện khó khăn khi thiếu nguồn máu để cứu người, anh Quý đều nhiệt tình tham gia (Ảnh: NVCC).
"Bố mẹ chúng tôi đã lớn tuổi nhưng vài năm trước vẫn đều đặn hiến máu tình nguyện. Qua việc hiến máu, thấy người thân khỏe mạnh, tôi luôn tuyên truyền cho người thân là hiến máu rất tốt, vừa giúp người vừa có được sức khỏe", anh Quý tự hào chia sẻ.
Là người hiến máu nhiều nhất tỉnh Gia Lai với số lần kỷ lục, gần 100 lần, anh Quý được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ hiến máu, được các cấp từ Trung ương đến địa phương tặng nhiều bằng khen.
Theo Dân trí