2025-01-27 13:17:28 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thời sự View:427lượt xem
Với điều kiện giao thông Việt Nam,ệmláixeôtôantoànchongườimớiláal ittihad đấu với al-nassr người mới lái phải trải nghiệm nhiều cung đường với địa hình khác nhau để trau dồi kinh nghiệm điều khiển ô tô.
Kinh nghiệm lưu thông cùng xe siêu trường, siêu trọng
Trang trại có khoảng 10.000 gốc với 300 giống, loài hoa hồng khác nhau.
Năm tháng trôi qua, những gốc hoa Việt Anh tặng ngày nào đã trở thành vườn hồng rực rỡ sắc màu. “Nhìn vườn hồng của mẹ tôi, ai cũng mê mẩn, xuýt xoa. Nhiều người còn đến hỏi mua hoa. Thấy vậy, tôi nảy ra ý định trồng hoa hồng để bán”, Việt Anh chia sẻ.
Giữa năm 2018, sau khi “lận lưng” ít kinh nghiệm trồng hoa từ những lần rong ruổi khắp các vườn hoa hồng Nam, Bắc, Việt Anh quyết định mua 300 gốc hoa về trồng trên 3000m2 đất đi thuê. Việt Anh chủ yếu mua các giống hồng từ các tỉnh phía Bắc vì cây cho hoa to, đẹp và đã thích nghi với khí hậu Việt Nam.
Hoa hồng được Việt Anh mua từ khắp các tỉnh thành trong nước và nhập về từ nước ngoài.
Dẫu vậy, những ngày đầu lập nghiệp, Việt Anh vẫn vấp phải nhiều chướng ngại. Hồng ốm yếu, còi cọc, cho hoa bé tí, nhạt màu, sâu bệnh thậm chí chết cây. Giai đoạn ấy, chàng trai trẻ gần như chỉ ở ngoài vườn.
Anh vùi mình trong những bụi hoa, loay hoay, mê mải với vô số thử nghiệm mới của mình. Việt Anh kể: “Lúc nào tôi cũng ở ngoài vườn. Nắng thì đội nón lá, mưa thì choàng áo mưa, bất chấp thời tiết mà ra chăm cây”.
Với diện tích 18.000m2 nơi đây được nhận định là một trong những trang trại hoa hồng lớn nhất tỉnh Đắk Lắk.
“Tôi cứ loay hoay ngoài vườn thử nghiệm các công thức, phun các loại thuốc rồi bỏ thời gian theo dõi xem sau khi sử dụng các loại thuốc cây có thay đổi gì hay không. Rồi tôi lặn lội đến các vườn khác để học tập, tự mày mò, xin kinh nghiệm trên các hội nhóm yêu thích hoa hồng”, Việt Anh kể thêm.
Từ bỏ công việc văn phòng để về làm vườn, Việt Anh chưa quen mưa nắng, công việc nặng nhọc của nhà nông. Thế nên, nhiều hôm anh mệt lả, ngồi nghỉ dưới gốc hoa cũng có thể ngủ ngon lành.
Nơi đây có những gốc hồng cổ thụ, thân to, giá trị lớn.
Việt Anh nói, công việc tuy nặng nhọc nhưng chưa bao giờ anh cảm thấy nản lòng. Thay vào đó, anh nhận về niềm hạnh phúc khi được tự tay chăm loài hoa mình say mê từ thuở bé.
Cuối cùng, những tháng ngày quên ăn, quên ngủ tại vườn cũng đem về cho anh những "trái ngọt" đầu tiên. Những bụi hồng của Việt Anh không còn sâu bệnh, cho hoa to, đều, đậm màu. Anh cũng cải tạo được đất vườn tơi xốp, khuất phục hầu hết các loại nấm bệnh hại cây.
Loài hoa hồng trắng hiếm gặp có mặt tại trang trại của Việt Anh.
Trang trại 10.000 gốc hồng
Tuy vậy, khi Việt Anh tự tin có thể bán hoa, cây trong vườn để thu về lợi nhuận cũng là lúc anh phát hiện mình thua lỗ.
Việt Anh kể, do vườn nằm ở vị trí ít người biết đến nên việc bán hồng không hiệu quả. Trong khi đó, hàng tháng, anh đều phải trả tiền nhân công chăm sóc vườn, tiền phân, thuốc, điện nước…
Hầu như quanh năm, trang trại ngập tràn hương, sắc hoa hồng.
Không chịu thua, Việt Anh mở rộng vườn, nhập thêm nhiều giống hồng ngoại, hồng cổ quý, hiếm gặp về thuần dưỡng, chăm sóc. Tự tin có thể sống được nhờ nghề trồng hoa hồng, Việt Anh vay vốn thuê thêm mảnh đất, lập vườn hoa với 300 giống hồng nội, ngoại nhập khác nhau.
Những gốc hồng hiếm gặp cho hoa to, rực rỡ, sực nức mùi hương khiến khu vườn sớm thu hút được một lượng khách hàng nhất định. Việc kinh doanh hoa của chàng trai trẻ bắt đầu có sự chuyển biến. Từ đây, mỗi tháng Việt Anh thu về từ 50-60 triệu đồng từ vườn hoa hồng của mình.
Trang trại trở thành nơi ngắm hoa, check-in ưa thích của giới trẻ.
Đầu năm 2021, Việt Anh lại thuê thêm đất, biến vườn hồng của mình thành trang trại hoa hồng rộng 18.000m2 với trên 10.000 gốc dạng thân gỗ, cây bụi và dây leo. Anh cũng lên ý tưởng và tự tay thiết kế trang trại hoa của mình thật bắt mắt với những tiểu cảnh, đường hoa, mái vòm hoa hồng… rực rỡ sắc màu.
Đặc biệt, nơi đây có những cây hoa hồng đào cổ, tuổi đời từ 30-40 năm. Những gốc hồng này thân to, hoa sai, màu đẹp, hiếm gặp nên có giá từ vài chục triệu đến trên 100 triệu đồng. Sau khi được mở rộng, trang trại hoa hồng của Việt Anh trở thành nơi ngắm hoa, chụp ảnh miễn phí của người dân phố núi.
Tuy nhiên, do dịch bệnh, trang trại đang đóng cửa. Mỗi ngày, Việt Anh đều ra trang trại chụp ảnh, lưu giữ lại những chùm hoa hồng đẹp nhất.
Vài tháng nay, dịch bệnh phức tạp, hoạt động kinh doanh hoa hồng của Việt Anh đình trệ. Tuy vậy, Việt Anh vẫn bình tĩnh và sống chậm trên chính trang trại bát ngát hoa hồng của mình. Mỗi sáng thức dậy, anh chìm đắm vào hương hoa quyện trong sương sớm.
Xong bữa sáng, Việt Anh ra vườn tưới nước, nhổ cỏ, trồng hoa. Chiều, anh cuốc đất, bón phân, trị sâu bệnh… Những ngày này, thời gian của anh cứ nhẹ nhàng trôi qua với những cánh hồng.
Một ngày của Việt Anh nhẹ nhàng trôi qua cùng những cánh hồng.
“Tôi yêu hoa hồng kiêu sa và cho hoa mỗi tháng. Trồng và chăm sóc hoa hồng đã trở thành đam mê của tôi. Và, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi được sống trọn với đam mê của mình”, Việt Anh chia sẻ.
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vườn hồng ở hàng rào tuyệt đẹp của vợ chồng Việt tại Nhật
Ở trong khu dân cư nhà xây sát nhau, chị Thủy tận dụng hàng rào để trồng đủ các loại hoa hồng. Một năm sau, cây nào cũng cho hoa trĩu cành.
" alt=""/>Trang trại hoa hồng rộng 18.000m2, đẹp mê mẩn của chàng trai phố núi
Đoàn sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội chi viện các "điểm nóng".
Trên chuyến xe đi từ TPHCM về Bình Dương, ấn tượng lớn nhất lúc đó là sự thay đổi gần như 180 độ của nơi này so với những hình ảnh mà tôi còn nhớ trong chuyến đi đúng một năm về trước. Sự nhộn nhịp, phồn hoa bị thay thế bằng những con đường vắng hoe, cánh cửa đóng chặt của các hàng quán và tiếng còi xe cấp cứu.
Khung cảnh ảm đạm này cũng cảnh báo chúng tôi về một cuộc chiến không dễ dàng ở trước mắt.
Chuyến xe đưa lực lượng chi viện Đại học Y Hà Nội tiến về Bình Dương.
Đẩy "KPI" lên gấp 3 lần để chạy đua với Covid-19
Tôi cùng 27 bạn sinh viên khác trong đoàn được phân công vào tổ truy vết các F0.
Nhóm chúng tôi làm việc tại một trụ sở UBND phường. Căn phòng có sức chứa tối đa hơn 20 người, không bật điều hòa, cửa sổ mở thoáng, ngồi giãn cách, thường xuyên lau mặt bàn bằng cồn để đảm bảo môi trường sạch khuẩn.
Nơi lực lượng truy vết làm việc là một phòng họp trong trụ sở UBND phường.
Một ngày làm việc bắt đầu bằng những cuộc gọi đến số máy của người có trong danh sách dương tính với SARS-CoV-2 từ lô mẫu xét nghiệm vừa chạy hôm trước.
Để tránh ồn ào, chúng tôi tách nhau ra để gọi điện, tìm mọi vị trí, người ra ban công, người ngồi hiên nhà, bất cứ chỗ nào miễn có nơi kê sổ để ghi chép.
Khai thác thông tin về tình trạng sức khỏe của F0 và những người liên quan; lịch trình di chuyển, tiếp xúc; lập cầu nối 2 chiều giữa F0 và lực lượng chức năng địa phương nếu họ có nhu cầu cần được giải quyết; cùng những vấn đề chuyên môn khác nếu cần là mục tiêu mà chúng tôi cần đạt được trong mỗi cuộc gọi.
Sau khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2, danh sách các bệnh nhân dương tính sẽ được chuyển lên lực lượng truy vết (Ảnh minh họa).
Từ những thông tin này, chúng tôi sẽ lập báo cáo dịch tễ của F0 và lên phương án xuống cộng đồng để truy vết ngay trong ngày nếu cần.
Thời gian đầu, mỗi ngày Bình Dương ghi nhận khoảng 50 - 100 ca, còn ở thời điểm hiện tại, con số này đã ở mức trên 1.000 thậm chí có ngày trên 2.000 - 3.000 ca bệnh được ghi nhận. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của chúng tôi cũng tăng lên rất nhiều.
Từ 10 F0/người/ngày, đến nay chúng tôi đang đặt "KPI" cao gấp 3 lần để đuổi kịp diễn biến dịch bệnh.
Số F0 liên tục gia tăng kéo theo áp lực của lực lượng truy vết (Ảnh minh họa).
Là sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa, truy vết F0 không phải là thế mạnh của tôi. Song, những khóa tập huấn thường kì của nhà trường cho lực lượng dự bị chống dịch, cũng giúp tôi đủ tự tin về năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, khó khăn đôi khi lại phát sinh từ chính những điều mà tôi không hề nghĩ đến trước khi bước vào cuộc chiến thực sự.
Cuộc trò chuyện đặc biệt với các "F"
Một đặc điểm chung của hầu hết các bệnh nhân hay người nhà của họ, mà tôi cảm nhận được qua những cuộc gọi, chính là tâm lý lo sợ và thậm chí là hoảng loạn.
Từ thực tế này, tổ truy vết vẫn thường xuyên trao đổi chuyên môn với nhau để tìm ra cách khai thác thông tin để ít ảnh hưởng tâm lý các bệnh nhân nhất.
Minh Hải là trưởng nhóm truy vết của đoàn sinh viên Đại học Y Hà Nội hỗ trợ thành phố Thuận An, Bình Dương.
Có trường hợp con là F0 nhưng số điện thoại được cung cấp cho lực lượng truy vết lại là của bố, mẹ và đang không ở cùng con. Biết được tin con dương tính SARS-CoV-2, họ đều rất hoảng hốt. Liên tiếp những câu hỏi về tình hình, sức khỏe từ phía đầu dây bên kia, bởi có lẽ với họ lúc này, chúng tôi là kênh thông tin duy nhất về con mình. Tiếc rằng, chúng tôi cũng là người đang đi tìm lời giải cho những câu hỏi đó.
Một cuộc gọi khác đến người đàn ông đã ngoài 30 tuổi. Sau khi được thông báo có kết quả dương tính SARS-CoV-2, câu hỏi đầu tiên của anh ta không phải là về tình trạng của mình, mà là cô con gái đã có triệu chứng sốt 2 ngày nay.
Nhiều người sợ cách ly tập trung hơn cả Covid-19, thế nên việc đầu dây bên kia tắt máy hay giả vờ báo nhầm số ngay sau khi chúng tôi giới thiệu là lực lượng truy vết là chuyện xảy ra như cơm bữa.
"Các em gọi thế này chị biết mình là F0 rồi. Nhưng chị sợ người thân của mình phải vào khu cách ly, sinh hoạt, ăn uống không hợp và nhỡ đâu có nguy cơ lây nhiễm chéo, nên chị sẽ không trả lời câu hỏi của em", một F0 từng "bất hợp tác" với chúng tôi theo cách đặc biệt như vậy. Và dĩ nhiên, đây là tình huống không hề có trong "sách vở".
Cũng đã không dưới 10 lần, khi cuộc gọi truy vết được thực hiện thì bệnh nhân đã nằm trong phòng Hồi sức cấp cứu và thậm chí có người đã trút hơi thở cuối cùng từ trước đó. Gác máy sau mỗi cuộc gọi như vậy, tôi lại suy nghĩ về sự nguy hiểm của Covid-19 và trách nhiệm đi trước diễn biến dịch của lực lượng trên tuyến đầu chúng tôi.
Sức nặng của số "1"
Những cuộc trò chuyện với "F" không chỉ gói gọn trên điện thoại. Tất cả mọi ngày, chúng tôi đều có một danh sách dài những trường hợp cần truy vết cộng đồng.
Đặc điểm của Bình Dương là nhiều khu công nghiệp. Do đó, địa bàn chúng tôi xuống truy vết cộng đồng thường là các khu nhà trọ công nhân nằm san sát nhau.
Tổ truy vết trên đường đến điểm truy vết cộng đồng.
Những trường hợp cần tìm gặp để điều tra dịch tễ chủ yếu là gia đình, đồng nghiệp hay hàng xóm của bệnh nhân. Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.
Điều quan trọng nhất và cũng là thử thách lớn nhất khi truy vết cộng đồng là phải xác định được người mình vừa điều tra là F1 hay F2. Có trường hợp một người phụ nữ là vợ sống cùng nhà với F0. Theo logic thông thường, người này chắc chắn sẽ là F1.
Thế nhưng kết quả điều tra lại cho thấy, người chồng đã cách ly tại công ty từ cách đây 10 ngày, nghĩa là khả năng nguồn lây của F0 không liên quan đến gia đình. Do đó, chúng tôi phải tự đặt ra câu hỏi cho chính mình trong mọi tình huống.
Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm (Ảnh minh họa).
Thời gian đầu, F1 phải đi cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà. Do vậy, chỉ khác một con số đã là sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là khi những trường hợp được điều tra là trẻ em hay người già.
Chính vì vậy, trước khi đặt bút kết luận, chúng tôi phải rất cẩn trọng. Ngoài bám thật sát hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế, nếu có bất kì điểm gì chưa chắc chắn, chúng tôi sẽ phải xin ý kiến của lực lượng y tế địa phương hoặc nếu cần là tham vấn các thầy, chuyên gia dịch tễ của Đại học Y Hà Nội.
Tôi còn nhớ như in về một trường hợp cụ bà 70 tuổi, tôi trực tiếp điều tra truy vết và xác định là F1. Chỉ 15 phút sau, con gái của bà gọi cho tôi vừa nói vừa nấc nghẹn: "Em xem kỹ lại kết quả giúp chị. Mẹ chị chừng này tuổi rồi, sợ bà vào khu cách ly nhỡ may…".
Thế nên, với chúng tôi, đưa ra một quyết định chính xác không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là trách nhiệm với xã hội.
Nguyễn Ngọc Minh Hải, 23 tuổi, quê Quảng Ninh là sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội. Ngày 6/7, Minh Hải cùng hơn 300 sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội "nam tiến" để chi viện cho các điểm nóng về dịch.
Theo Dân Trí
Đội truy vết F0 ở TP.HCM: 'Nhiều cuộc gọi làm chúng tôi rơi nước mắt'
Bên cạnh khó khăn khi thực hiện hàng nghìn cuộc gọi mỗi ngày, các thành viên đội truy vết F0 ở TP.HCM còn kể nhiều câu chuyện cảm động của những con người phía bên kia đầu dây.
" alt=""/>Lực lượng truy vết kể lại những cuộc trò chuyện đặc biệt với F0, F1...