- Sáng ngày 6/2,òtiểuhọcchiasẻyêuthươlịch thi đấu vn chương trình Xuân lan tỏa yêu thương đã diễn ra tại trường Tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội.
Cô Trương Thị Cẩm Tú, hiệu trưởng nhà trường cho biết, đây là một trongnhững hoạt động giáo dục của nhà trường "nhằm mang đến cho học sinhnhững trải nghiệm thực tế cũng như hiểu biết về văn hóa truyền thốngViệt Nam".
Tham gia chương trình, học sinh được sống trong không khí của một lễ hội đón mừng xuân mới, với các hoạt động trải nghiệm thực tế như tự tay gói bánh chưng, tham gia luộc bánh chưng, làm hoa đào, hoa mai đón Tết, bày mâm ngũ quả hay tự tay làm thiệp và chuẩn bị quà cho chương trình từ thiện “Áo ấm bản xa”, gửi đến các bạn học sinh tại Lào Cai....
Mỗi bé được phát cho một tấm thiệp để vẽ và ghi những lời chúc gửi đến ông bà, bố mẹ, tới bạn bè và thầy cô
"Sản phẩm"
Đọc lời chúc cho nhau nghe
"Các con gấp hoa đào như thế này nhé...."
Tự tay gấp quần áo gửi tặng các bạn học sinh Trường tiểu học Nậm Xổm, bản Giá, Bắc Hà, Lào Cai. "Chúng em mong các bạn sẽ thêm nhiều niềm vui, thêm ấm áp và đủ đầy".
Nhưng háo hức nhất là phần gói bánh chưng. "Lần đầu tiên con được gói bánh ạ"
Vui mừng khoe “chiến tích” sau khi phụ giúp thầy cô giáo gói những chiếc bánh chưng xinh xắn
Bé gái bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi khi đang băng qua sông
Sau đó, hai dân làng nữa đã nhảy xuống dòng sông và họ đã cùng nhau tạo thành một “dây chuyền người” để giúp đưa bé gái vào bờ. Những người này đang đi qua con sông bị tràn nước do lũ lụt và bắt gặp bé gái bị cuốn trôi.
Dân làng tạo thành một "dây chuyền người" để đưa bé gái vào bờ an toàn
Bé gái đã được đưa vào bờ an toàn và không bị thương. Bố em, ông Jithendra Kanjibhai Jadav cho biết việc cô con gái trở lại được trong vòng tay ông quả là một phép màu nhiệm.
Mưa lớn đã giày xéo miền tây Ấn Độ trong vài ngày qua, nơi một số ngôi làng đã biến thành các ốc đảo. Hai vụ tử vong do đuối nước đã được ghi nhận ở quận Rajkot và Morbi hôm 5/9.
Anh Thư
" alt="Xem dân làng tạo 'dây chuyền người' giải cứu bé gái giữa nước sông cuồn cuộn" />
...[详细]
Chúng ta quá thiếu môi trường giao tiếp để luyện tập và sử dụng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày (Ảnh: Đinh Quang Tuấn)
Là một giáo viên tiếng Anh, có điều kiện tiếp xúc và trao đổi với các đồng nghiệp là giáo viên Việt Nam cũng như giáo viên nước ngoài, tiếp xúc và giảng dạy nhiều thế hệ học sinh, từng trải qua nhiều lần tập huấn, cải cách về phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tôi nhận thấy rằng: Bên cạnh việc tăng số tiết, nếu Bộ GD-ĐT và Chính phủ không thay đổi tư duy và mạnh tay cải cách việc dạy và học tiếng Anh tận gốc rễ thì 20, 30 năm nữa trình độ tiếng Anh của người Việt Nam cũng không cải thiện được bao nhiêu, và sẽ tụt hậu.
Việc dạy và học tiếng Anh không hiệu quả có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi yếu tố đầu tiên cần phải xem xét và khắc phục ở Việt Nam chính là: Môi trường giao tiếp.
Tôi xin đề xuất rằng, về mặt tư duy và định hướng chiến lược, Bộ GD-ĐT và Chính phủ phải xác định mục tiêu và quyết tâm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai (second language) ở nước ta chứ không phải là một ngoại ngữ (foreign languae) như hiện nay.
Ảnh: Thanh Hùng
Khi đó tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ bắt buộc sử dụng trong tất cả các văn bản giao dịch chính thức bên cạnh tiếng Việt, được dùng để giảng dạy các môn khoa học trong các trường phổ thông cũng như các trường đại học.
Để đạt được mục tiêu này, trong chương trình giáo dục phổ thông, việc dạy và học tiếng Anh, nên đượcđịnh hướng theo một số giai đoạnnhư sau:
Giai đoạn 1:Học sinh phổ thông sẽ học 1 hoặc 2 môn khoa học bằng tiếng Anh song song với việc học môn đó bằng tiếng Việt. Có thể bắt đầu từ THCS và thí điểm trước ở các thành phố lớn. Khi đã đủ giáo viên thì thực hiện trên toàn quốc.
Để đạt được mục tiêu này học sinh tiểu học sẽ được học tiếng Anh ngay từ lớp 1 (nơi có điều kiện có thể cho trẻ làm quen với tiếng Anh từ mẫu giáo) với thời lượng 5 – 8 tiết/ tuần tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng địa phương. Việc cho trẻ học tiếng Anh từ lớp 1 là không sớm vì theo một số chuyên gia ngôn ngữ nghiên cứu về việc học ngôn ngữ của trẻ thì “thời kỳ cửa sổ mở” ở trẻ (là giai đoạn trẻ em tiếp thu ngôn ngữ: học cách phát âm cũng như ngữ điệu của một ngôn ngữ nào đó một cách tốt nhất) là khi trẻ dưới 8 tuổi. Giai đoạn 1 sẽ kéo dài từ 3-5 năm tính từ khi thực hiện đại trà trên cả nước.
Giai đoạn 2:Từ THCS trở lên học sinh bắt buộc học 1 hoặc 2 môn khoa học bằng tiếng Anh (không còn học song ngữ như giai đoạn 1). Giai đoạn này kéo dài khoảng 5-7 năm tính từ khi thực hiện đại trà toàn quốc
Giai đoạn 3:Trong các trường phổ thông, từ THCS trở lên và trong các trường đại học, cao đẳng…học sinh, sinh viên bắt buộc phải học tất cả các môn khoa học bằng tiếng Anh. Sang giai đoạn này thì bên ngoài xã hội, Chính phủ sẽ qui định tiếng Anh là ngôn ngữ sử dụng bắt buộc trong các hoạt động giao dịch hành chính, thương mại chính thức bên cạnh tiếng Việt.
Việc giảng dạy và học tập các môn khoa học bằng tiếng Anh chính là tạo ra môi trường luyện tập, sử dụng và giao tiếp tiếng Anh tốt nhất, thường xuyên nhất cho cả học sinh lẫn giáo viên. Trong giai đoạn đầu có thể sẽ gặp một số khó khăn đối với cả thày và trò và áp lực là điều khó tránh khỏi. Để bổ sung cho đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa yếu hiện nay, cần khai thác nguồn giáo viên nước ngoài từ một số quốc gia quanh vùng nói tốt tiếng Anh như Philipine, Singapore, Malaysia…
Một số khách du lịch, doanh nhân nước ngoài đang làm ăn ở Việt Nam có trình độ, chứng chỉ đáp ứng yêu cầu cũng có thể được tham gia giảng dạy, nguồn lưu học sinh từ các nước nói tiếng Anh trở về…
Với học sinh, sau giai đoạn đầu gặp khó khăn, các em sẽ quen dần và thích thú với việc học tập này. Chẳng phải các em bé người dân tộc lúc đầu đi học cũng rất khó khăn vì mới bắt đầu học tiếng Kinh nhưng chỉ sau một vài năm đã có thể học tập và tiếp thu bài giảng không thua kém các em học sinh người Kinh đó sao?
Song song với việc học tập trong nhà trường, nhà nước, chính phủ cần ủng hộ và hỗ trợ các phương tiện truyền thông sử dụng tiếng Anh trong nhiều chương trình, đặc biệt là các chương trình dành cho trẻ em. Chính phủ cần có lộ trình cụ thể qui định việc sử dụng tiếng Anh trong các giao dịch hành chính, thương mại chính thức trên cả nước.
Nguyễn Thị Dung (Giảng viên tiếng Anh Trường CĐ Công thương TP.HCM)
" alt="Dạy tiếng Anh 8 tiết/tuần có giúp học tiếng Anh hiệu quả?" />
...[详细]
Hoa hậu Đỗ Thị Hà - đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Thế giới 2021 (phải) thực hiện nghi thức trao sash Hoa hậu Thế giới Việt Nam cho Huỳnh Nguyễn Mai Phương. Chủ tịch Hoa hậu Thế giới Việt Nam - bà Phạm Kim Dung (trái) khẳng định “học tài thi phận” nên mong Mai Phương sẽ không gặp áp lực tại đấu trường quốc tế.Mai Phương được trao lại vương miện Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 - Ocean Lotus. Cô cho biết sẽ không giữ kỷ vật này cho riêng mình và sẽ để lại Việt Nam để khán giả cùng chiêm ngưỡng. Trước đây, chiếc vương miện từng được Mai Phương bán đấu giá để quyên góp cho các hoạt động thiện nguyện. Một trong các chiếc đầm dạ hội Mai Phương mang tới Hoa hậu Thế giới lần thứ 71 mang tên 'Darling it’s dawn!’.
Các trang phục dạ hội của Mai Phương tại Hoa hậu Thế giới 2023.
Hoa hậu Mai Phương thể hiện bản phối mới của 'Pray'. Đây cũng là ca khúc cô sẽ mang tới phần thi tài năng tại Hoa hậu Thế giới lần thứ 71. Dự án nhân ái mà Mai Phương gửi dự thi đến Hoa hậu Thế giới lần thứ 71 - sẽ diễn ra tại thủ đô New Delhi ở Ấn Độ vào tháng 3/2024 là 'Yako by Mai Phương'. Huỳnh Nguyễn Mai Phương đăng quang Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022. Cô sinh năm 1999, đến từ Đồng Nai, cao 1,7m, số đo hình thể 77-62-90cm. Thời phổ thông, cô đoạt giải Nhì (2017) và giải Ba (2018) kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh, hiện đang sở hữu chứng chỉ IELTS 8.0. Hoa hậu cũng là MC song ngữ cho nhiều chương trình, có khả năng chơi piano, guitar, ca hát. Hoa hậu Mai Phương biến hoá ấn tượngHoa hậu Mai Phương thanh lịch trong loạt thiết kế mới nhất trong bộ sưu tập cho mùa lễ hội 2023." alt="Hoa hậu Mai Phương nhảy 'See tình' tại Miss World, hạnh phúc bên mẹ ruột" />
...[详细]
Hoa hậu Việt Nam 2020 tiết lộ cô không có thu nhập suốt 4 tháng qua. Ảnh: Phương Lâm, Thuận Thắng.
- Chị mới đăng quang 10 tháng, thì đã nghỉ dịch tới 4 tháng. So với các hoa hậu, á hậu tiền nhiệm, hẳn có nhiều thiệt thòi, đặc biệt về khoản kinh tế?
- Nhiều hợp đồng quảng cáo, hợp đồng dự sự kiện của tôi bị hủy hoặc hoãn. Việc này ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng. Nhưng đây là tình hình chung.
Tôi không nhớ con số cụ thể, nhưng số lượng doanh nghiệp phá sản tại Việt Nam trong năm nay đã tăng mạnh so với năm 2020 và những năm trước. Công ty quản lý của tôi cũng là một doanh nghiệp, tôi là hoa hậu, nhưng tôi cũng là nhân viên công ty và cần làm việc để kiếm tiền.
Bây giờ, chỉ cần có tiền để thắt chặt chi tiêu đã là niềm hạnh phúc lớn lao rồi.
Vì vậy, trong tình hình hiện tại, tôi có thể gọi là thất nghiệp, không có nguồn thu nhập tài chính.
May là tôi có khoản tích góp để trang trải cho cuộc sống thời kỳ giãn cách. Bây giờ, chỉ cần có tiền để thắt chặt chi tiêu đã là niềm hạnh phúc lớn lao. Ở ngoài kia, rất nhiều người thất nghiệp, không đủ tiền lo cho bữa ăn hàng ngày.
Điều đó nhắc nhở tôi phải dẹp bỏ ích kỷ cá nhân, học cách thích nghi và hài lòng với cuộc sống mình đang có. Tôi vẫn đang có đồ ăn, được an toàn, được ở nhà. Quan trọng là tôi đang được hít thở bình thường, đó là điều may mắn rất lớn.
Đại diện nhan sắc Việt Nam không cần gương mặt quá Tây
- Trước thềm cuộc thi sắc đẹp hàng đầu thế giới, chị nghĩ bản thân có ưu thế gì khi so sánh với các đại diện trước đây của Việt Nam?
- Tôi không phải người cao nhất trong số các hoa hậu và á hậu, nhưng tôi có lợi thế chân đẹp. Tỷ lệ chân so với lưng và tổng thể vóc người rất dài, nên trông chân tôi có vẻ lênh khênh, miên man (cười).
Đôi chân chính là tài sản quý báu nhất của tôi. Nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi luôn cố gắng bảo vệ, giữ gìn. Chỉ cần chân có một vết xước, tôi cũng rất xót.
Thực ra, tôi thích khoe chân, vì chân mình đẹp. Nhưng bây giờ tôi chưa dám khoe nhiều, và vẫn chọn trang phục theo phong cách kín đáo, an toàn để giữ hình tượng. Tôi chưa dám mặc táo bạo đâu.
Hoa hậu Việt Nam 2020 có đôi chân dài 1,11 m. Ảnh: Nhật Minh, Phương Lâm.
- Ngoài đôi chân đẹp, chị đánh giá thế nào về tổng thể nhan sắc của mình, đã đủ để đối đầu với đại diện các quốc gia khác trên thế giới chưa?
- Một cô hoa hậu không nên chỉ biết cười, mà còn phải có kiến thức và tỏa ra năng lượng tích cực cho người đối diện. Tôi cho rằng chỉ cần bản thân thể hiện được sự tự tin và năng lượng tích cực, ắt hẳn tôi sẽ chinh phục được ban giám khảo.
Tôi đọc được những lời nhận xét rằng ngoại hình của bản thân có chút "quê", không giống một beauty queen (nữ hoàng sắc đẹp). Nhưng tôi cho rằng mỗi phụ nữ đều có vẻ đẹp riêng, và tôi tự tin với vẻ ngoài của mình.
Nếu tôi có gương mặt quá Tây, quá sắc sảo, chưa chắc đã phù hợp với cương vị đại diện của một nước Á Đông.
Ngoại hình của tôi mang đặc trưng nhan sắc của phụ nữ Á Đông, và tôi nghĩ đây không phải vấn đề gì to tát. Phụ nữ đẹp nhất khi tự tin vào bản thân, tự tin vào chất riêng của mình.
Hơn hết, tôi là đại diện nhan sắc cho Việt Nam. Nếu tôi có gương mặt quá Tây, quá sắc sảo, chưa chắc đã phù hợp với cương vị đại diện của một nước Á Đông. Tôi tự tin mình đủ khả năng đại diện quốc gia trên đấu trường sắc đẹp quốc tế.
- Dự án nhân ái là một trong những hành trang quan trọng nhất tại Miss World. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, chị giải quyết vấn đề xây dựng dự án nhân ái để dự thi quốc tế thế nào?
- Đã 4 tháng tôi không ra khỏi nhà. Rơi vào tình cảnh hiện nay là chuyện không ai mong muốn. Nhưng đây không phải chuyện của riêng tôi, mà là vấn đề của cả thế giới. Tôi và ê-kíp phải chấp nhận.
Cuối tháng 4, tôi đã thực hiện khảo sát để làm dự án nhân ái ở huyện Nam Trà Mi (Quảng Nam). Ê-kíp còn dự định khảo sát thêm một số địa phương khác vào đầu tháng 5.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, toàn bộ kế hoạch của tôi phải hoãn lại. Nhưng hiện nay, công cuộc khảo sát trực tuyến và kết nối với các địa phương vẫn được ê-kíp của tôi duy trì thực hiện. Sau khi dịch bệnh ổn định, dự án của tôi sẽ được triển khai ngay lập tức.
Đã 4 tháng tôi không ra khỏi nhà.
Tôi có chút thiệt thòi, vì có thể dự án nhân ái năm nay không được hoành tráng, chỉn chu như những người đẹp tiền nhiệm. Nhưng tôi tin rằng nếu dự án của tôi được thực hiện một cách thật tâm, toát ra cái đẹp và thiện chí từ trái tim, mọi chuyện đều sẽ ổn. Không có lý do gì tôi không tự tin vào dự án nhân ái của mình.
Người đẹp 20 tuổi cho biết cô chưa dám theo đuổi phong cách gợi cảm. Ảnh: @doha.hhvn.
Không dùng phiên dịch khi thi quốc tế
- Đại diện Việt Nam tại đấu trường sắc đẹp quốc tế thường gặp vấn đề khi phải sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp với thí sinh và ban giám khảo. Không nhiều người đẹp có khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát. Khán giả đang lo lắng chị sẽ tiếp tục vấp phải "điểm trừ" này?
- So với thời điểm mới đăng quang, hiện tại kỹ năng tiếng Anh của tôi đã được cải thiện rất nhiều. Trong thời gian tới, tôi sẽ chăm chỉ rèn luyện với thầy cô giáo nhiều hơn để sử dụng tiếng Anh trong suốt cuộc thi Miss World. Tôi sẽ nỗ lực dùng hết vốn tiếng Anh của mình và không sử dụng phiên dịch.
- Gần một năm sau khi đăng quang ngôi vị hoa hậu, chị đánh giá thế nào về bản thân hiện nay?
- Tôi đã trưởng thành. Không thể gọi là hoàn toàn trưởng thành, bởi tôi chỉ là cô gái vừa tròn 20 tuổi, tuyên bố bản thân "chín" hẳn là điều quá sớm và gần như không thể. Nhưng chắc chắn tôi trưởng thành và dạn dĩ hơn.
Chẳng hạn, trước đây, khi đứng trước phóng viên và trả lời câu hỏi, tôi rất run, nói chuyện lắp bắp và không biết sắp xếp ý tứ trong câu nói. Tôi thường đưa ra câu trả lời một cách vô thức, không suy nghĩ nhiều. Hiện tại, tôi đã biết cách suy nghĩ thật kỹ, nói thật chậm rãi để có câu trả lời chuẩn chỉnh.
Ban đầu, khi mới đăng quang, tôi buồn nếu gặp bình luận tiêu cực trên mạng. Thậm chí tôi còn muốn phản ứng, đáp trả lại. Nhưng bây giờ, tôi đã học được cách chấp nhận, và xem những bình luận đó như lời đóng góp để giúp bản thân ngày một tốt hơn, kể cả có là lời đóng góp tiêu cực.
Đỗ Thị Hà cho biết cô từng buồn và muốn đáp trả lại những bình luận chê bai tiêu cực trên mạng. Ảnh: Phương Lâm.
- Tức là cho dù bắt gặp bình luận chê bai hay trách mắng thậm tệ, chị cũng không muốn đôi co với dân mạng như trước đây nữa?
- Chẳng ai muốn đọc bình luận tiêu cực về bản thân. Nhưng mạng xã hội quá rộng lớn, một ngày có thể gặp rất nhiều bài liên quan đến tôi. Đôi khi tôi nghĩ mình nên vui mới đúng, vì ít nhất mọi người vẫn nhớ đến, vẫn nhắc và viết bài về mình.
Nói thật, tôi không có dự định đọc hết bình luận của khán giả trong mỗi bài viết. Nhưng đôi khi, tôi nghĩ rằng cũng nên xem qua một chút, để biết khán giả đang nhìn nhận thế nào về mình. Tôi cho rằng dù thế nào đi nữa, không nên trốn tránh một cách triệt để vấn đề đối mặt với bình luận tiêu cực.
Theo zingnews.vn
Đỗ Thị Hà: 'Tiền kiếm lúc nào cũng được nhưng sức khoẻ phải bảo vệ'
Hoa hậu Đỗ Thị Hà cho biết, cô gạt bỏ mọi ích kỷ cá nhân để một lòng hướng về công cuộc phòng chống dịch, đang tích cực chuẩn bị cho Miss World 2021.
" alt="Đỗ Thị Hà: 'Giờ đây, có tiền để thắt chặt chi tiêu đã là hạnh phúc'" />
...[详细]