“Con mình cũng mới 12 tuổi, nên trước khi quyết định cho tiêm mình đã khá băn khoăn. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc thiệt hơn, đặc biệt là khi thấy các ca nhiễm ở Hà Nội tăng nhanh, lại thêm biến chủng mới vợ chồng mình khi đó quyết định để con tiêm” - chị Hồng Lê (quận Ba Đình) cho biết.Tuy nhiên, tối ngày 30/11, cô giáo gửi thông báo và báo chí đưa tin về hai lô vắc xin “được gia hạn”, chị Lê liền nhắn tin xin rút không tiêm nữa.
|
Phụ huynh trăn trở chuyện con đi tiêm bởi thông tin “vắc xin được gia hạn” |
Là hàng xóm, có con học cùng lớp với con chị Lê, vợ chồng anh Mạnh Hùng cũng chung quyết định.
“Thông tin cũng trên báo chí nói tỉ lệ trẻ em có thể gặp nguy hiểm tính mạng vì Covid-19 là rất thấp. Trong suốt thời kỳ dịch bệnh này chúng tôi cũng ít đọc được tin trẻ em tử vong vì Covid-19, vậy mà mấy ngày qua liên tiếp các ca tử vong, rồi thêm vụ vắc xin “sửa date” này nữa nên tôi quyết định chậm lại một chút để nghe ngóng thêm” – anh Hùng nói.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Lan (quận Đống Đa) thì thở phào khi không phải tự quyết định dừng tiêm.
“Trường con tôi gửi thông báo dừng tiêm cho khối 7,8 vào ngày hôm nay (1/12), với lý do trường bận làm điểm tiêm cho người lớn”.
Hơn 11h đêm qua, cả nhà anh Minh Tâm (quận Tây Hồ) mới yên tâm… đi ngủ sau khi nhận được tin nhắn từ giáo viên chủ nhiệm: “Theo thông báo của Trung tâm y tế quận Tây Hồ, ngày mai tạm dừng tiêm cho khối 8, 7 trên địa bàn quận cho đến khi có thông báo mới. Xin phép gửi thông tin này đến các cha mẹ học sinh và học sinh trong lớp. Ngày 2/12 các con học online bình thường theo thời khóa biểu”.
Cả chị Lan và anh Tâm đều cho biết vẫn quyết định vẫn cho con tiêm vắc xin nhưng trong lòng nhiều lo lắng.
Nhà trường phối hợp chặt chẽ việc tiêm vắc xin cho học sinh
Bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho hay, sáng hôm nay, trường có lịch tiêm cho lớp 7 lớp 8 của trường. Tuy nhiên, đêm hôm qua, trước thông tin về một lô vắc - xin được gia hạn, phụ huynh rất lo lắng. Đã có những lớp đăng ký không tiêm.
“Học sinh tiêm mà Ban giám hiệu nhà trường cũng lo mất ngủ. Cả đêm qua, phụ huynh vẫn điện thoại, nhắn tin bày tỏ lo lắng về lô vắc-xin được gia hạn thêm 3 tháng và cân nhắc có cho các con tiêm hay không.
Tuy nhiên, nhà trường cũng thông tin rõ tới phụ huynh lô vắc xin mà học sinh trường được tiêm hôm nay có hạn đến 2022, chứ không phải lô vắc xin được gia hạn" - bà Dương chia sẻ.
|
Học sinh Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh được xem thông tin tên và hạn vắc - xin trước tiêm. |
Theo bà Dương, nhà trường vẫn giải thích cho phụ huynh hiểu rõ việc này là hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc và quyền cho con tiêm hay không là ở phụ huynh.
Theo ghi nhận, sáng nay, phụ huynh đưa con đến tiêm khá đông.
“Tôi dặn các con khi tiêm xin các bác sỹ cho xem thuốc và hạn sử dụng. Trong phòng tiêm còn có 1 phụ huynh luôn túc trực theo dõi thuốc và hạn sử dụng. Phụ huynh dù lo lắng vẫn tuân thủ đứng ngoài chờ con nên khu vực tiêm không lộn xộn, việc này cũng đảm bảo an toàn phòng dịch. Quy trình tiêm cũng đầy đủ các bước như khám sàng lọc mới vào tiêm và chờ 30 phút sau tiêm mới nhận giấy xác nhận ra về” - bà Dương cho biết.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông cho hay, từ đầu tháng 11 đến nay, quận tổ chức tiêm lần lượt cho học sinh các trường THCS theo tiến độ của số lượng vắc xin cấp về. Hôm nay, trên địa bàn tổ chức tiêm cho học sinh khối 7 và 8 của Trường THCS Phú La.
“Lô vắc xin được gia hạn đã được TP Hà Nội chỉ đạo tạm dừng tiêm. Lô vắc xin hôm nay được tiêm cho học sinh Trường THCS Phú La của quận là có hạn đến tháng 2/2022”, bà Hằng nói.
Theo bà Hằng, sáng nay, phụ huynh cũng được đến nhìn số hiệu lô vắc-xin và hạn sử dụng.
“Trong tất cả hướng dẫn, chúng tôi đề nghị phụ huynh trực tiếp đưa con đi tiêm để cùng giáo viên chủ nhiệm theo dõi con trong quá trình này. Trong các điểm tiêm, có phụ huynh giám sát cùng giáo viên chủ nhiệm. Sau tiêm, chúng tôi cũng đều giao giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi sức khỏe các con”.
Bà Hằng cho rằng, việc các phụ huynh lo lắng là điều tất yếu, dễ hiểu và thông cảm. Qua thống kê trên địa bàn toàn quận, có gần 5% học sinh đăng ký không tiêm vắc - xin.
“Việc này hoàn toàn đăng ký trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc. Thậm chí dù đã đăng ký nhưng đến ngày tiêm, các phụ huynh thay đổi ý kiến, không muốn cho con tiêm thì vẫn hoàn toàn được và không hề ảnh hưởng đến việc học của con”, bà Hằng nói.
Ngân Anh - Thanh Hùng
Hà Nội tạm dừng tiêm cho trẻ em 2 lô vắc xin Pfizer được gia hạn
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, khẳng định, ngành y tế TP đang tạm dừng tiêm 2 lô vắc xin Covid-19 Pfizer 124001 và 123002 cho trẻ để xin ý kiến Bộ Y tế.
" alt="Phụ huynh bất an chuyện con đi tiêm bởi thông tin “vắc xin Covid"/>
Phụ huynh bất an chuyện con đi tiêm bởi thông tin “vắc xin Covid
- Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ trao cho TSKH Trần Đình Phong (Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội) Và PGS.TS Phạm Văn Hùng (Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM).Ngày 18/5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018. Đây là một trong các sự kiện quan trọng chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
|
Buổi lễ có sự tham gia của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện nhiều cơ quan của Chính phủ, Quốc hội. |
GS Nguyễn Đức Chiến, đại diện hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018 đánh giá, số lượng hồ sơ đề xuất năm nay khá lớn (54) chứng tỏ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam ngày càng có chất lượng hơn, công bố ở các tạp chí quốc tế được xếp hạng cao hơn trong từng lĩnh vực. Mặt khác, điều đó cũng cho thấy các nhà khoa học, đặc biệt các nhà khoa học trẻ, rất quan tâm đến giải thưởng Tạ Quang Bửu.
|
Sự kiện có sự tham gia của nhiều đại diện Bộ, ngành. Trong ảnh là 2 Thứ trưởng của Bộ GD-ĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông. |
|
...và có sự hiện diện của đại diện gia đình cố GS Tạ Quang Bửu. |
Ban tổ chức quyết định trao giải thưởng cho 2 tác giả của công trình khoa học xuất sắc là: TSKH Trần Đình Phong (37 tuổi, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và PGS.TS Phạm Văn Hùng (44 tuổi, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM).
|
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 cho 2 cá nhân có những công trình xuất sắc. |
TSKH Trần Đình Phong là tác giả chính của công trình lĩnh vực Vật lý: “Cấu trúc polymer và cơ chế hoạt động xúc tác tạo H2 của molybdenum sulfide vô định hình”.
Công trình sản xuất nhiên liệu hydro từ nước với giá thành rẻ so với bằng vật liệu truyền thống. Vật liệu truyền thống để làm việc này là bạch kim (Pt), là vật liệu hiếm và đắt tiền. Để thay thế Pt, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu chế tạo những vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, có trữ lượng lớn trên trái đất.
TS Trần Đình Phong và nhóm đã tổng hợp được chất xúc tác molybdenum sulfide vô định hình bằng nhiều phương pháp khác nhau với khối lượng lớn.
Công trình này xác định được cơ chế hoạt động xúc tác của vật liệu này một cách đầy đủ và từ đó đề xuất phương pháp thiết kế một thiết bị sản xuất tách hydro từ nước bằng năng lượng mặt trời có thể đạt hiệu suất chuẩn của cơ quan năng lượng Mỹ.
Công trình được công bố trong Nature Materials là một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới, được SCIMAGO xếp hạng 2/1983 trong Khoa học vật liệu, 2/863 trong Hoá học và 3/4363 trong Kỹ thuật.
PGS.TS Phạm Văn Hùng là tác giả chính của công trình khoa học trong lĩnh vực Sinh học Nông nghiệp: “Khả năng tiêu hóa in vitro và sinh đường in vivo của các loại tinh bột gạo có hàm lượng amylose khác nhau và tinh bột gạo biến đổi bằng phương pháp vật lý.
Công trình của PGS.TS Phạm Văn Hùng nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và chỉ số đường huyết của các loại tinh bột gạo ở Việt Nam khi tiến hành xử lý nhiệt-ẩm và ẩm-nhiệt. Bằng các phương pháp xử lý trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được các loại tinh bột có chỉ số đường huyết trung bình và thấp. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng ở Việt Nam để phòng chống các bệnh mãn tính của con người và đặc biệt dùng cho các bệnh nhân tiểu đường và béo phì.
Công trình được công bố trong Food Chemistry là một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Sinh học, được SCIMAGO xếp hạng 9/273 trong Công nghệ thực phẩm.
2 nhà khoa học này được nhận bằng chứng nhận giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và tiền thưởng 200 triệu đồng.
|
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ Chu Ngọc Anh tặng hoa cho 3 nhà khoa học. |
Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao giải thưởng nhà khoa học trẻ cho TS Đỗ Quốc Tuấn (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) là tác giả công trình khoa học trong lĩnh vực Vật lý: “Lý thuyết hấp dẫn phi tuyến nhiều chiều có khối lượng”. Công trình được công bố trong Physical Review D, tạp chí khoa học uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Vật lý. Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là 50 triệu đồng.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng, khoa học và công nghệ Việt Nam nói chung. Các nhà khoa học đoạt giải thưởng phải có những đóng góp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và công bố các kết quả thu được trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Thanh Hùng
" alt="2 nhà khoa học được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018"/>
2 nhà khoa học được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018
“Sững sờ” hay “Sửng sờ”? Khi muốn miêu tả trạng thái quá ngạc nhiên đến nỗi không thể phản ứng lại, ta nên dùng từ “sững sờ” hay “sửng sờ”?“Minh tinh" là từ thường dùng để chỉ những nghệ sĩ danh tiếng, như trong “minh tinh màn bạc". Tuy nhiên nếu chịu khó tra cứu, ta sẽ thấy có những tư liệu định nghĩa “minh tinh" là “dải lụa ghi tên tuổi, chức tước của người mất trong đám tang". Tại sao lại có sự kì khôi như vậy?
“Bồi hồi” có phải là cảm giác bồn chồn, lo lắng?
“Bí ẩn” sau từ “ba hoa”…
Nếu như lỡ “sa chân” vào trang Tiếng Việt giàu đẹp, độc giả có thể được dẫn đi hết từ bất ngờ này đến thú vị khác. Bởi những từ, ngữ tưởng như vốn dĩ đã rất quen thuộc hóa ra chưa chắc đã như ta hiểu.
Khá ngạc nhiên rằng một trang web phong phú về Tiếng Việt lại không phải do một nhà ngôn ngữ học hay một “người già” nào lập ra, mà do một người còn rất trẻ, theo ngành công nghệ thông tin, đang sống và làm việc tại Nhật Bản, làm chủ nhiệm.
|
Lê Trọng Nghĩa - Chủ nhiệm tổ chức Tiếng Việt giàu đẹp |
Cách đây gần 10 năm, Lê Trọng Nghĩa - học sinh lớp 11 Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM lập ra trang Tiếng Việt giàu đẹpchỉ vì niềm yêu thích với ngôn ngữ mẹ đẻ.
“Từ nhỏ, tôi đã rất thích đọc tạp chí Kiến thức Ngày nay, trong đó có chuyên mục Chuyện Đông, chuyện Tây của học giả An Chi với nhiều kiến thức thú vị về Tiếng Việt.
Khi đó chưa có một trang nào trên Internet chia sẻ, giải thích về Tiếng Việt nhưng lại có rất nhiều trang về Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật… với những phân tích rất lý thú. Nên từ đó, tôi mong muốn được làm theo học giả An Chi, chia sẻ những kiến thức về Tiếng Việt”.
Trang Tiếng Việt giàu đẹpđược Nghĩa dựng nên với mong muốn đó. Tuy nhiên, bước đầu đây mới chỉ là những chia sẻ cá nhân.
Sau đó, Nghĩa lần lượt bước vào những thay đổi lớn trong cuộc sống. Học khối A, nhưng cũng rất khá môn Văn, khi còn mông lung trong định hướng nghề nghiệp, Nghĩa quyết định thi khối A vào Trường ĐH Bách khoa và khối D vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM.
Cuối cùng, Nghĩa lựa chọn học công nghệ thông tin. Sau 2 năm học ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Nghĩa giành được học bổng và sang Nhật du học tại ĐH Osaka.
“Vì ưu tiên cho việc học nên tôi đã bỏ mặc dự án 'Tiếng Việt giàu đẹp' một thời gian. Tuy vậy, thỉnh thoảng tôi cũng viết một số bài đăng lên.
Mặc dù chỉ với một số lượng bài ít ỏi nhưng… chẳng hiểu sao, lượng truy cập và tham gia Tiếng Việt giàu đẹpcứ thế tăng lên. Điều đó cho thấy sự “khát” kiến thức và mong muốn tìm hiểu của cộng đồng là rất lớn” – Nghĩa chia sẻ về nguồn động viên khiến anh “trở lại”.
Đó là năm 2019, khi Nghĩa cảm thấy mình thực sự trưởng thành sau khi đã hoàn thành chương trình đại học và quyết định ở lại làm việc tại Nhật Bản.
“Tôi cảm thấy phải có trách nhiệm hơn với dự án Tiếng Việt giàu đẹp, với mong muốn có thật nhiều người tham gia hưởng ứng".
Ban đầu, Nghĩa chỉ tìm và chia sẻ những bài viết của học giả An Chi. Nhưng sau đó, anh đã tra cứu tận gốc các tài liệu để đưa lên trang và cũng tự viết được những bài chuyên nghiệp hơn.
Năm 2021, Nghĩa và các cộng sự lần đầu tiên tổ chức dự án Ngày Tôn vinh tiếng Việt 21/2 và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cộng đồng…
Sau dự án, nhờ sự động viên của độc giả trong nhiều lĩnh vực, Tiếng Việt giàu đẹpquyết định “bước từ mạng xã hội ra đời thật”, chuyển mình từ một trang Facebook sang một tổ chức phi lợi nhuận với khoảng 40 thành viên, chuyên thực hiện các dự án bảo tồn và phát huy vẻ đẹp của Tiếng Việt.
Cho tới nay, Tiếng Việt giàu đẹpđã có được khoảng hơn 77.000 lượt yêu thích trên Facebook và mở rộng trên nhiều nền tảng như website, Youtube…
Lý giải cho sự quyết tâm đầu tư vào một dự án phi lợi nhuận, mỗi ngày “ngốn” vài giờ đồng hồ này, Nghĩa cho biết hiện nay nhiều kênh học tiếng nước ngoài trở nên cực kì phổ biến và được hàng triệu người hưởng ứng, theo dõi.
“Thế nhưng, song song với đó lại là sự mai một của Tiếng Việt khi những kênh bảo tồn Tiếng Việt lại không được dành nhiều sự quan tâm và chưa được đầu tư đúng mức, dẫn đến tình trạng sai chính tả ngày càng nhiều và xu hướng cho rằng dùng Tiếng Anh hay tiếng khác nghe chuyên nghiệp, hiện đại hơn…" - Nghĩa chia sẻ.
“Mọi người và trên báo chí hay các phương tiện truyền thông thường lên án cách dùng Tiếng Việt của nhiều bạn trẻ bây giờ. Chúng tôi không phê phán cái xấu mà chọn cách đề cao cái hay, cái tốt. Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nhằm lan tỏa rộng rãi tới mọi người những tinh hoa của tổ tiên gửi gắm trong tiếng mẹ đẻ, để cộng đồng thấy được rằng ngôn ngữ dân tộc cũng hay, cũng đẹp, cũng đáng trân trọng không kém bất kỳ thứ tiếng nào trên thế giới”.
Khi được hỏi những từ nào của Tiếng Việt khiến cậu thích thú nhất, Nghĩa cho biết có một từ nghe thì hơi buồn nhưng luôn khiến cậu cảm thấy thú vị.
“Là từ “tang thương”. Từ này hiện nay vẫn đang được dùng với ý nghĩa đau buồn, giống như các từ tang tóc đau thương.
Nhưng thực ra, đây là từ gốc Hán, mà gốc Hán vốn là “tang thương”, mà “tang” là “cây dâu”, “thương” là “màu xanh”.
“Tang thương” vốn xuất phát từ câu “thương hải biến vu tang điền” tức biển xanh biến thành ruộng dâu, dùng để chỉ sự biến đổi của cuộc sống, cũng dùng để chỉ sự đổi thay của đời người. Đây cũng là nguồn gốc của từ “bể dâu”.
Chúng tôi mong mọi người cùng được biết những kiến thức thú vị như vậy của Tiếng Việt, để vẻ đẹp của Tiếng Việt được lan tỏa, bảo tồn và phát huy".
Phương Chi
Trang web của cậu học sinh lớp 6 và sự phát triển không ngờ
Có một trang web miễn phí cùng với sản phẩm là công cụ tìm kiếm bài tập ra đời vào năm 2013 bởi một cậu bé đang học lớp 6.
" alt="Kỹ sư IT với fanpage Tiếng Việt giàu đẹp hút hồn cộng đồng mạng"/>
Kỹ sư IT với fanpage Tiếng Việt giàu đẹp hút hồn cộng đồng mạng