Không chỉ là smartphone màn hình 4K đầu tiên trên thế giới, Xperia Z5 Premium còn sở hữu camera với công nghệ tốt bậc nhất hiện nay. Máy dùng cảm biến 23 megapixel, lấy nét theo phase với tốc độ lấy nét 0,03 giây. Bên cạnh đó, Z5 Premium vẫn tiếp nối truyền thống của Sony với thiết kế khung nhôm, vỏ kính đẹp mắt cùng cấu hình mạnh mẽ bậc nhất làng điện thoại Android.
Nếu không muốn bỏ ra khoảng 20 triệu đồng cho máy chính hãng, người dùng có thể tìm mua máy xách tay với giá thấp hơn khoảng 3,5 triệu đồng.
HTC One A9 chính hãng (12 triệu đồng)
Được xem là một chiếc iPhone 6 chạy Android, One A9 sở hữu thiết kế thân thiện. Máy dùng một con chip không quá mạnh (Snapdragon 615) nhưng ở thời điểm hiện nay, cấu hình phần cứng không quá quan trọng với một chiếc di động cao cấp. Yếu tố được đề cao hơn chính là trải nghiệm người dùng – điều HTC tự tin làm tốt trên One A9.
One A9 lên kệ tại Việt Nam cách đây ít ngày, là một trong những lựa chọn tốt cho dịp mua sắm cuối năm 2015.
Xiaomi Redmi Note 3 (4 triệu đồng)
Phablet giá rẻ của Xiaomi đang tạo cơn sốt nhẹ trên thị trường, chủ yếu nhờ mức giá dễ chịu so với cấu hình nó mang lại. Bản nâng cấp của dòng Redmi Note sở hữu thiết kế vỏ kim loại, cảm biến vân tay và pin dung lượng lên đến 4.000 mAh trong khi giá bán ở mức 4 triệu đồng.
Khoảng 2 năm trở lại đây, smartphone của Xiaomi được người dùng trong nước đón nhận tốt. Các sản phẩm của Xiaomi mở đường cho trào lưu sử dụng điện thoại nội địa Trung Quốc tại Việt Nam.
Xiaomi Mi Pad 2 (4,3 triệu đồng)
Giống với smartphone từ Xiaomi, ưu điểm lớn nhất của Mi Pad 2 là giá bán hấp dẫn so với các đối thủ. Tablet này có thiết kế lấy cảm hứng lớn từ iPad mini của Apple. Bản thân máy cũng dùng màn hình 7,9 inch, độ phân giải 2K.
Thử nghiệm mới đây tại Trung Quốc cho thấy, Mi Pad 2 ghi được khoảng 85.000 điểm Antutu benchmark, ngang ngửa với các mẫu di động Android cao cấp nhất hiện nay. Điểm hiệu năng chỉ là một trong những tiêu chí để tham khảo, tuy nhiên, nó phần nào cho thấy sản phẩm này cho tốc độ xử lý ấn tượng.
Meizu M2 chính hãng (3 triệu đồng)
Trong bối cảnh Meizu M2 xách tay bán với giá 2,5 triệu đồng, mức giá 3 triệu cho hàng chính hãng được xem là tốt. So với máy xách tay, M2 chính hãng được cài sẵn tiếng Việt, có thể truy cập trực tiếp kho ứng dụng Google Play.
Đây là lần đầu tiên Meizu ra mắt các sản phẩm chính hãng của mình tại thị trường Việt Nam. Ngoài bản M2, hãng còn tung ra thị trường chiếc M2 Note và MX5.
Motorola X Style chính hãng (13,3 triệu đồng)
Thuộc nhóm smartphone cao cấp với cấu hình mạnh mẽ bậc nhất, mức giá xấp xỉ 13 triệu đồng của Motorola X Style được xem là tốt. Model này có thiết kế khỏe khoắn, mang nhiều nét đặc trưng của Motorola, màn hình lớn và camera chất lượng tốt.
Máy có giao diện gần với Android gốc, hứa hẹn tốc độ cập nhật phần mềm nhanh hơn các đối thủ. X Style đánh dấu việc Motorola quay trở lại thị trường Việt Nam sau nhiều năm vắng bóng.
iPad Pro (19 triệu đồng)
Tablet lớn nhất, mạnh mẽ nhất của Apple về nước cách đây chưa lâu. Với giá bán cao và màn hình siêu lớn (12,9 inch), nó không phải sản phẩm cho số đông người dùng. Tuy nhiên, nếu muốn sở hữu một thiết bị di động mang yếu tố giải trí đa phương tiện cao, đây có thể là lựa chọn tốt cho các gia đình.
Ngoài ra, với phần bút cảm ứng và bàn phím đi kèm (hiện chưa bán tại Việt Nam), nó có thể biến hình thành một chiếc máy tính hay phục vụ dân thiết kế đồ họa một cách lý tưởng.
" alt=""/>Loạt thiết bị di động sáng giá vừa về Việt NamNhư ICTnews đã đưa tin, sáng qua (3/8), các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đã xác nhận thông tin tuyến cáp quang biển AAG đã bị đứt từ chiều ngày 2/8/2016. Thông tin mới nhất từ VNPT cho hay, theo thông báo từ Trung tâm điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (AAG), vào lúc 17h 35 ngày 2/8/2016, tuyến cáp quang biển này đã bị đứt ở phân đoạn cách HongKong 80km và nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng bởi bão số 2.
Được khai trương và đưa vào hoạt động từ tháng 11/2009, AAG là hệ thống cáp quang biển có chiều dài 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang biển này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Mỹ (Guam, Hawaii và California). Có 4 nhà mạng Việt Nam tham gia đầu tư vào dự án này là Viettel, VNPT, FPT và SPT.
Kể từ khi được đưa vào hoạt động hồi cuối năm 2009, tuyến cáp AAG đã nhiều lần gặp sự cố hoặc được bảo trì khiến lưu lượng của các ISP tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp đều bị ảnh hưởng. Theo thống kê trên trang tin nội bộ của FPT, năm 2014 tuyến cáp AAG đã 2 lần bị đứt vào các tháng 7 và 9. Năm 2015, số lần đứt cáp là hơn 3 lần. Riêng trong năm 2016, tính đến nay, cáp AAG đã 3 lần gặp sự cố. Trong 2 lần trước vào đầu tháng 3 và cuối tháng 6 năm nay, tổng số thời gian AAG bị đứt, được bảo trì khiến cho việc truy cập Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị chập chờn lên tới gần 10 ngày.
Việc AAG tiếp tục gặp sự cố từ chiều ngày 2/8/2016 đã khiến các khách hàng của các ISP tại Việt Nam đang sử dụng tuyến cáp này theo hướng đi quốc tế như dịch vụ web, email, video… sẽ bị chậm do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Trong khi đó, các dịch vụ Internet trong nước không bị ảnh hưởng.
Ngay sau khi phát hiện cáp AAG lại gặp sự cố, các nhà mạng VNPT, Viettel, FPT… đều đã triển khai phương án dự phòng, sử dụng các tuyến cáp khác để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới các khách hàng. Cụ thể, Viettel khẳng định đã kịp thời bổ sung dung lượng từ tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) để bù đắp dung lượng kết nối quốc tế nên các giao dịch, trao đổi thông tin, kết nối Internet trong nước và quốc tế, của khách hàng Viettel không bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp quang AAG.
" alt=""/>Internet Việt Nam vẫn dùng nhiều dung lượng qua AAG ít nhất trong 6 tháng tớiMỗi thành viên RoTK đang trong những ngày tháng đỉnh cao nhất của sự nghiệp eSports với những danh hiệu đỉnh cao trong nước. Tuy nhiên với khát khao chinh phục biển lớn của những chàng trai mới mười chín đôi mươi, như ngọn lửa bùng cháy trong tim, cứ thôi thúc họ tìm kiếm những thử thách mới khắc nghiệt hơn, nhằm để lại dấu ấn của mình trong hành trình vươn đến thành công.
Chuyến du đấu ESS 2015 tại thành phố Trịnh Châu – Trung Quốc – chính là bài thuốc thử hạng nặng dành cho tham vọng và sức mạnh của RoTK. Bên cạnh những đối thủ hùng mạnh từ Đài Loan và nhất là từ Trung Quốc, kinh đô của 3Q Củ Hành, thì cái rét buốt giữa mùa đông lạnh giá Trịnh Châu cũng thử thách không nhỏ những chàng trai vàng của eSports Việt.
Ấy thế mà chuyến hành trình đem chuông đi đánh xứ người cũng đã thành công tốt đẹp. Vượt qua những thử thách về thời tiết khắc nghiệt, Quốc Huy (Mèo Con) cùng đồng đội RoTK đã đánh bại đối thủ đến từ Đài Loan trong một cuộc chiến vô cùng hấp dẫn từ đầu đến cuối. Ở các bộ môn MOBA khác, Đài Loan có thể coi là ngáo ộp đối với các đội từ Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung có nền eSports đặc biệt phát triển. Nhưng với các chàng trai RoTK, họ đã giành chiến thắng đầy vẻ vang để dấn ấn của mình trong cái lạnh giá của Trịnh Châu.
" alt=""/>Hành trình du đấu 3Q Củ Hành: Đường vạn dặm bắt đầu từ bước đi nhỏ