Ngày 14/11, tại trường Mầm non xã Hưng Thắng (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An), hàng loạt phụ huynh không đưa con em đến trường.
![]() |
Trường Mần non xã Hưng Thắng nơi xảy ra sự việc |
Theo ghi nhận của VietNamNet, các lớp học sáng nay vắng tanh, hơn nửa học sinh không đến lớp. Có lớp chỉ có 4 em tới học.
Theo cô Nguyễn Thị Hiền, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non xã Hưng Thắng, thì sáng nay chỉ có khoảng 115/249 học sinh tới lớp. Nhà trường nhận được nhiều thông tin báo ốm của học sinh.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho biết họ không đưa con đến lớp là để phản đối cô hiệu trưởng Lê Thị Thu Hà. Lý do, theo các phụ huynh này, vì thời gian qua hiệu trưởng có nhiều sai phạm cũng như có thái độ không tốt đối với phụ huynh nhưng vẫn chưa bị kỷ luật.
Các phụ huynh này cho biết từ đầu năm học cô hiệu trưởng đã có những sai phạm như: Thu tiền học phí tháng thứ 10, nận động đóng góp khi chưa được phê duyệt của cấp trên, kê khống các khoản chi mua đồ dùng học tập của học sinh...
Các sai phạm trên đã được Thanh tra sở GD-ĐT Nghệ An làm rõ và yêu cầu nhà trường trả lại tiền cho phụ huynh.
Đến nay, cơ bản các khoản tiền thu sai đã được trả lại, nhưng phụ huynh vẫn yêu cầu kỷ luật, thuyên chuyển cô hiệu trưởng.
![]() |
Lớp học vắng tanh trong sáng nay tại trường Mần non Hưng Thắng |
Bên cạnh đó, theo nhiều phụ huynh, cô Hà còn nhiều lần xúc phạm đến họ. Một phụ huynh là chị V.T.H. cho biết: “Tại cuộc họp phụ huynh, khi tôi phát biểu không đồng tình với ý kiến cô Hà thì cô này chỉ tay vào mặt tôi, hỏi tôi là phụ huynh em nào, lớp nào?”.
Một phụ huynh là chị N.T.T. thì kiên quyết: “Khi nào kỷ luật hoặc chuyển cô Hà đi thì chúng tôi mới đưa con tới trường”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phan Quang Mão, Chủ tịch UBND xã Hưng Thắng, cho biết UBND xã có nhận được thông tin phụ huynh không cho con đến trường. UBND xã đã trực tiếp chỉ đạo vận động phụ huynh đưa con em tới lớp. Và tại buổi họp giao ban sáng nay, UBND xã cũng đang tìm giải pháp để giải quyết và đề xuất lên cấp trên.
“Trước mắt, phụ huynh phải cho các em học sinh đến lớp. Còn về yêu cầu điều chuyển, kỷ luật cô Hà của phụ huynh thì cần có quá trình xem xét. Việc bố trí công tác cô Hà do Phòng GD-ĐT huyện quyết định”.
Văn Bình
" alt=""/>Cả trăm phụ huynh mầm non cho con nghỉ học vì hiệu trưởng chưa bị kỷ luậtNgòi Nhầu là thôn đặc biệt khó khăn của xã Bảo Ái, huyện Yên Bình. Toàn thôn có 123 hộ dân với 539 nhân khẩu. Dù chỉ cách trung tâm xã Bảo Ái chưa đầy 4 km, nhưng vài năm trước đây là thôn "lõm sóng” di động. Những người dân ở đây phải đối mặt với nhiều khó khăn khi điện thoại di động không thể kết nối mạng, Internet không thể truy cập. Nhưng giờ đây, cuộc sống của họ đã có nhiều đổi thay.
Ông Triệu Văn Hoành - Trưởng thôn Ngòi Nhầu hãnh diện nói về những cái mới, cái chuyển biến ở thôn: "Trước đây, mỗi khi thôn hay xã có việc, tôi đều phải cất công đi đến từng nhà để thông tin. Nếu có việc cấp bách, phải trèo lên đồi mới có thể "hứng sóng” gọi được điện thoại. Giờ thì khác, mọi người trong thôn đều có thể dùng điện thoại di động bất cứ lúc nào, ngay cả trong nhà, vì vậy công việc của tôi cũng như của mọi người, mọi nhà trong thôn đã thuận lợi hơn rất nhiều. Đó là nhờ vào sự nỗ lực của xã, của huyện, của tỉnh và của các doanh nghiệp viễn thông trong việc xóa vùng "lõm sóng” cho thôn”.
Theo người dân thôn Ngòi Nhầu, tháng 2/2023, Viettel Yên Bái đã vào khảo sát và lắp đặt Trạm thu phát sóng di động (BTS). Sau 3 tháng thi công, tháng 5/2023, trạm BTS thôn Ngòi Nhầu chính thức đi vào hoạt động. Không chỉ phủ sóng di động 2G mà sóng 3G, 4G cũng đã hiện diện tại đây.
Trưởng thôn Ngòi Nhầu khoe: "Có sóng di động, ngày nào vợ chồng tôi cũng điện thoại được cho con trai đang làm việc ở Bắc Giang để nói chuyện. Từ ngày có mạng 4G, tôi còn mua thêm chiếc điện thoại thông minh để gọi điện bằng Zalo, Facebook, có thể nhìn thấy mặt con, nói chuyện trực tiếp với con. Có mạng, không chỉ giúp giải tỏa nỗi nhớ con mà tôi còn tìm hiểu những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi qua điện thoại để áp dụng vào thực tế phát triển kinh tế gia đình”. Nhờ có sóng di động băng rộng, việc giao thương phát triển kinh tế của người dân thôn Ngòi Nhầu cũng thuận hơn.
Anh Bàn Văn Si, thôn Ngòi Nhầu phấn khởi bộc bạch: "Nhà tôi trồng được 8 ha quế, trước phải bóc quế mang đi bán hoặc phải chờ tư thương đến hỏi mua. Nhưng từ khi được phủ sóng di động thì chỉ cần gọi điện thương lái vào tận nhà thu mua; có sóng, có mạng tiện trăm bề. Mới tuần trước tôi vừa bán ít quế, thu được mấy chục triệu đồng, xe quế chưa ra khỏi cổng thì tiền đã chuyển khoản "tinh tinh” về túi, vừa tiện lại an toàn, không như trước kia bán quế, tôi cầm tiền mặt mà lo ngay ngáy, mắt trước mắt sau là phải phi ngay xuống huyện "bỏ” vào ngân hàng”.
Cũng theo Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Ngòi Nhầu Triệu Văn Hoành: Từ ngày được phủ sóng điện thoại, việc thông tin liên lạc trong thôn dễ dàng hơn, nhiều gia đình làm ăn đã khấm khá. Từ một thôn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao, thì đến nay thôn chỉ còn 13 hộ nghèo và 9 hộ cận nghèo. Mỗi nhà đều có đến 2 chiếc điện thoại thông minh để dùng. Kinh tế khá giả, người dân cũng đã quan tâm hơn đến xây dựng nếp sống văn hóa văn minh, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua của địa phương.
Niềm vui của người dân và diện mạo mới của thôn Ngòi Nhầu cũng như nhiều thôn, bản trên địa bàn tỉnh đã được phủ sóng điện thoại di động. Sóng điện thoại về với thôn, bản vùng cao không chỉ mang đến ánh sáng văn hóa mà còn xóa dần đi khoảng cách giàu nghèo, trình độ dân trí giữa những vùng sâu, vùng xa với khu vực đồng bằng, đô thị. Hơn nữa, đây là điều kiện để các thôn, xã sớm thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Tính riêng trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đã xoá 5 thôn "trắng sóng” di động; xoá 48/124 vùng "lõm sóng”; xóa 27/52 thôn chưa có Internet cố định băng rộng. Triển khai hạ tầng Internet băng rộng cố định đến 896/1.161 nhà văn hoá các thôn, bản, tổ dân phố; hoàn thành việc lắp đặt, phát sóng và đưa vào sử dụng thêm 2 trạm phát sóng 5G trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện công tác chuyển đổi số, những năm qua hạ tầng mạng viễn thông, hạ tầng số đã và đang được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, việc ký thỏa thuận hợp tác với các Tập đoàn VNPT và Tập đoàn Viettel cũng đã phát huy hiệu quả tích cực; tỉnh Yên Bái đã được các tập đoàn quan tâm phân bổ nguồn đầu tư để phát triển hạ tầng tại các vùng khó khăn.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nguyễn Thúc Mạnh cho biết: "Việc xóa vùng "trắng sóng”, "lõm sóng” di động và khắc phục thôn chưa có Internet cố định băng rộng được Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh xác định là nhiệm vụ ưu tiên số 1 trong phát triển hạ tầng phục vụ chuyển đổi số. Do đó, Sở đã rà soát danh sách cụ thể đến từng thôn; chỉ đạo, điều phối, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn, đồng thời đồng hành tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hạ tầng”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, do địa hình đồi núi nên đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn 13 thôn "trắng sóng” di động và 39 thôn có vùng "lõm sóng”.
" alt=""/>Yên Bái vươn sóng di động đến vùng khóTác phẩm gồm hai phần. Phần một mang tên Con đường thơ ca, khởi đi từ những huyền thoại về thơ ca, những biểu tượng, hình thể nguyên sơ xuất hiện trong thơ ca Nhật Bản và kết thúc bằng những bài thơ từ trái tim trần thơ dại của một trong những thi sĩ lớn nhất trong thế giới haiku: Kobayashi Issa.
Phần hai là Ba nghìn thế giới thơm, tổng cộng 27 chương với 9 chương mới được bổ sung trong lần tái bản này.
Bìa sách "Ba nghìn thế giới thơm" (Ảnh: Nhã Nam).
Cuốn sách mang đến một cái nhìn sâu sắc và phong phú về nền thi ca Nhật Bản, đặc biệt là thể thơ haiku.
Bằng việc phân tích những tác phẩm của các thi sĩ vĩ đại qua nhiều thời kỳ, tác giả Nhật Chiêu dẫn dắt độc giả khám phá nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc, nơi mà thơ ca được xem là sở hữu "một năng lực linh thiêng".
Ba nghìn thế giới thơmtập trung giới thiệu và phân tích những tác phẩm thơ cổ điển và hiện đại của Nhật Bản, từ những thi tuyển thời Heian như Kokinshu (Cổ kim tập), Manyoshu (Vạn diệp tập) đến các nhà thơ bậc nhất như Matsuo Basho, Kobayashi Issa...
Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu không chỉ dịch và giới thiệu thơ ca, mà còn lồng ghép những phân tích sâu sắc về lịch sử, văn hóa, cảm thức thiên nhiên, triết lý cũng như những lý tưởng thẩm mỹ của người Nhật.
Cuốn sách cũng đào sâu hơn các quy tắc và phong cách sáng tác của những thể loại thơ truyền thống như tanka, haiku và renga…
Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về ngữ cảnh và ý nghĩa của từng bài thơ, sự phát triển và biến đổi của thơ ca Nhật Bản qua các thời kỳ khác nhau.
Từ hình ảnh hoa anh đào đến cảnh vật mùa thu, từ nỗi buồn man mác đến niềm vui nhẹ nhàng, tất cả đều được tác giả Nhật Chiêu khai thác một cách tỉ mỉ và tinh tế.
Bên cạnh đó, phong cách viết của ông không chỉ mang tính học thuật mà còn đậm chất thơ, biến mỗi trang sách trở thành một trải nghiệm thẩm mỹ quý giá và đầy ắp về tinh thần.
Hướng về chân không nhưng trái tim vẫn thuộc về thế gian này, đó là điều mà độc giả có thể nghiệm thấy ở Ba nghìn thế giới thơm.
Tác phẩm giúp người đọc hiểu thêm về thơ ca truyền thống, truyền tải những giá trị văn hóa và triết lý sống sâu sắc của người Nhật Bản.
Cuốn sách không chỉ làm phong phú thêm kiến thức mà còn gợi mở những cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc, là một nguồn tài liệu tham khảo quý giá và một món quà tinh thần đáng trân trọng.
Nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu (Ảnh: Nhã Nam).
Trong buổi trò chuyện với độc giả ngày 3/8, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu bày tỏ niềm vui khi tác phẩm được đông đảo bạn đọc đón nhận và đã tái bản nhiều lần trong hơn 10 năm qua.
Ông khuyên độc giả nên đọc theo tuần tự từ đầu đến cuối, bởi mỗi chương được sắp xếp có ngụ ý, theo mức độ tiếp nhận từ dễ đến khó, càng về sau càng mở rộng cách hiểu về thơ Nhật Bản.
Dịch giả Quế Sơn cho biết Ba nghìn thế giới thơmcung cấp kiến thức sâu rộng về các thể thơ, đồng thời giúp người đọc cảm thụ nhiều bài thơ khác nhau.
"Những vấn đề tưởng như đã cũ, nhưng qua góc nhìn của Nhật Chiêu lại rất mới. Anh có một sự sáng tạo bền bỉ, tôi rất mến mộ và rất vui khi chúng ta được hưởng những thành quả sáng tạo của anh", dịch giả Quế Sơn chia sẻ.
Nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêusinh năm 1951 tại Sài Gòn, quê Vĩnh Long. Ông là tên tuổi lớn trong giới nghiên cứu văn chương nói chung và văn hóa Nhật Bản nói riêng.
Tác giả Nhật Chiêu có niềm say mê và đã viết nhiều tiểu luận, công trình nghiên cứu, phê bình văn chương một cách sâu sắc, tinh tế.
Trong số đó, Ba nghìn thế giới thơmđã để lại nhiều dấu ấn và tầm ảnh hưởng sâu sắc.
" alt=""/>Nền văn hóa Nhật Bản qua "Ba nghìn thế giới thơm" của nhà văn Nhật Chiêu