"Chúng tôi vẫn sẵn sàng cho một quá trình đàm phán, và tất nhiên, theo các điều khoản mà tôi đã nêu trong bài phát biểu của mình với lãnh đạo Bộ Ngoại giao ở Moscow vào tháng 6 năm nay. Không có gì thay đổi", Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ngày 28/11 khi được hỏi về triển vọng hòa đàm với Ukraine.
Hồi tháng 6, chủ nhân Điện Kremlin đã liệt kê các điều kiện hòa đàm với Ukraine gồm Ukraine rút quân khỏi 4 vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga là Donetsk, Lugansk, Zaporizhia, Kherson.
Ngoài ra, Ukraine phải cam kết trung lập, phi quân sự hóa, phi phát xít hóa. Phương Tây phải dỡ các lệnh trừng phạt Nga và cắt viện trợ cho Kiev.
Tổng thống Putin nhấn mạnh, tất cả những điều kiện này phải được ghi trong các hiệp định quốc tế cơ bản.
Giới chức Nga gần đây luôn đề cập đến các điều kiện trên trong bất cứ phát ngôn nào gần đây liên quan đến triển vọng đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 27/11 cũng cho biết việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine phụ thuộc vào sự sẵn sàng của phương Tây trong việc chấp nhận các đề xuất mà Tổng thống Putin đưa ra vào tháng 6. Các sáng kiến này đã được điều chỉnh dựa trên những thay đổi tình hình chiến sự.
Theo ông Ryabkov, đây vẫn là cơ sở duy nhất để chấm dứt xung đột. Ông nhấn mạnh, hành động tiếp tục phớt lờ lập trường của Nga và viện trợ vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, đồng thời khiến triển vọng đối thoại hòa bình trở nên không khả thi.
Trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti,ông nêu rõ, Moscow mong đợi một cách tiếp cận mang tính xây dựng từ Washington và các đồng minh. Ông cho hay sự lựa chọn vẫn nằm ở phương Tây: hoặc là công nhận các đề xuất đã nêu, hoặc là căng thẳng leo thang hơn nữa và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình hình tồi tệ hơn cho tất cả các bên.
Theo đánh giá của ông Ryabkov, hành xử hiện tại của phương Tây, thể hiện qua việc hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev, đang tạo ra ngày càng nhiều trở ngại cho việc thiết lập hòa bình. Ông cho biết Moscow đã gửi tất cả tín hiệu cần thiết tới phương Tây, bao gồm các công hàm ngoại giao và trình diễn công nghệ quân sự mới, mà gần nhất là vụ phóng thử nghiệm chiến đấu tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà lãnh đạo phương Tây không sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của Nga. Mỹ và các đồng minh đang có những bước đi táo bạo nhằm giúp Ukraine cải thiện vị thế trước bất cứ cuộc đàm phán tiềm năng nào với Nga, trong đó có việc cho phép Kiev tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí viện trợ.
Giới tình báo Mỹ cho rằng quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga không làm tăng nguy cơ tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, tình báo Mỹ nhấn mạnh, Mỹ và phương Tây vẫn cần chuẩn bị sẵn sàng cho những đòn trả đũa phi đối xứng từ Moscow.
Theo TASS" alt=""/>Tổng thống Putin nêu điều kiện ngừng xung đột với UkraineKể từ khi Hamas tấn công ngày 7/10 làm 1.200 người Israel và nước ngoài thiệt mạng, Tel Aviv đã thực hiện các cuộc không kích đáp trả với tần suất dồn dập.
Cơ quan y tế Gaza thống kê rằng ít nhất 6.546 người Palestine ở dải đất hẹp đã thiệt mạng, bao gồm 2.704 trẻ em. Với rất nhiều thi thể trong hơn 2 tuần chiến sự nổ ra, người Palestine buộc phải chôn cất những người chết không thể xác định danh tính xuống những ngôi mộ tập thể.
Giờ đây, nhiều gia đình ở Gaza đã quyết định dùng những chiếc vòng đặc biệt với hy vọng họ có thể nhận ra nhau trong kịch bản họ thiệt mạng giữa "mưa bom, bão đạn".
Ali El-Daba, 40 tuổi, cho biết đã tận mắt chứng kiến những thi thể nạn nhân bị biến dạng vì không kích, tới mức không thể định danh. Vì vậy, El-Daba quyết định đã chia nhỏ gia đình thành các nhóm để tránh nguy cơ bị thiệt mạng toàn bộ.
Vợ anh, Lina, 42 tuổi, ở lại thành phố Gaza phía bắc cùng với 2 con trai và 2 con gái. Trong khi đó, El-Daba mang theo 3 con còn lại chuyển tới Khan Younis ở phía nam Dải Gaza.
El-Daba cho biết đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Anh mua những chiếc vòng tay bằng dây màu xanh cho các thành viên trong gia đình và buộc chúng quanh hai cổ tay. "Nếu có chuyện gì xảy ra, bằng cách này tôi sẽ nhận ra họ", anh nói.
Các gia đình Palestine khác cũng mua hoặc làm vòng tay cho con cái họ hoặc viết tên chúng lên cánh tay, để có thể nhận dạng trong kịch bản xấu nhất xảy ra.
Ngoài cuộc khủng hoảng nhân đạo đang lan rộng, dải đất Gaza có hơn 2 triệu dân đang đối mặt với bầu không khí tang thương. Những nấm mồ tập thể mọc lên ở nhiều nơi.
Trước khi chôn cất những thi thể không thể nhận dạng, các nhân viên y tế đã chụp lại ảnh, mẫu máu và đánh số thứ tự những người này.
Quân đội Israel đã đề nghị người dân di chuyển từ phía bắc về phía nam Gaza và cảnh báo những người không rời đi có thể bị coi là ủng hộ Hamas. Tuy nhiên, hoạt động di tản này cũng ẩn chứa rủi ro, vì Israel không kích liên tục trên khắp Dải Gaza.
Một phát ngôn viên của quân đội Israel cho biết: "IDF (Lực lượng Phòng vệ Israel) đã khuyến khích người dân ở phía bắc Dải Gaza di chuyển về phía nam và không ở lại gần các mục tiêu của Hamas trong thành phố Gaza".
"Tuy nhiên, các thành viên Hamas đã cố trà trộn vào dân chúng trên khắp Dải Gaza. Vì vậy, bất cứ khi nào mục tiêu của Hamas xuất hiện, IDF sẽ tấn công đồng thời thực hiện các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho dân thường", ông nói.
Quân đội Israel vẫn chưa có dấu hiệu giảm cường độ không kích vào Gaza. Các nhà lãnh đạo thế giới đã kêu gọi ngừng giao tranh để thực hiện hoạt động viện trợ cho vùng đất bị phong tỏa đang cạn kiệt nước, lương thực, nhiên liệu và các loại thuốc.
" alt=""/>Chiếc vòng đặc biệt trên cổ tay các gia đình Gaza giữa "mưa" hỏa lựcTối 12/8, tỷ phú Elon Musk đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp kéo dài 2 giờ đồng hồ với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa. Cuộc phỏng vấn được phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội X (trước kia là Twitter) của tỷ phú Musk và thu hút được khoảng 1 tỷ lượt xem.
Cuộc trò chuyện này lại là một diễn biến khác thường nữa trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vốn đầy bất ngờ trong những tuần gần đây, bao gồm cả vụ ám sát "hụt" ông Trump và việc Tổng thống Joe Biden đột ngột dừng tái tranh cử.
Ông Trump đang vật lộn để đối phó với ứng cử viên mới đầy hứa hẹn của đảng Dân chủ. Đến nỗi, trong cuộc trò chuyện của 2 người, tỷ phú Musk có lúc đã gợi ý cho ông Trump để đưa ra những lập luận tốt hơn trước bà Harris.
Trong buổi đối thoại đó, tỷ phú Musk đã thể hiện rõ sự ủng hộ và mong muốn ông Trump giành được vị trí tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới. "Ông là con đường dẫn đến thịnh vượng", ông chủ hãng xe điện Tesla nói với cựu Tổng thống Trump.
Với tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội của mình, ông Musk đã mang về cho ứng cử viên của đảng Cộng hòa một lượng khán giả khổng lồ vào đúng thời điểm chiến dịch của ông Trump ở thời điểm tồi tệ nhất cho đến nay. Ông dự đoán ít nhất 100 triệu người sẽ tiếp tục tìm kiếm nội dung trong những ngày tới.
Tất nhiên, cuộc trò chuyện thân mật giữa người giàu nhất thế giới và cựu Tổng thống cũng cho thấy lợi ích mà mỗi người đạt được.
Trước hết, ông Musk đã tận dụng được cuộc trò chuyện này để thảo luận về những xung đột lợi ích tiềm ẩn giữa doanh nghiệp và chính sách. Các công ty của ông Musk, bao gồm SpaceX và Tesla, đều có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chính sách của chính phủ. Rõ ràng, không một người Mỹ bình thường nào có cơ hội tương tự để được một tổng thống tương lai lắng nghe như vậy.
Có lúc, tỷ phú Musk thậm chí còn đề nghị được đảm nhiệm một vị trí trong chính phủ Mỹ, có thể là thành viên của cơ quan chuyên trách cắt giảm bộ máy hành chính. Ông Trump tỏ ra thích thú với ý tưởng này và lưu ý rằng tỷ phú Musk là "chuyên gia cắt giảm chi phí" tuyệt vời.
Ngược lại, ông Trump cũng thu được rất nhiều lợi ích từ "khoản đầu tư" hơn 2 giờ của mình. Tỷ phú Musk không chất vấn cựu Tổng thống về bất kỳ ý kiến gây tranh cãi nào mà ông từng đưa ra, như dự đoán 60 triệu người di cư không có giấy tờ sẽ vào Mỹ nếu ông thua cuộc vào tháng 11.
Trong cuộc nói chuyện, ông Musk cũng đã hạ thấp mối đe dọa từ tình trạng nóng lên toàn cầu, đồng thời bảo vệ đế chế xe điện của mình. Về phần mình, ông Trump cảnh báo về mối đe dọa từ "sự nóng lên hạt nhân" mà ông cho rằng đang gây ra mối nguy hiểm lớn hơn tình trạng nóng lên toàn cầu.
Cuộc trò chuyện này là một ví dụ rõ ràng cho thấy cuộc chạy đua tổng thống ngày càng bị ảnh hưởng như thế nào bởi phương tiện truyền thông trước sự suy yếu của báo chí truyền thống. Ông Trump có thể đã không trở thành tổng thống nếu không có Twitter, vì sự nổi lên của ông như một thế lực chính trị vào năm 2016 trùng với thời kỳ hoàng kim của mạng xã hội này.
Tỷ phú Musk hiện là người giàu nhất thế giới với khối tài sản ước tính 227 tỷ USD. Ông luôn tự nhận là cá nhân độc lập về mặt chính trị và tránh xa chính trường. Đầu năm nay, ông cũng từng tuyên bố sẽ không tài trợ cho ứng viên tổng thống nào, kể cả ông Trump hay ông Biden.
Tuy nhiên, gần đây, tỷ phú Musk bắt đầu công khai ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của cựu Tổng thống Trump. Wall Street Journalđưa tin hồi tháng 5, ông Trump và ông Musk đã thảo luận về kịch bản tỷ phú SpaceX sẽ nắm một vai trò nào đó trong chính quyền của ông Trump nếu ông tái đắc cử.
Theo New York Times" alt=""/>Người giàu nhất thế giới vào cuộc giúp ông Trump tranh cử