Tại thời điểm khám nghiệm, ghi nhận tổng số 61 công nhân bị nạn, trong đó 35 công nhân đang cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển, Uông Bí, 26 công nhân còn lại cấp cứu, điều trị tại Trung tâm y tế TX Quảng Yên.
Đến nay, tình hình sức khỏe của các nạn nhân ổn định, một số người được xuất viện.
Căn cứ các tài liệu thu thập được, cơ quan chức năng sơ bộ nhận định đây là vụ tai nạn lao động gây ngạt khí (ngộ độc khí) cho nhiều người, xảy ra tại doanh nghiệp có vốn nước ngoài, trong khu công nghiệp.
Nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên do sự cố động cơ máy nén khí số 2 được đặt phía sau phân xưởng bóng cao su bị hỏng. Điều đó dẫn đến nhiệt tại động cơ máy nén khí lên cao, chất khí trong dầu động cơ kết hợp với khí tại bình chứa phát sinh khí khác.
Sau đó, khí trên theo đường ống dẫn lên tầng 2 của phân xưởng. Các công nhân đang làm việc tại đây hít phải dẫn đến ngộ độc khí.
Hiện, Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục điều tra, xác minh để làm rõ nguyên nhân, hậu quả vụ tai nạn, từ đó có căn cứ đánh giá, xem xét, kiến nghị, đề xuất xử lý các cá nhân, đơn vị có liên quan (nếu có sai phạm) theo quy định.
Từ ngày 20/4 đến ngày 20/5, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có hơn 715.000 tài khoản đăng ký, nâng tổng số tài khoản lên hơn 7 triệu. Đến nay, Cổng đã cung cấp 4.419 dịch vụ công trực tuyến; hơn 15,9 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; 14,9 triệu hồ sơ trực tuyến từ Cổng cùng hơn 9,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến.
Để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, ngày 5/6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì phiên họp chuyên đề của Ủy ban về “Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến”.
Tại phiên họp này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Hai cái căn bản nhất của dịch vụ công trực tuyến là trực tuyến toàn trình và chất lượng dịch vụ trực tuyến. Trực tuyến toàn trình là người dân tự làm từ nhà và không đến cơ quan nhà nước. Chất lượng dịch vụ công trực tuyến là sự đơn giản, thuận tiện và nhanh. Hai cái này phải dẫn đến kết quả cuối cùng là đại đa số người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Cách làm dịch vụ công trực tuyến trước đây là theo kiểu ứng dụng CNTT. Cách tiếp cận mới là chuyển đổi số. Sự khác biệt cơ bản của hai cách làm này là thay vì làm các hệ thống CNTT rời rạc thì dùng các nền tảng số dùng chung, thay vì tự làm, tự đầu tư thì thuê dịch vụ, cho cả phần cứng và phần mềm.
Nội dung chỉ đạo về nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến vừa được đề cập trong ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về kiến nghị của Bộ TT&TT trong báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 17 trong tháng 5, vừa được Văn phòng Chính phủ thông báo ngày 13/6.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục rà soát, đánh giá, tái cấu trúc toàn bộ các dịch vụ công đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng lấy người dùng làm trung tâm; thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn. Đồng thời, ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số dịch vụ công đủ điều kiện cung cấp toàn trình trong tháng 5/2023 là 85,13%, tăng 0,99% so với tháng trước.
Hai chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến gồm tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình lần lượt đạt 52,48% và 34,8%. Mục tiêu cần đạt vào cuối năm nay của 2 chỉ tiêu này là 80% với tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và 60% đối với tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Bên cạnh chỉ đạo về nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà còn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, quyết liệt tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số và kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của bộ, tỉnh. Trong đó, lưu ý theo dõi, giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ theo tháng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Hoàn thành xây dựng các cơ sở dữ liệu về đất đai, tài nguyên và môi trường, cán bộ công chức, tài chính, phương tiện giao thông... theo nhiệm vụ được giao.
Cùng với đó, đẩy mạnh cập nhật, liên thông, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu hiệu quả từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Việc này nhằm phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giảm thiểu giấy tờ, thời gian cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính. Đồng thời, xây dựng và hình thành các bộ danh mục dữ liệu mở phục vụ phát triển phát triển kinh tế xã hội.
Chuẩn hóa chế độ báo cáo, xây dựng, phát triển Hệ thống thông tin báo cáo của các bộ, ngành, địa phương theo hướng tích hợp, chia sẻ, kế thừa tối đa các thông tin, dữ liệu sẵn có và kết nối tự động với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành cùng Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao Bộ TT&TT nâng cao chất lượng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 17 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.
Hấp dẫn món nấm hương nướng.
Nhờ bàn tay khéo léo của người chế biến, những loại rau củ, quả được cắt ngắn theo hình dáng, kích cỡ của từng loại rồi xiên vào từng xiên tạo thành những xâu rau, củ, quả khá bắt mắt. Nấm hương xẻ đôi, nấm kim chi cuộn thành từng bó nhỏ, đậu đũa bẻ ngắn chừng ngón tay rồi xâu vào xiên, rau cải ngọt cuộn tròn, cà tím, mướp đắng cắt tròn, bỏ ruột…
Nhìn vào không gian ẩm thực rau, củ, quả, du khách sẽ thấy sự hấp dẫn từ màu sắc của các món ăn. Có màu xanh tươi của cải nương, màu tím của cà, màu nâu sẫm của nấm hương, màu trắng của nấm kim chi, màu đỏ tươi của cà rốt, màu xanh thẫm của đậu đũa, dưa leo… Tất cả như đang nhảy múa trước mắt.
![]() |
Món cà tím khi nướng sẽ có vị ngon hấp dẫn. |
![]() |
Món đậu đũa được bẻ ngắn và xiên thành từng xiên nhỏ. |
![]() |
Nấm kim chi, rau cải được cuộn bằng thịt lợn lát mỏng. |
Đặc biệt, từ món ăn bằng rau quả, các chủ hàng còn sáng tạo thêm một bước. Đó là kết hợp một cách tuyệt vời giữa rau quả với thịt để tạo thành món ăn mới, khá hấp dẫn.
Để làm thành món ăn này, người chế biến thái lát mỏng thịt lợn hoặc gà băm nhuyễn rồi cuốn bên ngoài các loại rau quả, dùng thịt để làm “áo” mặc cho rau quả khi nướng.
Chẳng hạn dùng thịt lợn lát mỏng cuốn xung quanh đọt rau cải nương xanh mướt, cuộn quanh nấm kim chi trắng ngần, thịt xen lẫn những lát cà tím, thịt băm làm nhân cho những miếng mướp đắng bỏ ruột…
Để thưởng thức món ăn từ rau, củ, quả ở Sa Pa, bạn chỉ cần vào hàng, tự tay chọn cho mình những xiên rau mà mình ưa thích rồi tự tay ngồi nướng món trên bàn ăn và thưởng thức.
Các món từ rau củ chỉ cần nướng khoảng 15 phút là có thể thưởng thức, tùy từng khẩu vị của mỗi người thích dùng chín kỹ hay ăn tái. Rau củ quả nướng mang đến một cảm giác mới lạ cho người thưởng thức. Có vị ngọt, vị bùi bùi của những món rau quả. Đặc biệt, kết hợp với thịt khi nướng càng thơm và mang lại cảm giác ngon miệng, tránh cảm giác đơn điệu khi chỉ ăn thịt nướng như bình thường.
![]() |
![]() |
Không gian ẩm thực nhiều màu sắc nhờ các món rau quả. |
Thật tuyệt khi bước chân vào không gian ẩm thực ở phố núi, ngồi thư thái ở một góc nhỏ, tự tay nướng những xiên rau củ rồi nhâm nhi với chén rượu nồng. Tiết trời Sa Pa mát mẻ, phố đông vui tấp nập hẳn sẽ khiến cho không gian ẩm thực của bạn thêm thi vị. Đến Sa Pa, bạn đừng quên thưởng thức món ăn độc đáo này.
(Theo Afamily.vn)
Những món rau củ bắt mắt, mới nhìn đã thấy hấp dẫn.