Ngoại Hạng Anh

Tiếp tục 'cởi trói' đại học

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-04 01:05:18 我要评论(0)

-Một số vấn đề thời sự của giáo dục đại học đã được các đại biểu xới xáo lên tại hội thảo quốc tế “đvàng giá bao nhiêuvàng giá bao nhiêu、、

- Một số vấn đề thời sự của giáo dục đại học đã được các đại biểu xới xáo lên tại hội thảo quốc tế “đào tạo và nghiên cứu về kinh tế thị trường của các trường đại học Việt Nam” diễn ra ngày 4/11,ếptụccởitróiđạihọvàng giá bao nhiêu do Trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức.

Phải trang bị thêm nhiều kỹ năng cho nguồn nhân lực

Bà Vũ Lan Anh, chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới cho biết, theo một điều tra về kỹ năng sẵn sàng làm việc của sinh viên từ phỏng vấn hơn 300 công ty trong và ngoài nước, kết quả cho thấy hệ thống đào tạo chưa cung cấp kỹ năng cần thiết mà họ mong muốn, phải tiến hành đào tạo lại. Năng suất lao động của người VN thấp hơn nhiều so với Singapore, Thái Lan.

{ keywords}
Hơn 500 đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội thảo 

Còn ông Vũ Văn Hoạ, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, đào tạo nhân lực ngành kinh tế trong nước còn nhiều bất cập. Điều này một phần do chính sách Nhà nước thay đổi liên tục, sinh viên khó tiếp cận; mặt khác có lý do từ phía đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu làm việc, đơn vị này phải liên tục tổ chức đào tạo lại, thậm chí“cưỡng bức đào tạo” cho nhân sự. Ông Hoạ cũng cho rằng, việc thực tập của sinh viên còn mang tính hình thức, chưa thực sự trang bị các kỹ năng cần sau này đi làm.

“Sự cạnh tranh trên thị trường việc làm khốc liệt, phải chuẩn bị cho sinh viên “ra quốc tế” – bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Hiệu phó Trường ĐH Ngoại thương nêu quan điểm.

Bà Thuỷ và một số đại biểu khác nhìn nhận "chương trình tiên tiến" tại các trường hiện nay có hiệu quả tích cực khi đào tạo được nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, tuy nhiên con số này quá ít ỏi.Theo bà, ngoài trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng thiết yếu, nhà trường cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên.

Quản trị trường học như doanh nghiệp

Trước khi làm giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch – Đầu tư), ông Bùi Văn Hùng đã từng làm giảng viên ở ĐH Kinh tế quốc dân hơn 20 năm, đi 40 trường ĐH Mỹ để tìm hiểu, khai thác đối tác cho các chương trình đào tạo tiên tiến. Theo ông, vấn đề nổi lên hiện nay không phải là xây dựng chương trình như thế nào, mà là quản trị đại học: Làm thế nào để quản lý tốt – nghiên cứu tốt – giữ vững thương hiệu.

Ông Hùng nêu quan điểm, để trường đại học có chất lượng tốt thì phải vận hành như một doanh nghiệp. Khi đó, giảng viên phải có hành vi, tư duy khác với trước. Còn xây dựng chương trình phải lựa chọn môn học phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Nhà trường phải có hình dung sau 5-10 năm nữa, nhu cầu xã hội cần nhân lực thế nào để đón đầu đào tạo.

Ông Hùng cho biết thêm từ khi chuyển sang làm công tác quản lý ở một học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch- Đầu tư, “tôi phát hiện ra có khoảng cách lớn giữa các thầy trong trường với giới hoạch định chính sách”

Đó là hai bên chưa gặp nhau. Khi nhà hoạch định chính sách cần tới các nghiên cứu để tham khảo thì thường không biết hỏi ai, tìm ở đâu. Còn các thầy thì mải mê làm nghiên cứu theo hướng hàn lâm. 

Ông Hùng cho rằng, sự lên tiếng của giới nghiên cứu trong trường đại học khá mờ nhạt so với tiềm lực khoa học.

Một giảng viên của Trường ĐH Kinh tế quốc dân bổ sung thêm: "Có những đơn vị sự nghiệp công lập điều hành không khác gì 30 năm trước. Chẳng hạn, có chi cục bảo vệ thực vật tỉnh mỗi năm làm 8 báo cáo, chỉ để trình cấp trên". Theo ông tư duy, nhìn nhận vấn đề của nhân lực như vậy là điều đáng báo động. Lực lượng giáo viên không có tiếng nói để chuyển tư duy theo thị trường thì khó khăn để theo kịp sự thay đổi

Đề xuất tiếp tục thông thoáng cho tự chủ đại học

“Cởi trói” cho đại học là cụm từ mà nhiều đại biểu nhắc tới trong hội thảo khi bàn về chính sách “tự chủ” đang được áp dụng cho 15 trường đại học trong toàn quốc.

Ông Vũ Văn Hoạ đề nghị ngành giáo dục nghiên cứu mối quan hệ về đầu tư công trong lĩnh vực này để có những chính sách thông thoáng hơn nữa. 

Chẳng hạn với vấn đề học phí, phải “tính đúng, tính đủ" mức học phí của các trường công lập tự chủ cũng phải tương đương mức của trường ngoài công lập, miễn là không vượt trần.

Ông Hoạ lấy ví dụ có những việc mà kiểm toán tham gia thì kết luận lại ngược với thanh tra.Theo ông, không thể uốn nắn khái niệm “kinh tế thị trường”, cần phải làm rõ thế nào là “kinh tế thị trường có định hướng”.

Trong tham luận về hệ thống tự chủ tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam, bà Vũ Lan Anh, chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới cho rằng, đầu tư của nhà nước cho giáo dục đại học vẫn còn thấp, trong tương quan với giáo dục phổ thông, và tương quan với các nước trên thế giới.

Những chênh lệch khác của giáo dục đại học nữa còn có: Chênh lệch phân bổ số lượng sinh viên (5% trường đại học chiếm 2/3 số lượng sinhviên); chênh lệch tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên. Điều này cũng góp phần khiến chất lượng đào tạo khó đáp ứng đòi hỏi của thị trường.

Theo bà Lan Anh, vấn đề tự chủ đại học đã được đề cập sớm trong văn bản chính sách nhưng bước tiến trao quyền thực sự mới bắt đầu rõ rệtt rong những năm gần đây. 

Về học thuật, các trường đã được trao khá nhiều quyền khi xây dựng chương trình, tuyển sinh. Về nhân sự, các trường được chủ động tuyển dụng giảng viên chất lượng cao, nhưng còn quy định về công chức, hội đồng trường vẫn chưa được “cởi trói” hoàn toàn. Về tài chính, vẫn chưa được tính toán đủ chi phí.

Các diễn giả cũng cho rằng khi bàn về tự chủ, cũng cần nhắc tới trách nhiệm giải trình của các trường đại học. Tuy nhiên, điều này còn mờ nhạt trong các phiên thảo luận.

Hạ Anh

Xem thêm:

Đề xuất kéo dài đề án tự chủ của các trường đại học

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Tôi năm nay 36 tuổi là con trai một trong gia đình. Hiện, tôi đã có vợ và hai cô con gái (3 tuổi và 9 tuổi). Thú thật, bản thân tôi cũng đang gặp tình cảnh một mình gánh vác trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già, nhưng cũng không thể làm xuể vì con gia đình nhỏ.

Hiện tại tôi đang phải gồng gánh hai trách nhiệm lớn: vừa chăm ba mẹ già đã ngoài 70 tuổi, ốm đau, bệnh tật triền miên, vừa phải lo nuôi dạy hai con nhỏ, quán xuyến gia đình riêng. Cũng vì chuyện này mà công việc tôi cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Mỗi khi bố mẹ già phải nhập viện, tôi lại đành phải nghỉ phép để vào viện thăm nom, trông bệnh, đồng thời cũng phải toàn tâm toàn ý chăm sóc cho gia đình. Mà chuyện này lại diễn ra thường xuyên do cha mẹ tôi đã tuổi cao sức yếu.

Nhiều người nói sao tôi sao phải nghỉ làm rồi kêu ca mà không để vợ nghỉ thay và ở nhà chăm sóc gia đình? Nhưng khổ nỗi, ba mẹ tôi càng nhiều tuổi lại càng khó tính, trước giờ đã vốn không hợp với con dâu, nên vì muốn gia đình êm ấm, tôi không muốn đẩy vợ mình vào thế khó xử trong vấn đề chăm ông bà.

>> Phận con một

Nói thật, nhiều lần tôi cũng muốn dọn ra ở riêng cho vợ thoải mái, nhưng bố mẹ không cho phép. Họ cực kỳ khó tính và cố chấp, dù con cái góp ý như thế nào cũng không bao giờ tiếp thu. Phần khác, vì bổn phận làm con, nghĩ cảnh hai ông bà già chỉ có mỗi một mụn con, nay lại phải lủi thủi không ai chăm sóc, nên tôi lại thôi và cố gắng chịu đựng.

Dù nay tôi đã U40, nhưng mẹ vẫn muốn quản lý như con nít. Tôi đi đâu hay làm gì bà cũng sẽ hỏi kỹ và bình luận này kia. Thỉnh thoảng, tôi dẫn gia đình nhỏ của mình ra ngoài ăn uống, shopping... nhưng khi về bà cũng "mặt nặng mày nhẹ". Nhưng phận làm con đâu thể làm gì nên tôi cũng đành im lặng mà chịu đựng.

Lúc này, tôi thấy tương lai trước mắt của mình sao mà mờ mịt. Tôi muốn có một cuộc sống riêng đích thực với gia đình nhỏ của mình, không bị dòm ngó, không bị quản thúc, không bị phán xét. Những lúc như thế, tôi lại chỉ ước giá mà mình có nhiều anh chị em, để thay phiên nhau đỡ đần ba mẹ giúp tôi. Được vậy thì tốt biết mấy.

Trần Tuấn

" alt="Nỗi khổ gồng gánh cha mẹ già vì tôi là con một" width="90" height="59"/>

Nỗi khổ gồng gánh cha mẹ già vì tôi là con một