您现在的位置是:NEWS > Thời sự

CMC: Nhiều doanh nghiệp Việt đang bảo vệ mình bằng giải pháp bảo mật lạc hậu

NEWS2025-01-20 03:41:09【Thời sự】2人已围观

简介Tại hội thảo“Hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam lần thứ 20” do Bộ TT&amlịch thi đấu giải vô địch ýlịch thi đấu giải vô địch ý、、

Tại hội thảo“Hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam lần thứ 20” do Bộ TT&TT tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 25/8,ềudoanhnghiệpViệtđangbảovệmìnhbằnggiảiphápbảomậtlạchậlịch thi đấu giải vô địch ý các chuyên gia đến từ IBM và CMC Telecom nhận định, hiện nay, các giải pháp bảo mật truyền thống của nhiều doanh nghiệp Việt không còn bền vững và mang lại hiệu quả an toàn.

Năng lực tấn công của các băng nhóm tội phạm mạng ngày càng được nâng cao, sự thiếu hụt về nhân lực quản trị CNTT cao cấp, sự phát triển tốc độ của điện toán đám mây, di động và IoT cùng với sự chủ quan của doanh nghiệp trước các cảnh báo bảo mật… chính là những lý do lớn dẫn đến những sự cố liên quan đến bảo mật thông tin của doanh nghiệp.

Khảo sát của IBM cho thấy, trong khi 50% các CEO đồng ý cho rằng sự hợp tác là cần thiết để chống lại tội phạm mạng, nhưng chỉ một phần ba trong số họ sẵn sàng chia sẻ thông tin sự cố an ninh của tổ chức mình ra bên ngoài, 68% còn lại miễn cưỡng chia sẻ thông tin chỉ khi sự cố của gây thiệt hại nhất định và truyền thông vào cuộc.

Theo các báo cáo về an ninh bảo mật tại Việt Nam, tình trạng đánh cắp dữ liệu khách hàng và xâm nhập vào hệ thống quản trị của doanh nghiêp là mối đe dọa lớn nhất đối với uy tín và hiệu quả của các tổ chức, doanh nghiệp Việt.

Ông Ngô Trọng Hiếu, Tổng Giám đốc CMC Telecom nhấn mạnh, các mục tiêu của tội phạm mạng đang ngày càng mở rộng, hình thức tấn công tinh vi nhằm thu thập và tận dụng các dữ liệu có giá trị cao. Các nhóm tội phạm cũng đang không ngừng câu kết với nhau, chia sẻ hạ tầng để triển khai các chiến dịch tấn công. Các tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị thật tốt cho thử thách này.

Nghiên cứu của IBM và Viện nghiên cứu Ponemon đưa ra trong năm 2015 cho thấy, tổng chi phí trung bình của một sự cố rò rỉ dữ liệu tại 350 công ty tham gia vào nghiên cứu này đã tăng từ 3,52 triệu USD trong năm 2014 lên 3,79 triệu USD trong năm 2015. Chi phí trung bình cho mỗi bản ghi có chứa thông tin nhạy cảm và bí mật bị mất hoặc bị đánh cắp tăng từ 145 USD/ bản ghi trong năm 2014 lên 154 USD/ bản ghi trong năm 2015.

Trung tâm nghiên cứu X-Force của IBM cũng chỉ rõ các kỹ thuật tấn công mới như Malware di động đang ngày càng thịnh hành, trong khi các kiểu tấn công "cổ điển" như DDoS và POS phần mềm độc hại tiếp tục có hiệu lực do thiếu các biện pháp ninh an toàn, bảo mật cơ bản.

很赞哦!(1)