当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs CA Aldosivi, 07h15 ngày 22/4: Khó cho khách 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
![]() |
Cô dâu Anujla Sharma đã từng kết hôn và có 3 đứa con, chú rể Shubham Choudhary trước đó đã chuẩn bị kết hôn với người phụ nữ khác, nhưng khi mối tình của anh với Anujla bị phơi bày, anh quyết định rằng họ sẽ cưới nhau.
Thay vì tổ chức hôn lễ trong nhà thờ hoặc tại nhà, cặp đôi này quyết định đốt một chiếc xe ô tô ngay giữa đường đi và bắn nhiều phát súng lên không trung. Sự việc nhanh chóng thu hút sự chú ý của người đi đường và khiến giao thông rơi vào tình trạng tắc nghẽn. Cô dâu tiếp tục nã thêm vài phát súng lên không trung trước khi giao cho chú rể.
Khu vực này là văn phòng của nhiều quan chức cấp cao và một tòa án. Do đó, sự việc gây náo loạn này khiến cặp đôi bị bắt giữ ngay sau đó. Theo tin tức được công khai từ phía cảnh sát, cặp đôi này dường như không ổn định về tinh thần.
Một sĩ quan cảnh sát đã nói với trang Times of India rằng: "Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra nếu chúng ta không kiểm soát được tình hình kịp thời".
Súng được tịch thu cho thấy đã được mua bất hợp pháp và cô dâu chú rể hiện đang bị trừng trị theo luật pháp của bộ luật hình sự Ấn Độ.
Được biết, tại Uttar Pradesh, việc sử dụng tiếng súng trực tiếp để ăn mừng như một biểu hiện công khai về sức mạnh hoặc quyền lực, thường được dùng trong các dịp lễ hội. Tuy nhiên, hành động tự ý sử dụng súng của cặp đôi khi được nhiều người nói là không thể chấp nhận được.
Cùng đọ cơ ngơi hoành tráng của Bill Gates và những cái tên đứng đầu khác trong danh sách Forbes 400.
" alt="Bắn súng mừng kết hôn, cặp đôi khiến mọi người sợ hãi tháo chạy"/>Bắn súng mừng kết hôn, cặp đôi khiến mọi người sợ hãi tháo chạy
Một số người vẫn cho rằng bà là nhân vật hư cấu từ trí tưởng tượng của các nhà văn, dựa trên số phận của người phụ nữ đương thời.
Thế nhưng, thực tế, me Tư Hồng hoàn toàn có thật. Bà không chỉ nổi tiếng với nhan sắc cuốn hút đàn ông mà còn là nữ đại gia khét tiếng của Hà Nội.
Số phận chìm nổi của người đàn bà đẹp
![]() |
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến. |
Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, tác giả tiểu thuyết ‘Me Tư Hồng’, cô Tư Hồng tên thật là Trần Thị Lan (SN 1868) xuất thân trong gia đình nghèo ở Hà Nam.
Lớn lên, Trần Thị Lan bộc lộ rõ tư chất thông minh, nhan sắc ‘chim sa, cá lặn’ với đôi mắt ‘nhãn trung hữu thủy (trong mắt có nước)’, làm cho đàn ông nhìn vào là mê đắm.
Năm 17 tuổi, Trần Thị Lan bị ép gả cho lý trưởng già làm vợ lẽ. Nguyên nhân khiến cha bà phải chấp nhận gả bán con gái là vì đã vay lý trưởng số tiền lớn. Với suy nghĩ mạnh mẽ, vượt xa rào cản, định kiến đương thời, Trần Thị Lan không cam tâm sống kiếp làm lẽ, bà bỏ trốn ra Nam Định làm thuê.
Tại đây, bà gặp người đàn ông nghèo, làm nghề bán bún xáo trâu. Sống với nhau 2 năm trời nhưng bà mong chờ mãi vẫn không có tin vui.
Ở quê nhà, cha mẹ lần lượt qua đời, lý trưởng bắt em trai bà làm đầy tớ trừ nợ. Bà luôn canh cánh trong lòng việc cứu em trai. Chồng bà yêu vợ nhưng nghèo đói, không giúp gì được, bà đành dứt áo ra đi, tìm cách giải thoát cho em.
Một lần, bà gặp ông chủ buôn người Hoa, gốc Quảng Đông tên Hồng khi người này về Nam Định thu mua lúa. Hai người nhanh chóng phải lòng nhau. Ông chủ Hồng bỏ ra số tiền, giúp Trần Thị Lan trả nợ thay bố, chuộc em và đưa bà về Hải Phòng sống, mọi người thường gọi bà với cái tên ‘thím Hồng’.
Cuối năm 1890, công việc buôn bán thất bại, thua lỗ liên tiếp, ông chủ Hồng chán nản bỏ về nước, bỏ mặc luôn người vợ Việt Nam.
Bơ vơ nơi đất khách quê người, Trần Thị Lan mở tiệm tạp hóa nhỏ kiếm sống qua ngày.
Giai đoạn này, ở Hà Nội xuất hiện những phụ nữ lấy chồng Pháp, sống theo lối Tây phương. Bạn của Trần Thị Lan cũng ở trong số đó. Họ thường được gọi bằng cái tên chung là: ‘Me Tây’.
Nghe bạn rủ rê, bà lên Hà Nội sống, tự học tiếng Pháp, mở quán bán gạo ngoài đê, đi buôn chuyến mạn ngược.
Nhân ngày quốc khánh Pháp năm 1892, bà tham dự buổi vũ hội, tình cờ gặp gỡ viên quan tư Croibier Huguet ngoài 30 tuổi, tên thường gọi là Laglan. Vị quan Pháp nhanh chóng si mê bà, tìm cách tỏ tình.
Sau thời gian ngắn, bà Trần Thị Lan trở thành phu nhân quan tư Laglan. Vì bà là vợ quan tư nên người quen biết thường gọi bà với cái tên: Tư Hồng.
Nhờ trí thông minh thiên bẩm, bà dấn thân vào thương trường với nghề thầu khoán và tạo nên tiếng tăm lừng lẫy, trở thành nữ doanh nhân của Hà thành. Khi đó bà mới bước sang tuổi 23.
Việc bà mở công ty thầu khoán như một quả bom, gây chấn động giới thương gia. Bởi lẽ, thời đó, phụ nữ lấy chồng Tây khá nhiều, đa số chỉ nép bóng chồng, hưởng thụ cuộc sống lụa là, gấm vóc, có kẻ hầu người hạ.
Riêng bà Tư Hồng lại mạnh mẽ, độc lập, ngoại giao giỏi, mỗi lời nói ra đều khiến cánh đàn ông phải nể phục.
![]() |
Bức ảnh bà Tư Hồng chụp trước cửa căn biệt thự ở ngõ Hội Vũ được trưng bày ở bảo tàng Albert Kahn (Pháp). |
Cuối đời ai oán
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho hay: ‘Những chi tiết trong tác phẩm Me Tư Hồng đều dựa trên những giai thoại, tư liệu về bà Trần Thị Lan tôi thu thập được. Tuy nhiên, đến nay, cuộc đời bà vẫn còn là một bí ẩn, chưa ai biết bà mất năm nào. Tất cả những gì chúng ta nghe kể hay biết đến chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm’.
![]() |
Căn biệt thự ở ngõ Hội Vũ được cho là thuộc sở hữu của bà Tư Hồng đầu thế kỷ 20. |
Ông Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ, Tư Hồng giàu có, sản nghiệp ở khắp mọi nơi nhưng bà đã chịu nhiều bi kịch trong cuộc sống. Ba đời chồng, bà vẫn không có nổi mụn con như mơ ước.
Bao tình cảm, chăm sóc, bà dồn hết cho người em trai ruột. Năm bà trốn đi, người em còn nhỏ. Sau này thành danh, bà đón vợ chồng người em về Hà Nội sống cùng trong căn biệt thự ở ngõ Hội Vũ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Có giai thoại kể lại rằng, bà gắn bó với người chồng Pháp nhiều năm nhưng càng ngày, người chồng càng lộ rõ thói trăng hoa và nhiều đức tính không tốt. Dẫu vậy, Tư Hồng vẫn ngậm ngùi cho qua.
Những năm cuối đời, Tư Hồng gặp cú sốc lớn khi nhiều vụ làm ăn gặp thất bại, tiền của hao hụt lại muộn phiền vì chồng, bà đổ bệnh nặng.
Căn bệnh bà mắc phải là bệnh lao - một trong tứ chứng nan y đương thời. Ai mắc phải đều không có thuốc chữa.
Giữa lúc vợ nằm liệt giường, sức khỏe ngày một suy kiệt, viên quan tư Croibier Huguet ngày đêm giả bộ ân cần chăm sóc, ngọt nhạt bảo bà ký, sang tên tài sản cho mình.
Sớm nhận ra bộ mặt thật của người đầu ấp tay gối, bà kiên quyết không ký và xé nát tờ giấy. Trước khi qua đời, bà để lại gia sản cho em trai và các cháu.
Nhưng cũng có giai thoại, cuối đời bà ra đi trong cô độc, không có người thân thích ở bên, người ta thương xót, đưa bà ra an táng gần quần thể đền chùa Hai Bà Trưng (Viên Minh Tự) - phường Đồng Nhân, Hai Bà Trưng (Hà Nội), trên bia mộ chỉ khắc vẻn vẹn 3 từ: ‘Cô Tư Hồng’.
![]() |
Cổng chùa Hai Bà Trưng. |
Theo thông tin này, mộ bà Tư Hồng nằm phía ngoài cổng chùa Hai Bà Trưng khoảng 150 bước chân.
Phóng viên đã nhiều lần đến đây dò hỏi, tìm ngôi mộ, tuy nhiên, không có kết quả.
Bà Duyên - bán nước trước cổng chùa nói: ‘Tôi năm nay 50 tuổi, sống ở đây từ lúc sinh ra, không thấy ai nhắc đến mộ cô Tư Hồng’.
Trong khi đó, ông Lịch (80 tuổi), sống gần chùa cho biết: ‘Ngày nhỏ tôi từng nghe người lớn kể về ngôi mộ của người phụ nữ nào đó nhưng không nhớ tên. Sau này cuộc sống hiện đại, dân cư đông, người ta xây nhà nên ngôi mộ đó được di dời đi’.
Những năm 30 của thế kỷ 20, phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) nổi tiếng là chốn ăn chơi, ngập ngụa trong thuốc phiện, gái đẹp, sòng bạc.
" alt="Cuộc đời người đàn bà đẹp làm chao đảo giới doanh nhân Hà thành xưa"/>Cuộc đời người đàn bà đẹp làm chao đảo giới doanh nhân Hà thành xưa
Một khúc gỗ đã nổi bồng bềnh trên mặt nước hồ Crater, bang Oregon, Mỹ, một cách bí ẩn suốt hơn 100 năm nay khiến các nhà khoa học chưa tìm được lời giải đáp chính xác.
![]() |
Khúc gỗ đặc biệt đã trôi nổi trên mặt hồ Crater theo phương thẳng đứng hơn 100 năm nay |
Đó là một khúc gỗ dài chừng 9 m với phần nhô lên khỏi mặt nước hơn 1 m, đường kính 60 cm. Khắp vùng chẳng ai không biết tới khúc gỗ nổi tiếng này và gọi nó với cái tên “Old Man of the Lake” (Ông già của hồ nước).
Được biết, khúc gỗ lần đầu được phát hiện vào năm 1902 cũng là năm Crater Lake trở thành công viên quốc gia.
![]() |
Kỳ lạ ở chỗ, nó không hề bị chìm xuống hay phân hủy suốt hàng thế kỷ trôi qua |
Nhà thám hiểm Joseph Diller từng mô tả về khúc gỗ trắng trôi nổi dọc theo hồ Crater. 5 năm sau, nhà thám hiểm này quan sát thấy vẫn khúc gỗ đó nhưng di chuyển khoảng 400 m so với vị trí ban đầu.
Một nghiên cứu khác được nhà tự nhiên học John Doerr dành 3 tháng quan sát vào năm 1938. Kết quả cho thấy, khúc gỗ bí ẩn chuyển động không theo quy luật nào, có lúc còn di chuyển rất nhanh. Từ ngày 1/7 đến 30/9/1938, nó di chuyển hơn 99 km. Vào ngày mưa gió, thậm chí khúc gỗ di chuyển tới 6 km.
![]() |
Nhiều câu chuyện được người dân thêu dệt càng khiến cho nơi này trở nên nổi tiếng |
Việc xác định niên đại bằng carbon cho thấy nó ít nhất 450 năm tuổi, trải qua gần 120 năm “du lịch” khắp hồ Crater cũng là hồ nước sâu nhất nước Mỹ và sâu thứ 9 trên thế giới.
Và một điều kỳ lạ ở chỗ, những khúc gỗ thông thường chỉ nổi vài năm rồi sẽ tự chìm xuống nước. Nhưng đây là khúc gỗ “thách thức” mọi định luật vật lý khi nổi theo chiều dọc cả thế kỷ mà vẫn giữ nguyên kết cấu, không có dấu hiệu mục ruỗng hay phân hủy.
Cũng từ những điều kỳ lạ kể trên, người dân trong vùng còn thêu dệt nên câu chuyện về “khúc gỗ biết điều khiển thời tiết”. Họ tin rằng, nếu khúc gỗ được kéo sát vào bờ, gió bão sẽ nổi lên. Nhưng chỉ khi được thả tự trôi bình thường, trời lại sáng. Dù vậy, đó vẫn chỉ là chuyện truyền miệng của người dân địa phương.
![]() |
Có dịp ghé thăm hồ Crater, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội chèo thuyền ra hồ để tận mắt ngắn nhìn khúc gỗ “Ông già của hồ nước” |
Đến nay, các nhà khoa học cho rằng, có thể do nước hồ Crater trong sạch, luôn ở nền nhiệt thấp giúp khúc gỗ “bảo toàn” được hình dáng như ngày đầu.
Du khách nếu có dịp tới hồ nước sâu nhất nước Mỹ Crater, đừng bỏ qua cơ hội chèo thuyền ra hồ để tận mắt chứng kiến khúc gỗ đặc biệt này. Phải chăng cũng nhờ những điều kỳ lạ khiến cho nó vô tình trở thành điểm du lịch hấp dẫn của hồ miệng núi lửa.
Các nhà khảo cổ Hy Lạp đã tìm thấy một kho báu lớn có niên đại gần 3.800 năm trên một hòn đảo nhỏ ở biển Libya.
" alt="Khúc gỗ 'nổi trên mặt nước suốt trăm năm không phân hủy"/>Nhận định, soi kèo Man City vs Aston Villa, 2h00 ngày 23/4: Quyết liệt cuộc đua Top 4
![]() |
Ông Lê Văn Tuấn - Chuyên viên Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT phát biểu tại Hội nghị. |
Tại hội nghị, Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng được chỉ đạo triển khai áp dụng tại các trường. Đây là một trong những nội dung trọng tâm thuộc Dự án Bữa ăn học đường do Công ty Ajinomoto Việt Nam, Bộ GDĐT và Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế phối hợp triển khai từ năm 2012.
Phần mềm cung cấp một ngân hàng thực đơn đa dạng gồm 120 bộ thực đơn có sẵn với 360 món ăn cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi được chia theo 3 khu vực Bắc, Trung và Nam. Các trường có thể tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn hoặc từ nguồn nguyên liệu địa phương nhưng vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Để sử dụng phần mềm, mỗi trường tiểu học bán trú chỉ cần đăng kí một tài khoản tại website của Dự án: http://buaanhocduong.com.vn/, miễn phí tất cả các tính năng.
Để hoàn thiện bộ thực đơn, Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp chặt chẽ cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cơ quan đầu ngành về dinh dưỡng. PGS. TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, quá trình này trải qua nhiều giai đoạn từ khảo sát, nghiên cứu đến thực nghiệm. Trước khi chính thức ra mắt, các thực đơn đã được áp dụng thực tế trên quy mô lớn tại các trường để lấy ý kiến và điều chỉnh. Thực đơn sau đó được Hội đồng khoa học Viện Dinh dưỡng thẩm định, nghiệm thu và thông qua để áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.
![]() |
Khẩu phần ăn trưa gồm 5 món chuẩn bị theo thực đơn của phần mềm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo lứa tuổi. |
Song song đó, dự án còn chú trọng đến việc giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho các em học sinh ngay từ lứa tuổi tiểu học thông qua Bộ áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức”. Với 3 phút trước mỗi giờ ăn trưa, các em học sinh sẽ được chia sẻ những thông tin dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của thực phẩm trong thực đơn ngày hôm đó. Từ đó, các em yêu thích và ăn đa dạng hơn các loại thực phẩm, góp phần xây dựng thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh.
Ngoài ra, để chuẩn hóa quy trình chuẩn bị bữa ăn bán trú, dự án cũng đầu tư xây dựng các mô hình “Bếp ăn mẫu bán trú” - mô hình bếp ăn một chiều chuẩn Nhật, giúp tiết kiệm nhân lực và thời gian, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, dự án đã xây dựng thành công và đưa vào vận hành 2 căn bếp mẫu tại trường Tiểu học Trưng Trắc, quận 11, TP. HCM và trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Lạng Sơn. Các gian bếp này hàng năm đều đón tiếp nhiều đoàn từ các trường tiểu học trên cả nước đến tham quan, học hỏi để áp dụng vào thực tế.
Tính đến tháng 8/2019 dự án đã được triển khai áp dụng tại 3132 trường tiểu học bán trú tại 52 tỉnh thành toàn quốc thông qua việc áp dụng Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong công tác xây dựng thực đơn cũng như áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức” trong công tác giáo dục kiến thức dinh dưỡng.
![]() |
Các em học sinh cùng tìm hiểu về dinh dưỡng với Áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức” trước mỗi giờ ăn. |
Chia sẻ về việc áp dụng Dự án tại tỉnh nhà, ông Ma Quang Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Trên cơ sở thực hiện quyết định phê duyệt của Bộ GD&ĐT về phần mềm chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là bước chuyển cả về nhận thức cũng như quá trình tổ chức triển khai ứng dụng tại các nhà trường, góp phần cải thiện tầm vóc, thể trạng, cũng như dinh dưỡng bữa ăn, tạo ra đầu ra đối với học sinh là không chỉ đảm bảo về kiến thức, kĩ năng, các năng lực mà còn phải có về thể trạng, con người hoàn thiện nhất có thể trong thời gian tới.”
Được biết, ngay sau hội nghị, Ban Dự án đã lên kế hoạch đến thăm, hướng dẫn và giải đáp nhưng thắc mắc của nhà trường trong quá trình sử dụng Phần mềm cũng như những nội dung của Dự án. Trong thời gian sắp tới, Ban Dự án tiếp tục nỗ lực triển khai Dự án đến các trường tiểu học bán trú tại các tỉnh thành còn lại, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường, góp phần nâng cao tầm vóc của thế hệ trẻ trong tương lai.
Minh Tuấn
" alt="33 trường tiểu học Tuyên Quang áp dụng thực đơn ‘chuẩn’ dinh dưỡng"/>33 trường tiểu học Tuyên Quang áp dụng thực đơn ‘chuẩn’ dinh dưỡng
Chiều nào chúng cũng gọi nhau đi chơi, hết nhà này lại sang nhà nọ.
Phát hiện chồng ngoại tình nhờ câu nói ngây thơ của trẻ hàng xóm. |
2 tuần trở lại đây, sau khi cùng mẹ về quê 1 tuần để chăm bà ngoại ốm, con tôi rất buồn vì các bạn không đến nhà mình chơi nữa.
Cháu cứ ra cửa ngóng, thấy bạn nào cũng cất tiếng gọi nhưng các bạn đều lảng tránh. Con tôi chủ động sang nhà bạn thì các bạn bảo, nhà tôi có cô rất ghê gớm nên các bạn không dám đến nữa.
Đứa con 5 tuổi chạy về kể với tôi như thế. Tôi thấy rất lạ. Bình thường, bọn trẻ trong xóm quý tôi. Lần nào chúng đến, tôi cũng niềm nở, lấy đồ ăn, đồ chơi cho chúng thoải mái.
Tôi cũng chưa bao giờ lớn tiếng với đứa trẻ nào. Trong số các nhà ở khu dân cư, chúng đến nhà tôi nhiều nhất. Không thể có chuyện tôi mới về quê 1 tuần, bọn trẻ đã quên tôi.
Để con được vui, tôi đưa con lên phố mua ít đồ hóa trang.Tôi cũng mua 1 số mặt nạ cho lũ trẻ hàng xóm nhân dịp Halloween. Sau đó, tôi và con mang cho các bạn.
Lũ trẻ rất thích, chạy quanh xóm khoe khoang.
Lúc chúng đến nhà tôi, tôi mới hỏi chuyện một cách khéo léo thì cô bé 5 tuổi bảo: 'Hôm bạn Cốm (tên con tôi -nv) về quê, có một cô ở đây, nhưng cô ấy rất ghê gớm.
Cô ấy không cho bọn con vào nhà, cũng không cho bọn con chơi ở cửa. Cô ấy đuổi bọn con đi'.
Tôi bỗng giật mình. Lục lọi trong tâm trí, tôi vẫn không đoán được 'cô ghê gớm' mà đứa trẻ nhắc đến là ai?
Tôi nhắn tin hỏi chồng nhưng chồng tôi chối bay biến. Anh còn ghép cho tôi tội hoang tưởng vì chẳng có ai đến nhà trong lúc tôi không ở đây cả.
Tuy nhiên tôi vẫn không tin đứa bé nói nhầm. Tôi tìm trong xóm và phát hiện một nhà có lắp camera ở cổng.
Tôi lấy lý do bị mất trộm, xin được xem camera thì phát hiện chồng tôi chở một cô gái về nhà lúc nửa đêm. Sáng hôm sau và hôm sau nữa, anh vẫn đi làm nhưng chỉ đi một mình. Đến ngày thứ 3, anh mới chở cô ấy rời đi.
Tim tôi như vụn vỡ. Tôi chụp lại ảnh trong camera và gửi cho chồng. Tôi đã hy vọng, anh cho tôi một lời giải thích khiến tôi bớt đau lòng. Không ngờ anh lại thú nhận ngoại tình.
Cô gái đó là sinh viên, từng thực tập ở công ty anh. Hai người qua lại với nhau được chừng 5 tháng...
Tôi thấy đau đớn quá. Bây giờ tôi không biết phải làm thế nào để vượt qua chuyện này.
Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Sau cuộc trò chuyện với mẹ vợ, tôi bị rơi vào thế bí, không biết phải giải quyết ra sao.
" alt="Tâm sự vợ phát hiện chồng ngoại tình nhờ câu nói ngây thơ của trẻ hàng xóm"/>Tâm sự vợ phát hiện chồng ngoại tình nhờ câu nói ngây thơ của trẻ hàng xóm
Tận tâm với những công việc “không tên”
Trong chương trình Sữa học đường, các em học sinh sẽ được uống sữa từ 3 đến 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày một hộp. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó là cả một quá trình với nhiều tâm sức của các thầy cô giáo. Hàng loạt công việc “không tên” như đặt hàng sao cho đảm bảo kế hoạch uống sữa của học sinh, kế hoạch bảo quản lưu kho, ghi chép báo cáo, cách kiểm tra từng hộp sữa… Bên cạnh đó còn tập cho các con thói quen uống sữa đúng giờ tại lớp, học cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống để thuận tiện thu gom, tái chế...
![]() |
Sữa được giáo viên trực tiếp đứng lớp, cán bộ y tế và nhân sự quản lý của nhà trường cùng kiểm tra kỹ về tình trạng bao bì, hạn sử dụng… cũng như các cảm quan cần thiết khác theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp |
Chị Thanh Mai (Huyện Nhà Bè, TP.HCM) kể:“Ở nhà cháu không chịu uống sữa, ăn uống cũng khó khăn lắm. Nhưng từ ngày được cô giáo tập cho thói quen uống sữa trên lớp, về nhà không những cháu tự giác uống sữa đúng giờ, mà uống xong còn bóp dẹp, gấp hộp sữa lại ngay ngắn nữa!”.
![]() |
Các cô giáo cẩn thận và tỉ mỉ ngay từ khâu sắp xếp, bảo quản và dạy các con thói quen nề nếp, kỉ luật khi chuyển, phát sữa đến các lớp học |
![]() |
Đặc biệt với các em độ tuổi mẫu giáo, việc hình thành thói quen uống sữa đúng giờ, đúng cách còn khó khăn hơn rất nhiều |
“Trong một lớp học, không phải bé nào cũng có điều kiện như nhau, có gia đình còn khó khăn nên việc cho con uống sữa không được đều đặn. Hy vọng chương trình sẽ được duy trì liên tục, để tạo được những hiệu quả trong việc cải thiện chiều cao, thể chất cho các bé.” - Cô Nguyễn Thị Bé Thi - Hiệu trưởng Trường mầm non Sơn Ca, huyện Giồng Trôm, Bến Tre chia sẻ.
“Với những người làm công tác nuôi dạy trẻ như chúng tôi thì thật sự không có niềm vui nào có thể sánh bằng với việc nhìn thấy các em phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn và vui tươi” - Cô Huỳnh Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường mầm non Phước Thạnh, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tâm sự.
![]() |
Với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các em học sinh thích thú xử lý vỏ hộp sau khi uống. |
Trong chương trình, các thầy cô còn khéo léo lồng ghép những thông điệp bảo vệ môi trường vào hoạt động uống sữa cho các em như: dạy cách gấp dẹp vỏ hộp để dễ thu gom, tái chế; hướng dẫn các em làm ra những mô hình hay đồ chơi từ vỏ hộp sữa rất sáng tạo.
![]() |
Cô giáo và các em học sinh bên cạnh những mô hình làm từ vỏ hộp sữa trong chương trình SHĐ |
Khi thầy cô vì học sinh mà “đi học”
Tại các địa phương thực hiện chương trình SHĐ, các thầy cô ngoài công việc chuyên môn tại trường, lớp còn “cắp sách” đi học, tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu nhằm bảo đảm việc triển khai chương trình được thực hiện đúng qui định và an toàn, các em học sinh được uống sữa đều đặn, đảm bảo chất lượng.
![]() |
Tham dự các lớp tập huấn để có kiến thức tổ chức, hướng dẫn cho các con uống sữa tại lớp |
Tại đây, các thầy cô được làm quen với những kiến thức rất mới mẻ về dinh dưỡng, học về các loại sản phẩm sữa dùng trong chương trình cùng với tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, còn cần phải nắm rõ quy trình đặt hàng sữa, bảo quản, phân bổ đến các lớp, đến từng em học sinh, làm quen với việc quản lý và hướng dẫn các con uống sữa đúng giờ, đúng cách… Đa số các thầy cô đều rất tích cực tìm hiểu, trao đổi với các bác sĩ dinh dưỡng, đơn vị triển khai chương trình và cung cấp sữa để nắm thật kỹ cách thức thực hiện.
Thầy Huỳnh Đức Tâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nhớ lại những khó khăn ban đầu mà nhà trường gặp phải khi phụ huynh băn khoăn về chương trình. “Sau khi chúng tôi tổ chức các cuộc họp triển khai tới từng phụ huynh, giúp họ hiểu chương trình sữa học đường được hỗ trợ ra sao từ chính quyền địa phương và doanh nghiệp thì phụ huynh đã đồng tình tham gia. Sau 3 tháng triển khai, phụ huynh được mời tham gia giám sát quá trình giao nhận và trẻ uống sữa nên đã rất yên tâm” - Thầy Tâm chia sẻ.
![]() |
Các giáo viên tại TP.HCM đang thực hành cách gấp vỏ hộp sữa để thuận tiện cho việc thu gom, tái chế |
Thông qua chương trình, các thầy cô giáo không chỉ giúp cho học sinh có một thực đơn dinh dưỡng tốt hơn ngay tại trường bằng cách bổ sung thêm sữa - một thực phẩm dinh dưỡng và dễ hấp thu, mà còn hình thành cho các em thói quen ăn uống, kiến thức dinh dưỡng an toàn, lành mạnh từ khi còn nhỏ. Cũng chính vì vậy mà chương trình SHĐ muốn thành công không thể thiếu nghiệp vụ sư phạm của các thầy cô và quan trọng hơn hết là tấm lòng, sự tận tâm của những người đang gánh vác trọng trách “trồng người” cao cả. Những nỗ lực đó xứng đáng nhận được sự ủng hộ và trân quý của toàn xã hội.
Sát cánh cùng giáo viên tại cơ sở
Đại diện công ty Vinamilk, đơn vị đang triển khai SHĐ tại 15/17 tỉnh thành, cho biết: “Ngay từ đầu, Vinamilk đã xác định rằng giáo viên cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai SHĐ. Vì vậy, công ty cũng có các tổng đài riêng để tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ 24/7 và nhân sự trực tiếp sát cánh cùng các thầy cô trong quá trình thực hiện. Nếu không có sự chung tay, tâm huyết và trách nhiệm của các thầy cô thì chắc chắn chương trình sẽ không thể đạt được các kết quả như mong đợi.”
Tuyết Nhung
" alt="Khi thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn là 'chuyên gia dinh dưỡng'"/>Khi thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn là 'chuyên gia dinh dưỡng'