Vừa lo lắng nhưng cũng hạnh phúc, Mộng Quỳnh quyết định sẽ thông báo tin mừng vào dịp sinh nhật chồng. Vậy nhưng trái với sự mong chờ của Quỳnh, ông xã Quỳnh lại tỏ vẻ nghi ngờ không tin, thậm chí tự mình ra hiệu thuốc mua thêm 3 que về bắt vợ "thử ngay tại chỗ" mới chịu tin. Mộng Quỳnh tủi thân, thậm chí rơi nước mắt nhưng ông xã cũng hồn nhiên... không nhận ra.
Thai 38 tuần, Mộng Quỳnh chuyển dạ đi sinh cũng trong một tình huống đầy hài hước của ông xã. "Thời gian đó anh đi công tác 1 tuần. Không hiểu sao tuần đó phía dưới mình thường xuyên bị ướt, một ngày thay mấy cái quần. Vậy nhưng đi khám, bác sĩ lại chỉ nói bị viêm và cho thuốc uống dù thai đã 38 tuần", Mộng Quỳnh nhớ lại.
Kết quả, cô bị rỉ ối suốt 1 tuần mà không hề hay biết. Mãi đến ngày thứ 8, khi ông xã về thì 1 giờ sáng, Mộng Quỳnh mới bắt đầu đau đẻ. Tuy nhiên, cô sau khi lên mạng tìm hiểu lại chỉ cho rằng đó là dấu hiệu doạ sinh, nên tiếp tục chịu đựng tới 6 giờ sáng.
"Sáng sớm, mình chat hỏi mọi người thì được em dâu khuyên nên đi bệnh viện. Vậy là mình quyết định đi. Tuy nhiên không vội vàng, mình tiếp tục đi tắm, trang điểm và ngồi ăn sáng tới 8 giờ mới diện đồ đẹp vào bệnh viện", Mộng Quỳnh nhớ lại.
Không ngờ, tới lúc được bác sĩ ở viện khám, mẫu ảnh 9X đã nở 5 phân cổ tử cung. Vào phòng sinh cùng chồng, Mộng Quỳnh bắt đầu cảm nhận những cơn đau đẻ nhưng ông xã cô mới lại là người... phá liền 2 cái ghế của bệnh viện, nguyên nhân vì quá hồi hộp lo lắng cho vợ nên cứ ngồi cái ghế nào là làm gẫy ghế đó.
"Anh tập gym nên hơi lực lưỡng. Mình đang mệt, đau, muốn quạu mà anh cứ an ủi bằng cách dụi cái đầu mình vô ngực anh rồi nói em ơi, em la lên đi. Trời đang mệt la cái gì được bây giờ", Mộng Quỳnh hài hước nhớ lại.
Kết quả, con chào đời Mộng Quỳnh chẳng kịp cảm nhận giây phút thiêng liêng chỉ vì mải mắng chồng đã làm gẫy ghế. Câu chuyện hài hước của mẫu ảnh 9X khiến MC Ngọc Lan và thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A cũng phải phì cười.
Thời gian ở cữ sau sinh, Mộng Quỳnh tiếp tục một lần nữa phải chịu sự hồn nhiên của ông xã khi liên tục đi nhậu cùng bạn bè, có hôm tới 2-3 giờ sáng bỏ mặc vợ ở cữ chăm con vì nghĩ có bà ngoại chăm sóc. Dù khi về nhà, ông xã Mộng Quỳnh cũng rất quan tâm chăm sóc vợ nhưng hai vợ chồng cô vẫn đã có một buổi tranh luận rất lâu tới nỗi Mộng Quỳnh bật khóc và chảy cả máu mũi thấm đẫm khăn giấy.
Khi ấy, ông xã cô mới hiểu ra vấn đề. Vậy là thay vì đi nhậu bên ngoài, chồng Mộng Quỳnh...kéo bạn về nhà nhậu. Tuy nhiên, bà mẹ trẻ cũng chấp nhận vì cho rằng "anh lùi một bước, mình cũng lùi một bước".
Đến với Chat với mẹ bỉm sữa để kể câu chuyện về ông xã mình, tuy nhiều khi chẳng làm được việc gì cho vợ, vào phòng sinh thì làm gãy ghế, vợ ở cữ thì kéo bạn về nhậu nhưng Mộng Quỳnh vẫn muốn nhắn gửi tới các anh chồng, đó là: "Phụ nữ ở bất cứ vị trí nào, khi mang bầu sinh nở cho dù có được bố mẹ quan tâm tới đâu thì vẫn cần có chồng bên cạnh, nếu không tâm lý cũng sẽ rất bất ổn. Dù các ông chồng chẳng cần làm gì hết nhưng cứ ở bên thôi cũng sẽ khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy hạnh phúc, đỡ đi những lo lắng vất vả".
Ở nhà mùa dịch Covid-19, nam phó phòng rủ hàng xóm làm điều khó tin
8h tối, chồng tôi lẳng lặng cầm lon bia ra trước cửa nhà. Tôi tưởng anh ấy giận vợ con chuyện gì đó. Nhưng không, anh ấy sắp có một cuộc gặp mặt đặc biệt.
" alt="Vào phòng sinh cùng vợ hot girl, ông xã mẫu ảnh 9X phá gẫy 2 cái ghế" />Vào phòng sinh cùng vợ hot girl, ông xã mẫu ảnh 9X phá gẫy 2 cái ghế
Số thực phẩm do chị Hoài mua theo hình thức online. Ảnh: NVCC
Theo đó, đầu tháng, chị Hà gọi điện cho một cửa hàng chuyên bán gà để mua 60 con gà (giá 150 nghìn đồng/kg). Tủ lạnh nhà chị chỉ chứa được khoảng 30 con, số còn lại chị gửi nhờ nhà em trai ở gần đó.
Với các loại hải sản (tôm, cá, mực…) và thịt lợn chị cũng gọi cho một cửa hàng hải sản và cửa hàng thịt sạch đưa đến tận nhà.
Các nhu yếu phẩm khác như kem đánh răng, giấy vệ sinh… chị cũng xuống siêu thị, ngay dưới chân tòa nhà để mua.
‘Ngày trước, gia đình chồng tôi ở quê có vườn rau nên khoảng 10 ngày ông, bà lại gửi cho chúng tôi một chuyến đủ các loại rau, củ, quả… Nhưng hiện tại, do dịch bệnh, ngại ra bến xe đông người nên chúng tôi sẽ mua rau do những người trong cùng tòa nhà bán’, chị Hoài cho biết thêm.
Chị Hoài cũng chia sẻ, nhiều người ở nhà nên chi phí ăn uống của gia đình chị tăng lên. Theo đó, chị vừa chi 20 triệu đồng để mua thực phẩm dùng trong khoảng 1 tháng, hạn chế việc ra chợ nhiều lần. Bên cạnh đó tiền điện cũng tăng khi tháng vừa rồi gia đình chị hết 2,5 triệu đồng.
Bù lại, gia đình chị tiết kiệm được nhiều khoản khác. Cụ thể, chị Hoài hạn chế việc mua sắm quần áo, giày dép… do lo ngại việc gặp người bán hàng. Thay vào đó, chị chỉ mua những thứ thiết yếu dùng cho cuộc sống. Ngoài ra, các chi phí xăng xe, tiền cà phê, ăn uống ở nhà hàng… cũng được cắt giảm.
‘Ngày trước, tôi tốn một khoản không nhỏ cho xăng xe (ô tô cá nhân) nhưng nay đổ một bình xăng mãi chưa thấy hết’, chị Hoài nói thêm.
Không chỉ về nguồn cung thực phẩm, tất cả các nhu cầu, dịch vụ khác đều được chị Hoài chuyển sang chế độ ‘online’.
Từ ngày các con nghỉ học, gia đình chị mua thêm máy in để in bài do cô giáo gửi cho các con làm tại nhà.
‘Với con gái đang học mẫu giáo, tôi phải tạo các trò chơi như làm thủ công, chơi cá ngựa, trốn tìm… cho con đỡ nhàm chán khi không được ra khỏi nhà’, chị Hoài nói thêm.
Tương tự, gia đình chị Lê Thị Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) cũng chuyển sang hình thức mua sắm, giao dịch online. Qua điện thoại, chị Ngọc mua thực phẩm tại một nông trại quen ở Hòa Bình với số lượng lớn để hạn chế việc đi chợ, siêu thị. Sau đó, chị thanh toán tiền qua tài khoản để hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt và thực phẩm sẽ được mang đến tận nhà.
Chị Ngọc mua gà và rau từ nông trại. Ảnh: NVCC
Trước đây, chị thuê người giúp việc theo giờ vào thứ 3, 5, 7 hàng tuần. Ngoài ra, một tháng, gia đình chị cũng thuê người đến dọn nhà một lần nhưng hiện tại các dịch vụ này đều bị cắt do lo ngại việc người lạ xuất hiện tại nhà.
‘Chúng tôi thường có thói quen ăn nhà hàng, uống cà phê vào cuối tuần nhưng nay tất cả đều chuyển sang hình thức gọi đồ online. Suốt cả tháng nay, chồng tôi là dân kinh doanh nên phải đi làm, còn mẹ con tôi chưa ra khỏi nhà lần nào. Ông xã tôi còn nói vui: ‘Chắc phải gọi nhà mình là ‘gia đình online’ mất’, chị Ngọc vui vẻ cho biết.
Ngoài các hộ gia đình, nhiều chủ cửa hàng cũng chuyển sang kinh doanh online để phù hợp tình hình khi dịch bệnh bùng phát.
Nhiều cửa hàng ăn đã chuyển sang hình thức giao cơm văn phòng tận nơi để đối phó tình trạng người dân ngại đến cửa hàng. Ảnh: NVCC
Anh Lê Đức Dũng (SN 1988, Hà Nội) là chủ một cửa hàng chuyên lẩu (buổi tối) và cơm văn phòng (buổi trưa) tại Thái Hà (quận Đống Đa). Trước đây, cửa hàng đông khách, anh mở 2 chi nhánh (giá thuê mặt bằng là 12 và 30 triệu đồng/nơi) tuy nhiên do khó khăn chung nên anh đã phải đóng cửa một chi nhánh.
‘Ngày trước, chúng tôi bán khoảng 120 suất cơm văn phòng/buổi trưa và không có thời gian để bán online thì nay vắng khách ăn tại quán hơn. Trước tình trạng khách ngại đến quán ăn, chúng tôi chuyển sang hình thức giao cơm tận nhà, để đẩy doanh số lên. Hiện, mỗi buổi trưa chúng tôi bán được khoảng 80 suất’, anh Dũng cho biết.
Anh thừa nhận, lợi nhuận không thể như trước đây do mất thêm các chi phí ship hàng nhưng đây là một chính sách bắt buộc để các cửa hàng ăn vượt qua thời điểm khó khăn.
Cô dâu Hải Phòng hoãn cưới, hàng xóm xúm vào ‘giải cứu’ 75 mâm cỗ
Chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ, số thực phẩm để làm hàng chục mâm cỗ đã được bà con, hàng xóm ‘giải cứu’ thành công.
Người dân Sơn Lôi quay trở lại cuộc sống bình thường sau khi lệnh cách ly toàn xã được gỡ bỏ hôm 4/3. Ảnh: Nguyễn Thảo
Sau khi chị này được xác định âm tính, được về nhà, hàng xóm còn nói khéo ‘nên vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ, vì đằng nào ở sạch thì cũng sướng hơn’.
Giống như chị Hằng, chị Vinh - một F2 bất đắc dĩ - cũng chia sẻ, có đôi yêu nhau, cô người yêu vì lo lắng về dịch tới mức hoảng loạn, ngày ngày nhắn cho anh hàng trăm tin, dặn anh phải thế này, phải thế kia. Không được đi ra chỗ này, không được gặp ai... làm anh bực bội phát cáu. Thế là cãi nhau, rồi chia tay, đến giờ vẫn chưa thể cứu vãn.
Khác với chị Hằng, tuy không thuộc diện F nào cả, nhưng vì đặc thù công việc là phóng viên nên chị Trâm có về xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc một lần để tác nghiệp.
Thời điểm chị Trâm về, Sơn Lôi đã được gỡ cách ly, tuyên bố an toàn, nhưng vì cẩn thận, khi về đến khu chung cư, chị cũng có ý thức hạn chế đi lại và thông báo với hàng xóm không cho trẻ con sang nhà chơi.
‘Sau nhiều ngày đóng kín cửa trong nhà, hôm ấy mình có việc ra ngoài hành lang một chút, có đeo khẩu trang cẩn thận. Đang đứng đợi thang máy thì anh hàng xóm nhìn thấy mình, vội vàng gọi con vào nhà ngay. Bác hàng xóm đang đứng đợi thang cùng mình, thấy anh kia nháy, cũng chạy vào nhà lấy khẩu trang ra đeo luôn’, chị kể.
Ở khu nhà chị Trâm cũng có một gia đình được yêu cầu cách ly tại nhà vì mới bay từ Seoul, Hàn Quốc về nước. Qua ứng dụng liên lạc của khu dân cư, ngay sau khi gia đình này bị cách ly, toàn bộ tên tuổi, số phòng được ban quản lý thông báo công khai cho toàn bộ cư dân.
Ngay lập tức, các hội nhóm trên mạng xã hội của cư dân nhà chị Trâm sôi nổi bàn tán về gia đình nọ, dò hỏi xem họ đã đi đâu, làm gì những ngày qua. Hàng xóm nhà chị Trâm còn bảo ‘bây giờ mà công ty biết khu nhà chị có người bị cách ly, chắc công ty cho nghỉ ở nhà luôn’.
Chia sẻ về những trải nghiệm của mình, chị Trâm cho rằng, sự kỳ thị đang thực sự diễn ra trong tâm lý của nhiều người, đặc biệt là ở những khu vực có dịch. ‘Sau chuyến tác nghiệp của mình ở Sơn Lôi, vừa mới bước chân lên xe khách để về Hà Nội, xe chạy được vài mét thì phụ xe bình luận về 2 thanh niên còn đang đứng đợi xe: ‘Hai đứa kia ở Sơn Lôi ra đấy’'.
Một số người dân Sơn Lôi còn chia sẻ với chị Trâm rằng, vào thời điểm căng thẳng nhất ở đây, người ta không chỉ kỳ thị Sơn Lôi, mà chính người dân trong xã còn kỳ thị cả những người ở thôn Ái Văn – nơi có nhiều người bị lây nhiễm nhất xã. ‘Đi bán rau mà ở Ái Văn là người ta không mua’.
Chị bảo, chính sự kỳ thị của cộng đồng xung quanh sẽ khiến cho nhiều người e ngại, không dám khai báo khi có tiếp xúc với người đã nhiễm và nghi nhiễm bệnh, dễ dẫn tới tình trạng mất kiểm soát.
Tuy vậy, chị Trâm cũng chia sẻ, bên cạnh những kỳ thị ‘ngầm’, vẫn còn nhiều người dân thể hiện sự hiểu biết và bình tĩnh trong tình cảnh này.
‘Có những người đã lên hội dân cư hỏi thăm tình hình gia đình bị cách ly và sẵn sàng giúp đỡ trong việc mua bán lương thực, nhu yếu phẩm. Đó là cách hành xử tỉnh táo và nhân văn mà chúng ta nên làm trong thời điểm này’.
* Các nhân vật trong bài viết đã được đổi tên
Dịch Covid-19 ở Úc và việc mỗi người chỉ được mua hai lốc giấy vệ sinh
Khác với những tuần trước, số lượng ca nhiễm tăng cao khiến người dân Úc lo lắng về dịch bệnh Covid-19.
" alt="Bi hài chuyện kỳ thị người cách ly: Tránh từ chỗ để xe tới nhét giẻ bịt Covid" />
...[详细]
Những bữa cơm gia đình trong mùa dịch bệnh thịnh soạn hơn hẳn vì các bà nội trợ có nhiều thời gian vào bếp.
Đúng như người ta hay nói ‘giàu thì tham việc, thất nghiệp tham ăn’, rảnh rỗi nên cả ngày, bà nội trợ là tôi chỉ nghĩ đến ăn. Quán xá đóng cửa nhưng hội chị em buôn bán online nhà tôi chẳng thiếu thứ gì, lại còn giao hàng tới tận cửa phòng.
Hôm thì tôi ‘order’ trà sữa, hôm thì bánh trái, hoa quả… đủ cả. Mọi khi đồ ăn vặt mua về, bận quá bỏ quên trong tủ, chưa ăn đã phải vứt đi vì ôi thiu. Nhưng nay cả nhà đông đủ, mua về món gì là ‘đắt hàng’ món ấy.
Chán ‘order’, tôi lại bày vẽ làm bánh khoai, bánh chuối, bánh bao. Hôm nào buồn mồm, cả nhà lại làm nồi lẩu riêu cua. Có lúc hứng chí, tôi còn định ‘rinh’ cả cái lò nướng mini về để làm bánh mỳ cho bọn trẻ ăn sáng. Nhưng bị chồng gàn nên tôi vẫn nấn ná chưa mua.
Bọn trẻ nhà tôi thì khoái chí hơn cả vì được dịp nghỉ học còn dài hơn cả nghỉ hè. Chẳng biết nhà khác thế nào chứ bọn trẻ nhà tôi, ở nhà học thì ít mà chơi thì nhiều. Chơi xong lại được mẹ phục vụ ăn uống đầy đủ, sung sướng, đứa nào đứa nấy cứ béo lăn quay ra. Cứ hôm nào tôi bày vẽ món mới là bọn trẻ háo hức ra mặt, xoắn xuýt quanh mẹ xem có ‘được’ sai gì không.
Hôm cuối tháng 3, tôi bắt chúng nhảy lên cân, cân vội cũng tăng mỗi đứa 2kg.
Chồng tôi hôm có việc phải lên công ty, kéo quần lên thì quần chật bụng, không đóng cúc nổi. Bực nhất là cách đây mấy ngày, tôi vừa thò mặt đi đổ rác thì gặp ngay mẹ chồng nhà hàng xóm. Nhìn thấy tôi, bà tròn mắt buột miệng: ‘Có bầu à?’. Tôi chưa kịp trả lời thì bà nói luôn: ‘Ừ thôi thế cũng được, thêm đứa con gái nữa cho có nếp có tẻ’.
Tôi chạy vội vào nhà, kể chuyện với chồng thì chồng cười rú lên trêu vợ.
Vốn lười thể dục thể thao nhưng trước tình hình lên cân chóng mặt, chồng tôi rủ vợ đi chạy bộ vòng quanh khu, tôi gật đầu luôn.
Lướt Facebook, tôi thấy mọi người đùa nhau là qua đợt dịch này, tỷ lệ ly hôn có thể cao hơn vì ở nhà nhiều quá, không chịu nổi nhau. Rất may nhà tôi không đến mức ấy, nhưng chiến dịch ăn uống của cả nhà có vẻ hơi quá đà.
Không biết mọi người ở nhà làm gì cho hết ngày. Xem phim, đọc sách thì tôi không mê cho lắm. Tôi chỉ thích vào bếp nấu nấu nướng nướng rồi cả nhà xì xụp ăn cùng nhau. Có nhà chị em nào như nhà tôi không?
Những ngày ở nhà để phòng tránh dịch Covid-19, cuộc sống của bạn thay đổi thế nào? Hãy gửi chia sẻ của bạn đến VietNamNet thông qua bình luận bên dưới bài hoặc địa chỉ mail: [email protected]. Những chia sẻ hay, hình ảnh thú vị sẽ được chúng tôi đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn. " alt="2 tháng ở nhà quần quật ăn uống, hàng xóm tưởng tôi có bầu" />