Siêu máy tính dự đoán Sevilla vs Barcelona, 03h00 ngày 10/2
Linh Lê - 08/02/2025 17:28 Máy tính dự đoán kq bong da hom naykq bong da hom nay、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
![](http://play.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-23.png)
-
Nhận định, soi kèo Wigan Athletic vs Fulham, 22h00 ngày 8/2: Khó có bất ngờ
2025-02-12 18:36
-
- Cuộc họp HĐQT Trường ĐH Hùng Vương chỉ có 7/10 thành viên tham dự, chiếm tỷ lệ 70% là chưa hợp lệ, việc công nhận hiệu trưởng không thể thực hiện.
UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi Bộ GD-ĐT về việc công nhận hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương. Trước đó, ngày 16/3, UBND thành phố nhận tờ trình của hội đồng quản trị gửi đề nghị công nhận hiệu trưởng của nhà trường.
UBND TP.HCM cho biết, bà Tạ Thị Kiều An được HĐQT Trường ĐH Hùng Vương bổ nhiệm làm hiệu trưởng tạm quyền theo Quyết định ngày 08/12/2014 đã hết hiệu lực. Đến nay, Trường ĐH Hùng Vương chưa có hiệu trưởng chính thức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Ngày 25/2/2015 Trường ĐH Hùng Vương đã tổ chức họp HĐQT với sự tham dự của 4 thành viên và 3 thành viên có văn bản ủy quyền trên tổng số 10 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2010 - 2015.
HĐQT đã có thư mời ba thành viên là ông Lê Văn Lý, ông Nguyễn Huy Hùng, ông Ngô Gia Lương nhưng 3 thành viên này không tham dự và không báo cho HĐQT lý do vắng mặt.
HĐQT đã bỏ phiếu kín bầu nhân sự hiệu trưởng. Các thành viên HĐQT dự họp đồng ý (bằng hình thức bỏ phiếu kín) tán thành nhân sự hiệu trưởng để trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Nhân sự được đề nghị là ông Bế Nhật Dục và nhân sự thay thế là ông Phan Phước Hiền (trong trường hợp ông Bế Nhật Dục không được UBND thành phố chuẩn y).
Sau đó, HĐQT đã có nghị quyết trình UBND thành phố công nhận hiệu trưởng đối với ông Bế Nhật Dục (và nhân sự thay thế là ông Phan Phước Hiền) với tỷ lệ biểu quyết 07/10 (70%) thành viên HĐQT đồng ý.
Trình ý kiến lên Bộ GD-ĐT, UBND TP.HCM cho biết, căn cứ Điểm b, Khoản 2, Điều 22 của Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 quy định: “Các cuộc họp của Hội đồng Quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 75% số thành viên tham dự”. Cuộc họp HĐQT Trường ĐH Hùng Vương ngày 25/2/2015 chỉ có tổng cộng 07/10 thành viên (có mặt và ủy quyền) tham dự (chiếm tỷ lệ 70%) nên không được coi là hợp lệ.
HĐQT Trường ĐH Hùng Vương không có khả năng triệu tập đủ số thành viên dự họp đạt tỷ lệ 75% theo quy định, nên việc đề nghị công nhận hiệu trường Trường không thể thực hiện được.
Đồng thời cho biết, hiện tại nhiệm kỳ của HĐQT Trường được công nhận theo quyết định ngày 14/6/2010 của Bộ GD-ĐT và nhiệm kỳ của Chủ tịch HĐQT theo quyết định 14/6/2011của UBND thành phố sẽ kết thúc vào 14/6/2015.
Trường hợp HĐQT Trường ĐH Hùng Vương không thể triệu tập đủ 75% số thành viên sẽ rất khó khăn cho Trường trong việc triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, họp HĐQT, cũng như điều hành, tổ chức và quản lý hoạt động trong thời gian tới. Vì vậy đề nghị Bộ GD-ĐT có hướng chỉ đạo việc tổ chức và quản lý Trường ĐH Hùng Vương trong thời gian tới.
- Lê Huyền
Không công nhận Hiệu trưởng ĐH Hùng Vương TP.HCM
2025-02-12 18:04
-
Chàng trai thoát chết đầy may mắn nhờ đeo tai nghe
2025-02-12 16:49
-
- Làm việc cho NASA trong 10 năm, sáng chế một tay người máy đầu tiên đểxây dựng trạm không gian vũ trụ; từng được Tổng thống Mỹ bổ nhiệm vàoBan giám đốc Quỹ Giáo dục Việt Nam , GS Charles Nguyễn Cường vừa nhậngiải thưởng Di sản châu Á năm 2014. Người đàn ông 43 năm xa xứ chia sẻnhững yếu tố chính cho các thành công của mình ở xứ người là sự cần cù,tính thành thật và lòng vị tha.
GS Charles Nguyễn Cường khai mạc một ngày lễ của Catholic University of America - Washington D.C.
13 năm qua, ông là trưởng khoa ở Trường ĐH Công giáo Hoa Kỳ -Catholic University of America (CUA) - tại thủ đô Washington. Ông cũng người Mỹ gốc Việt đầu tiên (và hiện là một trong hai người) giữ chức Khoa trưởng tại một trong những đại học của Mỹ.
Từng nhận nhiều giải thưởng về ngành công nghệ kỹ thuật, GS Nguyễn Cường đóng góp ở các lĩnh vực vũ trụ, toán học, y khoa... mà một trong các công trình quan trọng là kiểm soát người máy trong công nghệ chế tạo.
Mới đây nhất, cuối tháng 11/ 2014, tại California GS Nguyễn Cường đón nhận Giải thưởng Di sản châu Á năm 2014 (The 2014 Asian Heritage Award).
Lời giải thích của Hội đồng xét thưởng nói rõ “vì người được giải thưởng không những vượt thắng các hậu quả chiến tranh VN mà còn dùng những cơ hội đó để làm tấm gương về thành tựu của riêng mình, và giúp những người khác cũng được các cơ hội thành công như mình.”
Giải thưởng này vinh danh những đóng góp của GS Cường trong các chương trình giáo dục giữa Hoa Kỳ với các nước châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, và đặc biệt là Việt Nam.
Đây là lần thứ hai ông nhận giải thưởng của cộng đồng khoa học và giáo dục Hoa Kỳ dành cho các nhà khoa học, nhà giáo dục có cống hiến đặc sắc trong lĩnh vực của mình, tạo ảnh hưởng trong và ngoài nước Mỹ.
"Di sản" của Charles Nguyễn Cường
GS Charles Nguyễn Cường (ngồi, trái) trong lễ ký chương trình hợp tác giữa Đại học CUA và Đại học Đà Nẵng.
Sinh trưởng ở Đà Nẵng, ngay từ nhỏ cậu bé Cường đã nổi danh về thành tích học hành.
Năm 1971, chàng thanh niên 16 tuổi vừa tốt nghiệp trung học đã được nhận học bổng du học ở Đức, rồi tốt nghiệp cử nhân Điện tại đó.
Năm 1978, anh sang Mỹ định cư, và vượt lên từng nấc thang học vấn: học Cao học; Tiến sĩ hạng ưu Đại học George Washington.
Kể từ 1982 đến nay, ông làm việc tại Đại học CUA, lần lượt các cương vị: Trợ lý giáo sư, Phó giáo sư, Giáo sư; và từ 2001 tới nay với nhiệm kỳ thứ tư là Khoa trưởng Trường Kỹ sư (Dean of School of Engineering).
Giải thưởng Di sản châu Á năm 2014 dành cho GS Nguyễn Cường ở hai lãnh vực khoa học và giáo dục tại Hoa Kỳ, nhất là về trao đổi giáo dục, hợp tác khoa học công nghệ với VN trong nhiều năm qua. Điều đó thể hiện qua hai chương trình chính như sau…
Chương trình 2+2 cho phép sinh viên VN, sau khi hoàn thành 2 năm đầu ở một trường đại học mà CUA cộng tác, sẽ đến CUA học tiếp 2 năm cuối và nhận bằng kỹ sư của CUA. GS Cường đã chủ trì nhiều hợp đồng với các trường như ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Quốc tế, ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Hiện đã có gần 70 sinh viên VN đã và đang hoàn tất chương trình này. Khoảng nửa số đó sau khi nhận bằng cử nhân của CUA đã ở lại CUA làm tiếp thạc sĩ, tiến sĩ. Số còn lại thì nhận được các học bổng rất tốt tại những đại học hàng đầu ở Mỹ như MIT, Stanford, Illinois, California, San Diego, và họ đang theo đuổi chương trình thạc sĩ, tiến sĩ tại đó.
GS Cường và cộng sự của CUA cũng đã thăm một số trường đại học kỹ thuật ở Hà Nội và đang xúc tiến các chương trình cộng tác.
Còn Chương trình học bổng bán phần thì cho những sinh viên VN sau khi có bằng cử nhân các cơ hội đến học ở CUA để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
3 nhược điểm của giáo dục Việt Nam
GS Cường chia sẻ sự khó khăn trong hơn 40 năm ở Đức và Hoa Kỳ: "Tôi thấy khó khăn nhất là vấn đề ngôn ngữ và khả năng hội nhập xã hội nước ngoài. Điều đó dẫn tới khó khăn cho việc thăng chức trong đại học và giữ vai trò lãnh đạo. Nói chung, người bản xứ thường nghĩ các việc đó khó có thể đến với người ngoại quốc. Trên thực tế, tôi phải làm việc gấp hai, thậm chí gấp ba, so với các đồng nghiệp".
Theo ông, ba yếu tố chính cho các thành công của mình là sự cần cù, tính thành thật và lòng vị tha.
“Với chút kinh nghiệm cá nhân có được trong 10 năm làm việc với các đại học ở VN", vị GS Việt kiều chỉ ra 3 nhược điểm:
"Giảng viên thường dạy theo phương pháp cách đây 20 năm; phần đông có thể là dạy bán thời gian nên không có thời gian soạn bài, nghiên cứu; Mức độ lương bổng cho giảng viên rất thấp nên không thể toàn tâm lo giảng dạy; Khác ở Mỹ, bắt buộc các giáo sư, giảng viên phải nghiên cứu, xuất bản bài báo các tạp chí, ở VN không đòi hỏi vậy dẫn đến trình độ chung của giảng viên không được tiến triển".
Giữ nếp nhà "thưa, gửi"
GS Charles Nguyễn Cường (trái) cùng phu nhân nhận Giải thưởng “2014 Asian Heritage Award”.
Từng tham gia những ban nhạc rock khi còn ở VN và ở Đức, ông hiện vẫn thích chơi guitar, thích ca hát. Ông còn chơi giỏi các môn thể thao như bóng bàn, trượt tuyết, bơi, quần vượt; riêng về bóng bàn thì đã giành giải vô địch trường Thiên Hựu năm 1971 và trường đại học ở Tây Đức năm 1977.
Với nhiều tài lẻ đó, cũng không lạ khi ông từng là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt, hiện là thành viên Ban cố vấn Hội Văn hóa và Khoa học VN tại Houston, tham gia Ban cố vấn cho nhiều hội từ thiện Mỹ-Việt khác…
Về kinh nghiệm nuôi dạy con cái với một gia đình di dân ở Mỹ, người chồng từng ly dị và tái hôn, người cha của 7 người con (hai gia đình) vui vẻ kể:
“Việc giữ truyền thống Việt trong gia đình Việt ở Mỹ thường bị ‘xung đột’ do hai nền văn hóa quá khác nhau. Trong sinh hoạt gia đình, chúng tôi phải rất cố gắng nói chuyện bằng tiếng Việt với các con và thường xuyên nhắc nhủ để các con nhớ mình là người Việt. Chẳng hạn về sự kính trọng người lớn qua cách ăn nói, đối xử…”.
Một ví dụ khá độc đáo: trong nhà GS Cường, các con đều phải xưng hô “Anh/Chị” với những anh chị của mình, không được nói trống không xưng tên theo kiểu Mỹ. Ngay khi dùng tiếng Mỹ, vẫn phải thưa gửi qua tiếng Việt xen lẫn vào câu Anh văn. Ví như: “I agree, thưa dada.” (Con đồng ý, thưa ba.)
Trước ngày từ Washington D.C. đến California tham dự lễ nhận Giải thưởng Di sản châu Á năm 2014, GS Cường chia sẻ với chúng tôi:
“Xa quê hương thế là đã 43 năm, lúc nào tôi cũng nghĩ mình đang là người Việt Nam. Tôi tự thấy có bổn phận khi đã thành công thì phải trả ơn cho quê hương; đó là tìm kiếm đủ mọi cách giúp đỡ những người không được may mắn như mình, đặc biệt là giới trẻ ở VN có cơ hội qua Hoa Kỳ du học theo các chương trình hợp tác giáo dục Mỹ - Việt.”
- Đỗ Quyên (Từ Canada)
" width="175" height="115" alt="Giáo sư người Việt đầu tiên làm trưởng khoa ở ĐH Mỹ" />GS Charles Nguyễn Cường
* Làm việc cho NASA từ 1985-1995 và sáng chế một tay người máy đầu tiên để xây dựng trạm không gian vũ trụ;
* Xuất bản hơn 100 bài nghiên cứu khoa học, bài báo, hiệu đính sách trong các lãnh vực Điều khiển, Người máy, Y học, Toán logic và Cấu trúc không gian;
* Là Sáng lập viên và hiện là Chủ nhiệm tạp chí “Intelligent Automation and Soft Computing”;
* Năm 2004, được Tổng thống Mỹ George Bush bổ nhiệm vào Ban giám đốc Vietnam Education Foundation - VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam).
* Trang cá nhân http://engineering.cua.edu/dean.
Giáo sư người Việt đầu tiên làm trưởng khoa ở ĐH Mỹ
2025-02-12 16:39
![](http://play.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-23.png)
![](http://play.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-3.png)
![]() |
Bitcoin xuống thấp nhất trong 5 ngày qua, trong bối cảnh nhiều đồng tiền kỹ thuật số khác cũng đỏ lửa. (Ảnh chụp màn hình trang Google Tìm Kiếm) |
Hồi đầu tháng, đồng tiền số này giao dịch ở mức trên 45.000 USD, có giai đoạn gần đạt 47.000 USD, sau đó tuột dốc trong khoảng một tuần nay.
Dù vậy, đây chưa phải là mốc thấp nhất của Bitcoin trong 30 ngày qua. Quãng thời gian này tháng trước, đồng mã hoá có giá trị nhất hiện nay rơi xuống khoảng 38.755 USD/BTC.
Không chỉ Bitcoin, rất nhiều đồng tiền mã hoá khác đều rớt giá trong khoảng 7 ngày qua, theo số liệu của Coinmarketcap. Chỉ một số đồng tiền ổn định (stable coin) như USDC hay USDT thoát khỏi sắc đỏ. Bên cạnh đó, đồng GMT của dự án mới nổi StepN dù trồi sụt nhưng cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại.
Các đồng tiền mã hoá rớt giá trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. Chẳng hạn, tựa game Axie Infinity đình đám bị hack khoảng 600 triệu USD, dẫn đến sự lo lắng của một bộ phận người chơi. Cuộc chiến tại Ukraine cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thông tin Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) muốn cắt giảm bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát cũng góp phần làm thị trường nhấp nhổm.
Giữa bối cảnh này, một số chuyên gia vẫn lạc quan cho rằng giá BTC có thể lên mốc 48.000 USD trong tương lai gần, song một số người am hiểu khác lại cho rằng rất khó đoán định giá đồng tiền này trong giai đoạn hiện nay.
Hải Đăng
" alt="Giá Bitcoin xuống thấp nhất trong tháng" width="90" height="59"/>
![](http://play.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-13.png)
- Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSM Makassar, 15h30 ngày 10/2: Tiếp tục gieo sầu
- Trường chuyên Phan Bội Châu tuyển sinh qua 2 vòng thi
- NHỚ SÀI GÒN
- Gây án mạng trên vũ trụ ảo có bị xử phạt không?
- Nhận định, soi kèo Estoril vs Boavista, 22h30 ngày 9/2: Tiếp đà hưng phấn
- Cụ ông tốt nghiệp đại học ở tuổi 94
- Taiwan Excellence giới thiệu giải pháp và công nghệ thông minh ngành ICT 2022
- Thầy giáo xây dựng trường chuyên nổi tiếng Sài Gòn
- Nhận định, soi kèo Preston North End vs Wycombe, 22h00 ngày 8/2: Xóa nhòa đẳng cấp
![](http://play.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-5.png)