Điện thoại 'nhái' giống iPhone nhất giá 150 USD
![1.jpg 1.jpg](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/dd/ed/72/dded720bdc99bd1289908aeddb3b2260_1.jpg)
![1.jpg 1.jpg](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/e0/b0/5f/e0b05f651334e51f3850af06096eb824_1.jpg)
![1.jpg 1.jpg](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/8e/d4/db/8ed4dbccda90ba327a36eeaed9c038f1_1.jpg)
![1.jpg 1.jpg](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/image1.ictnews.vn/41/cd/1c/41cd1c3e3973faf2437191e5ac708b07_1.jpg)
本文地址:http://play.tour-time.com/html/786d199157.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Galatasaray vs Konyaspor, 23h00 ngày 25/1: Thắng khó nhọc
Bỏ rơi “thượng đế”!
Là tuyến cáp biển mới được đưa vào khai thác tháng 7/2017, tuyến Asia Africa Europe 1 (AAE-1) có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi HongKong và Singapore. Tuyến cáp này được ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất. Mạng lưới, trạm cập bờ và các điểm kết nối được hoạch định tối ưu và linh hoạt, giúp các nhà mạng có thêm nhiều phương án thiết kế để điều chuyển lưu lượng.
Sự cố xảy ra vào 21h ngày 3/6/2020 là sự cố đầu tiên tuyến cáp biển AAE-1 gặp phải trong năm nay. Hiện nguyên nhân của sự cố đang được xác định.
Điều đáng nói là, ngoài AAE-1, thời gian vừa qua còn có 2 tuyến cáp quang biển khác là APG và AAG cũng gặp sự cố.
Trong đó, tuyến cáp APG bị đứt trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore vào ngày 30/4/2020; sau đó ngày 23/5/2020, APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7 hướng đi Hong Kong (Trung Quốc), gây mất toàn bộ dung lượng kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến này.
Theo kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố được thông báo tới các nhà mạng ngày 3/6/2020, tuyến cáp biển APG sẽ bắt đầu được sửa từ ngày 6/6 tới và dự kiến hoàn thành, khôi phục kênh truyền trên tuyến vào ngày 11/6/2020.
Với AAG, tuyến cáp biển này bị lỗi cáp vào ngày 14/5/2020 trên nhánh S1 cách trạm cập bờ Vũng Tàu 107,7 km, gây mất hoàn toàn dung lượng đi quốc tế (1.140G/1.140G) trên tuyến cáp biển này.
Tiếp đó, trong quá trình sửa chữa tuyến cáp từ ngày 28/5/2020, do phát hiện thêm điểm đứt mới cũng trên nhánh cáp cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 80 km, đối tác quốc tế đã phải lùi thời hạn sửa xong sang ngày 6/6/2020, thay vì hoàn thành vào ngày 2/6/2020 như kế hoạch dự kiến được thông báo trước đó.
Trong thông tin mới chia sẻ với báo chí, đến 7h20 hôm nay, ngày 4/06/2020, tuyến cáp AAG đã được sửa chữa xong, lưu lượng trên tuyến cáp biển này đã được khôi phục hoàn toàn.
Với việc cáp AAG đã được sửa xong, hiện chỉ còn 2 tuyến cáp biển là APG và AAE-1 đang gặp sự cố. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng, phần lớn dung lượng kết nối quốc tế đã sẽ được các nhà mạng điều chuyển các tuyến cáp đất liền và 3 tuyến cáp biển SMW3, IA và AAG mới được khôi phục.
Ngoài ra, theo thông tin từ nhà mạng Viettel, dự kiến ngay trong tháng 6/2020, hệ thống cáp quang biển IA sẽ được bảo dưỡng, với thời gian bắt đầu là 23h ngày 20/6 và hoàn tất vào 25/6/2020.
Trước đó, trong trao đổi với ICTnews thời điểm AAG gặp sự cố hồi giữa tháng 5/2020, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đã bày tỏ sự đồng thuận với nhận định khi các tuyến cáp biển gặp sự cố cũng là dịp cho người dùng Việt Nam trải nghiệm và ủng hộ các sản phẩm CNTT Make in Việt Nam.
Vị đại diện VIA nhấn mạnh, dù sự cố cáp biển có xảy ra hay không thì chúng ta cũng đồng ý với nhau về mong muốn thúc đẩy các nền tảng, dịch vụ, ứng dụng và nội dung trong nước. Điều này không chỉ giúp gia tăng chất lượng dịch vụ, trải nghiệm cho người dùng Internet trong nước, mà còn giúp thúc đẩy nền công nghiệp nội địa, cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước phát triển công nghệ, dịch vụ và tăng tính tự chủ về công nghệ, nội dung.
“Có thể thấy rõ, khi các tuyến cáp biển bị sự cố, dịch vụ và ứng dụng nội địa sẽ có chất lượng và trải nghiệm tốt hơn, ví dụ như các giải pháp, dịch vụ hội nghị, họp, học trực tuyến, mà gần đây Bộ TT&TT đã cổ vũ, bảo trợ như CoMeet, Zavi…
Các mục tiêu của Chính phủ về đẩy mạnh Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia sẽ khả thi hơn nhiều khi các sản phẩm Make in Việt Nam có điều kiện để triển khai trên cơ sở hạ tầng nội địa đảm bảo hiện đại về công nghệ, phạm vi rộng và giá thành thấp”, đại diện VIA chia sẻ.
M.T
Bộ Công an vừa cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới nhắm đến những người bán hàng online khi giao dịch qua mạng xã hội.
">Cáp quang AAG đã sửa xong, thêm tuyến cáp biển AAE
Sony Mobile tuyên bố ngừng tập trung và rút khỏi nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam
Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Seeb, 20h15 ngày 24/1: Khác biệt quá lớn
Tổng thống Trump quyết định dồn Huawei dến đường cùng sau khi đàm phán với Trung Quốc đổ vỡ
Dưới đây là bài tổng hợp từ báo Digitimes, hãng tư vấn System Plus Consulting (Pháp), bài trả lời của tác giả Janus Dongye Qimeng đến từ cộng đồng hỏi đáp Quora được VnReview chuyển ngữ gửi đến bạn đọc.
Để hiểu được sự phụ thuộc của Huawei vào các công ty công nghệ nước ngoài, hãy xem qua chuỗi cung ứng của họ. Dưới đây là bức tranh về chuỗi cung ứng của Huawei thể hiện qua mẫu flagship mới nhất, P30 Pro.
Kiến trúc tập lệnh
"Bộ não" của chiếc điện thoại này nằm ở hệ thống vi xử lý tích hợp (System-on-Chip) Kirin 980, thiết kế bởi HiSilicon, nhánh bán dẫn của Huawei. Nó bao gồm nhiều thành phần của nhiều hãng công nghệ trên toàn thế giới, tập hợp lại trên một con chip nhỏ xíu. Cần phải có cả "tấn chất xám" để tạo nên Kirin 980. Trong đó, giấy phép bản quyền kiến trúc của CPU và GPU được mua từ ARM, trụ sở tại Cambridge, Vương quốc Anh. Với bản quyền này, Huawei có thể dùng tập lệnh armv8 và xây dựng nên CPU 64-bit của mình. Một tiêu chuẩn bus khác là AMBA cũng được cấp phép từ ARM.
Tất cả các con chip trên thiết bị di động hiện nay đều xây dựng dựa trên kiến trúc của ARM
CPU và GPU
Để có CPU, công ty đã huy động nhân lực tại Thâm Quyến, Trung Quốc nhằm tự tùy biến các lõi CPU, đơn vị tăng tốc, cùng nhiều thành phần sở hữu trí tuệ khác. Muốn làm được việc đó, họ lại phải nhờ đến công cụ thiết kế của Synopsis, Cadence, và Xilinx. Đây là các phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA - Electronic design automation) và các công ty này đều là công ty Mỹ. Họ phải trả nhiều tiền để sử dụng phần mềm thiết kế, cũng như mô phỏng CPU của mình.
Huawei dựa trên lõi ARM thiết kế gồm Cortex-A76, lõi hiệu suất cao và Cortex-A55, lõi tiết kiệm năng lượng. Lõi lớn được thiết kế ở Austin, Texas; lõi nhỏ thì thiết kế ở Cambridge, Anh quốc. Còn GPU, Huawei tiếp tục mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ ARM, chính là GPU Mali-G76, được thiết kế tại trụ sở của ARM ở Anh.
CPU và GPU trong SoC Kirin 980
Bộ nhớ
Huawei cũng tự mình thiết kế mạch logic của bộ điều khiển bộ nhớ và hệ thống SRAM, mua giấy phép từ Samsung. Chip nhớ NAND flash do Toshiba sản xuất và bộ nhớ DRAM do Micron sản xuất.
Chip xử lý hình ảnh (DSP) và camera
Huawei đã mua nhiều giấy phép bản quyền về thiết kế ống kính, hệ thống điều khiển từ công ty quang học Đức Leica. Hầu hết chúng được thiết kế ở thành phố, Wetzlar, bang Hessen của Đức. Các thấu kính được sản xuất bởi Largan Precision ở Đài Loan và Sunny Optical Technology ở Trung Quốc. Sunny là đơn vị sản xuất module ống kính tiềm vọng, được cấp phép bởi Corephotonics (hiện đã là công ty con của Samsung). Toàn bộ cảm biến hình ảnh do Sony (Nhật Bản) cung cấp. Động cơ điện để lấy nét do Mitsumi ở Tsurumaki, Nhật Bản sản xuất.
HiSlicon đặt mua tiếp giải pháp phần cứng phục vụ cho ổn định hình ảnh quang học, tự động lấy nét từ ON Semiconductors ở Phoenix, Arizona, Mỹ. Chip xử lý video HD được cấp phép từ Sony, Nhật Bản. Trong khi đó, HiSilicon tự mình thiết kế chip xử lý tín hiệu ảnh (ISP), nhưng phải mua nhiều bản quyền từ CEVA, California, Mỹ, cũng như Cambricon Technologies, Bắc Kinh, Trung Quốc.
Các công ty Nhật Bản và Trung Quốc đóng góp phần lớn cho cụm camera của P30 Pro
Chip băng tần cơ sở (baseband)
Huawei tiếp tục đặt mua nhiều giấy phép khác nhau cho WIFI, GPS và Bluetooth, từ hãng Broadcom, Mỹ. Với mạng 3G, công ty trả tiền bản quyền đều đặn cho Qualcomm, Mỹ. Còn 4G LTE và 5G, họ tự sở hữu công nghệ riêng và có chip bắt sóng Balong, thiết kế bởi đội ngũ hàng trăm kỹ sư trên khắp Trung Quốc. Huawei cũng mua hệ thống định vị toàn cầu Bắc đẩu từ Viện Khoa học Trung Quốc. Một số công đoạn xác minh chip được tiến hành bởi kỹ sư Ấn Độ ở Hyderabad.
Chip tần số vô tuyến (RF)
Hầu hết các bằng sáng chế mạch tích hợp tần số vô tuyến (RFIC) do RF Micro Devices (Bắc Carolina, Mỹ) nắm giữ, nay trở thành Qorvo. Trong các chip RFIC, cần phải có bộ khuếch đại tín hiệu, tụ điện cao cấp mua từ Murata (Nhật Bản). Các cảm biến SAW (surface acoustic wave) do TST (Đài Loan) và Microgate (Trung Quốc) thiết kế và sản xuất. Các công tắc silicon-on-insulator do Skyworks Solutions thiết kế, sản xuất bởi Skyworks ở Trung Quốc. Đối với linh kiện antenna để thu sóng, thiết kế và sản xuất bởi công ty Sunway tại Thâm Quyến, các nhà máy đặt tại Trung Quốc của Rosenberger (Mỹ). Kể cả trong kỷ nguyên 5G sắp tới, Huawei vẫn phải nhờ cậy vào các hãng công nghệ Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ như này.
Mổ xẻ Huawei P30 Pro hé lộ linh kiện bên trong do Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ sản xuất
Kết nối NFC và cảm ứng
Giải pháp NFC được cung cấp bởi NXP Semiconductors của Hà Lan và chip do Infineon của Đức sản xuất. Cảm biến vân tay do Goodix (Trung Quốc) cung cấp. Giải pháp USB-C do Shenzhen Everwin Technology (Trung Quốc) sản xuất.
Chế tạo
Để sản xuất "bộ não" Kirin 980, HiSilicon nhờ đến hãng đúc chip lớn nhất thế giới, TSMC của Đài Loan, với dây chuyền 7nm. Công ty này nhập khẩu trang bị căn chỉnh mặt nạ từ ASML của Hà Lan. Nhập tấm wafer từ SUMCO và Shin-Etsu của Nhật Bản, Siltronic AG của Đức. Đây đều là các thành phần cực quan trọng của tiến trình bán dẫn, và các hãng này cũng là những cái tên hàng đầu thế giới không thể thay thế.
Huawei (và cả Apple) đều phụ thuộc vào dây chuyền 7nm của TSMC (Đài Loan), đứng sau là các công ty Nhật Bản và châu Âu.
Màn hình
Báo cáo ban đầu của tờ Digitimes tiết lộ, P30 dùng tấm nền OLED cứng của Samsung, còn P30 Pro là OLED dẻo từ BOE và LG Display. Sau này, tờ The Elec chuyên về chuỗi cung ứng Hàn Quốc đã xác nhận, bổ sung thêm rằng BOE là nhà cung cấp chính, còn LG Display chiếm phần nhỏ hơn.
Lắp ráp
Công đoạn cuối cùng là lắp ráp tất cả thành một chiếc điện thoại hoàn chỉnh. Foxconn được biết đến là công ty lớn nhất thế giới về lắp ráp, phần lớn điện thoại được sản xuất tại nhà máy Trịnh Châu của họ, Hà Nam, Trung Quốc.
Sau tất cả, Foxconn là đơn vị chịu trách nhiệm hoàn chỉnh sản phẩm cho Huawei
Không ai biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra với công ty Trung Quốc, nếu lệnh cấm từ Mỹ phá hủy chuỗi cung ứng này. Huawei sẽ phải tìm đơn vị thay thế khác, hoặc tự họ đứng ra xử lý. Tuy nhiên, sự thật là có những công ty nằm ở vị trí rất khó hoặc không thể thay thế. Thái độ quyết liệt của chính quyền tổng thống Trump không chỉ buộc các đối tác Mỹ rút lui, mà còn khiến nhiều công ty Nhật Bản, châu Âu khác phải suy nghĩ.
Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm, Huawei thì tuyên bố đã chuẩn bị các phương án dự phòng từ nhiều năm trước. Liệu chuỗi cung ứng của công ty có trụ vững và duy trì đến khi cơn bão này qua hay không? Thật khó đoán!
">Smartphone Huawei lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài đến mức nào?
Truyện Phù Sinh Ngoại Truyện: Bảy Đêm
Tin MU: Mourinho gây sốc khi trình làng tài năng 16 tuổi
Hoa hậu Phạm Hương tiết lộ bí quyết giữ dáng ngọc
Link xem trực tiếp Tottenham vs Arsenal 22h30 ngày 30
Thị phần xe máy của Honda tại Việt Nam
Honda Việt Nam vừa công bố kết quả kinh doanh ô tô và xe máy trong năm tài chính 2019 (tính từ tháng 4/2018 - 3/2019).
Ông Keisuke Tsuruzon, tân Tổng Giám đốc Honda Việt Nam cho biết, trong năm tài chính 2019, liên doanh xe Nhật đã lập kỷ lục mới trong lĩnh vực kinh doanh xe máy tại Việt Nam với 2,56 triệu chiếc xe máy tới tay người tiêu dùng.
Tổng dung lượng thị trường xe máy Việt Nam năm tài chính 2019 đạt 3,37 triệu xe, tăng 2,7% so với kỳ trước. Với doanh số này đã giúp thị phần xe máy Honda Việt Nam tiếp tục bành trướng khi chiếm tới 76,8%, tăng 7,6% so với năm tài chính 2018. Thị phần còn lại chia cho các nhà sản xuất như Yamaha, Piaggio, Suzuki,...
">Việt Nam là 1 trong 2 thị trường xe máy tăng trưởng mạnh nhất của Honda tại châu Á
友情链接