Ghép gan trẻ em là một trong những kỹ thuật khó bậc nhất của ghép tạng, với những đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn lẫn kỹ thuật.TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa – Trưởng Khoa Gan Mật – Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, bệnh nhi vừa được ghép gan thành công là bé trai 9 tháng tuổi, ở Lâm Đồng, cân nặng 8.2 kg. Bệnh nhi được chỉ định ghép gan do có bệnh gan giai đoạn cuối do tình trạng xơ gan mật tiến triển của trẻ teo mật bẩm sinh
Thời điểm nhập viện, tình trạng của bệnh nhân đã khá nặng. Do thiếu máu và rối loạn đông máu nặng, trẻ thường xuyên phải sử dụng các chế phẩm máu và các thuốc điều trị hỗ trợ. Để cứu sống bệnh nhi, ghép gan là phương pháp duy nhất. Đây là ca ghép gan thành công thứ 25 tại Bệnh viện Nhi Trung ương và là ca ghép gan được thực hiện hoàn toàn bởi các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/29/08/ghep-tang-cua-cha-cho-be-trai-9-thang-tuoi-mac-benh-gan-giai-doan-cuoi.jpg) |
Các bác sĩ thực hiện ca ghép gan |
Các bác sĩ cho biết, teo mật bẩm sinh là một bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật. Tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 1/10.000 trẻ sơ sinh sống. Đây là bệnh khiến toàn bộ hệ thống đường mật trong và ngoài gan đều bị tổn thương gây hậu quả xơ gan mật với các hậu quả nặng nề. Tuy được phẫu thuật nối mật-ruột (phẫu thuật Kasai), một số trẻ teo mật bẩm sinh vẫn có tình trạng xơ gan mật tiến triển và cần có chỉ định ghép gan điều trị.
PGS.TS Phạm Duy Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp thực hiện và chỉ đạo kỹ thuật ca ghép gan của bệnh nhi, chia sẻ: “Ca ghép gan này được thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp với rất nhiều khó khăn. Vượt qua các khó khăn trong đại dịch để cứu bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo, không đơn thuần là sự làm chủ kĩ thuật ghép tạng và hồi sức của các bác sĩ trong ê kíp, mà còn có sự sẻ chia của các nhân viên y tế khác của bệnh viện. Trong 2 ngày, sau lời kêu gọi, hơn 506 đơn vị máu đã được các y bác sĩ bệnh viện cùng các Đoàn viên thanh niên Câu lạc bộ phản ứng nhanh hiến máu tình nguyện Công an TP Hà Nội và một số đơn vị, cá nhân cộng đồng chia sẻ cho ca ghép và những bệnh nhi khác đang cần phẫu thuật”.
Ca ghép gan được chuẩn bị với sự phối hợp của nhiều chuyên gia ở các khoa Gan mật, Ngoại tổng hợp, Gây mê, Hồi sức ngoại, Trung tâm xét nghiệm cận lâm sàng, Ngân hàng máu, chẩn đoán hình ảnh… Ngày 14/3, ca đại phẫu được tiến hành, sau 9 giờ căng thẳng, PGS.TS Phạm Duy Hiền và ê kíp phẫu thuật viên Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghép gan cho bé thành công. Bệnh nhi được hồi sinh nhờ sự quyết tâm của y bác sĩ cùng sự yêu thương của gia đình, đặc biệt là cha em, người đã hiến một phần gan để cứu sống con mình.
Sau phẫu thuật, hiện bệnh nhi được chăm sóc sau ghép tại khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương. Chia sẻ về quá trình chăm sóc cho bệnh nhi, TS.BS Đặng Ánh Dương- Trưởng khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, cho biết, bệnh nhi được chăm sóc hậu phẫu với chế độ hồi sức đặc biệt trong phòng vô khuẩn. Các bác sĩ đã tiến hành cho bệnh nhân thở máy 24 tiếng, hỗ trợ oxy tối đa, duy trì huyết áp, truyền chế phẩm về máu để điều chỉnh tình trạng đông máu, dùng các thuốc ức chế thải ghép… Sức khoẻ của trẻ sau ghép diễn biến tốt, chức năng khối ghép dần ổn định.
Ngọc Trang
![Ghép gan thành công cho bé 5 tuổi bị ung thư nguy kịch](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/24/12/be-5-tuo-i-ma-c-ung-thu-nguy-ki-ch-duo-c-cu-u-so-ng-nho-ca-ghe-p-gan-2.jpg?w=145&h=101)
Ghép gan thành công cho bé 5 tuổi bị ung thư nguy kịch
Bệnh nhi tiên lượng tử vong sớm nếu không còn phương pháp nào điều trị. Các bác sĩ cho biết, ghép gan là lựa chọn duy nhất để chữa trị cho bé.
" alt="Ghép tạng của cha cho bé trai 9 tháng tuổi mắc bệnh gan giai đoạn cuối"/>
Ghép tạng của cha cho bé trai 9 tháng tuổi mắc bệnh gan giai đoạn cuối
![](<p>Bước nhảy vọt của ngành điện tử viễn thông Việt Nam</p><p>Ngày 6/7 ghi nhận dấu mốc quan trọng trong ngành công nghệ viễn thông Việt Nam, khi VinSmart giới thiệu Vsmart Aris 5G - smartphone Việt Nam đầu tiên có kết nối 5G.</p><p>Sự kiện không chỉ gây tiếng vang lớn trong nước, các trang báo quốc tế như New York Times, Reuters, Today Online… cũng đăng tải dày đặc thông tin về điện thoại thông minh 5G đầu tiên của Việt Nam. Nhiều bình luận của cộng đồng mạng quốc tế trên Twitter bày tỏ sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ hành trình tự chủ công nghệ của Vsmart. Giới truyền thông quốc tế cho rằng, cũng như các sản phẩm khác của Vingroup như ô tô, sản xuất máy thở, điện thoại 5G của VinSmart một lần nữa giúp thế giới thay đổi cách nhìn về Việt Nam.</p><table class=)
![{keywords}](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2020/07/09/14/smartphone-5g-viet-nam-dau-tien-va-cong-nghe-dan-dat-den-tuong-lai.JPG) |
Vsmart Aris 5G là smartphone Việt Nam đầu tiên có kết nối 5G. |
Là người dành cả sự nghiệp cho sự phát triển công nghệ viễn thông tại Việt Nam,TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ TT&TT) gọi chiếc điện thoại 5G đầu tiên - Vsmart Aris là bước nhảy vọt của ngành, khẳng định Việt Nam có thể tiếp cận và đi cùng các nước tiên tiến trong vấn đề phát triển công nghệ số.
“Trước nay 2G, 3G, 4G chúng ta đều chậm so với nhiều nước. Mong muốn lớn nhất của Bộ, ban, ngành là không chậm chân khi đưa 5G vào, và chúng ta đã làm được. Thậm chí, Việt Nam còn tạo bước ngoặt phát triển công nghệ viễn thông qua việc tự chủ sản xuất thiết bị đầu cuối, thiết bị lõi, thiết bị mạng 5G …”, vị chuyên gia nhận định.
Trong khi đó, bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT – Bộ TT&TT cho biết, thông qua đoàn công tác đặc biệt giữa Bộ và các doanh nghiệp sản xuất thiết bị đầu cuối, Bộ rất tự tin về tiềm năng, năng lực của VinSmart, có thể sản xuất ra những thiết bị điện tử hàm lượng chất xám cao:
“Trong sự phát triển của KHCN hiện nay, các hãng đi nhanh, nắm bắt kịp thời nhanh nhạy sẽ là người chiến thắng. Việc VinSmart chuyển hướng đầu tư trọng tâm vào công nghệ cốt lõi, nắm bắt được cơ hội, có tiềm lực nên sớm cho kết quả, trở thành hãng tiênphongdẫn dắt thị trường về thiết bị đầu cuối 5G tại Việt Nam”, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT cho hay.
Khách hàng Việt có cơ hội tiếp cận dễ dàng sản phẩm công nghệ đẳng cấp
Theo kết quả nghiên cứu từ Hiệp hội thông tin di động thế giới (GSMA) đến năm 2025, 5G sẽ chiếm 15% ngành công nghiệp di động toàn cầu - với 1,4 tỷ thiết bị. Trong tương lai, 5G sẽ cho phép các nhà phát triển khám phá, xây dựng các nền tảng mới và tạo ra các ứng dụng cho phép khách hàng trải nghiệm các dịch vụ nhanh hơn, cá nhân hóa hơn. Theo TS Mai Liêm Trực, 5G sẽ quyết định sự thành công của xã hội số; tất cả quốc gia đều dùng mạng 5G để chứng minh trình độ KHCN và xuất phát điểm của các nước gần như giống nhau.
![{keywords}](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2020/07/09/14/smartphone-5g-viet-nam-dau-tien-va-cong-nghe-dan-dat-den-tuong-lai-1.JPG) |
VinSmart trình diễn smartphone 5G Aris tại sự kiện Sơ kết công tác TT&TT 6 tháng đầu năm ngày 6/7/2020. |
Nhìn về Việt Nam, vị chuyên gia cho rằng, sản phẩm điện thoại 5G đầu tiên của Việt Nam do VinSmart sản xuất đang cho thấy Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường công nghệ tương lai này.
“Vsmart Aris 5G đánh trúng thị hiếu khách hàng về việc lo ngại vấn đề bảo mật trên smartphone khi tích hợp chip bảo mật sử dụng công nghệ điện toán lượng tử. Không chỉ đột phá về công nghệ bảo mật, đây còn là thiết bị của Việt Nam sản xuất, dùng mạng di động của Việt Nam quản lý, nâng cao độ an toàn cho khách hàng, đặc biệt là dữ liệu ngân hàng, tài chính cá nhân, y tế.
Cùng đó, VinSmart có năng lực tự chủ trong sản xuất phần cứng theo module, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, hoàn toàn có thể thương mại hoá sớm để chiếm lĩnh thị trường còn đang bỏ ngỏ”, vị TS đánh giá.
Trong khi đó, Phó Vụ trưởng Tô Thị Thu Hương nhìn nhận, VinSmart không chỉ thành công trong việc phổ cập smartphone phổ thông, mà thông qua phát triển thiết bị đầu cuối sử dụng công nghệ 5G, VinSmart đang mở ra cơ hội trải nghiệm sớm các sản phẩm công nghệ đẳng cấp thế giới cho người dùng Việt Nam.
Với thế mạnh và khát vọng đã được chứng minh bằng sự đón nhận của thị trường, Vsmart với sản phẩm 5G Vsmart Ariscó thể coi là điểm khởi đầu trên sân chơi lớn hơn của ngành công nghệ Việt, giúp người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận và sử dụng sản phẩm công nghệ đẳng cấp một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Vsmart Aris 5G thuộc phân khúc cận cao cấp, sở hữu khung kim loại nguyên khối, sử dụng chipset Snapdragon 765. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thế giới sử dụng nền tảng thiết kế dạng module, cho phép thiết kế phần cứng linh hoạt, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, hỗ trợ hầu hết các dải tần số sử dụng tại các thị trường trên thế giới.
Điện thoại Vsmart Aris 5G cũng là sản phẩm đột phá về công nghệ bảo mật, khi tích hợp chip bảo mật Quantis QRNG sử dụng công nghệ điện toán lượng tử, do VinSmart phối hợp với công ty IDQ (Thụy Sĩ) phát triển. Ngoài ra, điện thoại 5G thương hiệu Vsmart sẽ có khả năng hỗ trợ cả 2 công nghệ 5G hiện nay là Sub6 và mmWave." alt="Smartphone 5G Việt Nam đầu tiên và công nghệ dẫn dắt đến tương lai"/>
Smartphone 5G Việt Nam đầu tiên và công nghệ dẫn dắt đến tương lai
![](<p>Theo số liệu mới nhất từ Token Terminal, doanh thu tháng 9 của Axie Infinity là 220,34 triệu USD, giảm 40% so với tháng 8. Tuy vậy, khoản doanh thu này vẫn giúp tựa game blockchain đến từ Việt Nam duy trì vị trí số một ở thị trường chợ số NFT, theo thống kê của DappRadar. </p><p>Điều đáng nói là doanh thu từ Axie Infinity vẫn nhiều hơn các sàn tài chính phi tập trung (DeFi) như Aave, Compound, Curve và SushiSwap cộng lại. Nghĩa là, người chơi Axie Infinity đang đổ tiền vào game nhiều hơn so với đầu tư trên các sàn DeFi.</p><table class=)
![{keywords}](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2021/10/05/19/doanh-thu-thang-9-cua-axie-infinity-giam-manh.png) |
Axie Infinity tiếp tục đứng top đầu về doanh số (volume) dù doanh thu tháng 9 đã giảm mạnh. |
Tính từ thời điểm ra mắt đến nay, doanh thu của Axie Infinity đã đạt 816 triệu USD trên tổng dự báo doanh thu 1,2 tỷ USD trong năm 2021. Trong khi đó, VNG công bố dự kiến doanh thu năm 2021 là 7.600 tỷ đồng (333,4 triệu USD), theo sau là Vietnam Esports với doanh thu ước tính thấp hơn khoảng một nửa. Nghĩa là doanh thu của Axie Infinity hoàn toàn có thể nhiều hơn hai nhà phát hành game lớn nhất Việt Nam cộng lại.
Hiện tại, có hai cơ sở để nhà phát triển của Axie Infinity tin vào việc hoàn thành các cột mốc doanh thu này. Đầu tiên là việc thị trường tiền ảo đang ở vùng kháng cự an toàn và thứ hai là đồng Axie Infinity Shards (AXS) tăng giá trị đột biến.
![{keywords}](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2021/10/05/19/doanh-thu-thang-9-cua-axie-infinity-giam-manh-1.jpg) |
Axie Infinity đã qua giai đoạn tăng trưởng nóng về mặt doanh thu (cột màu xanh lục), nhưng vốn hóa của đồng AXS (đường màu xanh lam) vẫn đang đi lên cho thấy sức nóng của dự án chưa hạ nhiệt. |
AXS vừa lập đỉnh mới 154 USD vào chiều tối ngày 4/10, qua đó kéo vốn hóa của trò chơi lên mức cao kỷ lục 9,4 tỷ USD. Việc đồng AXS giữ giá cao sẽ tạo ra tâm lý cho người chơi muốn tiếp tục đầu tư vào game đồng thời hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài.
Trong khi đó, đồng Ethereum là cơ sở chính để quy đổi từ doanh số tiền ảo sang doanh thu tiền thật cho nhà phát triển Sky Mavis. Đồng tiền ảo này càng giữ giá càng giúp cho Sky Mavis có được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các nhà phát triển game thông thường.
Đấy là chưa kể bản thân nhà phát triển cũng nhận được các khoản đầu tư để tăng tốc phát triển dự án, như thông báo mới nhất Sky Mavis đã nhận được thêm 152 triệu USD ở vòng gọi vốn Series B.
Phương Nguyễn
![Axie Infinity liên tục lập đỉnh mới, vốn hóa 8,4 tỷ USD](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2021/10/04/09/axie-infinity-lien-tuc-lap-dinh-moi-von-hoa-8-4-ty-usd.jpg?w=145&h=101)
Axie Infinity liên tục lập đỉnh mới, vốn hóa 8,4 tỷ USD
Chỉ trong vòng vỏn vẹn hai ngày, vốn hóa của Axie Infinity đã tăng thêm 1 tỷ USD, khi đồng tiền ảo của trò chơi này lập đỉnh mới.
" alt="Doanh thu tháng 9 của Axie Infinity giảm mạnh"/>
Doanh thu tháng 9 của Axie Infinity giảm mạnh
Sau cơn nguy kịch, nam bệnh nhân 28 tuổi ở Đắk Nông nhiễm lao phổi nhiều năm vẫn không hết bàng hoàng. Anh có tiền sử lao phổi nhiều năm nhưng không điều trị liên tục. Khi nhiễm Covid-19, bệnh nhân này cách ly điều trị tại nhà, đột ngột ho ra máu ồ ạt, phải chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Phổi Trung ương.Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện ổ giả phình lớn động mạch phế quản phải trong hang lao chính là nguyên nhân gây ho máu ồ ạt, bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để can thiệp nội mạch cầm máu. Trong quá trình phẫu thuật, tính mạng bệnh nhân luôn bị đe dọa vì có thể chảy máu tái phát. Tuy nhiên, ca can thiệp đã thành công, không có bất kỳ biến chứng nào.
Đó là một trong số rất nhiều bệnh nhân lao nhiễm Covid-19 có diễn biến nặng, nguy kịch. Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia, trong đại dịch vừa qua, đặc biệt là đợt dịch thứ 4, có rất nhiều người bệnh lao nhiễm Covid-19 và nhiều người đã tử vong.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, Covid-19 và lao là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/29/19/benh-giet-nguoi-tham-lang-100-nghin-nguoi-mac-nam-nhung-chua-duoc-quan-tam-dung-muc.jpg) |
Bác sĩ khám và điều trị bệnh nhân mắc bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương |
“Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng”, PGS.TS Nhung nói.
Theo PGS.TS Nhung, tại Việt Nam, trong 2 năm qua, Bệnh viện Phổi trung ương cũng như hầu hết các bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi trên cả nước tích cực tham gia phòng chống dịch, hầu hết can thiệp chống lao áp dụng cho dịch bệnh Covid-19 do có những điểm tương đồng.
Chính vì vậy mà nhiều địa phương đã chuyển công năng bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi sang điều trị Covid-19. Điều này đã tác động hết sức nặng nề đến hoạt động chống lao trong cả nước, thậm chí làm gián đoạn, đứt gãy mạng lưới chống lao các tuyến.
Người bệnh lao không biết đến đâu để chẩn đoán, phát hiện, điều trị và làm gia tăng nguồn lây lao trong cộng đồng, tăng số người mắc và tử vong.
"Vì vậy, Văn phòng Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao, Chương trình chống lao quốc gia yêu cầu các địa phương củng cố hệ thống y tế phòng chống lao tại tất cả các tuyến. Tuyệt đối không chuyển đổi công năng điều trị Covid-19 vượt quá 50% số giường điều trị của các bệnh viện chuyên khoa.
Bên cạnh đó, chúng ta phải tận dụng thời cơ này để tiến tới năm 2030 chấm dứt bệnh lao như mục tiêu đã đề ra. Covid-19, hậu Covid-19, bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm khác có thể tạo phòng khám 1 cửa, để người bệnh có thể dễ dàng tiếp cận, sàng lọc các bệnh liên quan", ông Nhung nhấn mạnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao trên thế giới. Mỗi ngày có hơn 4.100 người chết vì bệnh lao và gần 28.000 người mắc. Theo báo cáo của Chương trình chống lao quốc gia, Việt Nam hiện vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa là có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo trong cộng đồng. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của khoảng 10.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.
Với mong muốn vận động nhân dân cả nước ủng hộ, giúp đỡ người bị bệnh lao vượt qua ảnh hưởng của bệnh tật, hòa nhập cộng đồng, Bệnh viện Phổi trung ương, Chương trình phòng chống lao quốc gia, Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao - PASTB phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ quỹ.
Để ủng hộ Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao, người dân có thể soạn tin nhắn cú pháp TB gửi 1402 (20.000 đồng/tin nhắn, không giới hạn số lượng tin nhắn). Thời gian bắt đầu từ nay đến ngày 20/5.
Đại diện WHO tại Việt Nam nhận định, chương trình chống lao của Việt Nam luôn đi đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh lao, liên tục chia sẻ những kinh nghiệm được nhiều nước trên thế giới học hỏi. Do đó, WHO tái khẳng định sự hỗ trợ không ngừng với Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
Ngọc Trang
![Người đàn ông mắc ung thư phổi nhưng tưởng nhầm Covid-19](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/28/14/nguoi-dan-ong-bi-ung-thu-phoi-nhung-tuong-nham-covid-19.jpg?w=145&h=101)
Người đàn ông mắc ung thư phổi nhưng tưởng nhầm Covid-19
Ông Khoury nghĩ mình đã nhiễm Covid-19 do bị đau lưng, hắt hơi, ớn lạnh, ho. Ông chỉ đi khám khi bắt đầu ho ra máu.
" alt="Bệnh 'giết người thầm lặng', 100.000 ca mắc mỗi năm nhưng chưa được quan tâm"/>
Bệnh 'giết người thầm lặng', 100.000 ca mắc mỗi năm nhưng chưa được quan tâm