Hơn nửa năm trước, tôi đã mắc một sai lầm. Bây giờ, tôi thật sự muốn sửa sai và không muốn lặp lại chuyện hổ thẹn đó nữa. Tuy nhiên, tôi không biết phải làm thế nào?Tôi năm nay 29 tuổi, có chồng và một con gái 4 tuổi. Chồng tôi là phiên dịch viên kiêm hướng dẫn viên du lịch. Mỗi tháng anh chỉ ở nhà khoảng 10 ngày, cũng có tháng, anh đi biền biệt.
Một mình tôi vừa phải đi làm, vừa chăm lo cho con nên rất vất vả.
Một lần, vì công việc ở công ty quá gấp, tôi không thể về kịp để đón con. Cô giáo của con phải nhờ một phụ huynh trong lớp đưa cháu về giúp.
Vị phụ huynh đó cũng có hoàn cảnh tương tự tôi, vợ anh ấy thường xuyên đi sớm, về muộn và cũng hay đi công tác. Vì thế, chúng tôi nhanh chóng kết thân với nhau, nhờ nhau đưa đón các cháu trong trường hợp người kia bận.
Dần dần, mối quan hệ của chúng tôi thân thiết hơn. Tôi nhận ra, anh rất ấm áp, chu đáo và hiểu chuyện. Anh cũng có cảm tình với tôi nên chúng tôi đã lén lút đến với nhau.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/13/16/em-dau-dua-me-den-nha-nho-chung-toi-nuoi-ho.jpg) |
|
Cả hai qua lại được chừng 4 tháng thì vợ anh phát hiện. Chị ấy tìm gặp tôi, rủa xả tôi rất nhiều. Thậm chí, chị ta còn tát tôi trước mặt nhiều người trong quán café.
Tôi biết mình đã sai nên không dám cãi nửa lời. Tôi hứa với chị, sẽ không bao giờ liên lạc với anh nữa. Sau đó, tôi xin chuyển trường cho con và chặn liên lạc với người đàn ông ấy.
Tuy nhiên, chị ta không buông tha cho tôi. Cứ cách vài hôm, chị ta lại nhắn tin chửi rủa tôi. Có hôm, chị ta còn chặn xe của mẹ con tôi và nói những lời cực kỳ khó nghe.
Tôi đã đề nghị một cuộc gặp trực tiếp với chị ta để nói rằng, tôi đã không còn liên quan gì đến gia đình chị, thì xin chị đừng làm ảnh hưởng cuộc sống của tôi. Nhưng chị ta chỉ cười một cách nham hiểm. Sau đó, chị ta nói một câu với đại ý, tôi đã làm cho gia đình chị bị xáo trộn thì tôi sẽ không thể yên ổn mà giữ hạnh phúc của mình.
Từ đó đến nay, đã 3 lần, chị ta tìm đến nhà tôi khi biết chồng tôi đang ở nhà. Mỗi lần như thế, tim tôi lại như nhảy ra khỏi lồng ngực.
Lần đầu tiên chị ta vờ hỏi nhầm nhà, lần thứ 2, chị ta đưa cho tôi một mớ rau, bảo có người gửi. Lần gần đây nhất, chị ta bấm chuông nhà tôi lúc giữa trưa. Tôi đã định không mở cửa nhưng chồng tôi phát hiện có điều bất thường trên khuôn mặt tôi nên bắt tôi mời chị ta vào.
Hôm đó, chị ta nhận là phụ huynh cùng lớp con tôi và đưa cho tôi chiếc vòng mà con bé mang đến lớp rồi bị con chị cầm nhầm về.
Tôi nhìn chiếc vòng, mặt tím bầm. Đó là vòng tay của tôi, nhưng tôi không biết vì sao nó ở trong tay chị.
Chồng tôi thấy vậy rối rít cảm ơn. Anh còn tỏ ý muốn hai gia đình gặp nhau nhiều hơn để các con có thể chơi với nhau thân thiết hơn.
Lúc ra về, chị ta liếc mắt nhìn tôi đầy ẩn ý. Mồ hôi tôi vã ra. Tôi không biết phải làm thế nào để thoát khỏi cảnh này. Hình ảnh chị ta cứ lởn vởn trong đầu tôi. Đến mức, mỗi khi chồng tôi ở nhà, tôi lại nơm nớp lo sợ có người tìm đến.
Tôi phải làm sao bây giờ. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
![Người phụ nữ làm chuyện tày đình khi đi công tác với giám đốc](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/08/15/ca-mot-doi-qua-dai-tai-sao-toi-phai-gan-bo-voi-nguoi-chong-thieu-tinh-te.jpg?w=145&h=101)
Người phụ nữ làm chuyện tày đình khi đi công tác với giám đốc
Là đàn ông trong nhà nhưng lương của tôi chỉ bằng 1 nửa vợ. Có lẽ vì thế mà cô ấy khinh thường tôi, gây ra chuyện tày đình.
" alt="Tâm sự của người phụ nữ ngoại tình, bị vợ nhân tình phát hiện"/>
Tâm sự của người phụ nữ ngoại tình, bị vợ nhân tình phát hiện
Mười tuổi, Giang Thanh đã sang Mỹ học tiểu học. Trải qua những năm tháng trưởng thành và tự lo cho bản thân bằng nhiều công việc khác nhau, Giang Thanh đã tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp NC State University tại Raleigh, North Carolina (Mỹ).![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/11/09/nu-giang-vien-my-goc-viet-muon-day-anh-ngu-cho-tre-em-vung-sau-vung-xa-3.jpg) |
Giang Thanh hiện là giảng viên tại Mỹ. |
Khi còn là học sinh trung học phổ thông, vượt qua nhiều thí sinh đến từ các nước, Giang Thanh đã đoạt giải Hoa khôi học đường tại Mỹ năm 2002.
Năm 2003, tại trường Đại học Nông nghiệp - North Carolina State University, Giang Thanh đã đoạt giải Hoa khôi thể thao. Năm 2016, Giang Thanh mang vẻ đẹp Việt tỏa sáng giành danh hiệu Á hậu Việt Nam toàn cầu tại California. Năm 2019, nhan sắc Việt lại một lần nữa ghi tên Giang Thanh với danh hiệu Hoa khôi du lịch tại Bali.
Giang Thanh cho biết, tuy có vẻ ngoài được đánh giá là khá dịu dàng nhưng bản thân cô lại rất mạnh mẽ, tự tin và “thích được tỏa sáng”. Vì vậy, cô tham gia nhiều cuộc thi nhan sắc bởi thích được chú ý và quan tâm từ mọi người. Điều này cũng khiến cho các hoạt động giúp đỡ cộng đồng của cô được lan tỏa nhiều hơn, đặc biệt là trong việc giúp đỡ các du học sinh của Việt Nam ra nước ngoài học tập.
“Ngoài công việc chính là giảng viên đại học, Giang Thanh dành nhiều thời gian hỗ trợ các du học sinh Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà, giúp các em viết tiếp ước mơ khi sang Mỹ học tập”, Hoa khôi cho biết.
Ngoài ra, với khả năng thành thạo bốn thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật, Việt, Giang Thanh còn tích cực làm thông dịch viên tình nguyện tại các bệnh viện; hỗ trợ sinh viên thi bằng lái xe tại Mỹ; hiến máu nhân đạo cứu người…
Khi có thời gian, Giang Thanh về Việt Nam tham gia các chuyến từ thiện, hiến máu nhân đạo, gần nhất là hoạt động từ thiện dành cho trẻ em mồ côi tại Buôn Mê Thuột năm 2019.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/11/09/nu-giang-vien-my-goc-viet-muon-day-anh-ngu-cho-tre-em-vung-sau-vung-xa-2.jpg) |
Cô rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. |
Gần đây, Giang Thanh đã dành tâm huyết của mình cho công việc hỗ trợ du học sinh và du lịch khi dịch Covid-19 ảnh hưởng trên toàn cầu, gây cản trở và khó khăn cho nhiều du học sinh và khách du lịch Việt Nam tại nước ngoài.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/08/11/09/nu-giang-vien-my-goc-viet-muon-day-anh-ngu-cho-tre-em-vung-sau-vung-xa-4.jpg) |
Giang Thanh mong muốn phát triển một dự án cộng đồng là dạy Anh ngữ cho trẻ em vùng sâu, vùng xa |
“Giang Thanh mong mỏi dịch bệnh sẽ qua đi để được trở về quê hương, đi đến những vùng sâu, vùng xa giúp các em nhỏ. Giang Thanh cũng mong muốn phát triển một dự án cộng đồng là dạy Anh ngữ cho các bé có hoàn cảnh khó khăn. Muốn tiếp nối ngọn lửa tri thức trong Giang Thanh cho các em, gieo hạt giống và chờ đợi ngày nó đơm hoa kết trái”, cô gái trẻ cho biết.
Giang Thanh sinh năm 1983, cô cao 1m70, hiện là giảng viên Đại học Clemson ở South Carolina tại Mỹ. Ngoài thời gian làm việc cô thường tự nấu ăn, đọc sách để trau dồi thêm kiến thức, nghe nhạc, ngồi ở ban công uống trà và thưởng thức khoảnh khắc sống chậm. |
![9X Bến Tre giành huy chương đồng IT thế giới, mở công ty phần mềm](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/30/10/cuoc-chinh-phuc-huy-chuong-dong-tin-hoc-the-gioi-cua-chang-trai-ben-tre.jpg?w=145&h=101)
9X Bến Tre giành huy chương đồng IT thế giới, mở công ty phần mềm
Duy Thanh là người đầu tiên giành huy chương đồng cho Việt Nam trong cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới. Nay, anh khởi nghiệp với công ty giải pháp phần mềm.
" alt="Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt muốn dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo"/>
Nữ giảng viên Mỹ gốc Việt muốn dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo
Đề án ‘Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng’ giai đoạn 2020-2025 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng.Cục An toàn thông tin đã có nhiều hoạt động để xây dựng đề án này, dự kiến, Đề án sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 6/2020.
Ký kết hợp tác trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Chiều 5/3, Cục An toàn thông tin và Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã ký kết hợp tác trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, chia sẻ: ‘Trong bối cảnh thế giới đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm.
Các em sống trên môi trường mạng nhiều giờ/ngày, thay đổi hoàn toàn cách học tập, kết bạn, giao tiếp so với thế hệ cha anh. Do đó, đòi hỏi phải chung tay xây dựng môi trường mạng lành mạnh, trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng sống an toàn trên môi trường mạng'.
Cục Trẻ em và Cục An toàn thông tin thống nhất ký kết Bản ghi nhớ hợp tác, tập trung vào 7 nội dung cơ bản như: Nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Xây dựng công cụ, phương tiện để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, giáo dục tích cực trên môi trường mạng; Nâng cao hiểu biết cho trẻ em về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng bổ ích, an toàn, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng…
Thu hút doanh nghiệp làm nội dung lành mạnh cho trẻ em trên không gian mạng
Để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, cần tập trung sáng tạo các nội dung tạo hệ sinh thái an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
Ngày 7/5, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tổ chức phiên họp thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng'.
Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, cho biết: Khi tham gia môi trường mạng, trẻ em đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Mặc dù hành lang pháp lý quy định khung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện nay đã có nhưng chưa thực sự đầy đủ, các quy định, hướng dẫn cụ thể còn thiếu.
Môi trường mạng còn tồn tại nhiều thông tin, hình ảnh, video clip xấu; thiếu các chương trình dạy kỹ năng công nghệ số, nội dung số bổ ích để trẻ có thông tin, được tham gia an toàn trên môi trường mạng.
Do vậy, ông Hoàng Minh Tiến nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành Đề án về trẻ em trên môi trường mạng với các giải pháp liên ngành là rất cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu của Đề án là hỗ trợ trẻ em tiếp cận, tương tác môi trường mạng một cách tích cực, nâng cao chất lượng học tập và giải trí của trẻ em bằng công nghệ.
Để làm việc đó, theo ông Tiến, cần thiết phải có những giải pháp đột phá hơn. Trong đó, triển khai ứng dụng công nghệ là trọng tâm của Đề án, hình thành các nền tảng phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện, cảnh báo nội dung gây nguy hại, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em trên môi trường mạng.
Đồng thời, theo ông Tiến, phải tiếp tục các giải pháp truyền thống gồm có: hoàn thiện hành lang pháp lý giải quyết các tồn tại trong cơ chế chính sách bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức; cung cấp nội dung bổ ích, thú vị cho việc học tập, giải trí và trang bị 'bộ kỹ năng số' cho trẻ em để chủ động tương tác tích cực trên môi trường mạng.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cũng nhấn mạnh Đề án phải đề xuất để nhà nước có cơ chế khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ sinh thái lành mạnh để trẻ học tập, vui chơi, giải trí.
Lắng nghe chuyên gia về xây dựng và triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Ngày 14/5, tại Cục An toàn thông tin đã có buổi làm việc với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) và Cục Trẻ em để lắng nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế về việc xây dựng và triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Đại diện của Microfoft Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm mong muốn có thể triển khai giải pháp Photo DNA tại Việt Nam nhằm hỗ trợ việc xác định và phát hiện sớm các hình ảnh, tài liệu liên quan tới xâm hại trẻ em trên mạng để các cơ quan kịp thời có hành động ngăn chặn, xử lý.
Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Đề án
Ngày 28/5, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc - UNICEF Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Đề án 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng' giai đoạn 2020-2025.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/06/01/08/xay-dung-de-an-bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-la-van-de-cap-bach.jpg) |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Thành Hưng. |
Hội thảo tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, cơ quan chức năng, tổ chức chính trị và tổ chức quốc tế hoạt động vì trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2020 tới đây.
Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết: ‘Trong cuộc sống thực, trẻ em được bảo vệ bởi nhiều thiết chế như gia đình, họ hàng người thân cho đến nhà trường, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ trẻ em...
Tuy nhiên trên môi trường mạng, còn thiếu rất nhiều thiết chế để bảo vệ trẻ em như cách chúng ta làm trong cuộc sống thực. Trong khi đó, bất kỳ một trẻ em nào truy cập Internet đều chịu nhiều nguy cơ tiềm ẩn’.
Thứ trưởng mong muốn hội thảo thảo luận tập trung vào các vấn đề mấu chốt: Cách thức nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và cơ chế phối hợp liên ngành; Cơ chế khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, lành mạnh; Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trên môi trường mạng.
![Phụ huynh cần 'phòng thủ' chủ động để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/05/28/21/lam-giao-duc-online-ma-khong-gan-vao-giai-tri-thi-kho-thanh-cong-3.jpg?w=145&h=101)
Phụ huynh cần 'phòng thủ' chủ động để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
‘Phòng thủ’ một cách chủ động tức là không ngăn chặn, không giám sát nhưng bằng công nghệ, họ có thể biết con đang đọc gì, xem gì, nói chuyện với ai…
" alt="Xây dựng Đề án 'Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng' là vấn đề cấp bách"/>
Xây dựng Đề án 'Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng' là vấn đề cấp bách