Như ICTnews đã đưa, rạng sáng ngày 13/9 (giờ Việt Nam), bộ ba iPhone 8, 8 Plus và iPhone X đã được Apple chính thức giới thiệu ra thị trường.
Rất nhanh chóng, giới kinh doanh hàng chính hãng và cả xách tay trong nước đã lần lượt công bố các mức giá bán áp dụng cho từng phiên bản khác nhau để chào mời khách hàng.
Đối với hàng chính hãng, mức giá dự kiến thấp nhất thuộc về iPhone 8 64GB với 20,99 triệu đồng, bản 256GB giá 25,79 triệu đồng; iPhone 8 Plus 64GB có giá 23,99 triệu đồng, bản 256GB 28,79 triệu đồng.
Bản có giá bán cao nhất thuộc về iPhone X khi loại dung lượng 64GB và 256GB có giá lần lượt 29,99 triệu và 34,79 triệu đồng.
Trong khi đó, đối với iPhone 8 và 8 Plus, hiện một số điểm kinh doanh hàng xách tay chào giá không chênh quá nhiều so với hàng chính hãng khi chỉ quanh mức vài triệu đồng, thì riêng model được đánh giá sẽ hút khách nhất là iPhone X có mức kỷ lục: tới 50 triệu đồng cho dung lượng 256GB và bản 64GB giá 40 triệu đồng. Thậm chí, trong vài ngày đầu giá có thể còn đội lên cao hơn theo như dự đoán của giới kinh doanh.
Đáng chú ý, cùng với các cửa hàng kinh doanh điện thoại thì rất nhanh chóng, giới chuyên bẻ khóa iCloud trong nước cũng đã tung ra thông tin nhận làm dịch vụ này.
Tìm hiểu của ICTnews cho thấy, trong khi một số nơi chỉ đưa ra thông tin nhận làm dịch vụ, còn giá cụ thể sẽ báo cho khách khi có máy bán ra thị trường, thì đã có địa chỉ chào giá chi tiết bẻ khóa iCloud iPhone 8 bằng phần mềm là 6 triệu đồng, iPhone 8 Plus 7 triệu đồng và mẫu máy có giá cao nhất iPhone X thì tới 9 triệu đồng.
9 triệu đồng cho iPhone X - thực tế đây cũng là mức giá kỷ lục được ghi nhận trên thị trường bẻ khóa iCloud trong nước từ trước tới nay.
" alt=""/>Ăn theo iPhone X, dịch vụ bẻ khóa iCloud được chào giá tới 9 triệu đồngFortnite hiện có khoảng 380 triệu người chơi trên toàn cầu và mang về doanh thu gần 1 tỷ USD cho Epic Games, hãng game xây dựng và phát hành tựa game này. Fortnite có mặt trên nhiều nền tảng và hệ máy khác nhau, bao gồm Windows, macOS, Android, iOS, Xbox One, Play Station 4...
Không chỉ mang lại doanh thu cho hãng phát hành game, Fortnite còn mang lại tiền cho nhiều game thủ, trong đó có Nick Overton.
Biến niềm đam mê game trở thành công việc hái ra tiền
Overton nhận được chiếc máy chơi game đầu tiên, chiếc máy Nintendo 64, là món quà dịp lễ Giáng sinh khi Overton lên 6 tuổi. Đây là món quà mà cha của Overton đã tặng cho thiếu niên này, nhưng có vẻ như sau đó cha của Overton đã cảm thấy hối hận vì món quà mình đã tặng.
“Có lẽ đó là điều hối tiếc nhất của cha tôi”, Overton chia sẻ. Sau khi có được chiếc máy chơi game đầu tiên, Overton đã trở thành một “con nghiện” game từ khi còn rất nhỏ và dành rất nhiều thời gian để chơi game.
Năm lên 12 tuổi, cha của Overton đã phải bán đi chiếc máy chơi game Xbox cùng những đĩa game đi cùng vì cậu bé quá đam mê chơi game. Cuối cùng không thể ngăn cản được sở thích chơi game của con trai mình, cha của Overton đã nói với cậu bé: “Nếu muốn tiếp tục chơi game, hãy tìm cách kiếm tiền từ nó”.
Và quả nhiên, Overton đã tìm được cách để kiếm tiền từ game.
Kiếm tiền bằng cách ngồi chơi game
Nick Overton đã tham gia vào một mạng lưới đa kênh, là một tổ chức hợp tác cùng với các nền tảng video như Youtube để phân phối các nội dung video, đổi lại sẽ được nhận phần trăm lợi nhuận từ quảng cáo từ các kênh này.
Overton cùng nhiều game thủ khác tham gia vào mạng lưới đa kênh này sẽ cùng nhau truyền hình trực tiếp nội dung các màn chơi của mình lên Youtube để kiếm tiền từ những người xem video đó.
“Chúng tôi có khoảng 10.000 nhà sáng tạo nội dung mang về nhiều lượt xem hàng tháng. Và Youtube sẽ đưa đề nghị kiểu như: ‘Được rồi, chúng tôi sẽ tìm kiếm quảng cáo cho các video này để đổi lại % lợi nhuận từ quảng cáo’. Mạng lưới đa kênh cũng sẽ hưởng được lợi nhuận từ các quảng cáo đó và chia lại cho nhà sáng tạo nội dung video”, Overton giải thích về cách thức kiếm tiền bằng cách phát nội dung chơi game lên video.
Ngoài Youtube, một nền tảng video live stream được nhiều game thủ khác lựa chọn là Twitch. Với nền tảng này, các game thủ sẽ kiếm tiền trực tiếp từ chính những người xem video, thay vì thông qua các nội dung quảng cáo.
“Trên Twitch, doanh thu bạn kiếm được chủ yếu thông qua những người đang xem video. Người xem sẽ tặng thưởng số tiền 2USD, 3USD để ủng hộ tác giả, hoặc họ sẽ trả tiền để theo dõi các kênh video của người chơi”, Overton giải thích thêm. “Phí đăng ký trung bình khoảng 5USD/tháng và Twitch sẽ được hưởng một khoảng % từ phí đăng ký này, phần còn lại thuộc về các tác giả của kênh video”.
Nghe chừng việc kiếm tiền từ chơi game là đơn giản, nhưng Overton cho biết mọi chuyện không hề đơn giản như vậy.
![]() |
Nhiều người đã trở nên nổi tiếng nhờ phát trực tiếp nội dung khi chơi game |
Overton cho biết cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng cho mỗi lần “lên sóng”. Mất nhiều thời gian để tập luyện trò chơi, bởi lẽ chơi càng hay, kỹ năng càng cao sẽ thu hút được càng nhiều người xem. Ngoài việc là một game thủ, những người live stream như Overton còn có thể trở thành những chuyên gia tư vấn, đưa ra lời khuyên cho các game thủ khác để có thể giúp họ nâng cao được kỹ năng trong các trò chơi.
Thiếu niên 17 tuổi này cho biết trung bình mỗi ngày mình mất 5 giờ chơi game để live stream, từ 2 đến 3 giờ để quay các đoạn video. Ngoài ra, những lúc không live stream, Over cũng lựa chọn cách... chơi game như một giải pháp để thư giãn.
“Công việc” của Overton đã mang lại cho thiếu niên này khoảng doanh thu 500.000USD (hơn 11 tỷ đồng) mỗi năm, bên cạnh đó Overton còn trở nên nổi tiếng và được nhiều người trong giới game thủ nhận ra.
“Đã có những người hâm mộ nhận ra và chụp ảnh cùng tôi, thậm chí có những người còn âm thầm chụp ảnh tôi”, Overton chia sẻ.
Vì sao có người lại muốn xem người khác chơi game?
Hẳn không ít người đặt ra câu hỏi tại sao có nhiều người lại muốn ngồi xem người khác chơi game, thay vì tham gia trực tiếp vào trò chơi.
Giờ đây game không còn đơn giản là khái niệm trò chơi điện tử để giải trí đơn thuần, mà nhiều game đã được nâng tầm để trở thành một môn thể thao (esport - Thể thao điện tử) và thậm chí rất nhiều cuộc thi đấu thể thao điện tử được tổ chức trên toàn thế giới (tại ASIAD 2018 vừa diễn ra tại Indonesia cũng có môn thi đấu thể thao điện tử).
Là một môn thể thao chắc chắn phải có khán giả và có người hâm mộ. Tại các cuộc thi thể thao điện tử, cộng đồng hâm mộ game đã cùng tụ họp để theo dõi những trận đấu game đỉnh cao, nơi những game thủ nổi tiếng thế giới thi đấu và cạnh tranh cùng nhau.
Khi không có các cuộc thi đấu thể thao điện tử, nhiều người tìm đến các live-streamer như Nick Overton ở trên để có thể theo dõi những màn chơi được phát trực tiếp trên các nền tảng như Youtube, Facebook hay Twitch... việc theo dõi các game thủ chuyên nghiệp chơi game có thể giúp những “tay ngang” có thể rút ra được kinh nghiệm cho bản thân hoặc có thể học được các mánh khóe từ chính các game thủ nổi tiếng để từ đó giúp bản thân chơi game tốt hơn.
Theo Dantri
Hãng công nghệ Hàn Quốc đang phát triển nhiều mẫu smartphone mới cạnh tranh với đối thủ Apple và Huawei, trong số này có chiếc điện thoại dành riêng cho chơi game.
" alt=""/>Thiếu niên 17 tuổi chia sẻ bí quyết kiếm hơn 10 tỷ đồng chỉ bằng cách... chơi gameHiện Micron là hãng sản xuất DRAM duy nhất của Mỹ nắm giữ vị trí độc tôn trên thị trường nhờ sở hữu nhiều sáng chế công nghệ và bí mật thương mại về thiết kế, phát triển và chế tạo DRAM.
Theo cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ, Chen đã cùng với Ho và Wang tìm cách đánh cắp bí mật thương mại của Micron liên qua tới thiết kế và chế tạo DRAM từ Micron Memory Taiwan (MMT), công ty con của Micron đặt tại Đài Loan.
Nếu bị phán quyết có tội, các cá nhân trên sẽ phải đối mặt án phạt tù 25 năm cộng với khoản tiền phạt 5 triệu USD. Riêng hai công ty trên, mỗi công ty phải chịu án phạt 20 triệu USD.
Bộ Tư pháp Mỹ cũng công ty Jinhua của Trung Quốc và danh sách đen vì có hành vi chống lại lợi ích an ninh quốc gia Mỹ.
Nguyễn Minh (theo Softpedia)
Bộ Tư pháp Mỹ truy tố một nhóm điệp viên Trung Quốc cố tình ăn cắp công nghệ hàng không từ các công ty Mỹ tại thành phố Tô Châu.
" alt=""/>Công ty Đài Loan bị Mỹ buộc tội gián điệp công nghệ