当前位置:首页 > Thể thao > Siêu máy tính dự đoán Celta Vigo vs Real Betis, 20h00 ngày 8/2 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Tijuana, 10h05 ngày 10/2: Níu chân nhau
Trước lý giải của đại diện các hãng hàng không trong nước, độc giả Thảovẫn bày tỏ thắc mắc: "Tôi thấy khó hiểu khi một sản phẩm hàng hóa ngày càng được tiêu thụ nhiều mà giá thành lại càng tăng. Lẽ ra, khi lượng khách tăng cao, giá vé phải giảm vì tận dụng được các chi phí sản xuất. Ví dụ như một chuyến bay Sài Gòn - Hà Nội dù chỉ có 50 hay 300 hành khách thì vẫn phải tốn một lượng chi phí như nhau cho nhiên liệu, nhân công... vì vậy giá vé khi khách đông lẽ ra phải rẻ hơn.
Thực tế, hiện nay đang đi ngược lại vì các hãng bay lấy lý do bù vào những ngày vắng khách, cộng thêm chi phí tăng khi lượng khách tăng, đó là điều rất khó chấp nhận. Giá vé máy bay ngày thường ở Việt Nam vốn đã không rẻ và được các hãng lý giải rằng vắng khách nên giá vé cao để bù chi phí, giá xăng... Dù những khó khăn này, gần như hàng không ở quốc gia nào cũng gặp phải, nhưng tại sao giá vé máy bay ở ta luôn cao ngất ngưởng?".
Đồng quan điểm, bạn đọc Tuanhanđặt dấu hỏi: "Khách đông thì lại tăng giá - đây là một nghịch lý kinh doanh ở nước ta. Đáng ra, khi chuyến bay đông khách, tỷ lệ lấp đầy cao cho cả hai chiều đi và về thì giá vé phải giảm mới đúng. Cứ với giá vé đắt thế này thì khách ít bay trong nước hoặc đi nước ngoài chơi hết, lúc đó các hãng bay nội địa lại ca bài ca than thở. Thật vô lý khi đường bay quốc tế lại rẻ hơn đường bay nội địa, liệu có một lời giải thích nào thỏa đáng?".
So sánh với giá vé của các hãng hàng không quốc tế, độc giả Ba ku Míachỉ ra những điểm khó hiểu khi giá vé máy bay trong nước tăng cao: "Thứ nhất, với các khó khăn mà các hãng bay trong nước đưa ra để lý giải cho việc tăng giá vé thì các nước trong khu vực cũng đều gặp phải cả. Nhưng tại sao giá vé của họ vẫn rẻ còn của ta lại đắt?
Thứ hai, khi tăng tần suất bay thì tăng chi phí vận hành, và phân bổ đều cho số vé máy bay. Như vậy, lẽ ra trong giai đoạn này, giá mỗi vé phải rẻ hơn chứ sao lại tăng lên? Điều này hoàn toàn đi ngược với quy luật kinh tế.
Thứ ba, các hãng bay lý giải tăng giá vé ồ ạt là để bù lỗ cho thời gian dịch bệnh. Vậy phải chăng họ đang đẩy hành khách vào vị trí phải gánh vác trách nhiệm bù lỗ cho doanh nghiệp hàng không?
Thứ tư, vì sao cứ đến dịp lễ Tết, nhu cầu bay tăng thì giá vé cũng tăng theo? Trong khi cấu thành giá phân bổ trên mỗi chuyến bay thì vẫn vậy (giá nhiên liệu, dịch vụ mặt đất, chi phí thuê mướn nhân công), phải chăng giá vé phải giảm đi mới đúng?".
>> Phú Quốc cần hợp tác cùng hãng hàng không giảm giá vé máy bay
Hiện thu nhập của nhiều người dân bị ảnh hưởng vì kinh tế. Họ có thể trả khoảng 10 triệu đồng cho chuyến đi 4-5 ngày. Nhưng trả 7 hay 8 triệu đồng cho vé máy bay trong nước là điều không phải ai cũng đủ khả năng. Khi giá vé quá cao, du lịch nội địa sẽ giảm sức cạnh tranh so với nước ngoài. Người dân sẽ đem tiền ra nước ngoài tiêu. Đó là một nguy cơ hiện hữu với không chỉ ngành hàng không mà còn là bài toán đặt ra cho du lịch Việt.
Bạn đọc Trathahaicảnh báo: "Khách đông lên, tổng chi phí vận hành tăng, nhưng chi phí vận hàng cho từng khách sẽ giảm mạnh. Đúng ra ngành hàng không cần tận dụng điều này để giữ giá vé ổn định, thu hút hành khách sử dụng dịch vụ của mình mới phải. Nhưng họ lại lợi dụng nhu cầu dịp lễ tăng cao, để đẩy giá vé lên mức cao khó chấp nhận, tất cả chỉ lợi ích cho các hãng. Hệ quả là đến khi khách quay lưng, các hãng lại than thở, đổ lỗi cho khách quan. Lúc ấy, dù có hạ giá vé thì các hãng nội địa cũng sẽ phải trả một giá đắt khi bị khách hàng quay lưng. Thời gian phục hồi không bao giờ là một câu chuyện đơn giản khi niềm tin của người dùng đã mất đi".
"Làm gì để giá vé máy bay trong nước rẻ hơn?", độc giả Đường Tiểu Đannhấn mạnh: "Phải có liên kết chuỗi thì giá dịch vụ mới rẻ được. Các hãng hàng không và dịch vụ lưu trú cũng như nhiều dịch vụ du lịch khác ở trong nước phải bắt tay nhau, cùng hợp tác. Chỉ có như vậy thì giá máy bay có thể rẻ mà hãng hàng không cũng không bị lỗ, do chi phí được bù đắp từ các dịch vụ liên kết như đặt tour, nghỉ dưỡng, mua sắm, ăn uống... Chứ giờ, chúng ta vẫn cứ mạnh ai nấy làm thì cảnh giá vé tăng cao nhưng chẳng có khách sẽ còn lặp lại nhiều. Cứ nhìn qua Thái Lan mà xem, ở họ cái gì cũng rẻ hơn ta, thiên nhiên của họ không có mấy mà du lịch phát triển rất ổn định, đó là nhờ cả một hệ thống du lịch được liên kết chặt chẽ, và bài bản".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="Nghịch lý 'ồ ạt tăng giá vé máy bay trong nước mỗi dịp lễ, Tết'"/>Nghịch lý 'ồ ạt tăng giá vé máy bay trong nước mỗi dịp lễ, Tết'
Còn khách hàng nữ giới có thể lựa chọn trải nghiệm hai dòng xe ga thời trang là Grande và Janus. Cả hai sản phẩm sử dụng động cơ Bluecore giúp máy chạy mạnh nhưng êm, tăng tốc dễ dàng. Động cơ này giúp hai mẫu xe của nhà Yamaha thuộc top tiết kiệm nhiên liệu hàng đầu phân khúc. (Grande tiêu thụ 1,66 lít cho 100 km và Janus là 1,87 lít cho 100 km).
Runner VnExpress Marathon Nha Trang sẽ được lái thử xe Yamaha
Tôi sẽ được bố chở tới công ty và chở về nhà.
Càng lớn tuổi, tôi càng nhận ra rằng sự kiên nhẫn là một trong những phẩm chất tuyệt vời nhất mà ai cũng cần tìm kiếm và tập luyện, nhưng không phải ai cũng mài dũa được. Người ta có thể diễn đạt nó bằng nhiều từ khác, như kiên trì, chịu đựng, bền bỉ, kiên định…, nhưng về cốt lõi, nó là tính kiên nhẫn thôi.
Để tôi chia sẻ với các bạn một câu chuyện có thật - một câu chuyện mà bạn thậm chí có thể thấy buồn cười. Đó là hồi tôi hơn 20 tuổi, tranh thủ một kỳ nghỉ dài nên đến thực tập ở công ty của bố tôi. Như thế rất tiện, vì tôi có thể được bố chở đến chỗ làm và chở về nhà.
Tuy nhiên, có một hôm, bố tôi phải ở lại công ty muộn hơn bình thường, nên sau khi hết giờ làm việc, tôi quyết định tự về. Tôi phải nói rõ với bạn rằng, tại nơi tôi ở, có hình thức đi chung xe taxi, tức là bạn có thể vẫy chiếc xe đã có người ngồi rồi, và khi xe dừng lại, bạn có thể trao đổi với tài xế và người khách trên xe xem có đi cùng đường không. Nếu có thì bạn sẽ lên xe và chia sẻ tiền dịch vụ.
Hôm ấy, tôi lên xe khi đã có một người đàn ông ngồi ở ghế trước. Người này hình như quen biết sẵn với anh tài xế vì họ nói chuyện rất thân thiết và vui vẻ. Sau khi tôi lên xe một chút thì hai phụ nữ khác cũng lên. Tuy nhiên, đi chưa được bao lâu thì chúng tôi bị tắc đường. Đường đông khủng khiếp và xe cộ nhích từng chút một, chậm đến mức tôi thấy nhiều người đã rời những chiếc taxi phía trước để đi bộ.
![]() |
Đường đông khủng khiếp và xe cộ nhích từng chút một.
Khi còn khoảng 100m nữa trước khi vào phố chính thì người đàn ông ngồi ở ghế trước gợi ý với anh tài xế rằng hãy rẽ sang làn sát vỉa hè - vốn dành cho xe đạp - để đi cho thoáng hơn, rồi khi vào phố chính thì lại trở về làn đường ô tô. Anh tài xế làm theo.
Nhưng khi chỉ còn cách phố chính vài mét thì chúng tôi bị chặn lại. Một cảnh sát ra hiệu cho xe dừng. Nói cho ngắn gọn, thay vì phạt tiền anh tài xế (vì khi có tắc đường vào đúng giờ cao điểm thì cảnh sát hạn chế phạt tiền), viên cảnh sát giữ bằng lái xe của anh ấy và yêu cầu anh ấy quay ngược lại đến đoạn cuối cùng của đường, tức là từ chỗ mới bắt đầu tắc đường, rồi lại nhích từ từ, bao giờ quay lại được chỗ viên cảnh sát đó thì sẽ được nhận lại bằng lái xe.
![]() |
Một cảnh sát ra hiệu cho xe dừng.
Quả là một hình phạt “đau khổ” vì như thế tức là chúng tôi đi chậm hơn hàng chục lần so với việc cứ xếp hàng đi từ từ như ban đầu. Giờ thì, vốn là những vị khách ích kỷ, cả tôi lẫn ba người cùng ngồi trên xe đều trả một khoản phí nhỏ và nhảy xuống xe, đi bộ vào phố chính, để kệ anh tài xế tự chịu phạt.
Về sau, nghĩ lại câu chuyện này, tôi hiểu ra rằng sự kiên nhẫn không phải là cứ ngồi im chẳng làm gì cả, mà là dành thời gian để đảm bảo rằng những bước đi của bạn là đúng đắn và chính xác. Một chút thiếu kiên nhẫn có thể khiến bạn phải “khởi động lại”, còn tốn thời gian hơn rất nhiều so với lúc ban đầu. Ngoài ra, đừng quên rằng những người ngồi cùng xe với bạn - những người mà bạn nghĩ là đang bên cạnh mình - cũng có thể rời xe, lên một chiếc xe khác và đi tiếp, để chúng ta tự chịu sự chậm trễ và thụt lùi một mình.
![]() |
Một chút thiếu kiên nhẫn có thể khiến bạn phải “khởi động lại”.
Cuộc sống không phải là một cuộc đua. Hãy cứ dùng thời gian của mình để làm mọi việc cho đúng.
Một cậu bé 15 tuổi đã được ca ngợi là ‘thiên thần hộ mệnh’ sau khi lặn xuống kênh để cứu một cháu bé bị đuối nước. Sự việc xảy ra vào ngày 3/5.
" alt="Bài học nhớ đời về sự kiên nhẫn"/>Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2: Bất phân thắng bại
Từ khu trọ lụp xụp có khoảng hơn 30 phòng (ở Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội), anh đi ra chợ đầu mối Long Biên lấy hàng.
5h sáng, sau khi mua đủ hàng, anh chất lên chiếc xe máy và đi về hướng Bắc Ninh. Một ngày bán hoa quả rong của anh bắt đầu.
“Với khoảng 2 tạ hoa quả, tôi bán từ sáng đến 1, 2h chiều nhưng cũng có những hôm ế hàng, 7-8h tối, tôi mới về đến phòng trọ.
Tuy nhiên hôm nay, hoa quả ở chợ đầu mối quá đắt. Mận mua theo thùng có giá 50 nghìn/kg, hàng đẹp phải 60-70 nghìn/kg. Với giá đó, chúng tôi không có lời nên đành nghỉ”, anh nói.
![]() |
Xóm trọ dưới chân cầu Long Biên - nơi vợ chồng anh Tùng thuê ở. |
Xóm trọ nơi anh ở có có hơn 20 gia đình cùng quê, rủ nhau xuống Hà Nội thuê trọ, làm nghề bán hoa quả. Mỗi ngày, họ đưa hoa quả ra các tỉnh, chỉ đến khi hết hàng, trời tối mới quay về phòng.
Dãy trọ lợp fibro xi măng, vào những ngày nóng đỉnh điểm, không ai có thể ở trong nhà. Người ta phải ra gốc cây để tìm bóng mát, chờ cho qua giờ trưa.
Anh Tùng nói, nhiều khu vực khác có phòng trọ đẹp, sạch sẽ hơn nhưng xóm trọ này gần chợ, tiện cho việc lấy hàng nên anh lựa chọn.
Anh Tùng đã có 3 năm ở Hà Nội thuê trọ và làm nghề bán hoa quả. Vợ anh cũng làm cùng nghề. Địa bàn của anh là vùng Bắc Ninh còn chị lại đi bán rong hoa quả trong nội thành bằng chiếc xe đạp. Họ chỉ gặp nhau vào bữa cơm tối mỗi ngày.
Vợ chồng anh có 3 con và đang gửi ông bà nội ở quê chăm sóc. Mỗi tháng, hai vợ chồng chỉ về thăm con một lần, thời gian còn lại, họ dành cho việc đi bán hàng.
“Ốm, mệt, chúng tôi cũng chẳng dám nghỉ vì mỗi ngày nghỉ là không có tiền. Những ngày hoa quả ở chợ đầu mối quá đắt không mua được, tôi mới nghỉ đi bán”, anh nói.
Hàng ngày, anh Tùng đi khoảng hơn 100km, chở phía sau số hoa quả đi bán khắp các nẻo đường ở Bắc Ninh. Quả anh hay bán nhất là xoài, cam sành… nhưng tùy vào “mùa nào quả nấy” và giá gốc rẻ là anh chọn bán.
![]() |
Anh Tùng trong phòng trọ giá 1,2 triệu/tháng. |
Có những ngày may mắn hết hàng, anh được về nghỉ sớm. Nhưng có những hôm hàng ế, anh phải gửi lại nhà dân ở Bắc Ninh, hôm sau quay trở lại bán tiếp.
“Hôm nào không gửi được, tôi phải tìm chỗ khuất, vắng rồi vùi hàng xuống. Sau đó tôi về, ngày mai quay lại bán tiếp, bởi hoa quả di chuyển nhiều sẽ bị hỏng, dập”.
Anh Tùng cho biết, những người bán hoa quả như anh lo ngại nhất là việc mua phải nhiều hoa quả bị dập, thối.
Theo anh Tùng, mỗi thùng hàng, người mua chỉ được xem phía trên và trong nhiều thùng hàng, người mua cũng chỉ được xem một thùng. May mắn anh sẽ được những thùng nhiều quả ngon, đẹp mắt. Nhưng cũng có những thùng phía trên là hàng đẹp, phía dưới lại nhiều quả hỏng.
“Việc mua này đầy tính may rủi. Nhưng nếu đòi xem hàng, mặc cả hay đòi trả, giữa người mua và người bán sẽ xảy ra cãi vã, thậm chí là xô xát”.
Anh nhớ lại vụ va chạm của một bà cụ mua nhãn diễn ra vào năm ngoái. Bà cụ làm nghề bán hoa quả bằng gánh dọc các con phố ở Hà Nội. Lần đó, tại chợ đầu mối Long Biên, bà mua một thùng nhãn với giá 550 nghìn đồng.
![]() |
Một sạp bán hoa quả ở chợ đầu mối Long Biên. |
Sau khi trả tiền, bà cụ nhận hàng, mở ra và ngỡ ngàng phát hiện chỉ khoảng 3-4 kg phía trên của thùng là quả đẹp còn phía dưới là số lượng nhãn bị nứt, hỏng, thối. Bà bật khóc xin được trả hàng nhưng không được người bán chấp nhận.
“Thậm chí, bà còn bị người ta mắng lại và bị trút cả thùng nhãn lên đầu khi cố gắng đòi trả hàng. Câu chuyện gây ầm ĩ cả một góc chợ, nhìn bà cụ rất thương nhưng dường như nó là quy định ngầm ở đây. Bạn có tiền, bạn là người mua nhưng bạn lại phải chấp nhận sự may rủi. Nhiều hôm lấy phải thùng hàng xấu, mình bán cả ngày cũng không bù nổi vốn”, anh nói.
Anh Tùng chia sẻ, việc xe hỏng dọc đường với số hàng rất nặng trên xe cũng là nỗi ám ảnh của cánh bán hoa quả rong.
Lần gần đây nhất, anh lấy hàng tại chợ lúc 4h sáng. Sau khi di chuyển đến Yên Viên (Gia Lâm), xe anh bị thủng săm. 5h sáng, không có quán nào mở, anh phải ngồi chờ. Đến khoảng 7h sáng, khi các cửa hàng mở cửa, anh mới đẩy xe đến một tiệm sửa xe gần nhất.
“Những lần đó, tôi phải dỡ hàng xuống sau đó gửi nhờ nhà người dân ven đường. Khi sửa xe xong, tôi quay lại lấy hàng đi bán tiếp. Có hôm không gửi được đồ, tôi đành phải đẩy cả xe lẫn hàng đi tìm chỗ sửa”.
Anh cũng nhớ lại những ngày mưa gió, đi bán hàng vô cùng vất vả. Vừa lấy hàng xong, trời đổ mưa, không bán được nên đến chiều vẫn đầy một xe hàng.
“Hàng bị ế cũng đành phải chấp nhận bởi nghề nào cũng có sự vất vả riêng”, anh nói.
Nhưng công việc cũng cho anh nhiều niềm vui. Ngoài khoản tiền để nuôi các con ăn học, anh có cơ hội được gặp nhiều người tử tế.
“Có những người thấy chúng tôi đi mệt, sẵn sàng mời một cốc nước mát, có gia đình cho nhờ chỗ râm mát để bán hàng. Thậm chí, có lần tôi bị hỏng xe, phải gửi hàng ở một gia đình. Lúc sửa xe xong quay lại, chủ nhà đã bán hộ hàng chục cân hoa quả. Họ cứ gọi hàng xóm, người đi qua đường… mua giúp để tôi được trở về nhà sớm”, anh nhớ lại.
Không chịu được cái nóng trong căn phòng lợp bằng fibro xi măng, người dân trong xóm trọ nghèo tìm đến gốc cây và làm mát bản thân bằng những cách đặc biệt.
" alt="Xe hoa quả nặng trĩu nỗi niềm của tiểu thương chợ Long Biên"/>30 phút sau, xấp vé số hơn 100 tờ trên tay bé Lan cũng hết. Cô bé sinh năm 2008 khoe: “Con với ông ngoại bán ở ngã tư này từ 6 giờ sáng. Hôm nay, cộng cả tiền lời bán vé số và tiền người ta cho, con và ông ngoại kiếm được 400 ngàn đồng”.
7 giờ tối, trong căn phòng trọ chật hẹp cuối con hẻm nhỏ đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, Quận 9, ông Độ nhờ cháu gái xỏ chỉ để khâu lại chiếc áo bị rách chỗ vai. Bị mù, nhưng cụ ông khâu đường chỉ thẳng tắp. “Mắt không nhìn thấy, nhưng tôi cảm nhận được bằng tay, ý thức”, cụ ông sinh năm 1944 nói.
Ông Độ kể, năm 20 tuổi, ông bỗng nhiên bị mù, đi chữa nhiều nơi không khỏi. Vợ ông cũng bị mù như chồng. Ông bà lấy nhau, sinh lần lượt được ba người con, hai trai một gái.
Ở quê không có việc làm, nên cuộc sống khó khăn, ông bà đưa nhau vào Sài Gòn thuê phòng trọ ở đi bán vé số kiếm sống. “Ba đứa con, đứa nào cũng khó khăn, vợ chồng tôi tự lo cho nhau”, ông Độ tâm sự.
Mẹ bé Lan là con gái út của vợ chồng ông Độ. Chị lấy chồng, sinh được 4 đứa con. Bé Lan là chị cả. Bố làm nghề đi biển bữa được bữa mất, mẹ làm nghề cạo vỏ hành nên kinh tế khó khăn, từ nhỏ bé Lan không được đi học ở nhà phụ mẹ trông em, nấu cơm.
Ông Độ cho biết, lúc còn ở quê, ngoài trông em giúp mẹ, bé Lan còn đi lột vỏ củ hành kiếm tiền. “Con bé vào đi bán vé số cùng vợ chồng tôi hơn hai năm nay”, ông Độ thông tin.
![]() |
Ông Nguyễn Độ. |
Từ ngày vào ở cùng ông bà ngoại, 5 giờ 30 sáng, bé Lan dẫn ông ngoại đi bán vé số đến 2 giờ chiều mới về nhà nghỉ. Buổi tối, em đi học lớp bổ túc cấp tiểu học ở trường học gần chỗ ở. Đây là lớp học thiện nguyện, do một nhóm thầy cô đứng ra tổ chức cho những em bé có ba mẹ làm công việc bán vé số, nhặt ve chai… không đủ điều kiện cho con đến trường. “Năm nay, con bé học đến lớp 2 rồi”, cụ ông quê Ninh Thuận nói.
Bé Lan cho biết, bình quân mỗi ngày, em đi bán vé số cùng ông ngoại lời được 200-250 ngàn đồng. Những hôm may mắn, em được người đi đường cho mỗi người từ 10-50 ngàn đồng thì được nhiều hơn. Toàn bộ số tiền này, em chỉ giữ 10-20 ngàn đồng bỏ ống heo, ăn bánh còn lại thì nhờ bà ngoại giữ giúp.
“Con rể tôi đi biển biền biệt nhưng làm không bao nhiêu tiền. Con gái tôi vừa chăm con nhỏ vừa đi làm cũng không dư được bao nhiêu. Cứ 15 ngày, bé Lan gửi tiền cho mẹ nó một lần để phụ mẹ nuôi em”, ông Độ cho biết.
Đưa tay chỉ lên đôi hoa tai đang đeo, cô bé sinh năm 2008 khoe: “Đôi hoa tai này con tự góp tiền, được mẹ cho thêm một ít để mua đó cô. Con mua cũng được hơn hai tháng rồi”.
Bé Lan kể, hơn hai năm dẫn ông ngoại đi bán vé số ở khắp đường phố, em được nhiều người thương, cho tiền, nước uống, dặn: “Ai dụ đừng có đi”. Được giúp đỡ, cô bé luôn gặt đầu cảm ơn.
Một lần, Lan dẫn ông ngoại đến một quán cà phê bán vé số thì gặp một người phụ nữ lạ. Chị ta mua nước cho bé Lan uống rồi đưa cô bé ra sau quán nói chuyện. Sau khi hỏi thăm, người phụ nữ nói: "Con đi lang thang ngoài đường phố bán vé số vất vả quá. Bây giờ, con đi theo cô làm việc nhẹ nhàng nhưng có nhiều tiền gửi về cho mẹ. Con cũng sẽ được mặc đồ đẹp, ở trong phòng máy lạnh nữa", bé Lan kể.
Vì đã nhiều lần bị dụ dỗ, lại nghe nhiều lời dặn của ông bà ngoại, những người từng giúp đỡ, Lan nhất quyết từ chối. Em nhanh chóng ra nói chuyện với ông ngoại. Nghe cháu nói, ông Độ đến gặp người phụ nữ kia nhắc nhở rồi cùng cháu đi nơi khác bán. "Cô kia thấy vậy cũng sợ nên nhanh chóng bỏ đi", bé Lan nhớ lại.
Được hỏi, đi bán vé số có ngại với bạn bè không, Lan lắc đầu: “Con không ngại. Con không làm việc gì xấu cả”. Cô bé cũng cho biết, em sẽ cùng đi bán vé số một vài năm nữa rồi góp tiền đi học nghề.
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Oanh, tổ trưởng tổ 8, Khu phố 6, phường Phước Long B cho biết, vợ chồng ông Nguyễn Độ đến một khu nhà trọ thuộc tổ 8 thuê nhà ở và đi bán vé số gần 3 năm nay. Do hai ông bà bị mù, không biết chữ, hoàn cảnh khó khăn nên được địa phương tạo điều kiện, quan tâm bằng cách hàng tháng hỗ trợ gạo, đồ ăn, đăng ký tạm trú giúp.
Dịp cách ly xã hội do dịch bệnh Covid-19 vừa qua, vợ chồng ông Độ cũng được chính quyền chi trả tiền hỗ trợ tiền cho những người bán vé số trong những ngày nghỉ việc vì giãn cách xã hội. Riêng bé Lan thì được địa phương giới thiệu để tham gia lớp học bổ túc văn hóa tình thương của phường.
Trong một gia đình 3 thế hệ ở miền Tây, có nhiều người sở hữu đến 24 ngón tay, chân.
" alt="Bé gái 12 tuổi đi bán vé số gửi tiền về quê cho mẹ nuôi em"/>Anh bảo tuy lo sợ, và có phần mất bình tĩnh, nhưng vẫn tìm cách đánh lạc hướng và kết thúc cuộc gọi với người kia. Và anh chưa chuyển tiền theo yêu cầu của họ. Trước khi gọi cho tôi, anh cũng đã gọi cho một người anh quen biết, đang công tác tại Công an tỉnh để nhờ tư vấn, hiến kế và đã được người này cung cấp các thông tin cần thiết, giải thích các quy định của pháp luật liên quan và trấn an.
Tuy vậy, do chưa an tâm, anh gọi cho tôi để được tư vấn thêm trong trường hợp nghiêm trọng này. Tôi bảo anh bình tĩnh và giải thích các khía cạnh tâm lý, pháp lý của các bên liên quan trong vụ việc, cũng như cách xử lý nếu tiếp tục có người tự xưng là công an gọi cho anh đe dọa, đòi chuyển tiền.
Anh không phải là người quen duy nhất của tôi bị gọi điện truy vấn hành vi phạm tội và yêu cầu chuyển tiền để xác minh như thế này. Bạn tôi, giáo viên một trường THCS ở thành phố Dĩ An, Bình Dương, cũng mới gọi tham vấn tôi "cách lấy lại tiền đã chuyển chuyển cho 'công an' trên mạng" sau khi biết mình đã bị lừa.
Cũng với kịch bản tương tự như trên, đang trong buổi lên lớp, bạn tôi nhận được liên tiếp hai cuộc gọi của cùng một số lạ, tự xưng là "công an Đà Nẵng", yêu cầu xác nhận thông tin thân nhân và thông báo bạn có liên quan đến một vụ án rửa tiền, yêu cầu chuyển số tiền 100 triệu đồng để xác minh. Lo sợ dính dáng đến pháp luật có thể ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường, lại tin rằng mình không vi phạm pháp luật nên muốn xác minh làm rõ, đồng thời phía bên kia cũng khẳng định nếu không phạm tội thì sẽ chuyển trả lại tiền, thế là bạn tôi chuyển luôn theo yêu cầu.
Chuyển xong, về nhà kể lại câu chuyện cho chồng nghe, bạn mới vỡ lẽ rằng mình đã bị lừa. Nhận cuộc gọi, tôi cũng chia buồn với bạn, và tư vấn, hướng dẫn cho bạn tố giác tội phạm đến cơ quan Công an sở tại.
>> 'Ngân hàng cần xác thực tài khoản lừa đảo thay vì bắt nhận diện khuôn mặt'
Đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp bị lừa thông qua hình thức gọi điện thoại tự xưng công an, báo nạn nhân đang dính dáng đến pháp luật và cần hợp tác để xác minh, và yêu cầu chuyển tiền. Thủ đoạn này ngày càng phổ biến, và gây nhiều hệ lụy cho nạn nhân và xã hội.
Về mặt tâm lý, tội phạm lừa đảo trên mạng phần đông đi săn con mồi "yếu đuối" là người cao tuổi, nhất là phụ nữ, trẻ vị thành niên, hoặc những người ít hiểu biết pháp luật, không rành công nghệ. Những đối tượng này có điểm yếu tâm lý là sợ dính dáng tới pháp luật, nhất là khi nghe "công an" phán họ đang liên quan đến các vụ án nghiêm trọng về ma túy, rửa tiền... Đây là điểm yếu tâm lý chí tử mà khi tội phạm tận dụng và ra tay thì thường nạn nhân sẽ bị hạ gục.
Tội phạm lừa đảo như vô hình trên không gian mạng, chúng khuất mặt, khuất mày và kịch bản thường đơn giản, tạo tình huống và dùng giọng điệu đanh thép để dồn nạn nhân vào góc tường và ra tay. Hơn nữa chúng hù dọa nạn nhân, thao túng tâm lý đến khi con mồi sập bẫy. Vì nhiều nguyên nhân, nạn nhân khi bị lừa, đau mà không dám chữa vì sợ tốn kém bởi quy trình tố tụng, giải quyết vụ việc theo quy định mất thời gian mà chưa biết kết quả như thế nào?
Về mặt pháp luật, điểm mù dẫn nạn nhân rơi vào bẩy của tội phạm và chuyển tiền cho chúng là không nắm được quy định của pháp luật về quy trình điều tra, truy tố người phạm tội. Bộ luật Tố tụng hành sự năm 2015 quy định cơ quan điều tra, điều tra viên phải trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm; trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Như vậy, theo quy định cơ quan điều tra, điều tra viên không được kiểm tra, xác minh, giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm, khởi tố điều tra vụ án, điều tra bị can một cách gián tiếp thông qua các phương tiện điện tử như tin nhắn Zalo, Messenger, và nhất là không được gọi điện thoại để thông báo việc phạm tội, thu giữ tiền, đồ vật liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, người bị tố giác.
Việc thu giữ vật chứng, tiền, tang vật liên quan đến hành vi phạm tội phải được lập Biên bản và bảo quản theo quy định. Riêng vật chứng là tiền phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định. Theo nội dung trên thì không có việc pháp luật quy định người phạm tội, nếu có phải chuyển vật chứng hoặc tang vật là tiền qua tài khoản cho "công an" bằng cách gọi điện thoại yêu cầu.
Để tránh bị mất tiền, mọi người nên biết rằng, chứng minh một người phạm tội là việc của các cơ quan pháp luật, và theo một quy trình luật định chặt chẽ, không thể và không phải bằng một cuộc điện thoại, một tin nhắn yêu cầu cài ứng dụng hay khai báo thông tin để kiểm tra hành chính. Khi có các yêu cầu này từ người tự xưng là "công an" thì hãy nghĩ ngay đến lừa đảo và tắt điện thoại, chặn số.
Và hãy nhớ hai điều: Thứ nhất, về nguyên tắc cơ quan Nhà nước không bao giờ làm việc với người dân qua điện thoại, nhất là lần đầu liên quan đến một sự việc nào đó. Thứ hai, nếu một người chưa gặp, không biết, gọi điện cho bạn thì phải bình tĩnh để xác định họ là ai? Khi chưa kiểm tra, xác định được mối quan hệ của người gọi với mình thì không trả lời, hoặc thực hiện bất cứ yêu cầu nào của họ, nếu cần hãy gọi người thân trợ giúp.
" alt="Tự xưng 'công an' yêu cầu chuyển khoản 4 tỷ đồng"/>