Soi kèo phạt góc nữ Melbourne City nữ Newcastle Jets, 11h ngày 10/12
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1 -
Hoa hậu Hòa bình Quốc tế: Chiêu trò câu tương tác, thương mại hóa quá đàCâu tương tác, lượt theo dõi
Tuy vậy, việc tổ chức rất nhiều các cuộc bầu chọn với các chiêu trò ‘câu’ tương tác, lượt theo dõi và thương mại hóa quá đà đã khiến Hoa hậu Hòa bình Quốc tế nhận nhiều phản ứng trái chiều từ người hâm mộ.
Miss Grand International tổ chức hàng loạt giải bình chọn như: top 10 thí sinh được yêu thích nhất trước thềm khởi động cuộc thi; bình chọn thí sinh thi áo tắm; bình chọn ảnh chân dung đẹp nhất; bình chọn trang phục dân tộc đẹp nhất; bình chọn thí sinh đặc cách top 20; bình chọn thí sinh đặc cách top 10,… Kèm theo đó, các đợt bình chọn còn yêu cầu người tham gia phải theo dõi trang chủ cuộc thi trên các nền tảng mạng xã hội mới tính là hợp lệ.
Chiêu trò này giúp cuộc thi dù sinh sau đẻ muộn nhưng nhanh chóng sở hữu 5,8 triệu lượt theo dõi trên Instagram và 5,3 triệu lượt theo dõi trên Facebook. Chưa đầy 1 tháng, Hoa hậu Hoà bình Quốc tế đã "vượt mặt" Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Liên Lục địa, Hoa hậu Siêu quốc gia về bài đăng, lượng tương tác và người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội.
Cuộc thi đặt trụ sở tại Thái Lan vượt Hoa hậu Thế giới (có 4,1 triệu người theo dõi trên Facebook) hay Hoa hậu Hoàn vũ (có 4,9 triệu lượt theo dõi trên Instagram). Hiện nay, Hoa hậu Hòa bình Quốc tế chỉ kém Hoa hậu Hoàn vũ về lượt theo dõi trên Facebook (5,3 triệu so với 13 triệu lượt theo dõi). Chiêu bài tổ chức các cuộc bình chọn liên lục và chồng chéo nhau đã giúp cuộc thi nhanh chóng sở hữu lượt tương tác và theo dõi lớn trên mạng xã hội, điều chưa cuộc thi nào làm được trước đây.
Trước đó, người hâm mộ Việt Nam từng quyết liệt bình chọn giúp Thùy Tiên thắng nhiều giải thưởng bên lề cuộc thi Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2021. Thậm chí, sau đêm đăng quang, trang chủ cuộc thi không ngần ngại đăng bài kêu gọi fan Việt hãy tặng cho Thùy Tiên một món quà là giúp trang chủ cuộc thi đạt mốc 2 triệu lượt theo dõi (khi vừa cán mốc 1 triệu lượt theo dõi trước thềm chung kết).
Vừa qua, Thiên Ân và đại diện Thái Lan lọt ở vòng bình chọn cuối cùng của“Country's power of the year” để chọn top 20. Đây vốn là hai thí sinh có lượng fan hùng hậu nhất trong dàn thí sinh năm nay. Sau nhiều ngày bình chọn khốc liệt, đến hạn chốt kết quả BTC lại bất ngờ tuyên bố kéo dài thời gian bình chọn, và "nhắc nhở" nhiều phiếu bầu không hợp lệ vì không bấm nút theo dõi trang chủ cuộc thi. Điều này đã khiến nhiều khán giả bức xúc vì chiêu trò câu tương tác lộ liễu của ban tổ chức.
Trước đó, cuộc thi cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều vì "bốc thăm" xếp hai thí sinh Ukraine và Nga ở chung một phòng. Điều này cũng nhận không ít nghi ngờ của khán giả ban tổ chức tạo "sóng gió" cho cuộc thi.
Thương mại hoá nội dung thi
Ở các đấu trường nhan sắc lớn, phỏng vấn kín đặc biệt quan trọng, giúp không ít thí sinh ghi điểm, thậm chí lật ngược thế cờ đến với vương miện. Tại Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022, người hâm mộ có thể bỏ tiền ra xem trực tiếp phần thi này. Việc làm này bị đánh giá làm mất đi tính riêng tư của thí sinh, tính hấp dẫn của cuộc thi mà còn cho thấy việc ban tổ chức khai thác thương mại quá sâu nội dung thi.
Trong phần phỏng vấn này của Thiên Ân, ông Nawat – Chủ tịch Miss Grand International - chất vấn đại diện Việt Nam rằng tại sao có nhiều người hâm mộ và ủng hộ nhưng cô chỉ có 2-3% bình chọn cho Thiên Ân trên ứng dụng (bình chọn mất phí – PV) và gợi mở cô nên kêu gọi khán giả bình chọn thêm cho mình. Câu hỏi này đã khiến nhiều khán giả theo dõi cho rằng đây không phải là câu hỏi khai thác, tìm hiểu về thí sinh mà phần nhiều mang mục đích về tài chính, kiếm lợi nhuận.
Thiên Ân trong vòng phỏng vấn kín:
Bình chọn thí sinh được yêu thích nhất hầu như hoàn toàn miễn phí tại các cuộc thi nhan sắc, dù thực tế vẫn có các cuộc thi tổ chức bình chọn mất phí như Hoa hậu Hoàn vũ 2020, 2021 hay một số cuộc thi trong nước nhưng việc bình chọn tự nhiên, công khai. Việc bán bản quyền xem phần phỏng vấn kín hay việc "nhắc nhở" của ông Nawat về kêu gọi bình chọn là những động thái kinh doanh trên những nội dung riêng tư về thí sinh hoặc biến thí sinh gián tiếp là công cụ phục vụ mục đích kinh doanh.
Hoa hậu Hòa bình Quốc tế tuy sinh sau đẻ muộn nhưng đang nhanh chóng thu hút mạnh về mặt truyền thông. Người hâm mộ Việt Nam sẵn sàng dành thời gian, công sức để bình chọn cho các đại diện nước nhà tại Miss Grand International cũng như các đấu trường nhan sắc khác. Tuy nhiên, họ vẫn đủ tỉnh táo để vừa thể hiện tình yêu mến, vừa nhận ra những mánh khóe để câu tương tác, tận thu các chi phí của ban tổ chức.
Tổ chức các cuộc thi ngoài mục tiêu xã hội hoạt động theo tiêu chí riêng của mỗi đơn vị, còn là các hoạt động kinh doanh. Việc thu hút truyền thông là hợp lý nhưng mục tiêu quan trọng hơn là tập trung vào công tác tổ chức, nâng cao chất lượng thí sinh và cuộc thi,… Khán giả quan tâm yêu mến, ủng hộ thí sinh cũng cần tỉnh táo có những góc nhìn khách quan, thông tin, đánh giá đầy đủ về cuộc thi, ban tổ chức, thí sinh, chứ không đơn thuần chỉ nhìn vào những cuộc bình chọn với mục tiêu ngắn hạn mà thực chất phía sau là những chiêu bài câu dụ người theo dõi, phục vụ tăng tương tác hay kinh doanh.
Bảo Đạt
"> -
- Gần 27% học sinh trong số hơn 1.000 học sinh THCS có hành vi huỷ hoại bản thân. Đáng chú ý trong số này chủ yếu là học sinh khá, giỏi. Nhiều học sinh khá giỏi tự hủy hoại bản thân12 năm thi học sinh giỏi quốc tế của Việt Nam
Mẹ Đỗ Nhật Nam: "Bố mẹ không nên khen con giỏi"
“Người giỏi nhất chưa chắc là người học tốt nhất”
Đây là nghiên cứu trong đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ mang tên "Hiện tượng tự hủy hoại bản thân của học sinh THCS và biện pháp phòng ngừa", do PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, làm chủ nhiệm cùng 9 cộng sự khác.
Hủy hoại bản thân bao gồm làm đau bản thân, thậm chí có ý muốn tự tử và thực hiện hành vi tự tử (Ảnh minh họa) Theo đó, hành vi tự hủy hoại bản thân mà nhóm nghiên cứu chỉ ra bao gồm việc tự làm đau bản thân, suy nghĩ bi quan về cuộc sống, bỏ bê bản thân mình, cảm thấy mệt mỏi chán nản với các dấu hiệu cụ thể về mặt thể xác và lâm sàng nhưng nhiều khi chính chủ thể không nhận ra.
Biểu hiện này tập trung ở các hành vi như không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng bản thân, từ chối các hình thức bảo vệ (không đội mũ bảo hiểm, áo phao…); tự cắt xén, bức tóc, tự khắc lên da thịt, tự đầu độc, tự cán mình; đau khổ trong im lặng, không thể hiện cảm xúc của mình. Thậm chí mức độ cao hơn là có ý muốn tự tử và thực hiện hành vi tự tử.
Qua khảo sát 1.043 học sinh THCS ở TP.HCM và Bình Dương trong 2 năm nhóm nghiên cứu đã sàng lọc được 280 em có hành vi tự hủy hoại bản thân, chiếm 26,8%. Đáng chú ý xu hướng của hành vi này lại tập trung ở các học sinh khá, giỏi.
Cụ thể trong 1.043 học sinh tại 7 trường THCS trên địa bàn tại TPHCM và Bình Dương, có đến 643 học sinh chiếm 61,6% có hành vi bỏ bê bản thân mình, thể hiện sự thiếu trách nhiệm với bản thân; 401 học sinh có "suy nghĩ bi quan về cuộc sống" chiếm 38,4% và 149 học sinh thừa nhận "từng làm đau bản thân mình", chiếm 31,6%.
Từ 1.043 học sinh này, nhóm nghiên cứu sàng lọc được 280 học sinh có thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân. Trong số này có 18,2% học sinh có dấu hiệu tự hủy hoại bản thân như tự bức tóc chiếm 18,2%; 18,2% cũng tự cắn mình còn trên 35% em có hành vi tự đánh và đấm mình ở hai mức nhiều và rất nhiều; 20% số học sinh cố tính đập vào đầu một vật gì đó.
Trong số 280 học sinh này có có tới 99 học sinh giỏi, 110 học sinh khá, 51 học sinh trung bình, 17 học sinh yếu và 3 học sinh kém. Từ số liệu thống kê cho thấy học sinh có dấu hiệu tự hủy hoại bản thân có xu hướng tập trung ở học sinh giỏi, khá và trung bình. Về hạnh kiểm, có 168 học sinh có hạnh kiểm tốt, 50 khá, 25 trung bình, 24 yếu và 13 kém. Hoàn cảnh gia đình, học sinh đều có nét tương đồng, đa số ở mức vừa đủ sống.
Đáng chú ý, việc tiết lộ về hành vi hủy hoại bản thân của học sinh cho bạn bè chiếm tới trên 74%, trong khi cha mẹ chỉ hơn 19%, có nghĩa trên ¾ học sinh có xu hướng chia sẻ hành vi này với bạn bè và hơn ½ có xu hướng che giấu hành vi này với cha mẹ.
Theo ông Sơn và nhóm nghiên cứu, học sinh càng gặp khó khăn về tâm lý thì dễ có hành vi tự hủy hoại bản thân. Điều này dễ thấy ở các học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp và lớp 9 là lớp cuối cấp chuẩn bị thi cử. Ngoài ra, một số học sinh kỳ vọng quá cao vào bản thân mình nên khi không được thì thất vọng, một số em bị bạn bè công kích, ép buộc hoặc bắt chước theo trào lưu tôn thờ cảm xúc.
Nhóm nghiên cứu cũng đề ra một số biện pháp phòng ngừa, trong đó cần nâng cao nhận thức về hành vi tự hủy hoại bản thân cho học sinh THCS, giáo viên và đặc biệt là chuyên viên tham vấn học đường. Bên cạnh đó, tổ chức các chuyên đề kỹ năng sống lồng ghép nhằm phát triển năng lực ứng phó với hành vi này cho học sinh. Đồng thời, xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập hướng dẫn học sinh có dấu hiệu "tự hủy hoại bản thân" nhằm điều chỉnh trạng thái tâm lý và đối phó với các tác nhân kích thích hành vi này.
Lê Huyền
Thiếu niên Nhật tự tử cao nhất trong 30 năm gần đây
Các vụ tự tử của giới trẻ Nhật Bản đã lên tới mức cao nhất trong 30 năm gần đây, thông tin từ Bộ Giáo dục nước này cho hay hôm Thứ Hai, 5/11.
"> -
Bộ trưởng GDẢnh minh họa: Thanh Hùng Để chủ động ứng phó với Bão số 3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu giám đốc sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra nghiêm túc triển khai một số nội dung:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ; giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”.
Các cơ sở giáo dục tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng.
Để hạn chế tối đa thiệt thiệt do bão gây ra, Bộ yêu cầu các đơn vị lên phương án và kịp di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an toàn đảm bảo không hư hại, hỏng hóc, mất mát...
Ngay sau mưa bão cần khẩn trương khắc phục các thiệt hại; dọn dẹp, vệ sinh trường/lớp học, đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện phục vụ năm học mới.
Bộ trưởng cũng yêu cầu giám đốc các sở GD-ĐT liên tục cập nhật thông tin, tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý báo cáo UBND cấp tỉnh để khắc phục, đồng thời báo cáo về Bộ.
Vì sao học sinh cần học thêm?
Liên quan việc Bộ GD-ĐT đang xây dựng dự thảo thông tư quy định về việc dạy thêm, học thêm; một số ý kiến băn khoăn rằng chương trình phổ thông 2018 được giới thiệu với nhiều đổi mới và ưu việt, tại sao học sinh vẫn cần học thêm.">