当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Yanbian Longding vs Dalian Kuncheng, 14h00 ngày 22/4: Chưa thấy niềm vui 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Djurgardens IF vs GAIS, 19h00 ngày 21/4: Không dễ dàng
Đầu tiên, phải kể tới trường hợp Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM. Tháng 1/2017, UBND TP.HCM có quyết định công nhận tiến sĩ Tạ Thị Kiều An, làm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2016-2021, tuy nhiên tháng 4/2018, tiến sĩ Tạ Thị Kiều An đã viết đơn xin từ nhiệm.
Người thay thế bà An là PGS-TS Đỗ Văn Xê, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ. Trước khi làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM ở tuổi 61, PGS.TS Đỗ Văn Xê từng phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ liên tiếp 2 nhiệm kỳ (2008-2017).
![]() |
PGS.TS Hồ Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM hiện tại là Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng |
Tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, sau khi PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, hiệu trưởng đầu tiên (khi còn là Trường ĐH Dân lập Hồng Bàng) nghỉ vào năm 2015, đơn vị đầu tư mời PGS.TS Thái Bá Cần, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM về làm hiệu trưởng.
Theo quyết định của UBND TP.HCM, PGS.TS Thái Bá Cần làm hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng nhiệm kỳ 2015-2020. Tuy nhiên sau 3 năm nhiệm kỳ, ông Cần được đơn vị đầu tư bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc phụ trách khối đại học, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Gia Định, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Hoa Sen. Để thay thế ông Cần, đơn vị đầu tư trường này tiếp tục mời PGS.TS Hồ Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP.HCM về làm hiệu trưởng.
Sẽ có người nói rằng tôi chuyển qua trường tư vì ham tiền do được trả lương cao. Thậm chí sẽ có người nói tôi hám danh vì được làm hiệu trưởng, nhưng cả hai cái này tôi đã có hết rồi. Thậm chí danh của tôi ở trường công còn cao hơn ở đây nhiều. Tôi về trường tư làm hiệu trưởng không phải vì danh vì lợi. Tuổi của tôi dù 60 nhưng về mặt sinh học còn trẻ, tất nhiên tôi có thể đóng góp theo diện giảng viên và nếu vậy sẽ ở trường công, nhưng làm hiệu trưởng có thể đóng góp nhiều. Ở trường công tuổi này sẽ không làm được quản lý nên chọn trường tư cũng là 1 dạng đóng góp. Trước khi quyết định tôi cũng cân nhắc nhiều lần, nhiều ngày nhưng mình làm vì thấy vui và trách nhiệm"- Một cá nhân vừa nhậm chức hiệu trưởng tư thục cho hay. |
Khi mua thành công Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định (Hiện đổi tên là Trường ĐH Gia Đình), tập đoàn Nguyễn Hoàng đã mời TS. Hà Hữu Phúc về làm hiệu trưởng. Ông Hà Hữu Phúc từng là nguyên Vụ trưởng, nguyên Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM. Trước đó, ông Phúc cũng từng là điều tra viên cao cấp, Phó trưởng khoa đào tạo Sau đại học và bồi dưỡng nâng cao của Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân.
Vừa qua, khi Tập đoàn Nguyễn Hoàng mua Trường ĐH Hoa Sen, tập đoàn này mời GS.TS Mai Hồng Quỳ, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, vừa nghỉ hưu theo chế độ về làm hiệu trưởng.
Đáng lưu ý, chỉ trong một năm, Trường ĐH Hoa Sen đã có sự thay đổi vị trí hiệu trưởng tới "chóng mặt": Khi PGS.TS Lưu Tiến Hiệp (đồng thời là chủ tịch HĐQT) hết nhiệm kỳ, trường này đã đề xuất GS Trương Nguyên Thành, một Việt kiều Mỹ, Phó hiệu trưởng điều hành, lên giữ chức hiệu trưởng. Tuy nhiên, do chưa đủ chuẩn theo quy định, trường hợp GS Trương Nguyện Thành không được chấp nhận.
Sau đó, trường này đã mời PGS.TS Trần Đan Thư, Trưởng Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM về hiệu trưởng. Dù UBND TP HCM công nhận PGS.TS Trần Đan Thư là hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen nhiệm kỳ 2017-2022, nhưng chỉ 4 tháng sau ông đã phải viết đơn từ nhiệm do trường đổi chủ.
Ngoài ra, tập đoàn Nguyễn Hoàng cũng mời ông Vũ Minh Trí, cựu CEO Microsoft Việt Nam về làm phó tổng giám đốc phụ trách đại học. Rất tiếc, khi thời gian công tác chưa được bao lâu đã có tin ông Trí chuyển sang đơn vị khác.
![]() |
GS.TS Mai Hồng Quỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM hiện tại là Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen |
Năm 2012, khi Công ty cổ phần phát triển Hùng Hậu mua Trường ĐH Văn Hiến đã mời PGS.TS Trần Văn Thiện về làm hiệu trưởng nhà trường. PGS.TS Trần Văn Thiện từng giữ chức vụ trưởng Khoa Kinh tế lao động, trưởng Khoa Kinh tế phát triển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Tại phía Bắc, khi ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vicostone (VCS) chính thức trở thành Chủ tịch Trường ĐH Thành Tây, ông từng mời TS. Đàm Quang Minh về làm hiệu trưởng. Ông Minh từng là hiệu trưởng của Trường ĐH FPT, được bổ nhiệm tháng 9/2014 ở tuổi 35, được mệnh danh là hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam khi đó.
Ở Trường ĐH Thành Tây, ông Minh cũng chỉ làm hiệu trưởng một năm. Hiện tại ông là Chủ tịch HĐQT và Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân (Huế), còn Trường ĐH Thành Tây (đã đổi tên thành Trường ĐH Phenikaa) đã mời PGS.TS Ngô Văn Hiền, từng là Chánh văn phòng Học viện Tài chính về làm hiệu trưởng. Hiện tại, Trường ĐH Phenikaa đã có hiệu trưởng mới. “Người được chọn” là ông Phạm Thành Huy, Nguyên Viện trưởng Viện AIST, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Lê Huyền
Người hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Khoa học của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là nữ tiến sĩ khoa học Hoàng Thị Nga.
" alt="Hàng loạt nhân sự trường công qua trường tư làm lãnh đạo"/>Ngày 4.3, Công an quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết vừa lập hồ sơ điều tra vụ một nữ sinh tử vong trong khuôn viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (phường 4, quận Gò Vấp, TP.HCM).
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15h cùng ngày, nhiều người phát hiện tiếng động mạnh trong khu vực gần cầu thang dẫn lên giảng đường. Nhiều người chạy ra thì phát hiện một nữ sinh tử vong nằm trên vũng máu.
![]() |
Thi thể nữ sinh sau đó được đưa khỏi hiện trường |
Lực lượng chức năng sau đó có mặt khám nghiệm, lấy lời khai để làm rõ.
hi thể nữ sinh sau đó được đưa khỏi hiện trường. Theo đó, nạn nhân được xác định tên là H. (ngụ quận 4) là sinh viên năm 2 đang theo học tại trường; nguyên nhân có thể là do tự sát.
Theo Công an quận Gò Vấp, nữ sinh viên này trước đó đã có biểu hiện trầm cảm, chiều cùng ngày khi đến trường học thì xảy ra vụ việc đau lòng.
Theo Báo Pháp luật TP.HCM
Nữ sinh lớp 8 ở Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá ngoan hiền, chăm chỉ đột nhiên uống thuốc diệt cỏ tự tử khiến gia đình và người thân bất ngờ.
" alt="Một nữ sinh nhảy lầu tự sát ở Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM"/>Ông Thành được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An thay cho bà Nguyễn Thị Kim Chi - người cũng vừa được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Thị ủy Cửa Lò nhiệm kỳ 2015 – 2020 mới đây.
![]() |
Ông Thái Văn Thành (bên trái) nhận quyết định bổ nhiệm sáng 11/3. Ảnh: Báo Nghệ An |
Ông Thành là giáo sư ngành Quản lý giáo dục. Ông cũng là giám đốc sở GD-ĐT đầu tiên có chức danh giáo sư.
GS Thái Văn Thành công tác tại Trường ĐH Vinh từ năm 1990 và từng kinh qua các vị trí giảng viên, Phó Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, phó rồi trưởng phòng Tổ chức cán bộ trước khi lên vị trí Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh (trong 9 năm).
Trên cương vị mới, GS.TS Thái Văn Thành đã gửi lời cảm ơn đến các thế hệ, tập thể cán bộ, giảng viên của Trường ĐH Vinh trong thời gian qua đã đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ, giúp đỡ và giúp mình có được bước phát triển như ngày hôm nay.
Ông cũng gửi lời cám ơn tới các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục tỉnh Nghệ An tin tưởng, tín nhiệm và giao cho ông giữ chức Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An.
GS Thành cho rằng đây là một vinh dự lớn nhưng đi cùng cũng là trách nhiệm lớn.
![]() |
GS Thái Văn Thành, tân Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, chụp ảnh lưu niệm với các cựu giáo chức. |
“Tôi xin hứa trong thời gian tới sẽ đem hết sức lực, trí tuệ của mình để thực hiện tốt, phát huy tốt những kết quả đã đạt được, đồng thời phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh nhà đáp ứng tình hình mới trong bối cảnh hiện nay”, GS Thành nói.
Nhận nhiệm vụ mới, ông cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giáo viên địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Thanh Hùng
Thủ tướng vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lê Hải An, Hiệu trưởng Trường ĐH Mỏ - Địa chất giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
" alt="Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An có giám đốc mới"/>Nhận định, soi kèo Hajduk Split vs Istra 1961, 22h30 ngày 23/4: Lấy lại thế chủ động
Tại Diễn đàn “Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia” diễn ra ngày 5/7/2023, ông Thái Trí Hùng, Giám đốc Công nghệ (CTO) của MoMo mang đến bài tham luận với chủ đề “Tư duy dữ liệu trong xây dựng giải pháp”.
Trình bày bài tham luận, ông Thái Trí Hùng cho biết: “Đối với MoMo, dữ liệu hay công nghệ không phải là mục tiêu hướng đến mà nó là công cụ để phục vụ mục tiêu. MoMo dùng dữ liệu để nắm bắt được nhu cầu khách hàng từ trước khi nhu cầu đó diễn ra. Ví dụ khách hàng vừa mở app MoMo và chưa làm gì hết thì chúng tôi đã đoán được khách hàng định làm gì tiếp theo và chuẩn bị tất cả những gì tốt nhất để trải nghiệm của khách hàng trở nên mượt mà. Đó là cách MoMo sử dụng dữ liệu để phục vụ khách hàng của mình".
Theo ông Hùng, niềm tự hào lớn nhất của đội ngũ công nghệ là MoMo là sản phẩm 100% Việt Nam, 100% phục vụ cho người Việt Nam. Mức tăng trưởng của MoMo ghi nhận ở mức 2 con số mỗi năm, và theo đó năng lực công nghệ và đội ngũ công nghệ cũng tăng trưởng tương tự. Hiện nay, đội ngũ Data và AI của MoMo có khoảng 200 người, chiếm gần 1 phần 3 số lượng nhân sự làm công nghệ tại MoMo.
Ông Hùng chia sẻ về mô hình lý tưởng thường thấy để tạo ra giá trị dữ liệu gọi là “bánh xe dữ liệu”. Cụ thể, đầu tiên chúng ta sẽ có dữ liệu. Từ dữ liệu thì chúng ta sẽ phân tích tốt hơn. Từ phân tích tốt hơn sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn. Từ sản phẩm tốt hơn thì có thêm người dùng mới. Từ người dùng mới lại có thêm dữ liệu. Theo ông Hùng, mô hình “bánh xe dữ liệu” chỉ có tác dụng khi quay liên tục và việc có nhiều dữ liệu không đồng nghĩa là kết quả sẽ đúng.
“Từ góc độ là người lãnh đạo công nghệ, để sử dụng tốt dữ liệu thì phải luôn tỉnh táo, luôn hiểu rằng dữ liệu cung cấp nhiều manh mối nhưng không phải cái nào cũng chính xác. Để thành công trong việc dùng dữ liệu, phải luôn đặt câu hỏi và nghi ngờ với tất cả những dữ liệu chúng ta có”, ông Hùng cho biết.
Ông Hùng cũng chia sẻ một vấn đề quan trọng là đạo đức về dữ liệu - vấn đề được quan tâm hàng đầu tại MoMo. “Mỗi con người làm dữ liệu ở MoMo phải tin rằng mình không bao giờ dùng dữ liệu đó để làm hại khách hàng của mình, phải bảo vệ dữ liệu đó như là tài sản của công ty, như niềm tin mà khách hàng đang dành cho mình. Để làm được việc đó, MoMo thiết kế một hệ thống bảo vệ gồm nhiều lớp, trong đó gồm có công nghệ, hệ thống giáo dục con người, quy trình chính xác. Chỉ có như vậy mới không phụ lòng tin của khách hàng dành cho MoMo”, ông Hùng nhấn mạnh.
Bên cạnh bài tham luận “Tư duy dữ liệu trong xây dựng giải pháp”, ông Thái Trí Hùng cũng tham gia phiên thảo luận cùng các lãnh đạo đến từ Viện Chiến lược Chuyển đổi số, Viện Đổi mới Sáng tạo, SAP Việt Nam, VieON, Pama. Tại đây, khi được đặt câu hỏi về bài học xương máu của MoMo trong việc tạo ra giá trị từ dữ liệu, ông Hùng cho biết đó là ngay từ đầu phải xác định được mục tiêu của mình khi sử dụng dữ liệu là gì. “Dù ví von dữ liệu là dầu mỏ hay vàng, kim cương thì quan trọng là dữ liệu phải giúp mình đi chính xác đến đâu. Chúng ta phải biết chính xác chúng ta muốn cái gì, theo đuổi mục tiêu nào, và không bao giờ được phép quên chuyện đó, đặc biệt là với đội ngũ làm công nghệ”, ông Hùng cho biết.
Tại MoMo, tùy vào quy mô phát triển qua từng thời kỳ thì định hướng và giá trị cốt lõi của công ty cũng thay đổi theo. Từ những ngày đầu, MoMo theo đuổi Mobile First (lấy Mobile làm trọng tâm), rồi đến Data First và AI First (lấy dữ liệu và trí tuệ nhân tạo làm trọng tâm). Cho đến hiện tại, khi Customer First (lấy khách hàng làm trọng tâm) đã trở thành một giá trị cốt lõi quan trọng được đặt ra tại MoMo, ông Hùng nhấn mạnh vai trò cuối cùng của dữ liệu vẫn là giúp người dùng hạnh phúc hơn, chuyển đổi số hay chuyển đổi công nghệ đầu tiên phải xuất phát từ con người. “Một công nghệ mà không làm cho người dùng hạnh phúc hơn, đi ngược lại với mục tiêu mình đang theo đuổi, thì đó không còn là một công nghệ tốt nữa”, ông Hùng nói.
Lấy Customer First làm giá trị cốt lõi, MoMo luôn giám sát mức độ hài lòng của khách hàng và luôn truyền thông nội bộ để nhắc nhở tất cả nhân viên về những nguyên tắc hành xử để giữ vững giá trị cốt lõi đó, giữ vững lời hứa đó với khách hàng. Ông Hùng cho biết: “Rất đơn giản để chúng ta tăng doanh số trong một vài chu kỳ nhưng nếu khách hàng của chúng ta không hài lòng thì sau đó, tất cả sẽ đi xuống. Câu chuyện giữ cho khách hàng hài lòng còn quan trọng hơn cả việc tăng doanh số trong một vài chu kỳ ngắn”.
Ông Thái Trí Hùng cũng nhận định, chuyển đổi số cuối cùng vẫn phải là một phần con người cùng một phần máy móc phối hợp với nhau, không có nơi nào mà mình chuyển đổi số thành 100% là số, là máy móc. “MoMo đặt vấn đề là chuyển đổi số không phải điều to tát, mà là chuyện rất đơn giản. Ví dụ làm thế nào để giúp họ (đối tác của MoMo) nói chuyện được với khách hàng của mình, làm thế nào để họ chạy một chương trình khách hàng thân thiết mà không phải bỏ thêm chi phí gì cả”, ông Hùng kết luận.
Khách hàng vừa mở app MoMo chúng tôi đã đoán được khách hàng định làm gì
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Anh Quân, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết hiện không có quy định nào về việc thưởng tết cho giáo viên. Các thầy cô do đó không có thưởng tết ngoài các khoản hỗ trợ của địa phương và tiền thu nhập tăng thêm.
Ông Quân cho hay, các năm trước, TP Đà Nẵng hỗ trợ bình quân 1,8 triệu đồng cho mỗi giáo viên dịp Tết Nguyên đán. Còn năm nay, thành phố đã phân cấp về cho các quận huyện.
Tại quận Hải Châu, Trưởng phòng GD-ĐT Trần Thị Thúy Hà cho hay địa phương hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ giáo viên trong dịp tết này. Các quận khác như Sơn Trà cũng hỗ trợ mức tiền 2,5 triệu đồng/ người.
![]() |
Thu nhập tăng thêm cộng với được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ, giáo viên Đà Nẵng được nhận thêm 10 triệu đồng dịp tết |
Bà Hà cho biết ngoài khoản hỗ trợ nêu trên, mỗi trường sẽ cân đối thu chi hoạt động trong năm, khoản tiền thừa ra sẽ tính toán chia cho cán bộ giáo viên. Đó là tiền thu nhập tăng thêm, cũng có thể gọi là thưởng tết.
Cộng cả hai khoản này, mỗi giáo viên ở địa bàn có thể nhận được 7-12 triệu đồng, tùy theo trường cũng như thành tích cá nhân.
Theo khảo sát của phóng viên, khoản tiền thu nhập tăng thêm các trường ở Đà Nẵng dao động từ 5-8 triệu đồng và là ‘tiền thưởng’ chính của các giáo viên trong dịp tết. Mỗi năm, các trường đều cố gắng thắt lưng buộc bụng, cân đối các khoản chi tiêu để dành dụm thưởng cho giáo viên mỗi dịp tết.
Cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt cho hay mỗi giáo viên ở trường sẽ nhận được 2,5 trệu đồng từ quận, 500 nghìn đồng hỗ trợ của trường và 7 triệu đồng tiền thu nhập tăng thêm. Tổng cộng mỗi giáo viên nhận được 10 triệu. Ngoài ra tùy chức vụ, thành tích cá nhân mà có thể nhận thêm, như hiệu trưởng tổng cộng nhận được 13 triệu đồng.
Cô Minh cũng cho biết tùy theo các trường loại 1, loại 2 và loại 3 mà mức chi khoản thu nhập tăng thêm của các trường cũng khác nhau, nhưng sự chênh lệch này không lớn.
Quảng Nam: ‘Thưởng Tết’ cho giáo viên không quá 300 nghìn đồng
Không được như Đà Nẵng, GĐ Sở GD-ĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc cho rằng khoản thu nhập tăng thêm cho giáo viên hầu như không có, hoặc cao lắm cũng chỉ 100-200 nghìn đồng/ giáo viên.
Ông cho biết, tại Quảng Nam và nhiều tỉnh nghèo, khoản tiền thu nhập tăng thêm của giáo viên miền núi không đủ trang trải vì nhà trường hầu như không tiết kiệm được. Cuối năm thì giỏi lắm thì mỗi người có khoảng 100-200 nghìn đồng, mà năm có năm không.
Ông Quốc phân tích: Trong nguồn chi thường xuyên để các trường lo cho giáo viên thì tiền lương bổng thì phải đủ và đảm bảo. Ngoài ra có nguồn trích từ học phí để lại, nguồn chi cho các hoạt động.
“Các trường phải làm đúng theo kế hoạch đăng ký đầu năm. Số tiền còn lại mới dùng để tiết kiệm. Nếu trường không chi cho hoạt động mà để đó cuối năm chia nhau thì sai. Bởi vậy, số còn lại rất ít. Có trường giỏi lắm cũng lo đủ 200–300 nghìn đồng/ giáo viên. Nên đừng gọi thưởng Tết mà người ta cười cho”, ông Quốc chia sẻ.
Cao Nam
Giáo viên tại TP.HCM sẽ có mức thưởng Tết cao hơn so với các địa phương khác do cơ chế đặc thù riêng được áp dụng từ ngày 1/4/2018.
" alt="Tết Kỷ Hợi, giáo viên Đà Nẵng được 'thưởng' 10"/>